Quyền tự do
xác định tự thân
Ðề
tài của tôi là quyền tự do xác định tự thân, nó bao hàm
quan niệm đơn giản là mỗi và mọi thành viên của xã hội đều có quyền là
cái tự
thân mình là, nam cũng như nữ. Không ai phải chịu trở thành đối tượng
của sự rẻ
rúng hoặc nạn nhân của sự kì thị vì cơ duyên sinh ra đời của mình hoặc
cung
cách người đó chọn để tự nhìn mình - dù cho sự kì thị như thế được các
quyền
thế đang ngự trị dung túng, một cách công khai hoặc trong bí mật. Ở
châu Âu
này, bạn giả định những quyền tự do đó là hẳn nhiên; bạn hưởng dụng
chúng trong
đời sống thường ngày của bạn như những nhân quyền cơ bản và có thể
không thấy
nhu cầu nói về chúng.
Nhưng
thiết yếu phải thảo luận về vấn đề này, vì ngay trong
những nền dân chủ phương Tây, quyền tự do xác định tự thân vẫn chưa
phải là một
đề xuất được giải quyết thoả mãn như vẻ bề ngoài thoạt tiên nhìn. Ðúng
là văn
minh phương Tây đã đầu tiên công thức hoá ý niệm về nhân quyền, trong
đó nền
tảng là quyền về tự do và phẩm giá. Nhưng nhà nước toàn trị cũng có gốc
rễ nơi
đây. Ðối với những thể chế độc tài thế kỉ 20, đã là tự nhiên phế bỏ các
quyền
cá nhân, việc nhốt con người như bầy cừu trong các chuồng khổng lồ, và
việc gán
cho họ những cái nhãn dễ nhận loè loẹt - là những huy hiệu quá hiển
nhiên của
một thân phận đặc ưu hoặc sỉ nhục. Người ta thường nghĩ đến những đầu
mút của
những vách ngăn xác định như thế. Nhưng có hàng mấy chục những vách
ngăn khác
làm trung gian, đại diện cho những hình thức đa dạng về kì thị.
Chúng
ta không thể nào lượng giá quá cao sự tổn hại gây ra
bởi sự định chế hoá và sự áp dụng thực tiễn của hệ thống quy chụp nhãn
hiệu tập
thể này - cách thức nó đã xuyên tạc quan điểm của người dân, ung độc
tương quan
của họ với nhau, và làm đồi truỵ những hình ảnh tự thân của chính họ.
Hệ
thống phù hiệu do bọn Quốc xã chế ra trong một cung cách
là hệ thống đơn giản nhất và lộ liễu nhất. Mục tiêu của chúng là tận
diệt những
người nhất định trong khi khuyến khích những kẻ khác đẻ như thể ngựa
cái nòi
thuần giống. Trong những chế độ độc tài cộng sản, tình thế phức tạp
hơn. Ở đây
những viên chức làm việc tuyển chọn luôn luôn ở bên trong vách trại, và
họ liên
tục đưa người từ chuồng này sang chuồng khác. Thỉnh thoảng lại xảy ra
là, giữa
tiến trình tuyển chọn, viên chức phụ trách bị chộp ngay từ phía sau
lưng và bị
xô một cách thô bạo vào ngay một trong những chuồng kém vui, là nơi đến
mãi tận
lúc đó y vẫn từng hồ hởi hốt người khác vào.
Tôi
chẳng muốn quá dấn vào một cuộc phân tích các chế độ độc
tài, vốn biến sự kì thị và diệt chủng thành một nguyên lí tổng quát của
việc
cai trị. Hơn nữa, tôi chỉ đề cập hai hình thức cực độ nhất của sự kì
thị tập
thể do các thể chế độc tài thế kỉ 20 thực thi, và chỉ nêu những mẫu ở
châu Âu.
Chúng ta biết là có những hình thức ngoài châu Âu. Ngay ở châu Âu, cũng
có
những hình thức kì thị tập thể dịu nhẹ hơn, nhưng tuy vậy vẫn hoàn toàn
hữu
hiệu mà chúng ta có thể gọi là kì thị dân sự.
