*



Phép lạ bí ẩn

Jorge Luis Borges

 Và Thượng đế làm anh ta chết đi suốt một trăm năm, và rồi Người cho sống lại và nói:

"Mi ở đây bao lâu rồi?"

"Một ngày, hay một phần của ngày," anh ta trả lời.

Koran, II 261

 

Lời người dịch: Vào một buổi sáng tháng Tư, có một người, khi nhìn những đoàn quân tiến vào thành phố, đã vui mừng thốt lên, như vậy là ta sẽ chẳng bao giờ phải viết nữa. Trước đó có một người, thay vì đếm những giờ phút cuối cùng của đời mình, mơ Đức Phật trở lại với thế gian này.

Đọc Borges, tôi bỗng nhớ đến họ. Và xin tặng bản chuyển ngữ cho những ai đã từng được Thượng Đế ban cho một phép lạ bí ẩn, như nhân vật trong truyện...

NQT

 Đêm 14 tháng Ba, 1939, trong căn phòng ở Zelternergasse, Prague, Jaromir Hladík mơ một trận đấu cờ dai dẳng. Anh là tác giả Những kẻ thù, một bi kịch chưa hoàn tất, Minh xác Vĩnh cửu, và một nghiên cứu những nguồn gốc Do-thái không trực tiếp của Jacob Boehme. Đối thủ không phải hai cá nhân, mà là hai gia đình nổi tiếng. Cuộc đấu đã bắt đầu từ bao thế kỷ trước. Không ai còn nhớ giải thưởng trị giá bao nhiêu, nhưng nghe nói lớn kinh khủng, và có lẽ vô cùng. Quân cờ, bàn cờ được bố trí ở trong một cái tháp bí mật. Jaromir (trong giấc mơ) là đứa con đầu lòng của một trong hai gia đình tranh đua. Giờ giấc cho nước cờ tới đã được đóng cứng trên mọi mặt đồng hồ, và không thể trì hoãn. Người mơ thấy mình chạy dài trên cát, dưới mưa, và không còn nhớ được những quân cờ cũng như luật chơi. Tới đó, anh tỉnh dậy. Ngưng luôn, tiếng ầm ầm của mưa và tiếng đồng hồ khủng khiếp. Một tiếng động nhịp nhàng, tách bạch với những tiếng người ra lệnh, từ Zeltnergasse vang lên. Rạng đông, những binh đoàn thiết giáp tiên phong của Đệ Tam Reich đang tiến vào thành phố Prague.

 Vào ngày 19, nhà cầm quyền nhận được lời tố cáo Jaromir Hladík; buổi chiều cùng ngày, anh bị bắt. Anh được đưa tới một doanh trại mầu trắng và được khử trùng, ở phía bờ đối diện Moldau. Anh không thể biện bạch, dù chỉ một trong những lời cáo buộc của Gestapo: họ mẹ anh là Jaroslavski, máu anh là Do thái, nghiên cứu của anh về Boehme nặng chất Do thái, chữ ký của anh, trong thống kê chót, cổ võ sự chống đối Anschluss. Vào năm 1928, anh đã dịch Sepher Yezirah cho một nhà xuất bản của Hermann Barsdorf; nhằm mục đích thương mại, bản danh mục thái quá của cơ sở này càng cường điệu thêm tiếng tăm của người dịch. Danh mục ở trong tay điều tra viên Julius Rothe, một trong những viên chức quyết định số phận Hladík. Trừ những kẻ ở trong môi trường chuyên môn riêng biệt, có viên chức nào mà không cả tin; chỉ cần hai hoặc ba tĩnh từ kiểu Gothic là đủ thuyết phục Julius Rothe về tầm quan trọng của Hladík, và ông ta ra lệnh tử hình, pour encourager les autres (1).  Cuộc hành quyết được ấn định vào ngày 29 tháng Ba, vào lúc 9 giờ sáng. Sự chậm trễ (độc giả sẽ nhận ra tầm quan trọng của nó sau đây) một phần là do nhà cầm quyền mong muốn tiến trình hành động không có tính cá nhân, và thật từ từ, như cây cỏ.

