Dịch Thuật
|
For a lousy battery
Hai Lúa có lần kể, trong bài Sách
Quí, về chuyện xin
chọn Canada làm quê hương thứ nhì của gia đình
Gấu Đực, Cái, và Con, thay vì năn nỉ mấy anh Mẽo xin được làm bồi Mẽo
trở lại, sau hơn mười năm làm việc cho UPI.
Bởi vì không
đi Mẽo, nên không thể tham dự những cuộc thi Viết Về Nước
Mẽo được.
Đành dịch bài
viết của nhà văn Nhật Bản, Nobel văn chương, viết về cú
đụng độ giữa hai nền văn minh ở nơi ông, qua bài viết For a lousy battery,
An American Encounter by Kenzaburo Oe, đăng trên Người
Nữu Ước số đề ngày
15
Tháng Mười 2001, về lần ông đoạt giải nhất trong một cuộc thi viết về
nước Mẽo, khi ông là một học sinh mười bốn tuổi.
After the war,
our teachers had persisted in asking us why
we thought Japan
had been defeated. There was only one correct answer to this question:
because
we were not scientific enough.
"How is
science useful to us?" I rebelled.
"Science will enable us to win the next war".
Sau chiến
tranh, mấy ông thầy của chúng tôi cứ ra đề hoài,
tại sao Nhật Bản thua trận? Tại vì chúng ta chưa đủ khoa học. "Khoa học
ích lợi gì cho chúng ta"? Tôi cáu quá, bèn phạng liền: Khoa học sẽ giúp
chúng ta thắng cuộc chiến tới!
Oe
Hai Lúa mô
phỏng đoạn trên, và tưởng tượng ra mình, là một
cháu ngoan Bác Hồ:
Tại sao Miền
Bắc thắng trận, đánh cho Mỹ cút Ngụy nhào? Tại vì chúng em
chỉ được dậy có một việc, là cắm cờ. Khoa học ích lợi gì cho chúng ta?
Nếu thực sự hữu ích, thì xin khoa học dậy cho chúng em cách
thua trận!
Bởi vì thắng
trận nhục nhã lắm! (1)
(1) Câu này,
Hai Lúa thuổng của nhà văn Ý, Malaparte, trong cuốn La
Peau mà Hai Lúa đã từng dịch, qua bản tiếng Tây, trước 1975, với cái
tên thật là cải lương "Thượng Đế Đã Chết Trong Thành Phố" [tít này của
ông Nhàn, chủ nhà xb Vàng Son], viết về nỗi tủi nhục của nước Ý khi
được Chú Sam "giải phóng".
Sông Lô, sóng
ngàn hùng vĩ, bãi dài ô lau, núi rừng âm u.
Đâu phải sóng.
Chỉ là nước
mắt bố mẹ, dành cho những đứa con sinh Bắc tử Nam.
[Mô phỏng thơ
Akhmatova:
What are the
waves of the glorious quiet Don filled with?
The waves of
the quiet Don are filled with fathers' and mothers' tears.]
Nỗi tủi nhục
được Chú Sam giải phóng, lại được nhà văn nổi tiếng số một
hiện nay của Ý, Umberto Eco, đưa lên bàn mổ, qua cuốn tiểu thuyết mới
nhất của ông, Ngọn
Lửa Huyền bí
của Hoàng hậu Loana.
Ngưòi điểm cuốn của Eco, Paul Duguid, trên
TLS, June 6, 2005, viết: Người Anh sẽ chẳng bao giờ quên Đệ Nhị Chiến.
Những người nước khác, không hứng khởi cho lắm so với người Anh. Người
Ý mới thê thảm, và tiếu lâm. Họ chọn lầm bên, đã khổ rồi, lại còn bị cả
hai ông Nazi và Đồng Minh xâm lăng.
|
|