John Ryle
Disneyland cho những tên
độc tài
Thời buổi
này độc tài hết thời. Hổ tướng Nam Mỹ đã đi tầu suốt. Ông bự Phi Châu
đang hấp
hối, hay đang trả nợ đời tại một xó xỉnh, nơi xứ người. Đám đệ tử thế
chân đang
khốn khổ vì sự bành trướng của chủ nghĩa tư bản toàn cầu: nó không xài
họ, bởi
đâu còn chiến tranh lạnh nữa. Tại Phi Châu, quyền lực của những
tân-lãnh tụ
ngày càng bị hạn chế do sự tan vỡ những quốc gia mà họ trị vì. Tuy
nhiên vẫn
còn một vấn đề: biết sử dụng đám đao phủ già này vào việc gì bây giờ
đây? Kể từ
khi tướng Pinochet bị bắt giữ, thế giới bỗng trở nên hết sức nguy hiểm
đối với
họ. Trong hình huống như vầy, Giáng Sinh này nghỉ mát nơi nao?
Hoàng hôn
của những kẻ độc tài cổ lỗ. Điều này không có nghĩa, người dân nước họ
dễ thở
hơn. Ở đâu không rõ, Phi Châu chắc còn khuya mới có chuyện này. Đất đai
con
người ở đây đang gặp đủ tai ương, có khi còn hơn trước: đường xá, cầu
cống thi
nhau xụm xuống; nay cúp điện, mai cúp nước; loạn thập nhị sứ quân; loạn
"bao tử": không có gì đổ vô miệng! Khổ một nỗi, tội lạm quyền không
còn đổ lên đầu một tên độc tài. Quan quân, lực lượng nổi dậy, mafia...
thứ dữ
nào cũng có phần. Chốn dữ, hang hùm cứ thế di động, búa thiên lôi cũng
chẳng
biết chỗ mô đểâ mà giáng xuống, dù có trong tay bản đồ chỉ đường của
những cơ
quan, hội bảo vệ nhân quyền.
Trong khi
đó, trong đám cá sấu già này, nhiều tay vẫn thong dong tự do. Một số
sống dưới
sự bảo vệ của mấy ông bạn láng giềng vẫn còn quyền lực, nhớ về quê
hương, nơi
dân đen dân đỏ đang tiếp tục rên xiết vì... tàn dư của một thời bạo
chúa. Hãy
coi Mengistu Haile Mariam, lãnh tụ Derg, tức hội đồng quân nhân đã đè
đầu đè cổ
dân Ethiopia
gần như suốt thập niên 1970, 1980. Người đàn ông này đã "trách nhiệm"
về những tù đầy, tra tấn, giết người: cỡ chừng hàng chục ngàn đối thủ
của ông;
chưa kể hàng trăm ngàn người Ethiopians và Eritreans bỏ xác trong một
nội chiến
kéo dài trên 10 năm. So với ông, Pinochet chỉ là đồ gà nuốt dây thung.
Hầu hết tay
chân của ông, đang ngồi tù tại Addis Abala, tội diệt chủng và chống lại
nhân
loại. Phiên tòa gần đi vào quên lãng, bởi vì nó cứ dằng cưa cù nhầy
suốt từ năm
1994, không biết đến bao giờ mới làm xong nhiệm vụ lịch sử của nó.
Giáng Sinh
theo lịch Ethiopia
khác với Giáng Sinh phần còn lại trên thế giới, nhưng chúng ta có thể
chắc chắn
một điều: Addis Abala còn được coi như nhà tù với cái tên "Tận Cùng Thế
Giới", số phận "tù trong tù" như thế chẳng thú vị gì. Số phận
đại ca chắc chắn là thoải mái hơn nhiều. Từ khi chạy trốn ra nước ngoài
vào năm
1991, ông ta sống với vợ hiền con ngoan tại một biệt thự mang tên "Đồi
Súng" (Gun Hill), nơi ngoại vi thành phố Harae, xứ Zimbabwe.
Mặc
cho Ethiopia kêu
gào dẫn độ,
chính quyền Zimbabwe
kể như điếc.
Kẻ che chở
Mengistu, Robert Mugabe vừa là thủ lãnh trong vụ nổi dậy ở Rhodesia,
vừa là thủ
trưởng nhà nước sau đó, ông là thủ phạm, chắc chắn không thể sơ sơ vài
vụ vi
phạm nhân quyền. Không quên ơn thầy dậy dỗ - lực lượng do Mugabe cầm
đầu đã
từng được quân đội của Mengistu huấn luyện - bây giờ là lúc để chứng tỏ
sự
trung thành: cuộc sống vương giả năm này tiếp năm khác, đã có đệ tử lo:
biệt
thự lính gác 24/24, điện thoại viễn liên xài thoải mái.
Kinh tế Zimbabwe hiện
đang chết dở, một nửa quốc gia gần như tê liệt bởi những cuộc đình công
trên
toàn quốc gia. Quân đội của Mugabe thì
bận lo chiến đấu tận bên xứ Cộng Hoà Dân Chủ Congo, để hỗ trợ chế độ
Laurent
Kabila, một kẻ học đòi trở thành Mobutu, nhưng gót giầy sắt của ông ta
bên thấp
bên cao, do không được Hoa Kỳ hay Âu Châu hậu thuẫn. Dân chúng trong
nước không
khoái chuyện can thiệp vào nội bộ xứ Congo,
họ tin rằng đây chỉ là để bảo vệ túi bạc cá nhân ngài Tổng thống Zimbabwe.
