Dịch Thuật
|
Dostoevsky, Fyodor.
Tôi dậy một khóa học về Dos, và đã được hỏi nhiều lần là tại sao không
viết một cuốn về Dos. Tôi luôn trả lời, cả một thư viện, với đủ thứ
ngôn ngữ, về ông ta, đã có rồi, tôi lại chẳng phải là học giả. Tuy
nhiên, còn một lý do khác.
Nếu viết, thì
đây là một cuốn dựa trên sự thiếu tin cậy. Mà đã thiếu
tin cậy, thì viết làm gì.
Nhà văn lớn
lao này, Dos, đã ảnh hưởng, chẳng ai cùng thời với ông so
được, ngoại trừ Nietzsche, lên tư tưởng Âu Châu và Mỹ Châu. Balzac
không, Dickens không, Flaubert không, Stendhal không, tuy đều là những
cái tên phổ cập hiện giờ. Ông ta sử dụng một hình thức tiểu thuyết mà
chưa ai dám dùng, trước ông hay sau ông, mặc dù George Sand đã thử bắt
chước, để trình bầy một hiện tượng bao la rộng lớn mà chính ông kinh
nghiệm, từ bên trong con người của ông, và do đó cảm nhận được: sự băng
hoại của niềm tin tôn giáo.
Những chẩn
đoán của ông về cơn băng hoại này, hoá ra là thật là đúng.
Ông nhìn ra cơn băng hoại này, và hậu quả của nó, ở trong đầu của tầng
lớp sĩ phu Nga. Cuộc Cách Mạng Nga đã tìm thấy những lời tiên đoán về
nó,
của nó, ở trong Lũ
Người Quỉ Ám, đúng
như Lunacharsky công khai thú
nhận, và trong Huyền
Thoại về
Viên Đại Phán Quan" [The Legend of the
Grand
Inquisitor].
Một nhà
tiên tri? Hiển nhiên rồi. Nhưng còn là một ông thầy nguy hiểm.
Bakhtin, trong cuốn về tính thi học của Dos đã đưa ra giả thuyết, tiểu
thuyết đa giọng là phát minh của những nhà văn Nga. Đa giọng khiến Dos
thành một nhà văn hiện đại: ông nghe những tiếng nói, rất nhiều tiếng
nói, ở trong không khí, chúng cãi cọ lẫn nhau, đưa ra những tư tưởng
trái ngược nhau, thế giới chúng ta hiện đang sống chẳng y hệt như vậy
sao: một nền văn minh hỗn mang, của những giọng nói chỏi nhau?
Đa giọng của
ông bị hạn chế, tuy nhiên. Đằng sau đa giọng đó, ẩn giấu
một con người nóng bỏng niềm tin. Một vị thiên sứ. Còn gì đa giọng hơn
là cái xen với những người Ba Lan trong Anh
em nhà Karamazov:
một xen
hài thô kệch không xứng với tính nghiêm trọng của tác phẩm. Cách sử trí
nhân vật Ivan Karamazov xem ra còn mạnh hơn cả những gì một thể
dạng đa giọng cho phép. (1)
(1) Nathalie Sarraute
nghĩ khác. Trong một bài viết, trong Thời Ngờ Vực, mà Hai Lúa
còn
nhớ đại khái, bà cho rằng, những nhân vật của Dos. có người cứ thế đi
thẳng tới Đạo, họ là Thánh, ngay từ bẩm sinh. Còn một loại nhân vật
chọn con đường tủi nhục, lầy lội, phải đóng đủ thứ vai, trong có vai
hề, tự châm biếm, tự làm nhục chính mình....
Dos.
nhà ý thức hệ được tách biệt hẳn ra khỏi Dos, nhà văn, ấy là
để bảo vệ sự lớn lao vĩ đại của ông; sự lớn lao này thường bị những lời
tuyên bố không may làm tổn thương. Ở đây, may mắn làm sao, có Bakhtin,
và ông này giúp đỡ cho chúng ta thật nhiều, qua giả thuyết của ông về
Dos.
Nhưng vấn đề ở
đây, sự thực nó như vầy: Nếu không có một thiên sứ Nga,
và lòng quan hoài cho một nước Nga khốn
khổ khốn nạn, thì làm sao có được một nhà văn quốc tế, như thế?
Không phải chỉ
do lòng quan hoài cho một nước Nga khốn khổ khốn nạn, đã
cho ông sức mạnh, mà, chính nỗi lo sợ của ông về một tương lai của nước
Nga, khiến ông viết, bắt buộc ông phải viết, để đưa ra một lời cảnh
cáo.
[Những cắt nghĩa của Milosz về Dos có thể áp dụng, để cắt nghĩa những
nhà văn của miền bắc như NHT, PHT. Một cách nào đó, chúng còn giải
thích sự
nổi tiếng 'quốc tế' của những nhà văn này, và làm họ tách biệt hẳn ra
khỏi những nhà văn miền nam. Nói rõ hơn, nhà văn miền nam không
đụng phải những vấn đề như vậy. Họ 'đếch cần' ý thức hệ. Đây là một bất
hạnh, nhưng với riêng 'Hai Luá', một hạnh phúc.
Và hơn thế,
chúng cắt nghĩa hiện tượng Trâm
Thạc.]
Liệu
có thể
coi ông, Dos, là một tín đồ Ki Tô?
Khó nói lắm.
