|
Một Người Nhật Ở Paris
Đã
15 năm Kenzaburô Oé chưa ghé nước Pháp.
Nhân
dịp cho ra lò mấy cái chưa in, viết từ thời còn trẻ,
nhà văn Nhật trăn trở với những gì ông nghiên cứu, ba chuyện viết lách,
và thái
độ dấn thân chính trị của mình.
SABINE
AUDRERIE thực hiện cho tờ Le Figaro Littéraire
10
Tháng Chạp, 2005.
"Tối
qua, tôi đọc những gì mình viết từ thưở ngu ngơ
trẻ dại đó, một điều làm tôi kinh ngạc, mình khi đó làm việc sao được
quá đi
mất!"
Rõ ràng là, sau cái vẻ nghiêm nghị như giả đò, sau cặp mắt
kiếng tròn to tổ trảng, bộ đồ lớn, câu chào nhỏ nhẹ, là một bậc hiền
giả không
chỉ têu tếu, nghịch ngợm, mà còn ưa điều quái dị, khác thường. Ba tác
phẩm chưa
từng in ra bằng tiếng Pháp mà ông mang đến cho chúng ta cuối thu này,
đã được
trước tác từ năm mươi năm. Le Faste des morts là tác phẩm đầu tay xb
năm 1957,
khi đó ông mới 22 tuổi. Cũng như Ramier và Seventeen [1958 và 1961], nó
thật
đáng được coi như những tiểu thuyết.
Liệu có kỳ cục không, khi đã nổi tiếng, đại diện cho văn
chương Nhật hậu chiến, bấy giờ mới đưa ra những tác phẩm hồi còn trẻ?
Cái vụ dịch và cho xb bằng tiếng Tây này quái lại thay, nó
làm sống lại một cách rất ư là thời sự, những gì mà tôi nghĩ rằng đã
chìm vào
quên lãng. Vào thời son trẻ đó, tôi được nuôi nấng bằng văn chương Tây,
nhất là
những truyện của Pierre Gascar. Chính là ngôn ngữ mới mẻ, và hiện đại
của ông
ta mà tôi muốn tiếp cận.” Những truyện kể long lanh ấn tượng này quả là
có mùi
cổ điển. Chúng bầy ra những người trẻ tuổi đụng đầu với những hoàn cảnh
đạo đức
ác liệt – cái chết, sự phạm tội, nỗi cô đợn – “Bạo lực luôn có trong
văn
chương, ngay từ Electre hay Antigone. Mỗi thời đại, mỗi tấm gương, soi
mỗi
khác, nhưng tựu chung, vẫn là nó, được diễn tả khác đi.”
Vào cuối thập niên 1940, chẳng có gì hứa hẹn anh chàng
Kenzaburô sau này sẽ trở thành nhà văn, hoặc một ông giáo sư đại học.
Tại ngôi
làng vùng núi Ose, phía nam đảo Shikoku, nơi ông lớn lên, trường sư
phạm dạy về
lâm trường. Thiên hướng văn chương của ông có thể đã được bật ra, nhờ
những
buổi dạo chơi trong rừng, nhờ ngôn ngữ cây cối, núi rừng: Trong cuốn
bách khoa
từ điển về môn lâm trường, ông đã cấy vào đó, mầm văn chương của mình,
và ông
cũng ngộ ra là bài học thảo mộc địa phương, nơi ông ra đời đó, sẽ nối
được với
phần còn lại của thế giới, nhờ tên của chúng, theo gốc la tinh hay theo
ngôn
ngữ phổ cập. Sự cảm thông qua ngôn ngữ như thế đó, sau này, ông lại cảm
thấy,
rất ư là mạnh mẽ, khi đọc tác phẩm Huckleberry Finn của Mark Twain, tại
thư
viện Mỹ ở Tokyo, nơi ông tiếp tục theo đuổi việc học, nhờ luật giáo dục
1946.
Đọc và so sánh từng chữ, giữa nguyên tác và bản tiếng Nhật. Ông mặc
khải, một
ngôn ngữ khác nữa đó sẽ mở ra cho tôi những biên cương, và cuộc đời.
Ông nhớ
lại, khi ngồi quán cà phê gần Sorbonne, ảnh hưởng của những tác giả
Pháp ở nơi
ông. Đọc les Bêtes et le Temps des morts của Pierre Gascar, từ đó bật
ra cụm từ
“sự cảm thông lớn lao”, ông ngộ ra liền cái gọi là sự cảm thông ngoại
địa, vượt
lên khỏi đất đai, biển cả, nội địa, ngoại địa.
“Đặt ngay mình, tại trái tim của sức căng ngôn ngữ, trong
cuộc đối đầu giữa tiếng Pháp và tiếng Nhật” đó sẽ là dự phóng, giấc mơ
văn học
của tôi.
