Đọc đầu vào
[input]
Congrès, pour
la Liberté de
la Culture, trong cuốn
Milosz's
ABC's làm Hai Lúa nhớ tới vụ MT nhận tiền của Mẽo làm tờ
Sáng Tạo.
Về cái vụ Hội nghị này, tôi [Milosz] có thể viết cả một cuốn sách,
nhưng
viết làm đếch gì. Nói cho cùng, có hàng đống sách viết về cái gọi là
"diễn biến hòa bình" [cập nhật hóa cụm từ "liberal
conspiracy": "âm mưu
tự do"], như nó được gọi. Một giai đoạn quan trọng trong Chiến Tranh
Lạnh.
Vấn đề là như thế này, Nữu Ước thì quá ưa, và quá ư, Mác xịt, trước khi
cuộc chiến xẩy ra, và ở trong cái thành phố đó, hai băng đảng Trốt kít
và Xì ta lin nít, gặp nhau là ăn tươi nuốt sống lẫn nhau [Milosz:
eating each other].
[Hai Lúa không hiểu, tình trạng có giống như Sài Gòn
hồi trước Cách Mạng không].
Khi cuộc chiến bùng nổ, tình báo Mẽo, OSS
[The Office of Strategic Services], bèn muớn một đám tả phái ở Nữu Ước,
của cái gọi là NCL, hay Tả nhưng đếch phải CS [Non-Communist Left]. Họ
hiểu rất rõ sự quan trọng của ý thức hệ, đặc biệt là ở Âu Châu, nơi bất
cứ một cái đầu nào kha khá một chút, là dính bả Cộng Sản.
[Hai Lúa lại nhớ tới miền nam Việt Nam, những ngày 1954, ngoài cái đám
di cư ra, còn thì đều là mê... miền bắc. Hai Lúa cũng đã có lần kể
chuyện, vô nam, còn là thằng con nít, tới trình diện ông chú, Ông Th.
Ông 'chưởi': Nước nhà độc lập rồi dzô đây làm gì?, trong
Gòa không
Goà không, và
Tên Của Cuộc Chiến
Sau đó OSS đổi thành CIA, và lập tức tiến hành cuộc chiến "phản-ý thức
hệ", tức Chống Cộng. Nhưng người đẻ ra cái ý nghĩ, thành lập một hội
nghị Chống Cộng ở Tây Bá Linh vào năm 1950, là Arthur Koestler. Ông đã
từng là một viên chức Cộng Sản, trong cái chuồng nổi tiếng Willi
Munzenberg, vào thập niên 1930. Koestler làm việc cho trung tâm này.
Bây giờ, ở Paris, sau khi cắt bào đoạn nghĩa với Đảng, ông mơ màng
tưởng tượng làm sao thành lập được một cái đảng cũng giông giống như
Đảng Cộng Sản, nhưng là vì lý tưởng tự do. Một trung tâm ý thức hệ tự
do, đại khái dzậy. Mấy tay như Melvin Lasky và những tay ở New York
khác đã hỗ trợ ông. Sau hội nghị Berlin, có quyết định là sẽ lấy Paris
là nơi đặt đại bản doanh. Và một cái tên Tây nữa chứ, cho phải phép.
Thế là ra lò cái tên Hội nghị vì Tự do Văn hóa.
Như thế, cái gọi là Đại hội này, là một tác phẩm đã kinh qua những giai
đoạn ý thức hệ Mác xít, Xét lại, và Trốt kít. Chỉ những đầu óc đã kinh
qua cả mấy cái lò đó, thì mới hiểu ra được sự nguy hiểm của một hệ
thống Xì Ta Lìn Nịt, bởi vì chỉ có họ, những con người độc nhất ở
phương Tây, mong ước cái chuyện vá trời, là Chống Cộng, vào thời kỳ đó,
ở Tây Phương.