 Hết cả hồn vía, đó là phản ứng đầu tiên của Hladík. Anh biết mình chắc chắn không khiếp sợ, bởi cái giá treo cổ, đoạn đầu đài, hay một con dao, nhưng bị xử bắn do một đội hành quyết là điều anh không thể chịu nổi. Thật vô ích, khi anh cố tự thuyết phục chính mình, chết, chỉ riêng chuyện đó thôi, là một hành động đáng sợ, nhằm nhò chi ba trường hợp lẻ tẻ. Anh tưởng tượng đến mệt nhoài, hết chết cách này tới cách khác. Cứ như thế anh tham dự hoài hoài, tiến trình cái chết của anh, từ rạng đông không ngủ tới loạt đạn huyền bí. Trước ngày chết ấn định bởi Julius Rothe, anh đã chết hàng trăm lần, tại những sân bắn mà hình dáng, góc cạnh của chúng thách đố luôn cả môn hình học; bị bắn gục bởi hết đám lính này tới đám lính khác, con số người tham dự cũng thay đổi, kẻ này lúc bắn gần, kẻ khác lúc bắn xa. Anh đối diện những cuộc hành quyết tưởng tượng, khiếp đảm thực sự (và có lẽ, can đảm thực tình). Cảnh tượng này mỗi lần kéo dài chừng vài giây đồng hồ. Khi vòng tròn khép kín, Jaromir lại thấy mình trở lui hoài hoài với buổi đêm run rẩy, của cái chết ban mai. Rồi anh suy ngẫm ra một điều, thực tại vốn không trùng hợp với những dự đoán của con người về nó. Với luận lý riêng, anh suy ra rằng, dự đoán một tình huống, là ngăn chặn cho nó đừng xẩy ra. Tin tưởng nơi huyền thuật yếu ớt, anh làm phép: như vậy chúng sẽ không xẩy ra, những tình huống tối tăm độc địa. Lẽ dĩ nhiên, cuối cùng anh cũng đành phải lo sợ, những hoàn cảnh thê lương này mang tính tiên tri. Trong đêm tối thương tâm, anh cố nắm chút thời gian trơn tuột. Anh hiểu rằng, thời gian, tự nó cũng chúi về buổi mai 29. Anh lớn tiếng suy luận: Lúc này, ta hiện đang ở trong đêm 22. Trong khi đêm còn dài (còn 6 đêm sẽ tới), ta bất khả xâm phạm, tuyệt đối an toàn, bất tử. Giấc ngủ đêm như những giếng tối sâu mà anh tự mình có thể trồi lên. Có những khoảnh khắc, anh nôn nóng loạt đạn dứt khoát, tốt cũng vậy, mà xấu cũng xong, nó sẽ giải thoát anh khỏi nỗi thôi thúc vô ích của bao điều tưởng tượng. Vào ngày 28, khi ánh dương quang cuối cùng chấp chới trên song sổ cao, ý nghĩ về vở bi kịch Những kẻ thù bứt anh khỏi những âu lo tuyệt vọng.

 Hladík đã quá 40. Ngoại trừ một số ít bạn bè, và rất nhiều thói quen, ba bốn điều viết lách là cuộc đời anh. Như tất cả các nhà văn, anh đo lường sự thành tựu của kẻ khác bằng những gì họ đã hoàn tất, yêu cầu họ đo lường anh bằng những điều anh nghiên cứu, hoạch định. Tất cả những cuốn sách anh xuất bản, đã để lại nơi anh một mớ tình cảm hỗn độn, về nỗi niềm ăn năn, thống hối. Những nghiên cứu về tác phẩm của Boehme, Ibn Ezra, và Fludd cơ bản chỉ là sản phẩm mang tính ứng dụng vậy vậy; dịch bản Sepher Yezirah, sản phẩm của sự cẩu thả, mệt mỏi, đoán mò. Minh xác Vĩnh cửu, theo anh, ít khuyết điểm hơn: tập đầu là những quan niệm của con người về vĩnh cửu, từ Hiện Hữu bất di bất dịch của Parmenides tới Quá Khứ có thể sửa đổi được của Hinton. Tập thứ nhì, (cùng với Francis Bradley), phủ nhận điều, tất cả những sự kiện trong vũ trụ cấu thành một chuỗi thời gian, bằng cách lập luận rằng, con số kinh nghiệm khả hữu của con người thì không vô cùng, và chỉ một lần "lập lại" đủ chứng minh, thời gian là một ảo tưởng... Bất hạnh thay, những luận cứ chứng minh ảo tưởng này, thì cũng ảo tưởng như rứa. Hladík có thói quen vượt qua chúng theo kiểu bối rối, nhuốm chút dè bỉu. Anh cũng đã viết một chuỗi thơ Biểu Hiện; và nhà thơ chưng hửng, chúng có trong thi tập xuất bản vào năm 1924, và thi tập nào xuất hiện sau đó cũng đều thừa hưởng chúng. Trong nỗi nôn nóng cứu rỗi chính mình, thoát ra khỏi quá khứ mập mờ, và não nề, tất cả đều trông mong vào vở bi kịch thơ, Những kẻ thù. (Hladík coi trọng thể kịch thơ, bởi vì nó làm cho khán giả không quên phi thực tại, vốn là một điều kiện cần thiết của nghệ thuật.)

