Dịch Thuật
|
Koestler,
Arthur
Cuốn sách nổi tiếng thế giới đầu tiên,
liền sau Đệ Nhị Thế
Chiến, đúng là cuốn tiểu thuyết ngắn Bóng Đêm Giữa Ban Ngày, dịch ra
tiếng Tây
dưới cái tít Số Không và Vô Tận.
Như thường ra, với vinh quang và danh
vọng, chính cái chất
mùi mẫn của đề tài làm mê mẩn, nói theo kiểu người Việt chúng ta, nó
bắt trúng
thị hiếu người đọc. Nên nhớ chủ nghĩa Cộng Sản, vào lúc đó, là rất ư
thời
thượng, những sự kiện lịch sử, ở vào thời điểm đó, dù muốn dù không,
phải được
hiểu như là cuộc chiến đấu của những sức mạnh của tiến bộ, chống lại
chủ nghĩa
Phát xít.
Một phía, là Hitler, Mussolini, Tướng
Franco, phía kia, Tây
Ban Nha dân chủ, Liên Bang Xô Viết, và liền sau đó, những chế độ dân
chủ Tây
Phương. Cuốn tiểu thuyết của Koestler làm khiếp đảm, làm đứng tim, làm
nghẹt
thở mọi người, bởi vì nó phạm thánh, nó
dám
đập bể đền thờ, đá văng cu lơ điều cấm kỵ, nghĩa là, nó nói khác hẳn
đi, như là
vẫn được phép nói, về hệ thống xã hội chủ nghĩa. Những người Ba Lan đã
trải qua
nhà tù Xô Viết, trại tập trung, và sau đó, cố gắng một cách vô ích,
tuyệt vọng,
giải thích cho mọi người những gì đã xẩy ra, chắc chắn hiểu rõ điều
này. Chủ
nghĩa xã hội Nga Xô, được bảo vệ bởi một hiệp đồng mang tính đồng chí
vô sản
quốc tế, và, nếu có một ai dám nói ngược lại, như vậy là... phạm thánh!
[Milosz: one committed un faux pas]. Hàng triệu binh sĩ Hồng Quân đã
ngã xuống,
và chiến thắng của Stalin, và bao nhiêu đảng Cộng Sản Tây Âu, tất cả đã
hỗ trợ
cho một thực tại mà không ai dám nói ngược lại. Chống Xô Viết có nghĩa
là Phát
xít.
Thế mà bi giờ lại có một cuốn sách
viết về sự kinh hoàng,
khủng khiếp của nhà cầm quyền Xô Viết, dựa trên những người thực việc
thực, là
những bí mật đằng sau những vụ án xẩy ra tại Moscow. Nỗi sợ hãi tức
thì, sự
tráo trở, bội phản, lửa địa ngục… bốc lên từ mỗi trang sách, làm sao
không đắt
hàng cho được.
Koestler sau đó còn viết nhiều, và
những gì có tính tiểu sử
sau đây, là từ những gì ông viết.
Ông thuộc thế hệ nhập vô đấu trường
thế giới từ văn hoá Đức,
từ quĩ đạo Vienna,
vẫn còn hơi hám đế chế Habsburg. Như Kafka ở Prague,
như những bạn bè của tôi, Hannah Bension, sinh tại Czech Liberec, và
Arthur
Mandel, tại Bielsk, như Georg Lukacs từ Budapest
- tất cả đều viết bằng tiếng Đức.
Koestler sinh tại Budapest,
nhưng học Vienna,
và từ đó, ông đi khắp mọi nơi. Trước hết, là chủ nghĩa quốc gia Do
Thái, đi
Palestine, như là một halutz, xây dựng quốc gia Do Thái, sau đó mê khoa
học,
làm chủ bút phần khoa học cho một tờ báo lớn ở Berlin, và liền sau đó,
nhập vô Weimar
Đức, và mê chủ nghĩa Cộng Sản.
Từ 1933 tới 1939 ông, thành viên trung
tâm Munzenberg, lo
tuyên truyền quảng bá chủ nghĩa Cộng Sản tại Paris, phóng viên của
Đảng, trong
Cuộc Nội Chiến Tây Ban Nha, ăn cơm tù Franco, và sau đó, nói không với
Đảng.
Những cuộc dấn thân vì tình cảm sau đó, có cả những hoạt động chống
Cộng, như
thành lập Hội nghị vì Tự do Văn hóa, tham gia trong chiến dịch đòi bãi
bỏ án tử
hình tại Anh, sau cùng trở lại với những quan tâm thời còn trẻ, như
lịch sử
khoa học, và cùng với nó, là những thú vui bên lề, thí dụ sự bí mật của
cái đầu
sáng tạo của con người, hay những cội rễ Khadar của Do Thái Đông Âu.