1963: Điểm mốc cuộc đời và tác phẩm của ông, với sự xuất
hiện đứa con trai đầu lòng, bị tật nguyền thần kinh. Thảm kịch nội tâm
này đẩy
ông tới Hiroshima. Từ đó, để vươn tới cõi ngoài, tới cái chung, cái phổ
cập,
tác phẩm của ông bắt buộc phải được chiết qua lăng kính của một cõi nội
đặc
biệt: một vấn đề cá nhân, một gia đình trên đường chữa trị để được lành
bệnh…
Những biến động chính trị của xứ sở của ông ảnh hưởng tới
chàng thanh niên Kenzaburô Oé, và tạo nên vóc dáng nhà văn. Đệ tử của
Sartre
[ông đã từng làm một luận đề về triết gia người Pháp này], văn chương
và dấn
thân là không thể tách rời. Dấn thân chống khí giới hạt nhân, ghê tởm
sự thống
trị của Mỹ, ông gia nhập Uỷ Ban Bảo Vệ Hiến Pháp, nhất là bảo vệ Điều
số 9, đòi
hỏi một nước Nhật không tham dự bất cứ một cuộc chiến. Nhưng cũng vẫn
ông,
ngỡ ngàng
khi nhận giải Nobel, bối rối trước viễn ảnh một nước Nhật bị kẹt giữa
hai cực
của sự bối rối, hàm hồ: vừa vươn tới dân chủ hoà bình, vừa cố gắng trở
thành
một cường quốc quân sự.
Một khuôn mẫu tốt đẹp cho tương lai?
“Đó sẽ là cộng đồng các xứ sở không còn là những đại cường
quốc, nhưng bằng cái nhãn đó, đóng một vai trò đặc biệt.
Âu Châu hiện nay đang ở trên đường hướng
này.” Và Oe nhắc tới của vai trò văn hoá trong một cuộc tiến hoá như
thế, khi
đưa ra thí dụ, những nhà văn Lỗ Mã Ni ở Paris – Ionesco, Cioran, hay
Eliade -
họ đã tìm thấy ở Pháp một khung cảnh tự do, nơi mà tiếng nói của họ
được lắng
nghe. “Chỉ cần độ chừng 5 người Nhật trẻ tuổi, sống ở Pháp vào lúc này,
và theo
đuổi con đường nêu trên, là tôi có thể chết đi mà vẫn nghĩ tới họ”, Oé
nói.
Hakari,
con trai của ông, trở thành nhà sáng tác nhạc nổi
tiếng.
Tự
coi mình là theo chủ nghĩa nhân bản dấn thân của Thomas Mann, năm 1995,
Oé từ chối không đến tham dự Hội Sách ở
Aix-en-Provence, để
phản đối các cuộc thử nguyên tử của Pháp ở Thái Bình
Dương. “Có thể tôi sẽ xuống hỏa ngục nhưng tôi sẽ không đi Pháp,”
ông nhớ ông đã nói như thế!
Năm trước, cũng một quyết định, sinh ra từ nỗi đau như vậy,
khi vừa được Nobel, ông bỏ viết tiểu
thuyết. “Tác phẩm của tôi trệch ra khỏi những ý hướng
nguyên
thuỷ, và tôi có cảm tưởng như đang ở ngõ cụt: Khi xã hội đi tới, văn
chương thêm sức cho đà tiến đó, nhưng khi xã hội bị dồn vào chân tường,
văn
chương
không làm được cái việc hạ bỏ bức tường. Tôi có cảm nhận là nền dân chủ
bị thoái
hóa và, nếu cố cưỡng lại, thì cũng chẳng ích chi đâu."
Sự kiện Hakari con trai ông trở thành nhà sáng tác nhạc nổi
tiếng, có thể tự mình diễn tả được cảm xúc là một giải thoát cho ông.
“Trong
vòng ba mươi lăm năm, tôi sống một nửa cho con, tôi viết cho hai chúng
tôi. Bây
giờ tôi có thể làm những gì trong bao nhiêu năm qua tôi đã hy sinh:
đọc.”
Óe đọc ngấu nghiến Spinoza, nhờ Spinoza mà các sáng tác sau
này của ông, mang tính suy tư hơn là
tưởng tượng. Nhưng cuốn Culture et Impérialisme, Văn Hóa và Chủ Nghĩa
Đế Quốc
của Edward W. Sad, người Palestine, làm ông xúc động nhất. “Trong tác
phẩm này,
tôi tìm được cái đà cần thiết cho cuộc đời tiểu thuyết gia tái sinh của
tôi.
Sad là người không buông bỏ hy vọng và lúc nào khởi đi cũng bằng văn
chương.”
Năm 1999 ông xuất bản Saut périlleux, Cú nhẩy nguy hiểm,
cuốn tiểu thuyết đầu tiên của cái đà mới này và một bộ ba, Mon histoire
d'après-guerre, Chuyện Hậu Chiến Của Tôi, quyển cuối cùng là Adieu mon
livre,
Chào Vĩnh Biệt Cuốn Sách Của Tôi, vừa xuất bản ở Nhật [sau l'Enfant
échangé và
l'Enfant au triste visage, chưa có tác phẩm nào được dịch ra tiếng
Pháp]. Một
quyển sách chín mùi nhờ đọc thơ của T. S. Eliot : «Giữa các vần thơ
tiếng Anh
của Eliot và bản dịch ra tiếng Nhật, tôi tìm ra chỗ đứng cho mình, một
ông già người Nhật đang di động. Điều này
chứng
tỏ, tôi chưa bỏ cuộc."
LN
dịch
tanvien.net
Le
Faste des morts, Kenzaburô Oé, nouvelles choisies et
traduites du japonais par Ryôji Nakamura et René de Ceccatty,
Gallimard, 176
p., 15 [Le Fastes des morts, tập truyện ngắn, nhà xb Gallimard]
|