 Tác phẩm tôn trọng tính đồng nhất của bi kịch (thời gian, nơi chốn, hành động). Nó mở ra tại Hradcany, trong một thư viện của Nam tước Roemerstadt, vào một trong những buổi chiều cuối cùng của thế kỷ 19. Trong cảnh một, hồi một, một người lạ tới thăm Roemerstadt. (Đồng hồ gõ 7 tiếng, sự thôi thúc của những tia mặt trời khi lặn, rực rỡ trên những ô cửa kính, không gian có tiếng nhạc Hungary quen thuộc, tha thiết.) Cuộc thăm viếng kéo theo những cuộc thăm viếng khác; Roemerstadt không quen biết những người tới làm phiền ông, nhưng ông lại có cảm giác khó chịu là ông đã nhìn thấy họ, trước đó: có lẽ trong một giấc mơ. Tất cả đều xun xoe, bợ đỡ, nhưng thật hiển nhiên - trước tiên là đối với khán giả vở bi kịch, và sau đó, đối với chính Nam tước - họ là những kẻ thù bí mật, thề huỷ hoại ông. Roemerstadt tỏ ra cơ trí hơn, hoặc đã thoát khỏi những âm mưu lằng nhằng của họ. Trong cuộc đối thoại, người yêu của ông, Julia de Weidenau, được nhắc tới, và một tay Jaroslav Kubin nào đó, có thời đã từng cầu hôn cô. Kubin bây giờ đã mất trí, và nghĩ anh ta là Roemerstadt... Nguy hiểm trùng trùng. Roemerstadt, vào cuối hồi hai, đã bắt buộc phải giết một trong những kẻ âm mưu. Hồi ba và là cuối cùng, bắt đầu. Những sự phi lý cứ thế tăng thêm: diễn viên, có vẻ như đã đóng xong vai, lại xuất hiện; người đàn ông bị Roemerstadt giết, trở lại, một lát thôi. Người nào đó ghi nhận, thời gian trong ngày không tiến triển: đồng hồ gõ 7 tiếng, mặt trời hướng tây hắt lên những ô cửa sổ cao, nhạc Hungary tha thiết trong không khí. Xướng ngôn viên thứ nhất của vở kịch tái xuất hiện và nhắc lại những từ anh ta đã nói trong cảnh một, hồi một. Roemerstadt nói chuyện với anh ta, chẳng một chút kinh ngạc. Khán giả nhận ra rằng, Roemerstadt là anh chàng Jaroslav Kubin khốn khổ. Vở bi kịch chưa từng xẩy ra: chỉ là vòng mê sảng Kubin hoài huỷ sống đi sống lại.

