|
Kenzaburô Oé : «Je suis né du côté des handicapés»
Tôi sinh ra ở phiá
mấy kẻ tật nguyền.
Manuel Carcassonne
thực hiện cho báo LE FIGARO LITTÉRAIRE.
[08
décembre 2005]
Le
Figaro Littéraire -Là nhà trí thức, động lực nào thúc đẩy ông
viết, vào lúc này?
Kenzaburô
Oé : Khi Nhật Bản nhắm tiến tới một xã hội
dân chủ vào cuối cuộc chiến, tôi mới 10 tuổi. Bản hiến pháp mới của
nước Nhật
lúc đó ra đời. Với riêng tôi, khi phải nhìn ngoái lại cái mốc đó, là 60
năm
cuộc đời tiểu thuyết gia. Như vậy là, đã 60 năm, Nhật Bản hậu chiến ký
kết bản
hiệp định không tham dự bất cứ một chiến, và từ chối tái vũ trang. Đó
là điều
lệ số 9 của bản hiến pháp của chúng tôi. Hiện nay, Nhật Bản có một quân
đội
quan trọng, cho dù nó không tham gia bất cứ một cuộc thao diễn quân sự
nào
trong vùng. Hiện cũng đang có một khuynh hướng, một dư luận rất mạnh mẽ
đòi sửa
đổi điều số 9. Chính quyền Koizumi, thí dụ, đang cố đòi huỷ bỏ con số
hên này.
Cùng với những nhà trí thức Nhật khác, nhân danh con số biểu tượng đó,
chúng
tôi chống lại điều không thể nào chấp nhận được, về mặt đạo đức.
Le
Figaro Littéraire: Trong tất cả tác phẩm của ông, ông đào
sâu đề tài tương quan giữa trung tâm và
ven biên. Sinh tại một một làng rừng núi tại đảo Shikoku, đưọc Nobel,
nổi tiếng
trên toàn thế giới, ông vẫn trung thành với cuộc chiến đấu ven biên
chống lại
trung tâm, và trung tâm này được biểu tượng bởi một Nhật Bản hoàng gia.
Tại
sao?
Kenzaburô
Oé :-Lần đầu tiên tôi đụng tới vấn nạn này cũng là
lần "đụng độ" với nhà văn Mishima. Ông ta ở về phía chủ nghĩa đế
quốc, về phía Tokyo,
về phía trung tâm. Thuốc chữa bệnh cho chủ nghĩa qui tâm Nhật Bản, là
tính ven
biên của sự vật. Nhìn từ quan điểm hoàn toàn cá nhân, từ cuộc đời của
riêng
tôi, sự ra đời của đứa con trai, Hikari, bệnh tâm thần và là nhạc sĩ,
cách đây
42 năm được coi là trung tâm của tác phẩm của tôi: cũng thế, một người
cha của
một kẻ tật nguyền không thể ở trung tâm! Tôi, như thế, cũng sinh ta từ
phiá
những kẻ tật nguyền. Văn học Á Châu, trong có Nhật Bản, cũng không thể
nào lật
ngược tương quan "tâm-biên" này: nó cũng tiến hoá, triển nở ở ven
biên. Thế giới phải trở thành ven biên, theo tính toàn cầu hoá của nó.
Những
tiếng nói văn học đa dạng tạo nên nền văn học phổ cập, phổ thông, trên
toàn thế
giới, chúng tới từ tất cả những vùng biên. Hãy coi trường hợp, vị trí
của Milan
Kundera: Ông ta đâu có coi văn chương Tây là trung tâm đâu!
Le
Figaro Littéraire: Năm 1987, ông đã nói : «Tôi cảm nhận
như ở ngoài lề khi viết trong ngôn ngữ Tokyo.”
Ông muốn nói ngôn ngữ này nghèo nàn?
Kenzaburô
Oé: Ở đảo Shikoku,
ngôn ngữ của tôi là ngôn ngữ địa phương của đảo, khi tôi nhìn lại những
gì tôi
học hồi đó, tôi đã thấy một khoảng cách, một xa lạ so với ngôn ngữ
chính thức,
ngôn ngữ của những quyển sách nhà trường. Tôi từ chối viết theo ngôn
ngữ chuẩn,
ngôn ngữ của Mishima hay của Tanizaki. Tôi muốn viết trong loại ngôn
ngữ của
quá khứ theo lăng kính của một ngôn ngữ ngoại quốc: sáng tạo một loại
ngôn ngữ
mới. Đương nhiên, tôi đầy cả tham vọng ngông cuồng. Ông xem đó, trong
cộng đoàn
người Nhật tại Hawai có những văn sĩ phối hợp tiếng Nhật lẫn tiếng Mỹ,
một loại
ngôn ngữ lai.
Le
Figaro Littéraire: Ông nhìn như thế nào về ba truyện ông
viết trong quyển sách Le Faste des morts, viết giữa các năm 1957 và
1961 ?
Kenzaburô
Oé: Có một cái gì sảng khoái tôi cảm nhận khi đọc
lại các truyện viết thời tuổi trẻ, chắc chắn là ảnh hưởng văn chương
Pháp, Mỹ
thời đó. Bây giờ tôi giản dị hơn, gần với cái nôi gia đình, thân mật,
bình thản
hay bi thảm hơn. Nếu tôi tiếp tục viết hoa mỹ như vậy, tôi là loại văn
sĩ nào
đây?