Cách
đây vài tuần, Mugabe qua London
chơi. Không phải viếng thăm chính
thức. Ông đi shopping, sắm đồ Giáng Sinh. Chuyến dạo chơi nhân dịp Chúa
ra đời
của ông làm nhớ tới "vua trong những vì vua": nhà độc tài Phi Châu
Adi Amin Dada, hiện đang sống lưu vong vương giả tại Saudi Arabia.
Vào năm 1971, không
thông báo trước, ông tới Heathrow. Một chuyến ngao du chớp nhoáng, chỉ
có một
ngày, bằng phi cơ riêng. Một cuộc gặp gỡ Nữ Hoàng Anh đã được vội vàng
thu xếp.
Nữ Hoàng chủ nhà nhẹ nhàng vấn an khách: "Làm sao mà tôi có được hạnh
phúc
được ngài viếng thăm không chờ đợi, không mong ước như thế này?" Vị
khách
quí 250 pounds của Nữ Hoàng, kẻ nặng ký nhất trong số những nhà bạo
chúa - đang
trên đường trở thành sặc mùi máu nhất - chặc chặc cái miệng, trả lời:
"Thưa Nữ Hoàng, ở Uganda, thật khó kiếm một đôi giầy cỡ 14 cho tôi".
Ôi
chao, mấy ông bự, các ông mới thích chuyện shopping làm
sao! Họ đều nhập tâm cái trò dạo chơi khôn ngoan, láu cá này rồi. Khi
trong
nước có chuyện, họ bay ra nước ngoài, đi shopping. Khi vớ bẫm, trúng
mánh,
trúng quả, họ đi shopping. Đây là hiện tượng giao lưu văn hoá. Hội
chứng
"Imelda Marcos Syndrom". Baby Doc Duvalier, cựu độc tài xứ Haiti, lưu
vong tại Pháp, mê nhất chuyện dí mũi vào cửa kính những gian hàng
(boutiques).
Cho tới khi bà vợ ẵm trọn bọc tiền rông mất!
Thật
bất hạnh cho Mengistu: Gương Pinochet sờ sờ trước mắt,
ông ta đâu dám mạo hiểm đi cùng đệ tử qua London
ngắm đèn Giáng Sinh. Có thể ông đang mơ mơ hồ hồ: liệu những ngày cuối
cùng của
mình đang điểm? Mới đây, nghe nói ông xin dung thân chính trị
(political
asylum) tại Bắc Hàn. Một trong những thành viên cuối cùng còn sống sót
của Câu
Lạc Bộ những nhà độc tài. Bắc Hàn là nơi huấn luyện đạo quân nổi tiếng:
Lữ Đoàn
Năm Zimbabwe.
Lữ đoàn này liên can trong vụ sát hại những người ly khai chống đối nhà
nước,
vào đầu thập niên 1980. Cũng lại những ông tổ sư về môn vẽ chân dung
lãnh tụ
người Bắc Hàn đã cho ra đời những bức chân dung khổng lồ, vị thủ lãnh
cách
mạng, ngự trị trên những đường phố Addis Abala những ngày vàng son mà
Mengistu
được coi là vị cha già dân tộc.
Mengistu
ở Pyongtang (Bình Nhưỡng). Đúng là một "good
idea". Nhưng tại sao cả đám họ không kéo nhau qua đó nhỉ? Và nhớ là
đừng
trở lại! Chủ tịch nhà nước Bắc Hàn, President Kim Jong II, chắc chắn là
rất hài
lòng có những vị khách quí như là Baby Doc Duvalier, "con nhà nòi"
như chính ông ta. Baby Doc và Kim. Mengistu, Mugabe và Amin. Pinochet,
Stroesner, Castro, Suharto, Qaddhafi, và Saddam. Hãy để cho Pyongyang là nhà
tù của họ. Tất cả cùng ở
trong một villa tàn tạ, không có điện nước; không có gì để đọc, ngoại
trừ Bản
Tuyên Ngôn Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc. Hãy để cho họ tha hồ mua sắm
quà
Giáng Sinh trong những gian hàng rỗng tuếch do cơn thảm họa kinh tế ở
Bắc Hàn.
Họ có dư thời giờ để quyết định, coi ai là người đóng vai Ông Già Noel.
Kể
ra như vậy là không được "fair", đối với dân
chúng Bắc Hàn. Nhưng một tuyển tập những vị cựu bạo chúa như thế có thể
lôi kéo
du khách, ngày mà tự do trở lại với dân chúng ở đây. Cơ ngơi thành phố
Bình
Nhưỡng vốn đã mang mẫu mã của một Disneyland
dành cho những tên Độc tài, một viện bảo tàng những món đồ dởm mang
nhãn
"toàn trị". Và mấy tay tổ độc tài này sẽ làm thành một cuộc triển lãm
sống động, về một thứ chính quyền tệ mạt, khốn kiếp.
Và
rồi họ cứ theo nhau xuống lỗ, và được dán nhãn: lăng tẩm,
nhà mồ của những tên độc tài, kỷ niệm những ngày cái độc, cái ác, nhập
hết vào
những tên lãnh tụ đầy quyền lực.
Nguyễn
Quốc Trụ chuyển ngữ (NYR Jan 14, 1999).