Hladík chẳng bao giờ tự hỏi chính mình, vở bi hài kịch của những lầm lẫn như vậy, là vô lý, hay đáng yêu; có dụng tâm, hay chỉ là tuỳ tiện. Anh trực giác ra rằng, một âm mưu như vậy là phát minh thích hợp nhất để che giấu những khiếm khuyết, và để biểu tỏ những điểm mạnh của anh, và nó còn cho anh khả năng cứu rỗi, (một cách biểu tượng) ý nghĩa căn bản cuộc đời anh. Anh đã hoàn tất hồi nhất và một cảnh hay là hai, của hồi ba. Tính vần luật của tác phẩm cho phép anh liên tục suy nghĩ về nó, chỉnh lại khổ thơ mà không cần bản thảo ở trước mặt. Anh nghĩ tới hai hồi còn phải làm, và cái chết cận kề. Trong bóng đêm, anh khẩn cầu Thượng Đế. Nếu, một cách nào đó, con hiện hữu, nếu con không phải là một trong những lập lại của Người, và sự lầm lạc; con hiện hữu như là tác giả của Những kẻ thù. Để hoàn tất vở bi kịch này, nó có thể sử dụng để biện minh con, biện minh Người, con cần một năm nữa. Xin hãy cho con năm đó. Người mà tất cả những thế kỷ, tất cả thời gian đều thuộc về Người. Đó là đêm cuối cùng, hãi hùng hơn tất cả, nhưng chỉ mười phút sau, giấc ngủ như biển đen sâu thẳm đã nhận chìm anh.
 

 Gần rạng đông, anh mơ thấy tự giấu mình, ở một trong những gian, tại thư viện Clementine. Một người thủ thư đeo kính đen hỏi anh: Anh kiếm gì? Hladík trả lời: Thượng Đế. Người thủ thư bảo anh: Thượng Đế ở một trong những con chữ, của một trong những trang, của một trong 400,000 bộ, của Clementine. Cha tôi, và những người cha của những người cha của tôi, đã tìm kiếm con chữ này. Tôi trở nên mù cũng chỉ vì tìm nó. Ông gỡ cặp kính, và Hladík nhìn thấy mắt của ông đã chết. Một độc giả bước vào, mang trả cuốn atlas. Cuốn atlas này vô dụng, ông ta nói, và đưa nó cho Hladík, anh mở ra theo ngẫu nhiên. Trong một thoáng bàng hoàng, anh nhìn thấy bản đồ xứ Ấn độ. Đột nhiên hết sức tự tin về mình, anh chạm vào một trong những con chữ nhỏ bé nhất. Một giọng như có ở khắp nơi, nói: Thời gian cho tác phẩm của mi đã được chấp thuận. Hladík giật mình thức giấc.

 Anh nhớ ra rằng, những giấc mơ của con người thuộc về Thượng Đế, và Maimonides đã viết, những từ trong giấc mơ thì linh hiển, khi chúng được nói ra một cách rành rẽ, rõ ràng, bởi một người mà không ai nhìn thấy. Anh mặc quần áo. Hai người lính vào sà lim và ra lệnh cho anh đi theo họ.

 Từ bên trong cửa, Hladík đã mường tượng mê cung với những lối đi, những cầu thang, và những dẫy nhà nối với nhau. Thực tại tồi tệ hơn: họ đi xuống một sân trong, bằng thang sắt hẹp chỉ một người đi lọt. Một vài người lính - mặc đồng phục, khuy áo mở banh - đang xem xét một chiếc xe gắn máy, và bàn cãi về nó. Viên đội nhìn đồng hồ của anh ta: 8 giờ 44. Họ phải đợi tới 9 giờ. Hladík thấy mình chẳng đáng chi, hơn là đáng thương hại; anh ngồi trên đống gỗ. Anh nhận ra ánh mắt những người lính tránh né anh. Để cho việc chờ đợi dễ dàng hơn, viên đội mời anh một điếu thuốc. Hladík không hút thuốc. Anh nhận chỉ vì lịch sự, hoặc vì tủi nhục. Trong khi châm thuốc, anh thấy tay mình run run. Trời có mây. Những người lính xì xầm nói chuyện, như thể anh đã chết. Một cách vô ích, anh cố nhớ một người đàn bà, và qua người này, Julia de Weidenau là một biểu tượng...

 Đội hành quyết được tập hợp, và mọi chú ý hướng về họ. Hladík đứng dựa vào tường doanh trại, đợi loạt đạn. Một người nào đó tỏ ý lo ngại, bức tường sẽ dính máu. Kẻ bị kết án được lệnh bước tới phía trước vài bước. Thật phi lý, Hladík nhớ lại những sắp xếp sơ khởi của một người thợ chụp hình. Một giọt mưa nặng nề rớt, trên thái dương Hladík, rồi lăn dần xuống má. Viên đội hô mệnh lệnh cuối cùng.

