OCTAVIO PAZ
Telling and
Singing
On the
Extensive Poem
Kể và Hát
Bàn về Thơ
Triển Nở
A living
story is sung by telling its melody.
Antonio Machado
(Câu chuyện sống động hát bằng cách kể giai điệu của nó).
Thế nào là
thơ triển nở (extensive poem)? Từ điển nói,
triển, to extend, là tăng một cái gì đó, để nó chiếm thêm không gian.
Triển còn
nghĩa lan tràn, phát triển, làm rộng, phơi mở, chiếm phần đất lớn hơn.
Trong
nghĩa sơ khởi, uyên nguyên, triển nở là một ý niệm không gian. Từ đó,
thơ triển
nở là thơ dài. Ngôn ngữ, kể từ khi từ nọ nối từ kia theo một hàng, thơ
dài có
nhiều dòng, đọc mất khá thời giờ. Không gian là thời gian. Nhưng thơ
dài cỡ nào
thì được coi là thơ triển nở? Bao nhiêu dòng?
Mahabharata
(1), hơn hai trăm ngàn câu, vậy mà một uta (2),
chừng ba hay bốn chục câu, được người Nhật coi như một bài thơ dài.
Soledales
của Góngora (3) đúng trên hai ngàn câu. Primero sueno của Sor Juana
Inés de la
Cruz (4), chừng một ngàn, và Divine Comedy (5) chừng mười lăm ngàn. Mặt
khác,
The Waste Land (Hoang Địa) (6) chỉ 434 câu, Un coup de dés (Một Lần Đổ
Xí
Ngầu), của Mallarmé (7) không tới ba trăm câu. Dài ngắn chỉ tương đối,
những
giới hạn không chừng. Số câu không phải là tiêu chuẩn: một bài dài với
người
Nhật, ngắn với người Ấn-độ. Một bài dài với một dộc giả thế kỷ hai
mươi, ngắn
đối với một độc giả thời kỳ Baroque (8). Phải tính tới nhiều yếu tố
khác.
Paul
Valery nói, một bài thơ là sự phát triển của một lời
kêu (exclamation). Đúng là một công thức ngắn gọn, nó cũng đòi một sự
phát
triển. Trong thơ ngắn, khởi đầu và chung cuộc hòa tan vào nhau; gần như
chẳng
có phát triển. Trong một bài thơ đại khái dài, đầu và đuôi dễ nhận, rõ
nét, đầu
ra đầu, đuôi ra đuôi, (chúng có diện mạo riêng); tuy nhiên cùng lúc,
chúng
không thể tách rời. Chúng ta đọc từ dòng đầu đến dòng cuối, không cô
lập các
phần. Trong một bài thơ dài, các phần, trong khi không hoàn toàn tự
chủ, vẫn
hiện hữu như là những phần. Chúng ta không thể cô lập một phần trong
một bài
thơ đại khái dài, bởi vì nó không có nghĩa "trong" và "bởi"
chính nó; nhưng trong thơ triển nở, mỗi phần có đời riêng. Thí dụ như
đoạn
Paolo và Francesca trong Inferno (9) của Dante, hay đoạn Dante và
Matilda ở
cuối cuộc hành trình qua luyện ngục của ông, hay đoạn "Canto on
usury" trong thơ của Pound (10).
Thi
ca được cai quản bởi nguyên lý gập đôi: biến thiên trong
nhất quán (the twofold principle of variety within unity). Trong thơ
ngắn, biến
thiên hy sinh vì nhất quán; trong thơ dài, nó đạt viên mãn về hiện hữu
mà không
cần phá hủy nhất quán. Từ đó, trong thơ dài, chúng ta nhận ra, không
những sự
triển nở, vốn chỉ trong khuôn khổ tương đối, mà còn sự biến thiên tối
đa. Thơ
triển nở do đó thỏa mãn một đòi hỏi khác nữa, cũng họ hàng gần gụi với
định
luật đổi thay trong nhất quán: Lập lại và ngạc nhiên. Lập lại là nguyên
lý chủ
chốt của thi ca. Khổ thơ và những tiếng sắt tiếng chì (accents), nhịp
điệu,
hình dung từ, trong Homer và các thi sĩ khác, câu kệ và biến động tái
đi tái
lại như những đề nhạc và được sử dụng như những ký hiệu để làm mạnh sự
liên
tục. Ở cực điểm kia là những nét gãy, những đổi thay, những phát minh -
nói gọn
lại, điều không đợi không chờ. Điều mà chúng ta gọi là phát triển chỉ
là liên
minh giữa lập lại và ngạc nhiên, tái hồi và phát minh, liên tục và ngắt
nghỉ.