Có lẽ, Dos
cũng đành chọn cho mình một chỗ quì trong nhà thờ bởi vì ông
chẳng nhìn thấy một cứu rỗi nào cho nước Nga, ngoài Thiên Chúa giáo ra.
Nhưng đoạn cuối Anh
em nhà
Karamazov cho phép
chúng ta nghi ngờ,
chắc gì những sức mạnh huỷ diệt mà Dos quan sát lại tìm ra được một đối
trọng ở trong đầu của ông? Cái anh chàng ngây ngơ trong trắng thánh
thiện là Alyosha
trẻ tuổi đó, như 'dáng đứng' [projection] của một nước Nga Thiên
Chúa giáo, liệu anh ta có thể làm được chuyện cứu vớt Cách Mạng Nga?
Nếu đúng như
thế thì hoá ra hơi bị ngọt, và hơi bị sến.
[That's just a
bit too sweet and kitschy]
Ông chạy trốn sến, [tôi muốn nói], sự tầm thường, rẻ tiền. Ông tìm kiếm
những mùi vị chua, cay, đắng, độc, strong flavors. Những tổ sư tội lỗi,
nổi loạn, khùng, điên của thế giới văn chương tìm tới những cuốn tiểu
thuyết của ông để xin tá túc. Hình như là chúi mãi xuống cõi âm u tội
lỗi đó, là một điều kiện, như trong những tác phẩm của ông chỉ
ra, để
có được sự cứu rỗi, nhưng ông cũng đã sáng tạo ra những kẻ trầm luân
đời đời, thí dụ như Svidrigailov và Stavrogin.
Mặc dù nhân vật nào của
ông mà chẳng là ổng, ông dành ưu ái, cho cái kẻ giống ông nhiều nhất,
đó
là Ivan Karamazov. Đó là lý do tại sao Lev Shestov nghi ngờ, rất ư là
chính đáng, theo tôi, rằng, Ivan Karamazov đã diễn tả, cái sự bất khả,
không thể nào,
tận cùng, tối hậu, của một niềm tin, ở mấy me-xừ thánh thiện, trong
trắng như
Trâm như Thạc, ấy chết xin lỗi, như Trưởng Lão Zosima và Alyosha.
Nhưng
Ivan tuyên bố, hùng hồn, xử sự phách lối, ra làm sao?
Chàng trả lại "cái vé", của Đấng Sáng Tạo, chỉ vì mỗi một giọt nước mắt
của một đứa bé, và sau đó rao giảng Huyền thoại về một vị Đại Phán
Quan, ba cái thứ huyền thoại này do chàng phịa ra, lẽ tất nhiên, mà ý
nghĩa của nó là nhằm dẫn dắt chúng ta tới kết luận, nếu không thể nào
làm
cho nhân loại hạnh phúc dưới dấu ấn [the sign] của XHCN, ấy chết xin
lỗi, của Chúa Ky Tô, và nếu như vậy, thì tại làm sao mỗi một trong
chúng ta lại không thử bắt tay với quỉ sứ, để đem lại hạnh phước, và
đây là nguồn cơn của con bọ VC: sản phẩm của một liên minh giữa
Đỏ [CS] và Xanh [Đô
La Mẽo], nghĩa là giữa Quỉ và Quỉ. Berdiayev viết, nhân vật Ivan này
"bắng nhắng" quá [Ivan is characterized by 'false oversensitivity'] và
chẳng nghi ngờ chi, nhận xét này cũng có thể áp dụng cho Dos.
Dos viết, trong một lá thư cho Bà Fonvizin rằng, nếu ông bị phải chọn,
giữa sự thực và Đấng Ky Tô, ông sẽ chọn Đấng Ky Tô. Nhưng, những người
chọn sự thực có vẻ như đáng nể trọng hơn, ngay cả khi sự thực có nghĩa
là từ chối Đấng Ky Tô, như là bề ngoài nó có vẻ như vậy [như Simone
Weil khẳng định]. Ít ra những ngưòi này cũng không trông mong vào cái
sự kỳ quái khác đời của họ, và cũng không xây dựng những thần tượng, từ
những hình ảnh của chính họ.
Nếu có một điều gì đó, khiến cho tôi phải nhẹ lời, đó là Shestov, ông
này tìm được cảm hứng, cho cái gọi là triết học bi đát của ông, là từ
Dos. Shestov rất quan trọng đối với tôi. Chính là nhờ đọc ông mà Joseph
Brodsky và tôi đã tìm hiểu được lẫn nhau, ở trong cõi trí tuệ.
Milosz's
ABC's
(1) Nhân vật này, rất
ư ly kỳ, Milosz viết một bài dài về ông, Shestov, hay là Sự Trinh Nguyên,
Trong Trắng của Niềm Thất Vọng Chán Chuờng, đuợc in trong To Begin Where I Am.
Theo Shestov, cuốn
quan trọng nhất của Dos, là Hồi
Ký Viết Dưới Hầm, cuốn này đẻ ra tất cả các cuốn khác.
Đây mới là đệ tử đích truyền của Dos. Ông tin rằng, cái gọi là sự bình
an trong tâm hồn, là rất đáng ngờ, bởi vì trái đất chúng ta
sống, nó đâu có sửa soạn trước, để đón rước, xin mời mấy người vô
đâu? Ông chỉ khoái những tay, thí dụ như Pascal, "cherchent en
gémissant" ["tìm kiếm trong rên rỉ"].
Tin Văn sẽ cống hiến bạn đọc, bản dịch bài viết tuyệt vời này.
Milosz's
ABC's
|
|