 Vũ trụ vật chất dừng lại.

Súng chĩa vào Hladík, nhưng những người được lệnh bóp cò đều bất động. Cánh tay viên đội trở thành thiên thu, trong cử động chưa kịp hoàn tất. Trên phiến đá lát sân, một con ong để bóng im của nó. Gió ngưng, như trong một bức tranh. Hladík cố kêu một tiếng, một từ, cố nhấc tay. Anh nhận ra mình liệt cứng. Không một âm thanh thoát ra từ thế giới đứng dừng.
 

Anh nghĩ: Ta đang ở địa ngục. Ta đã chết.

Anh nghĩ: Ta điên rồi.

Anh nghĩ: Thời gian ngưng.

Rồi anh suy nghĩ, trong trường hợp như vậy, ý nghĩ của anh, cũng phải tới một điểm ngừng. Anh nóng lòng xét nghiệm khả năng này: anh nhắc lại (mà không mấp máy môi) Bài Thơ bí ẩn thứ Tư của Virgil. Anh tưởng tượng những người lính đằng xa cùng chia sẻ với anh nỗi nôn nóng; anh mong được liên lạc với họ. Anh sững sờ khi thấy mình không một chút mệt mỏi, không choáng váng vì sự bất động hoài huỷ. Sau một thời gian dài, không biết là bao lâu, anh rơi vào giấc ngủ. Khi tỉnh dậy, anh nhận ra thế giới vẫn bất động, tê cóng. Giọt mưa vẫn đọng trên má anh; bóng con ong vẫn dừng trên mặt phiến đá; khói từ điếu thuốc anh ném bỏ vẫn chưa tan. Một "ngày" khác đã qua, trước khi anh hiểu được.

 Anh đã xin Thượng Đế cho anh một năm để hoàn thành tác phẩm: Quyền năng vô hạn của Người đã bảo đảm điều này. Vì anh, Thượng Đế đã hoàn thành một phép lạ bí ẩn: Sự thắng thế, dẫn đầu của đối thủ Đức sẽ giết anh, ở một giờ giấc nhất định, nhưng trong tư tưởng của anh, một năm đã qua đi, giữa lệnh bắn của viên đội, và cuộc hành quyết. Hoang mang, anh đi tới ngỡ ngàng; từ ngỡ ngàng tới cam phận, từ cam phận tới lòng tri ân bất ngờ.

 Anh đâu có tài liệu chi, ngoài hồi ức của riêng mình. Đám rong chơi tài tử, vốn đã quên những chương đoạn mơ hồ, phù phiếm, họ không thể tưởng tượng, anh đã từng có được một sự nghiêm thủ hạnh phúc, khi làm chủ từng khổ thơ thêm vô đó. Anh không làm, cho hậu thế, ngay cả cho Thượng Đế, cũng không, những thưởng ngoạn văn chương cũng chỉ là vô danh đối với anh. Hết sức tỉ mỉ, không cử động, hết sức bí mật, anh dệt đúng thời gian, mê cung vô hình, kiêu hãnh của anh. Anh làm đi làm lại hai lần, hồi thứ ba. Anh bỏ đi những biểu tượng quá lộ liễu: tiếng đập của thời gian, của âm nhạc. Chẳng có gì thúc hối anh. Anh bỏ bớt, anh cô đọng, anh khuếch đại. Có chỗ, anh trở lại nguyên bản. Anh thấy mình trở nên trìu mến cái sân, doanh trại, một trong những mặt tiền của nó, trước mặt anh, đã sửa đổi quan niệm của anh về tính tình của Roemerstadt. Anh khám phá ra rằng, những tạp âm nặng nề đã làm Flaubert bực mình rất nhiều, chỉ là những mê tín thị giác, sự yếu đuối và giới hạn của chữ viết, không phải chữ có âm thanh, trầm bổng... Anh kết thúc bi kịch của anh. Anh chỉ còn bận tâm với mỗi một câu. Anh đã kiếm thấy nó. Giọt mưa lăn trên má anh. Anh bắt đầu một tiếng kêu man rợ, xoay mặt qua một bên. Ba bề, bốn phía, một luồng hơi đẩy anh té xuống.

