Nguyễn Quốc Trụ
phụ trách
CHUYỂN NGỮ
|
Tiểu
Thuyết Chưa Chết
Lại Một Lần Nữa, Ra Tay Nghĩa Hiệp,
Bảo Vệ Tiểu
Thuyết.
In Defense of the
Novel, Yet Again.
Rushdie vs Steiner
Mới đây, tại
Hội Những Nhà Xuất
Bản Anh, Giáo sư Steiner xổ ra một miệng chữ:
"Chúng ta ngày
càng chán tiểu thuyết... Những thể loại văn học lên,
những thể loại văn học xuống, hùng ca, sử thi, bi kịch. Những đỉnh cao
một thời, rồi sau đó, tàn lụi. Người ta vẫn còn viết tiểu thuyết, còn
lâu mới thôi viết nó, nhưng, ngày càng là một cuộc tìm kiếm những hình
thức lấp lửng, nửa đực nửa cái, điều mà chúng ta giản dị gọi là thực
tại/giả tưởng...Tiểu
thuyết làm gì được, vào những ngày như thế này, khi nó phải đọ sức
với những thể loại mạnh khỏe hơn nó, thí dụ như một bài phóng sự hảo
hạng, hay cả một dòng triều dâng cao là thứ viết trực tiếp,
nhảy xổ vào thực tại?...
Pindar có lẽ
là người đầu tiên, trong lịch sử, khi nói, Bài thơ này sẽ
còn được cất lên khi mà thành phố mà nó ca ngợi đã mất tăm mất tích,
không còn hiện hữu. Thách đố mới cao ngạo làm sao, như nhổ
thẳng vào mặt Thần Chết. Ngày nay, ngay cả một thi sĩ
lớn lao
nhất cũng tỏ ra bối rối, khi đành phải tỏ ra đanh đá: Thơ của... tui
không dành cho bạn!...
Thì cũng chỉ
là vô thường mà thôi, nhưng cái vô thường cổ điển kia mới
cao ngạo làm sao: " Ta còn mạnh hơn cả cái chết. Ta có thể xoa đầu nó,
ở trong thơ của ta, bi kịch của ta, tiểu thuyết của ta, bởi vì ta đã
chiến thắng nó, bởi vì ta, ít nhiều chi, thì cũng thường hằng,
permanent... [ở Hà Nội. thí dụ vậy!]".
Nào đâu, những
cao ngạo như thế?"
Thế là một lần
nữa, bằng một giọng rổn rảng nhất, lời ai điếu lại đuợc
cất lên. Thì cũng vẫn bản kẽm cũ, lời ca... xưa rồi Diễm ơi, về một Cái
Chết Của Tiểu Thuyết. Cộng thêm vào cái chết của tiểu thuyết, giáo sư
Steiner kèm thêm cái chết [nếu không phải cái chết, thì là sự biển
đổi triệt để] của Người Đọc, biến thành đứa con hoang đàng của máy điện
toán, một thứ khùng điên, vô dụng; và cái chết, [hay ít ra, sự biến đổi
triệt để thành một
dạng điện tử] của
Cuốn Sách, chính nó. Cái chết của Tác Giả được thông báo cách đây nhiều
năm, tại Pháp - và cái chết của Bi Kịch thì được chính giáo sư Steiner
thông báo trước đó, bằng một lời ai điếu hết sức thê lương, để lại trên
sàn diễn xác chết, nhiều hơn cả màn vãn tuồng Hamlet.
Sừng sững, uy nghi, và cũng trơ cu lơ, ở trên sàn diễn, giữa một đống
tử thi, là me-sừ Fortinbras (1), chính luỷ, và trước lủy, tất cả chúng
ta, những người viết của những bản văn không có tác giả, những người
đọc của thời kỳ hậu-văn chương, Căn Nhà Usher tức kỹ nghệ in ấn, xuất
bản - vương quốc Đan Mạch với một cái gì hư ruỗng ở trong nó - và luôn
cả những cuốn sách, tất cả đều ngả đầu, trước... Nhà Phê Bình, chính
luỷ!
Chú
thích: (1). Fortinbras: nhân vật trong Hamlet, kịch Shakespeare, cháu
gọi vua Na Uy bằng chú, trong khi Hamlet là con trai vua Đan Mạch.
Fortinbras được coi là con người của hành động, còn Hamlet, của suy tư.
Sau khi H. chết, F. tin rằng, H. mới xứng đáng là vua, nhưng điều này
đâu có ngăn cản chuyện F. đoạt lấy ngai vàng Đan Mạch.
Một nhà văn
thế giá cũng vừa mới tuyên bố về sự từ biệt cõi đời của một thể loại
văn học mà ông ta là một trong những kẻ thực tập nổi tiếng. Ông V.S.
Naipaul không những ngưng viết tiểu thuyết, mà còn bị dị ứng bởi
chính cái từ tiểu thuyết đó: bây giờ, cứ mỗi lần nghe ai nhắc đến nó là
ông cảm thấy bịnh. Cũng như giáo sư Steiner, tác giả Một Căn Nhà Cho
Ông Biswas cảm thấy rằng, tiểu thuyết đã sống quá dai, vượt quá hoàn
cảnh, thời điểm lịch sử của nó, không còn có ích, và cũng chẳng còn
nhiệm vụ nào dành cho nó nữa: Mi nên chết đi là vừa. Để cho kẻ khác thế
chỗ mi, đó là cách viết sự kiện [factual writing]. Sẽ chẳng có ai ngạc
nhiên, rằng, ông Naipaul như vậy là đang ở đúng bước ngoặt của lịch
sử, và là người tiên phong, mở ra một thể loại
tân kỳ: Trường phái văn học tân hình thức thời kỳ
hậu giả tưởng *
Chú
thích * Ông Naipaul, và bây giờ là Ngài Vidia, mới cho xuất bản một
cuốn
tiểu thuyết, Nửa Đời Người, Half a Life, năm năm sau lời tuyên bố kể
trên. Chúng ta phải cám ơn Ngài là đã mang cái thây ma trở lại với đời
sống.
|