Nói ngắn gọn, chủ yếu là giới trí thức Do Thái ở Nữu Ước đã thành
lập ra cái gọi là Hội nghị. Jozef Czapski và Jerzy Giedroyc thì
đã tham dự ngay từ hội nghị Berlin. Đó là lý do tại sao tôi quen thuộc
ngay từ hồi đầu với cả đám.
Vào lúc đó, chẳng ai biết tiền ở đâu ra. Người ta nói, có một số cơ sở
thương mại lớn hỗ trợ, và thực sự là vậy. Rồi tới năm 1966, bí mật bật
mí, tiền Xịa, và những cơ sở thương mại kia chỉ là bình phong. Và
chăng, cái kiểu đặt đại bản doanh ở Paris, đủ thấy, tiền từ đâu đâu rót
xuống. Nhưng khi biết được, Xịa, dân Tây, vốn ghét Mẽo, bèn tẩy chay
hoàn toàn.
Ngày nay, nhìn lại, tôi nhận ra một sự thực, cái gọi là âm mưu,
xúi bẩy người ta nếm mùi tự do, the liberal conspiracy, như thế,
là rất đáng làm, nên làm, và rất chính đáng.
[Đó cũng là nhận định của một số người Việt về cái chuyện MT lấy tiền
Mẽo làm tờ Sáng Tạo. Có trách ông, là ông làm báo thì ít, mà đi vũ
trường, bao gái, thì nhiều!].
Hội nghị trên đúng là một đối lực, chống lại chiến dịch tuyên truyền
qua đó, những người Xô Viết mở rộng ảnh hưởng tới mọi xó xỉnh. Hội nghị
đã cho xb nhiều tờ báo có giá trị rất cao, bằng những ngôn ngữ chính
của Âu Châu:
Preuves ở
Paris,
Encounter ở London,
Quadrant ở Úc,
Tempo Presente, với một trong
chủ biên là Ignazio Silone ở Rome,
Der
Monat, Đức,
Quardernos, Tây
Ban Nha. Họ muốn kéo cả
Kultura
vào cùng một rọ, nhưng Giedroyc, từ chối, mặc dù ông ta quá cần tiền
cho tờ báo.
Tôi thì cũng rứa. Tiền thì cũng muốn hít, nhưng đau thì vẫn thấy đau,
cứ như gái ngoan ngồi phải cọc!
Lẽ dĩ nhiên, còn nghi ngờ nữa chứ. Tiền có mùi gì kỳ quá hé!
Nói cho cùng, thì cũng tội quá nghèo. Mà mấy ông chủ Mẽo ở Paris hồi đó
thì quá giầu. Ngày nay, nghĩ lại, tôi cũng thấy mủi lòng, ấy là nói về
thái độ của mình đối với Michael Josselon. Ông chủ chi địa, mọi chuyện
đều trông vào ông.
Tôi thật sự không ưa, cái vẻ tự mãn của ông ta, và nhất là điếu xì gà.
Cả đám những ông chủ Mẽo này đều mắc một cái tội là hay quên, nhất là
những lỗi lầm của họ. [Thì cái vụ Việt Nam chưa hết đau, nỗi đau hội
chứng, hậu hội chứng, thì đã chui đầu vào bẫy Iraq!]. Một trong những
lỗi lầm của đám họ, ở Paris hồi đó, là chơi một cái văn phòng hách xì
xằng, ở trong một khu đắt tiền nhất Paris, trên Đại lộ Montaigne.
Để chứng tỏ, tuy quen biết, nhưng tôi chẳng có thớ gì, ở trong Hội
nghị, là, tôi đã bị từ chối visa nhập cảnh Mẽo. Lỗi đâu phải ở Hội
nghị, tuy nhiên....
Một trong những nỗi đau của ông chủ chi địa Josselon, là qua tiền của
ông, rất nhiều nhà văn nhà thơ lên hương, thoát ra khỏi lục địa Âu Châu
cằn cỗi, nghèo khổ, nhập thiên đàng Mẽo, nhưng ông chủ không làm sao vỗ
ngực nói, này, nhờ tao cho mày tiền đó!