 Jaromir Hladík chết vào ngày 29 tháng Ba, lúc 9:02 sáng.

 (Theo bản Anh ngữ của Anthony Kerrigan, và bản của Harriet de Onís)

(1) Tiếng Pháp trong nguyên bản, nghĩa: Để khuyến khích những kẻ khác.

 

 

 

 

 THE SECRET MIRACLE

And God made him die during the course of a hundred years and then He revived him and said:

"How long have you been here?"

"A day, or part of a day," he replied.

- The Koran, IT 261

 

On the night of March 14, 1939, in an apartment on the Zelternergasse in Prague, Jaromir Hladik, author of the unfinished tragedy The Enemies, of a Vindication of Eternity, and of an inquiry into the indirect Jewish sources of Jakob Boehme, dreamt a long drawn out chess game. The antagonists were not two individuals, but two illustrious families. The contest had begun many centuries before. No one could any longer describe the forgotten prize, but it was rumored that it was enormous and perhaps infinite. The pieces and the chessboard were set up in a secret tower. Jaromir (in his dream) was the first-born of one of the contending families. The hour for the next move, which could not be postponed, struck on all the clocks. The dreamer ran across the sands of a rainy desert-and he could not remember the chessmen or the rules of chess. At this point he awoke. The din of the rain and the clangor of the terrible clocks ceased. A measured unison, sundered by voices of command, arose from the Zelternergasse. Day had dawned, and the armored vanguards of the Third Reich were entering Prague.

On the 19th, the authorities received an accusation against Jaromir Hladik; on the same day, at dusk, he was arrested. He was taken to a barracks, aseptic and white, on the opposite bank of the Moldau. He was unable to refute a single one of the charges made by the Gestapo: his maternal surname was Jaroslavski, his blood was Jewish, his study of Boehme was Judaizing, his signature had helped to swell the final census of those protesting the Anschluss. In 1928, he had translated the Sepher Yezirah for the publishing house of Hermann Barsdorf; the effusive catalogue issued by this firm had exaggerated, for commercial reasons, the translator's renown; this catalogue was leafed through by Julius Rothe, one of the officials in whose hands lay Hladik's fate. The man does not exist who, outside his own specialty, is not credulous: two or three adjectives in Gothic script sufficed to convince Julius Rothe of Hladik's pre-eminence, and of the need for the death penalty, pour encourager les autres. The execution was set for the 29th of March, at nine in the morning. This delay (whose importance the reader will appreciate later) was due to a desire on the part of the authorities to act slowly and impersonally, in the· manner of planets or vegetables.

Hladik's first reaction was simply one of horror. He was sure he would not have been terrified by the gallows, the block, or the knife; but to die before a firing squad was unbearable. In vain he repeated to himself that the pure and general act of dying, not the concrete circumstances, was the dreadful fact. He did not grow weary of imagining these circumstances: he absurdly tried to exhaust all the variations. He infinitely anticipated the process, from the sleepless dawn to the mysterious discharge of the rifles. Before the day set by Julius Rothe, he died hundreds of deaths, in courtyards whose shapes and angles defied geometry, shot down by changeable soldiers whose number varied and who sometimes put an end to him from dose up and sometimes from far away. He faced these imaginary executions with true terror (perhaps with true courage). Each simulacrum lasted a few seconds. Once the circle was closed, Jaromir returned interminably to the tremulous eve of his death. Then he would reflect that reality does not tend to coincide with forecasts about it. With perverse logic he inferred that to foresee a circumstantial detail is to prevent its happening. Faithful to this feeble magic, he would invent, so that they might not happen, the most atrocious particulars. Naturally, he finished by fearing that these particulars were prophetic. During his wretched nights he strove to hold fast somehow to the fugitive substance of time. He knew that time was precipitating itself toward the dawn of the 29th. He reasoned aloud: I am now in the night of the 22nd. While this night lasts (and for six more nights to come) I am invulnerable, immortal. His nights of sleep seemed to him deep dark pools into which he might submerge. Sometimes he yearned impatiently for the firing squad's definitive volley, which would redeem him, for better or for worse, from the vain compulsion of his imagination. On the 28th, as the final sunset reverberated across the high barred windows, he was distracted from all these abject considerations by thought of his drama, The Enemies.