Giản
lược về dạng đơn giản nhất, thiết yếu nhất, bài thơ là
bài hát. Bài hát không là diễn văn, cũng không là giãi bày
(explanation). Trong
thơ ngắn - jarcha (11), haiku (12), epigram, chueh-chu (13), copla (14)
- nền
tảng và hầu hết mọi tình huống vốn là nguyên nhân hay đối tượng của bài
ca bị
bỏ đi. Nhưng để hát sự tức giận của Achilles và hậu quả của nó, Homer
phải kể
những hành vi anh hùng của Achilles và những người dân Archea khác, và
của
những người dân thành Troy.
Bài hát
trở thành chuyện, và chuyện, tới lượt, lại trở thành bài hát. Trong
dạng tức
thì nhất của nó, chuyện là lớp lang của một sự kiện, một lịch sử. Bài
thơ cho
chúng ta câu chuyện của một vị anh hùng. Thơ triển nở vốn từ hùng thi
mà ra.
Nhưng chuyện một vị anh hùng cũng là chuyện của các vị thần, và lịch sử
những
liên hệ giữa hai thế giới, thế giới tử sinh và thế giới thần linh.
Ulysses, Ajax,
Gilgamesh, Aeneas: Đụng độ, yêu đương, và chiến đấu với các thần và nữ
thần.
Chất anh hùng và chất thần thoại hòa nhập. Chủ đề hùng thi là những
hành vi can
đảm của các vị anh hùng, và các vị anh hùng là những bán-thần. Liệu có
chăng
một hùng thi hoàn toàn trần tục, không bị nhiễm sự can thiệp mang tính
siêu
nhiên, và phổ hệ thần thánh? Có người nói: Cantar de mio Cid là một bài
thơ tả
thực. Không. Hiện thực là một ý niệm hiện đại, và bài thơ the Cid là
một bản
văn trung cổ - nói vậy có nghĩa, nó thuộc một thời đại mà qua lại giữa
thực và
siêu nhiên kỳ ảo, là liên tục. Hùng thi một bờ với tới lịch sử, và bờ
kia, tới
huyền thoại. Hùng thi, huyền thoại, và vũ trụ khai tịch luận trong qua
lại
thường hằng. Hùng thi là bà con thứ nhất với thơ tôn giáo. Thơ tôn giáo
tới
lượt chẳng mấy chốc trở thành thơ triết học. Thí dụ thì đầy rẫy, từ
Parmenides
tới Lucretius.
Tây-phương
Ky-tô giáo đưa ra một canh tân, mới và mang tính
gập đôi. Thơ triển nở cổ Hy-La - hoặc hùng, triết, tôn giáo - luôn luôn
khách
quan, nghĩa là, tác giả không xuất hiện ở trong đó. Vigil kể lại cho
chúng ta
chuyện lao động, chuyện yêu đương của Aeneas. Parmenies, hữu là gì và
vô-hữu là
gì. Hesiod, bốn thời đại của trái đất. Trong tất cả những bài thơ này,
tính
khách quan của lớp lang câu chuyện không bị vi phạm, chủ đề bài thơ
không bao
giờ là thi sĩ. Nhưng trong thi ca Ky-tô giáo, một phần tử mới đánh dấu
sự ra
đời của nó: Thi sĩ chính ông ta, như là vị anh hùng. Divine Comedy là
một bài
thơ trong đó tất cả thể loại có trước đó - hùng thi, thần thoại thi,
triết thi
- cùng tới và một câu chuyện được kể. Chủ đề bài thơ không là sự trở về
Ithaca
của Ulysses hay những cuộc phiêu lưu của Aeneas: nó kể lại cuộc hành
trình của
một người đàn ông tới thế giới khác. Người đàn ông đó không phải là một
vị anh
hùng như Gilgamesh nhưng là một kẻ tội lỗi - và lý thú hơn, kẻ tội lỗi
chính là
thi sĩ, Dante the Frorentine. Cổ thi thì vô ngã. Với Dante, "Tôi" xuất
hiện.
Một thay đổi
lớn: ngôi thứ nhất số ít trở thành nhân vật
chính của thơ trương nở. Điều này có thể, vì Divine Comedy là một ám dụ
(allegory) và đó là một canh tân lớn lao thứ nhì của thi ca Ky-tô giáo.
Chuyện
về cuộc hành trình của Gilgamesh tới thế giới khác là một trong những
văn bản
đẹp nhất, bi thương nhất trong văn chương thế giới - một bài ca về sự
cảm nhận
cái chết - nhưng không được coi là ám dụ, bất cứ điểm nào, ở giai đoạn
đó: Cuộc
hành trình của người anh hùng tới miền đất của những người bất tử cho
dù có vẻ
kỳ quái như thế nào đi nữa đối với chúng ta, được trình bày như một sự
kiện
thực, tuyệt đối thực. Cũng chẳng có tính ám dụ những tiết đoạn trong đó
Homer
và Vigil kể cho chúng ta về những cuộc gặp gỡ của Ulysses và Aeneas với
người chết.