Quyền
uy chính phủ hầu như bất lực trước sự kì thị dân sự,
và các chính khách được thân thương gán nhãn hiệu là thân dân lợi dụng
sự kì
thị này với một thái độ vô liêm sỉ thoải mái. Rồi lại có, đặc biệt ở
những nhà
nước Ðông Âu hậu cộng sản, loại hình kì thị được dung túng ngấm ngầm,
thậm chí
còn được đề cao, mặc dù bị nhà chức trách chối bỏ nhiệt liệt trên mặt
chính
thức. Cách đây không lâu, một nhà văn Ấn độ, là Urwashi Butalia đẽ kể
lại kinh
nghiệm riêng của bà. Chúng ta học biết được nhờ bà những gì xảy ra cho
một dân
chúng khi chính trị đóng một cây nêm tách hai nhân dân, trong trường
hợp này là
dân Ấn độ và dân Pakistan, vốn nói chung một thứ tiếng và san sẻ chung
một nền
văn hoá - khiến cách suy nghĩ, cuộc sống của chính họ, có thể bị sự
cuồng tín
tông giáo và chủ nghĩa quốc gia phi lí lật nhào như thế nào. Thực tình
chỉ qua
một đêm, những người này thấy mình nằm trong hai trận địa khác nhau và
bỗng
nhiên không biết phải xoay xở làm sao với cuộc sống gian nan cụ thể của
chính
họ, căn cước minh bạch của họ, sự xác định tự thân của họ cho đến lúc
đó chưa
từng bị nhiễu loạn.
Người
châu Âu chúng ta đã thường kinh qua những thay đổi đột
ngột thường khi tàn bạo như thế trong thế kỉ vừa qua - ở Ðông Âu và
Trung Âu
nhiều hơn phần phía tây của châu lục này của chúng ta. Những trung tâm
văn hoá
và những thành thị đại học của một thời, nơi ba hoặc bốn ngôn ngữ được
nói, sa
xuống cấp ao tù tỉnh lẻ trong những đế quốc bao la và đơn giản biến mất
khỏi
địa đồ văn hoá của châu Âu. Nhiều người sẽ nghĩ tới Czernowitz, nơi nhà
thơ
Paul Celan cất tiếng chào, như "một thành phố mà cư dân là người và
sách." Chính là người Ðức, bởi hậu quả của xung lực hướng về thống trị
thế
giới, đã huỷ diệt văn hoá Ðức trong những khu vực đa dân tộc. Ða ngôn
ngữ mà
dân chúng lên tới hàng bao triệu người - những khu vực phần lớn thống
ngự bởi
ảnh hưởng văn hoá Ðức.
Họ
huỷ diệt những thiểu số Do thái nói tiếng Ðức hoặc tiếng
Yiddish ở đó, là những tập thể đã cống hiến cho ngôn ngữ Ðức những nhà
văn vĩ
đại như Joseph Roth, Franz Kafka, và Celan.
Thường
khi sống trong những hoàn cảnh khác ngôn ngữ, những
nhà văn này viết bằng tiếng Ðức, và làm vậy vì đó là ngôn ngữ họ nói ở
nhà cha
mẹ; và vốn là Do thái nên do đó không gốc rễ và mang tính thế giới bốn
biển là
nhà và vô tổ quốc, như kẻ thù của họ gán ép, họ suy nghĩ trong những
chiều kích
của một ngôn ngữ lớn. Viết bằng tiếng Ðức đối với những nhà văn này có
nghĩa là
độc lập về tinh thần; nó bảo đảm cho họ quyền tự do xác định tự thân.
Ngày nay
những vùng văn hoá từng một thời về cục bộ mang tính cách Ðức (và tôi
nhấn mạnh
từ cục bộ) - đại khái từ bán đảo Crimea xuyên qua Bukovina tới Galicia
về mạn
bắc - không còn làm phong phú văn hoá Ðức nữa, và sự mất mát này chính
những
người Ðức phải duy nhất chịu trách nhiệm.
Ðặt
chính trị và văn hoá thành kẻ thù của nhau chứ không
phải chỉ thuần đối lập là một hiện tượng đặc trưng của thế kỉ 20. Nó
không hề
là một phát triển tự nhiên. Chính trị li dị với văn hoá tạo nên chuyên
chế vô
hạn qua cực quyền và có thể tàn hại khủng khiếp.