Tôi đọc Bóng Đêm Giữa Ban Ngày [bản
tiếng Anh] vài năm trước
khi gặp tác giả của nó. Đề tài, một cuộc thẩm vấn ở trong nhà tù
Lubianka. Một
ông Cộng Sản thứ thiệt, thuộc loại diều hâu, [cứng đầu, chữ của
Milosz], được
giao trách nhiệm hỏi cung một tay cựu trào Bolshevik là Rubashov. Phải
làm sao
cho tay này thú nhận những tội ác mà hắn ta không hề phạm, và để bù
lại, Đảng
sẽ thưởng cho hắn ta một bản án, là cái chết.
Nói một cách khác, cuốn tiểu thuyết là
một toan tính nhằm
trả lời một câu hỏi của rất nhiều người, vào thập niên 1930: Tại làm
sao mà
những tay cựu trào Bolshevik lại thú nhận những tội ác mà họ không hề
phạm, thú
nhận công khai trước nhân dân, chúng tôi là những ngưòi có tội, và xin
được
hưởng sự khoan hồng của Đảng, là được… làm thịt?
“Mặt trời chân lý chói qua tim”, một
cách nào đó, là phải
hiểu như vậy, và mặt trời ở đây là Đảng, và Đảng, là Stalin. Nói thế có
nghĩa,
họ bắt buộc phải có tội, và Stalin phải có lý, phải đúng, khi kết tội
họ. Nếu
không như thế, làm sao giải thích những vụ án như thế? Những lời thú
tội như
thế?
Trong cuốn tiểu thuyết, tay cựu trào
“bèn” gật gù với lập
luận của kẻ hỏi cung mình, là Gletkin: Là một tay Cộng Sản, anh bắt
buộc phải
đặt quyền lợi của Đảng lên trên tất cả mọi quyền lợi. Trên quyền lợi cá
nhân
anh. Trên ao ước cứu bạn bè anh. Đảng muốn anh phải công khai nhận tội,
và buộc
tội những bạn bè, bởi vì quyền lợi của Đảng vào giai đoạn này, đòi hỏi
như vậy.
Một biên bản bản án của anh sẽ được lưu giữ trong kho tài liệu của
Đảng, và sau
này, đến một giai đoạn cần thiết, là bèn lôi ra, để “minh oan” cho anh,
“phục
hồi” anh!
Đó là những dẫn giải mang tính ý thức
hệ của những vụ án như
trên. Nhưng, có người cho rằng, sự tình giản dị hơn nhiều, những kẻ đó
nhận
tội, là do tra tấn.
Tuy nhiên, nhà thơ Aleksander Wak, đã
kể lại một cuộc trò
chuyện giữa ông, và một tay cựu trào, ngay sau khi cái chết của con
người đáng
kính này ở trong nhà tù. Ông này giải thích, đám đó nhận tất cả mọi thứ
tội lỗi
ở trên đời, do Đảng phịa ra, chẳng phải vì lý do ý thức hệ, chẳng phải
do bị
tra tấn ghê gớm, khủng khiếp, mà đơn giản, do quá tởm chính họ. Tởm cái
quá khứ
tội lỗi của họ. Ông nào cũng tội ác ngập đầu, và nếu như vậy, thú tội
thêm một vài lần
để được cứu rỗi, thì có mất mát gì đâu? Tra tấn là không cần thiết, ở
đây, là vậy.
Tất cả những giải thích như trên đều có phần sự thực của chúng. Với
Koestler, còn những khúc mắc liên quan tới cuộc Nội Chiến Tây Ban
Nha. Những người tới đó chiến đấu là do yêu chuộng công
lý, vì những mục tiêu hoàn toàn mang tính ý thức hệ, thật là trong
sáng: chiến đấu vì lý tưởng tự do. Hầu hết
đều bỏ thân nơi trận tiền, do những lệnh hành quyết, mà điệp viên của
Stalin là những đao thủ phủ. Tây Ban Nha là trung tâm của chiến dịch
tuyên truyền "chống Phát Xít", được thực thi trên bình diện quốc tế,
bởi "văn phòng ở Paris". Và một trong những cộng tác viên thân cận nhất
của nó, là... Koestler, đích thị chàng.