Hladik was past forty. Apart from a few friendships and many habits, the problematic practice of literature constituted his life. Like every writer, he measured the virtues of other writers by their performance, and asked that they measure him by what he conjectured or planned. All of the books he had published merely moved him to a complex repentance. His investigation of the work of Boehme, of Ibn Ezra, and of Fludd was essentially a product of mere application; his translation of the Sepher Yezirah was characterized by negligence, fatigue, and conjecture. He judged his Vindication of Eternity to be perhaps less deficient: the first volume is a history of the diverse eternities devised by man, from the immutable Being of Parmenides to the alterable past of Hinton; the second volume denies (with Francis Bradley) that all the events in the universe make up a temporal series. He argues that the number of experiences possible to man is not infinite, and that a single "repetition" suffices to demonstrate that time is a fallacy…. Unfortunately, the arguments that demonstrate this fallacy are not any less fallacious. Hladik was in the habit of running through these arguments with a certain disdainful perplexity. He had also written a series of expressionist poems; these, to the discomfiture of the author, were included in an anthology in 1924, and there was 110 anthology of later date which did not inherit them. Hladik was anxious to redeem himself from his equivocal and languid past with his verse drama, The Enemies. (He favored the verse form in the theater because it prevents the spectators from forgetting unreality, which is the necessary condition of art.)

This opus preserved the dramatic unities (time, place, and action). It transpires in Hradcany, in the library of the Baron Roemerstadt, on one of the last evenings of the nineteenth century. In the first scene of the first act, a stranger pays a visit to Roemerstadt. (A clock strikes seven, the vehemence of a setting sun glorifies the window panes, the air transmits familiar and impassioned Hungarian music.) This visit is followed by others; Roemerstadt does not know the people who come to importune him, but he has the uncomfortable impression that he has seen them before: perhaps in a dream. All the visitors fawn upon him, but it is obvious-first to the spectators of the drama, and then to the Baron himself-that they are secret enemies, sworn to ruin him. Roemerstadt manages to outwit, or evade, their complex intrigues. In the course of the dialogue, mention is made of his betrothed, Julia de Weidenau, and of a certain Jaroslav Kubin, who at one time had been her suitor. Kubin has now lost his mind and thinks he is Roemerstadt. • • • The dangers multiply. Roemerstadt, at the end of the second act, is forced to kill one of the conspirators. The third and final act begins. The incongruities gradually mount up: actors who seemed to have been discarded from the play reappear; the man who had been killed by Roemerstadt returns, for an instant. Someone notes that the time of day has not advanced: the clock strikes seven, the western sun reverberates in the high window panes, impassioned Hungarian music is carried on the air. The first speaker in the play reappears and repeats the words he had spoken in the first scene of the first act. Roemerstadt addresses him without the least surprise. The spectator understands that Roemerstadt is the wretched Jaroslav Kubin. The drama has never taken place: it is the circular delirium which Kubin unendingly lives and relives.

Hladik had never asked himself whether this tragicomedy of errors was preposterous or admirable, deliberate or casual. Such a plot, he intuited, was the most appropriate invention to conceal his defects and to manifest his strong points, and it embodied the possibility of redeeming (symbolically) the fundamental meaning of his life. He had already completed the first act and a scene or two of the third. The metrical nature of the work allowed him to go over it continually, rectifying the hexameters, without recourse to the manuscript. He thought of the two acts still to do, and of his coming death. In the darkness, he addressed himself to God. If I exist at all, if I am not one of Your repetitions and errata, I exist as the author of The Enemies. In order to bring this drama, which may serve to justify me, to justify You, I need one more year. Grant-me that year, You to whom belong the centuries and all time. It was the last, the most atrocious night, but ten minutes later sleep swept over him like a dark ocean and drowned him.

Toward dawn, he dreamt he had hidden himself in one of the naves of the Clementine Library. A librarian wearing dark glasses asked him: What are you looking for? Hladik answered: God. The Librarian told him: God is in one of the letters on one of the pages of one of the 400,000 volumes of the Clementine. My fathers and the fathers of my fathers have sought after that letter. I've gone blind looking for it. He removed his glasses, and Hladik saw that his eyes were dead. A reader came in to return an atlas. This atlas is useless, he said, and handed it to Hladik, who opened it at random. As if through a haze, he saw a map of India. With a sudden rush of assurance, he touched one of the tiniest letters. An ubiquitous voice said: The time for your work has been granted. Hladik awoke.