Sự
li dị này có thể không huỷ diệt sinh mạng và tài sản,
nhưng luôn luôn làm đồi truỵ linh hồn con người. Phương tiện của huỷ
diệt được
gọi là ý hệ. Thế kỉ 20, một thế kỉ đậm nét vì một sự mất mát tai ương
về các
giá trị văn hoá, biến những gì từng là giá trị thành ra ý hệ.
Khía
cạnh bi đát nhất của biến đổi này là những quần chúng
hiện đại, vốn chưa từng tiếp cận với văn hoá, thay vào đó tiếp nhận ý
hệ. Diễn
biến này có nhiều nguyên nhân, mà một nguyên nhân trong đó chắc chắn là
sự kiện
rằng những quần chúng này xuất hiện vào một thời khi văn minh châu Âu
đang trải
qua một trong những nếu không nói là chính khủng hoảng tâm linh sâu
thẳm nhất
của nó. Có những kẻ, với sự trợ giúp của những kĩ thuật tinh vi do bộ
máy của
những chính đảng khai triển, đảm nhận việc điều khiển và lợi dụng những
quần
chúng này. Ắt hẳn Thomas Mann là người đã nói rằng, chỉ cần gọi một
khối lớn là
một Dân tộc là có thể làm họ ôm ấp gần như bất kể điều gì. Chẳng cứ
phải có
quyền lực nhà nước toàn trị để làm việc này; sự thống trị cực quyền của
một
Franco, một Dolfuss, hoặc một Nicholas Horthy cũng có thể xoay chuyển
tông
giáo, ái quốc, và văn hoá thành chính trị, và chuyển tự thân chính trị
thành
một công cụ của hận thù.
Hận
thù và dối trá - đây có lẽ là hai thành tố quan trọng
nhất trong giáo dục chính trị mà con người trong thế kỉ 20 tiếp nhận.
Chúng ta
chỉ cần nhớ lại những "Hai phút hận thù" trong tác phẩm 1984 của
George Orwell.
Sándor
Márai viết năm 1972: "Dối trá chưa bao giờ là
một sức mạnh tạo lịch sử có thế lực như trong 30 năm vừa qua." Ðiều
này,
đặc biệt đúng với những xứ sở ở Ðông Âu và Trung Âu, là những nơi sau
thế chiến
I bộc lộ những tình tự quốc gia chủ nghĩa nhạy cảm thái quá. Một quyền
lực lớn
ở Trung Âu là đế chế Áo-Hung, sụp đổ và sự phân rã của nó sản sinh
những độc tố
lây nhiễm những nhà nước quốc gia mới mọc lên thế chỗ. Trong những
trường đại
học và cao đẳng của một nước Hungari bị chặt xén khốc liệt, những đạo
luật kì thị
được thực thi, và, vào năm 1938 luật pháp chế định bài Do thái bao quát
hơn
được thông qua. Năm 1944, họ gắn lên người tôi một ngôi sao vàng, theo
một
nghĩa tượng trưng nó vẫn còn đó; cho đến ngày hôm nay, tôi vẫn không
thể nào
tháo gỡ nó ra.
Tôi
thú nhận là điều này dường như gây ngạc nhiên là hơn 10
năm sau việc loại trừ những nhà nước toàn trị châu Âu cuối cùng, hơn 10
năm sau
việc du nhập nền dân chủ đại diện vào phần này của châu Âu, tôi còn nói
như
thế. Sự thật là đã không dễ đương đầu với sự kiện này, và còn đã khó
khăn hơn
để cố thanh thoả với nó. Những tâm trạng đớn đau như thế, xem chừng, tự
động
sản sinh ra bệnh lí riêng chẳng cần chúng ta nhận thức trọn vẹn nó.
Chẳng hạn,
bạn có cảm giác rằng thế giới quanh mình là mơ hồ, quỷ mị, mặc dù chính
bạn mới
là kẻ đã hoá hư ảo như hình ma bóng quế.
Hoặc
điều đối nghịch xảy ra: bạn tri giác bản thân mình như
thuộc về ai, dẫu cho toàn thể chuyện bạn đã làm chỉ là hoà nhập vào với
những
cảnh quang bao quanh dị hoá. Nhà tôi, vốn là người Mĩ và do đó không
vướng mắc
những căn bệnh Ðông Âu này, đã nhận xét rằng, khi chúng tôi đi nước
ngoài, tôi
trải qua một sự thay đổi nhân cách trọn vẹn. Ở nước ngoài, tôi thấy
thoải mái
như ở nhà, trong khi ở quê nhà, tôi xử sự như người xa lạ.