Le
Figaro Littéraire: Trong các bài viết của ông, cái chết
chuyển hóa như đang sống và ngược lại. Cái ám ảnh chết chóc của những
năm tuổi
trẻ có phải do Hiroshima
gây ra?
Kenzaburô
Oé: Là một em bé sinh năm 1935, trước chiến tranh,
tôi đã đi qua những giai đoạn hoang mang. Tôi như một sinh vật mong
manh bị đe
dọa bởi những thế lực hung bạo bên ngoài, động viên vào lính, cha tôi
chết để
lại bảy đứa con. Sau chiến tranh, các cuộc xô xát giữa những người Nhật
giải
ngũ và người Đại Hàn đã gây ấn tượng trong lòng tôi. Về mặt trí thức,
sự chuyển
hóa trong chủ nghĩa hiện sinh của Sartre đã ảnh hưởng trên tôi. Bây
giờ, nhìn
lại, tôi thấy mình như đầu hàng mọi chuyện. Lúc đó trí tưởng tượng của
tôi phân
tán và phong phú. Sau này, tôi hiện thực hơn.
Le
Figaro Littéraire: Năm 1963, khi sinh đứa con khuyết tật,
sự kiện này đã làm cho văn phong của ông rõ ràng hơn, thật sự hơn?
Kenzaburô
Oé: Trước khi sinh con khuyết tật, tôi viết một
loại văn chương trong mình, chứ không phải cho mình, tôi có thể dùng
lại các
thể loại của chủ nghĩa hiện sinh. Hikari ra đời xô đẩy tôi thể hiện các
tình
cảm bật ra ngoài, hướng về người khác. Tôi lướt đi từ cái tự đủ đến
việc trao
truyền các giá trị liên hệ đến cuộc sống mong manh và quý báu của
Hikari. Trong
sáng là mục đích của tôi cũng như tính đa dạng của nhiều giọng kể
chuyện. Người
ta nói tôi đối nghịch với Kawabata, chẳng hạn, nhập nhằng, phức tạp,
nước đôi
hơn tôi.
Le
Figaro Littéraire: Cũng như nhiều văn sĩ ở trên đỉnh cao
nghệ thuật của họ, chẳng hạn V. S. Naipaul, ông cũng muốn từ bỏ không
viết tiểu
thuyết. Dù vậy ông lại viết tiểu thuyết. Vì sao?
Kenzaburô
Oé: Đúng vậy, tôi đi lạc trên con đường tăm tối,
lạc vào không khí thần bí truyền thống ["Kabbale"] của người Do Thái.
Tôi có nguy cơ bị treo lửng trong trống không, gần đến chỗ điên cuồng.
Tôi sợ,
tôi bị ám ảnh một viễn ảnh sa sút trí tuệ, đã có nhiều người trong gia
đình tôi
bị. Khi đọc Spinoza, tôi được chữa lành. Spinoza là một nhà huyền bí
không có
tấm lòng mộ đạo, một cột trụ luân lý trong sáng rõ ràng, một triết gia
đẩy tôi
bền gan đi vào con người của tôi: viết thêm các tiểu thuyết khác.
Le
Figaro Littéraire: Dans “Một gia đình trên con đường lành
bệnh” Une famille en voie de guérison (Gallimard, 1998), ông dùng thành
ngữ rất
đẹp của Flannery O'Connor, “thói quen là mình” «l'habitude d'être». Ông
mặc kệ
mọi chuyện?
Kenzaburô
Oé: Mặc kệ, không. Tôi sáng suốt, hiểu rõ hoàn
cảnh nguy kịch, khúc đột biến, và cố gắng nhẹ nhàng, chầm chậm, cẩn
thận để
thay đổi sự việc chung quanh tôi. Ở tuổi 70, tôi có “một thói quen là
mình mới”
«nouvelle habitude d'être». Cái gì làm cho tôi phẫn nộ? Chính là cái
tâm lý của
đại đa số dân Nhật, cái ảo tưởng tránh khỏi cái dù nguyên tử của Mỹ.
Một dân
tộc đã chịu đựng sự tàn phá của Hiroshima thì không thể sống trong sự
lệ thuộc
ấu trĩ như thế.
Le
Figaro Littéraire: Ông nghĩ gì về thế đi lên vũ bão của
Trung Quốc?
Kenzaburô
Oe: Nước Trung Quốc phải mạnh. Sự chênh lệch về
mức sống trong nội bộ Trung Quốc chỉ dẫn đến tai ương vì thế nước này
phải làm
giàu cho dân của họ. Chính quyền nước tôi lo sợ trước hiểm họa quân đội
của
Trung Quốc nhưng tôi không tin. Chỉ là mẹo lừa.
Le
Figaro Littéraire: Quyển tiểu thuyết sắp tới của ông?
Kenzaburô
Oé: Là quyển “Chào từ giã, quyển sách của tôi”
“Adieu, mon livre.” Tôi mượn tựa của Nabokov, ông dùng lời này trước
khi lên
đường qua Mỹ. Tôi đã lớn tuổi, không chừng đây là quyển sách “Chào từ
giã, tác
giả của tôi.”
LN
chuyển ngữ
|