 

He remembered that the dreams of men belong to God, and that Maimonides wrote that the words of a dream are divine, when they are all separate and clear and are spoken by someone invisible. He dressed. Two soldiers entered his cell and ordered him to follow them.

From behind the door, Hladik had visualized a labyrinth of passageways, stairs, and connecting blocks. Reality was less rewarding: the party descended to an inner courtyard by a single iron stairway. Some soldiers-uniforms unbuttoned-were testing a motorcycle and disputing their conclusions. The sergeant looked at his watch: it was 8:44. They must wait until nine. Hladik, more insignificant than pitiful, sat down on a pile of firewood. He noticed that the soldiers' eyes avoided his. To make his wait easier, the sergeant offered him a cigarette. Hladik did not smoke. He accepted the cigarette out of politeness or humility. As he lit it, he saw that his hands shook. The day was clouding over. The soldiers spoke in low tones, as though he were already dead. Vainly, he strove to recall the woman of whom Julia de Weidenau was the symbol. . ..

 

The firing squad fell in and was brought to attention.

Hladik, standing against the barracks wall, waited for the volley. Someone expressed fear the wall would be splashed with blood. The condemned man was ordered to step forward a few paces. Hladik recalled, absurdly, the preliminary maneuvers of a photographer. A heavy drop of rain grazed one of Hladik's temples and slowly rolled down his cheek. The sergeant barked the final command.

The physical universe stood still.

The rifles converged upon Hladik, but the men assigned to pull the triggers were immobile. The sergeant's arm eternalized an inconclusive gesture. Upon a courtyard flagstone a bee cast a stationary shadow. The wind had halted, as in a painted picture. Hladik began a shriek, a syllable, a twist of the hand. He realized he was paralyzed. Not a sound reached him from the stricken world.

He thought: I'm in hell, I'm dead.

He thought: I've gone mad.

He thought: Time has come to a halt.

 

Then he reflected that in that case, his thought, too, would have come to a halt. He was anxious to test this possibility: he repeated (without moving his lips) the mysterious Fourth Eclogue of Virgil. He imagined that the already remote soldiers shared his anxiety; he longed to communicate with them. He was astonished that he felt no fatigue, no vertigo from his protracted immobility. After an indeterminate length of time he fell asleep. On awaking he found the world still motionless and numb. The drop of water still clung to his cheek; the shadow of the bee still did not shift in the courtyard; the smoke from the cigarette he had thrown down did not blow away. Another "day" passed before Hladik understood.

He had asked God for an entire year in which to finish his work: His omnipotence had granted him the time. For his sake, God projected a secret miracle: German lead would kill him, at the determined hour, but in his mind a year would elapse between the command to fire and its execution. From perplexity he passed to stupor, from stupor to resignation, from resignation to sudden gratitude.

He disposed of no document but his own memory; the mastering of each hexameter as he added it, had imposed upon him a kind of fortunate discipline not imagined by those amateurs who forget their vague, ephemeral, paragraphs. He did not work for posterity, nor even for God, of whose literary preferences he possessed scant knowledge. Meticulous, unmoving, secretive, he wove his lofty invisible labyrinth in time. He worked the third act over twice. He eliminated some rather too-obvious symbols: the repeated striking of the hour, the music. There were no circumstances to constrain him. He omitted, condensed, amplified; occasionally, he chose the primitive version. He grew to love the courtyard, the barracks; one of the faces endlessly confronting him made him modify his conception of Roemerstadt's character. He discovered that the hard cacophonies which so distressed Flaubert are mere visual superstitions: debilities and annoyances of the written word, not of the sonorous, the sounding one. • • • He brought his drama to a conclusion: he lacked only a single epithet. He found it: the drop of water slid down his cheek. He began a wild cry, moved his face aside. A quadruple blast brought him down.

]aromir Hladik died on March 29, at 9:02 in the morning.

1943

-Translated by ANTHONY KERRIGAN