Với
người ngoại quốc, tôi nói chuyện tự do, nhưng với chính
người đồng hương, tôi lại không thoải mái. Trong chế độ độc tài mang
danh chủ
nghĩa xã hội, đó là một tình trạng tự nhiên, và người ta ít nhiều đã
học cách
sống với nó. Làm quen với phân biệt chủng tộc trong một chế độ dân chủ
đòi hỏi
nhiều thời gian hơn. Nhưng ít nhất tôi đang tới tận đáy của một vấn đề,
mà, tôi
tin tưởng, chẳng phải chỉ của riêng mình.
Trong
đời sống thường ngày của mình, tôi thường xuyên phải
đáp ứng với những kích động nhiễu loạn từ thế giới bao quanh phóng tới
lối của
mình, như thể những kích xúc điện nhẹ châm vào da. Nói theo cách ẩn dụ,
tôi
luôn gãi mình mãi. Chúng ta tất cả đều quen với châm ngôn nổi tiếng của
Montesquieu: "Trước tiên tôi là một con người, rồi sau mới là một người
Pháp." Kẻ phân biệt chủng tộc - vì chủ nghĩa bài Do thái kể từ
Auschwitz
không thuần chỉ là bài Do thái - muốn tôi trước tiên là người Do thái,
rồi sau
không phải là một con người nữa.
Thoạt
đầu, trong nỗi hoang mang, chúng ta mò mẫm tìm những
lập luận để tự vệ và thấy rằng chúng ta nói với và nghĩ về chúng ta
trong một
cung cách sơ khai nhất. Chẳng lạ: điều chúng ta đối đầu là sơ khai hơn
hết
thẩy. Nếu chúng ta bị xô vào một chuồng thú, chúng ta phải chiến đấu
như loài
thú. Lối nghĩ thấy hèn mà chúng ta chống đối dẫn chúng ta nghĩ về mình
theo
những cách thấp hèn; sau một hồi, chúng ta không phải nghĩ về mình mà
là về một
kẻ nào khác. Vắn tắt, tiến trình này bẻ quẹo nhân cách chúng ta. Sự tự
vệ tối
hậu và đau đớn nhất của một nhân cách bị bẻ quẹo như thế cũng quen
thuộc: chạm
chán với những tay ý hệ phi nhân, nạn nhân bất hạnh cong mình để chứng
tỏ nhân
tính của chính mình. Có một điều gì bi thương trong những nỗ lực này,
vì chính
cái bọn ý hệ muốn tước bỏ của nạn nhân là nhân tính của người này.
Nhưng một
khi nạn nhân chấp nhận các phạm trù phân biệt chủng tộc, nạn nhân trở
thành một
người Do thái, và người đó càng cố chứng tỏ nhân tính của mình, thì lại
càng
trở thành đáng thương hơn và ít nhân tính hơn. Trong một cảnh quang
phân biệt
chủng tộc, một kẻ Do thái không thể mang tính người. Mà cũng không thể
là một
kẻ Do thái nữa. Bởi "Do thái" là một chỉ danh không mơ hồ trong mắt
của lũ bài Do thái.
Một
nhà văn Pháp, Edmond Jabès, có lần nói những khó khăn
của kiếp sống Do thái đồng nhất với những khó khăn của một nhà văn.
Chưa từng
có ai mô tả thân phận của tôi rõ hơn. Tuy thế, tôi vẫn thấy một dị biệt
quan
trọng. Việc tôi trở thành một nhà văn là kết quả của một quyết định có
ý thức,
nhưng tôi sinh ra là một người Do thái. Ðể cho tự thân nhà văn của tôi
và tự
thân Do thái của tôi kết hợp với nhau và hình thành một thuộc tính
riêng lẻ,
tôi phải nhìn tính cách Do thái của tôi theo trong cung cách tôi thực
hiện việc
thi hành có kế hoạch một tác phẩm văn học: một công tác phải hoàn tất;
một
quyết định ủng hộ hiện hữu toàn diện hoặc chối từ tự thân. Nếu tôi chọn
một đời
sống tròn vẹn, mọi sự lập tức hoá thành lợi thế cho tôi. Cuối cùng, sự
kiện
rằng tôi là một người Do thái là kết quả của một quyết định; một khi đã
quyết,
không những tôi chỉ sẽ không bị xô vào một cái gọi là khủng hoảng căn
cước, mà
một ánh sáng tinh duệ hơn cũng sẽ chiếu rọi toàn bộ cuộc hiện hữu của
tôi. Tuy
thế, tôi vẫn phải đương đầu một vài câu hỏi khởi từ bản chất hãn hữu về
Do thái
tính của mình.