Trong chiến dịch chống Phát Xít trên, họ sử dụng những phần tử mà họ
gọi là "những kẻ ngu có ích", trong nhiều xứ sở, tức
những con người ngây thơ muốn làm điều tốt, điều thiện. Chẳng biết, tới
mức độ nào, ông trùm văn phòng ở Paris lúc đó là Munzenberg, hiểu ra
được trò chơi hai mặt này của Stalin. Tuy
nhiên, tại Tây Ban Nha, có mấy người vỡ ra được, đó là Koestler,
Dos Passos, và George Orwell.
Tôi gặp Koestler tại Paris cỡ năm 1951 thì phải. Thể lực của ông giải
thích thật nhiều. Rất là cân đối, đẹp trai, nhưng nhỏ người, týp người
lùn, còi, và điều này góp phần giải thích những tham vọng "Nã Phá Luân"
của ông, cùng thói ham đánh lộn, gây khó khi làm việc trong bất cứ một
nhóm. Nói cho cùng, ông là loại người với ý tưởng, ta sẽ làm việc với
các ngươi, tức những nhóm người thuộc tầng lớp trí thức Đông Âu, để
chữa trị cho các người khỏi cái độc hại của chủ nghĩa Marx. Và Hội nghị
vì Tự do Văn hóa tại Berlin vào năm 1950 là một tác phẩm của ông. Rồi
tiếp theo, Hội nghị về Tự do Văn hóa tại Paris, lần này là do bàn tay
lông lá của Mẽo đạo diễn, và ông bị anh Mẽo nhẹ nhàng cho ra dìa, cho
ngồi chơi xơi nước. Sau đó, sống ở Anh, ông hạn chế sự quan tâm của
mình vào chủ nghĩa toàn trị ở Đông Âu dành thời giờ lo tạo dựng một quỹ
cứu trợ những nhà văn di dân, và đóng góp một số tài sản cho quỹ này.
Liên hệ giữa ông với tôi có tính bài vở, trường lớp, và cũng thật làng
nhàng, phiên phiến cho qua. Chưa bao giờ chúng tôi có được một lần trò
chuyện nghiêm túc. Vào thập niên 1960, ông đi du lịch Mẽo, với cô bồ
trẻ, hay là vợ. Cả hai có đến thăm tôi tại Berkeley. Như tất cả những
lần gặp gỡ khác, tôi luôn bị du vào một tình cảnh khó xử, không thoải
mái. Với ông, tôi chỉ là tác giả của một cuốn sách, đó là cuốn Cái Đầu
Bị Cùm, hay Cầm Tưởng, The Captive Mind, mà ông đã đọc và nghĩ là
"được". Tuy nhiên, với riêng tôi, thành thực mà nói, tôi bảnh hơn thế,
hoặc khiêm nhường hơn, tôi khác thế, không hẳn chỉ có thế: Tôi là tác
giả của những bài thơ mà ông ta chẳng biết một tí gì về chúng.
Nhưng thế hoá ra là
tôi tính chơi trội, khi cố tình bẻ qua một lãnh vực khác mà ông không
rành. Nói
gần nói xa chẳng qua nói thật, bữa đó, tôi, tuy là chủ nhà, nhưng lại
hơi quá
chén, rồi đâm ra ngủ gà ngủ gật trước mặt khách. Thật xấu hổ quá.
Thành thực mà nói, Koestler, mặc dù dáng người nhỏ thó, mặc
dù hơi tự cao tự đại về mình, ông ta xứng đáng hơn nhiều, so với ba bốn
lời lẩm
ca lẩm cẩm của tôi, như ở trên.
Có vẻ như ông, trên hết, là một con
người của chủ nghĩa thực
chứng [positivism] của thế kỷ 20, ở cả hai mặt của chủ nghĩa này, quốc
gia và xã
hội, nói theo ngôn ngữ bi giờ, ông vừa là một nhà quốc gia vừa là một
nhà xã
hội chủ nghĩa, cả hai bên, ông đều mê, và đều bị lôi kéo, trong một
thời gian.
Những tình cảm đối với con người của ông thật là mạnh mẽ, vì vậy mà ông
đã lên
tiếng yêu cầu nhà cầm quyền Anh bãi bỏ án tử hình, khi treo cổ tội
nhân, sau
đó, ông còn tranh đấu cho quyền được chết, đối với những người bịnh
nặng, hết
còn muốn kéo dài cuộc sống. Ông còn là một thành viên trong cái hội đòi
hỏi
quyền được chết không đau đớn khi không còn muốn sống. Người ta đã khám
phá ra,
ông và bà vợ trẻ cùng chết, khi đang ngồi bên nhau, trên hai chiếc ghế
bành.
Milosz’s ABC’s
|