Hai
hoặc ba thập niên trước đây, tôi ắt coi câu hỏi của tôi
đang viết cho ai là một câu hỏi giả không liên quan. Dĩ nhiên tôi đang
viết cho
chính tôi, tôi ắt đã nói thế, và về căn bản, tôi vẫn duy trì điều đó.
Nhưng hôm
nay tôi có nghiêng hơn về việc thú nhận rằng những người khác, thế giới
quanh
tôi, những tương liên gọi là xã hội, cũng đóng một vai trò trong sự
sáng tạo ra
cái thực thể gọi là "tự thân tôi". Như vậy, ít nhất một phần, tôi là
một tù nhân của những hoàn cảnh của mình, và điều này không hồ nghi gì
đã lưu
lại dấu ấn trên mọi thứ tôi từng sản xuất.
Nếu
tôi nói tôi là một nhà văn Do thái, tôi không nhất thiết
hàm nghĩa rằng chính tự thân tôi là Do thái. Bởi một người Do thái kiểu
gì mà
lại không hề có giáo dưỡng tông giáo, không nói tiếng Do thái chút nào,
cũng
chẳng thân thuộc cho lắm với những văn bản nền tảng của văn hoá Do
thái, và lại
chẳng sống ở Israel mà ở châu Âu? Tuy nhiên, điều tôi có thể nói về tự
thân ấy
là tôi là một kẻ kí lục đương thời của một thân phận lạc thời, thân
phận của
người Do thái hội nhập, người cưu mang và lưu dấu thân phận này, và là
một kẻ
tiên triệu về sự tiêu vong của thân phận ấy. Về phương diện này,
Endlosung
[giải pháp tối hậu] giữ một vai trò then chốt: không ai mà căn cước Do
thái dựa
chủ yếu, có lẽ chuyên biệt, vào Auschwitz, có thể thực thụ được gọi là
một người
Do thái.
Ðó
là "người Do thái phi Do thái" theo định nghĩa
của Isaac Deutscher, là loại hình không gốc rễ ở châu Âu, không thể
phát triển
một quan hệ bình thường với một thân phận Do thái bị cưỡng ép lên mình.
Người
đó có một vai trò để đóng, có lẽ một trò quan trọng, trong văn hoá châu
Âu (nếu
còn có một thứ gì như thế), nhưng y không thể có bất kì một vai trò gì
trong
lịch sử Do thái hậu Auschwitz hoặc trong sự phục hoạt Do thái (nếu có,
hoặc sẽ
có, một thứ gì như thế).
Nhà
văn của Holocaust [Tế thiêu] vì vậy ở trong một vị thế
khó khăn. Trong một bài luận văn trước đây tựa đề là "A szám zott
nyelv" (Tiếng nói bị lưu đày), tôi đã thử khai triển ý tưởng rằng Tế
thiêu
không và không thể có ngôn ngữ riêng của nó. Kẻ sống sót ở châu Âu phải
mô tả
khổ nạn của mình bằng một trong những ngôn ngữ của châu Âu, nhưng ngôn
ngữ này
không phải là của y; nó cũng chẳng phải là ngôn ngữ của xứ sở y dùng để
kể
chuyện mình. "Tôi viết sách của tôi trong một ngôn ngữ vay mượn, nó hẳn
nhiên sẽ tống xuất sách kia, hoặc chỉ dung nó ở rìa ý thức", tôi đã
viết
như thế trong bài luận văn; tôi nói "hẳn nhiên" bởi xứ sở mà ngôn ngữ
của nó tôi dùng đã khai triển những huyền thoại trong cuộc tranh đấu
cho dân
tộc sinh tồn kéo dài hàng bao thế kỉ, và những huyền thoại này, vốn là
một bộ
phận của sự đồng thuận dân tộc không nói ra, cũng đã tác động lên văn
học nước
ấy.
Tôi
thích viết bằng tiếng Hungari bởi, như thế, tôi càng
nhận thức sâu sắc hơn sự bất khả của việc viết. Trong một lá thư gửi
Max Brod,
trong đó ông trầm tư về vị trí của nhà văn Do thái, Kafka nói đến ba
điều bất
khả: không thể không viết, không thể không viết bằng tiếng Ðức, và
không thể
viết bằng cung cách nào khác. Rồi ông nói: "Chúng ta có thể hầu như
thêm
một điều bất khả thứ tư: đó là không thể viết." Ngày nay, ông hẳn có
thể
tiếp tục thêm một điều khác vào danh sách: không thể viết về Tế thiêu.
Chúng ta
có thể nói rằng không thể không viết về Tế thiêu, không thể viết về nó
bằng
tiếng Ðức, và cũng tương đương không thể viết về nó bằng cung cách nào
khác.
Dù
viết ở bất cứ ở đâu, bằng bất cứ ngôn ngữ nào, nhà văn
của Tế thiêu vẫn là một chiếc hồn vong lãng đãng, hỏi xin tị nạn tâm
linh chạy
trời không khỏi một tiếng nói nước ngoài. Nếu đúng câu hỏi triết học
thực thụ
duy nhất là một câu hỏi về tự tử, vậy thì nhà văn của Tế thiêu chọn
tiếp tục
sống chỉ biết một vấn đề thực thụ duy nhất, vấn đề bán xới, dù chính
đáng hơn
phải nói đến lưu đày. Lưu đày khỏi quê nhà đích thực, vốn chẳng hề hiện
hữu. Vì
nếu nó đã có hiện hữu, ắt là chẳng không thể viết về Tế thiêu. Và như
thế Tế
thiêu ắt phải có một ngôn ngữ, và nhà văn của Tế thiêu hẳn có thể hội
nhập vào
một văn hoá hiện tồn.
Nhưng
cơ sự này chẳng có bao giờ. Mọi ngôn ngữ, quốc gia,
văn minh, đều có một Tự thân chủ tể nó tri giác, kiểm soát và mô tả thế
giới.
Tự thân tập thể luôn luôn hoạt động này là iếu tính nhờ đó bất kì cộng
đồng
lớn, quốc gia; nhân dân, hoặc văn hoá nào cũng có thể lập căn cước,
theo những
mức độ thành công biến thiên. Nhưng ý thức về Tế thiêu tìm đâu cho ra
một quê
nhà? Ngôn ngữ nào có thể thừa nhận bao gồm iếu tính của Tế thiêu, Tự
thân chủ
tể của nó, ngôn ngữ của nó? Và nếu chúng ta nêu câu hỏi này, một câu
khác ắt
chẳng nối theo - có thể quan niệm chăng rằng Tế thiêu có ngôn ngữ
chuyên biệt
của nó? Và nếu trả lời cho câu hỏi ấy là "ừ", thì chẳng phải sao là
ngôn ngữ đó tất phải kinh hoàng đến độ, u ám đến độ nó sẽ huỷ diệt
những ai
thốt lên?
Chắc
cũng phải lẽ thôi là kẻ đào vong của Tế thiêu nên chấp
nhận sự trục xuất của mình và lâu lâu có thể đưa ra những báo cáo về
thân phận
lưu đầy. Sự thể phải như vậy đặc biệt ở Ðông Âu và Trung Âu, nơi do hậu
quả của
hai cuộc thế chiến và riêng vụ Tế thiêu, một ngôn ngữ liên quốc gia và
siêu
quốc gia là tiếng Ðức đã biến mất, một ngôn ngữ đã từng có thời được
nói từ
vùng Bukovina [Rumania] đến Cracow [Poland], từ Praha [Czech] đến Fiume
[Croatia] - một ngôn ngữ trong đó những nhà văn không thể hoặc không
ưng tìm
một chỗ trong một nền văn học quốc gia đã tìm thấy quyền tự do phát
biểu của
mình.
Những
nền văn học quốc gia này cho thấy ít thiện chí thu
nhập bài học trừng giới của Tế thiêu, trong khi tự thân kinh nghiệm ấy,
dẫu
trong một cung cách rất khác biệt, cũng là một bộ phận của ý thức tập
thể của
họ. Nhưng - ngoại trừ những khuôn mặt công cộng công khái kết ước với
chủ nghĩa
phân biệt chủng tộc - hẳn sẽ tai hại nếu bắt lỗi bất cứ ai về điều này,
và còn
tai hại hơn khi nói đến chủ nghĩa bài Do thái "hấp thụ cùng sữa mẹ".
Chủ nghĩa bài Do thái tiếp thu là một di sản nặng gánh, nhưng chắc chắn
nó
không mang tính di truyền; những nguyên do của nó chuyên biệt mang tính
cách
lịch sử và tâm lí. Những quốc gia này đã chịu những tổn thất lớn lao về
phẩm
giá quốc gia và đã bao năm tranh đấu để tự thân tồn tại như những quốc
gia.
Trong một cung cách đặc trưng nhưng chẳng độc đáo chút nào, than ôi, họ
đã khám
phá trong chủ nghĩa bài Do thái một võ khí thuận tiện trong cuộc tranh
đấu đó.
Oscar
Wilde, người, trong thế kỉ 19 còn ngây thơ, đã bị bỏ
tù vì thông giải quyền tự do xác định tự thân một cách quá phóng
khoáng, đã
viết trong một luận văn: "Hãy biết mình!" là châm ngôn viết trên cổng
của thế giới cổ đại. Trên cổng của thế giới mới châm ngôn sẽ viết là
"Hãy
là mình".
Kinh
nghiệm của chúng ta, chính mắt của chúng ta, bảo cho
chúng ta hàng ngày rằng chính cái "thế giới mới" đang làm cho điều
này ngày càng trở nên bất khả. Tuy nhiên, chúng ta không thể nhắm cao
hơn điều
Nietszche đã dành cả một chương trong cuốn sách vĩ đại của ông Ecce
Homo [Nhìn
xem Con người]: trở thành cái chúng ta là, theo định mệnh của mình, và
rút từ
đó những kết luận thích đáng, bất kể chúng cay đắng tới đâu. Có thể là
con
đường tới quyền tự do xác định tự thân chẳng dẫn chúng ta tới đâu cả.
Ðối với
một nhà văn mà một ngôn ngữ, cái ngôn ngữ trong đó y viết luôn luôn
mang tính
đặc ưu, khó mà thừa nhận là, về phần y, một ngôn ngữ này cũng như một
ngôn ngữ
khác và chẳng ngôn ngữ nào thực sự là của mình.
Thực
tình, tôi thuộc về cái nền văn học Do thái nó hình
thành ở Ðông Âu và Trung Âu. Nền văn học này chẳng hề bao giờ được viết
ra bằng
ngôn ngữ của môi trường quốc gia trực tiếp và chẳng từng bao giờ là bộ
phận của
một nền văn học quốc gia. Chúng ta có thể vạch sự phát triển của nền
văn học
này từ Kafka tới Celan và những người kế tục - chỉ cần lần giở những
nền văn
học di dân phức biệt là rõ. Ðại bộ phận, nền văn học này chuyên trị
việc tận
diệt dân Do thái ở châu Âu, ngôn ngữ của nó có thể biến thiên, nhưng
bất kể là
ngôn ngữ nào, nó cũng chẳng bao giờ có thể xem là ngôn ngữ cha sinh mẹ
đẻ. Ngôn
ngữ trong đó chúng ta nói còn sống bao lâu chúng ta còn nói nó. Một khi
chúng
ta lặng câm, ngôn ngữ ấy cũng tiêu ma luôn trừ khi một trong những ngôn
ngữ lớn
hơn xót thương nó bồng nó lên và ôm nó vào lòng, thế đó, như thể những
tranh
tượng mẹ ôm con từ câu rút.
Tiếng
Ðức là ngôn ngữ ngày nay có cơ nhất để làm điều này.
Nhưng tiếng Ðức, nữa, cũng chỉ là một nương náu tạm thời, quán trọ một
đêm cho
những kẻ không nhà. Biết thế là tốt, dàn hoà với cái biết này là tốt,
và thuộc
về những kẻ chẳng thuộc về nơi nao. Con người phù du cũng tốt thôi.
(The
Guardian , Saturday October 19, 2002)
Nguyễn
Tiến Văn dịch