Nhưng cuộc hành trình của Dante tới ba thế giới, là ba ám dụ trong một:
Lịch sử
Israel là chìa khóa tới lịch sử loài người, chuyện Gospels là chuyện
cứu chuộc
nhân loại, và chuyện Dante, chuyện của tất cả những kẻ tội lỗi, chuyện
cứu
chuộc qua tình yêu, đó là Ky-tô giáo.
Trong nhiều
đoạn của Vita nuova, Dante sử dụng những biểu
hiện như "Tình yêu nói với tôi", "Tôi thấy Tình yêu tới
gần". Bằng những từ khác, ông thấy Tình yêu và nghe (được) nó. Ông nói
về
nó như thể nó không là một đam mê mà là một người. Tuy nhiên, trong
cùng cuốn
sách, khi bàn về một trong những bài thơ của ông, ông viết: "Có người
có
thể ngạc nhiên thấy tình yêu nói, không phải như là một sự vật trong
chính nó,
hay như một vật thể thông minh, nhưng như một vật thể bằng xương bằng
thịt;
không phải vậy. Tình yêu không thể hiện hữu trong chính nó như một vật
thể
(substance). Chút nào đó, nó là tai nạn của vật thể."
Để hiểu ý
nghĩa của đoạn này, độc giả phải hiểu rằng, theo
như lý thuyết thời trung cổ, có những vật thể thông minh và không thân
xác, như
những thiên thần; những vật thể không thông minh, như những phần tử vật
chất;
những vật thể có sinh khí (animated) nhờ hồn sinh vật hay hồn cây cỏ
nhưng
không sở hữu lý trí; sau cùng, những vật thể có thân xác, thông minh,
những con
người (a). Tuy Tình yêu không là một tinh anh thần thánh (angelic
spirit), một
ác quỷ, hay một chất thú (brute matter), nó cũng không là con người.
Vậy nó là
gì vậy ? Nó là một tai nạn của một vật thể có thân xác và thông minh;
không
phải là một con người nhưng là một điều gì xẩy ra cho con người - một
đam mê,
một cảm nghĩ. Dante còn miêu tả tai nạn này, tuy chưa có hình dạng
nhưng được
sinh ra từ viễn ảnh của một hình dạng (vision of a form), như thể nó
thực sự là
một con người. Như vậy là, ông nhân cách hóa tình yêu. Sau đó, ông giải
thích,
việc ban cho tình yêu những đặc trưng của con người là một đặc quyền
được các
thi sĩ bảo đảm. Kể từ cổ đại, ông nói, các thi sĩ đã sử dụng "những
hình
tượng và những hiệu quả tu từ để nói về những vật vô hồn, như thể chúng
có cảm
quan và lý trí". Tình yêu là một hình tượng của lời nói (Love is a
figure
of speech).
Bằng những
phương tiện nhân cách hóa, thi sĩ xây dựng cây
cầu giữa vô hình và hữu hình, ý nghĩ và sự vật, trừu tượng và đối vật.
Tình
yêu, lòng ham muốn, sự giận dữ, qua lao động ngôn ngữ, được chuyển hóa
thành
những con người, không phải xương thịt, nhưng mà là tưởng tượng. Nhân
cách hóa
là một thời điểm (a moment), trong tiến trình ám dụ. Những nhân cách
hóa - Tình
yêu, Lòng ham muốn, Trinh tiết, Công lý, Giận dữ, Chừng mực - nói với
nhau như
đàn ông đàn bà vẫn làm. Như đàn ông đàn bà, chúng hợp nhất và chia lìa,
gây
chiến tranh, và tạo hòa bình. Có một sự khác biệt, tuy nhiên, cho dù
với bất cứ
hình dạng nào, những hình tượng ám dụ không thực sự là những hình dạng,
nhưng
là những ký hiệu. Yếu tính của một tam giác là hình dạng của nó, có thể
giản
lược về tỷ lệ hình học và toán học. Tuy nhiên, tam giác mà ta thấy được
sơn vẽ
trong nhà thờ trung cổ không còn là một hình dạng: Nó là ký hiệu của sự
thiêng
liêng. Trong ám dụ, khoảng cách giữa hiện hữu (being) và nghĩa
(meaning) biến
mất. Ký hiệu ngốn ngấu hiện hữu. Mỗi phần tử của một ám dụ - mặt, thân
hình, cử
chỉ, ăn mặc - là một đặc trưng (attribute) và mỗi đặc trưng là một ký
hiệu.
Nhưng ám dụ che giấu chúng ta ỏcái rất sự vậtõ mà nó trình bầy cho
chúng ta
(the very thing it presents to us). Nó không là một hiện diện
(presence), tuy
đảm đương một hình dạng xương thịt (corporeal form). Nó là một sự vật
được cảm
nhận không phải tất cả, ngay lập tức bằng mắt nhưng mà dần dần, và chỉ
bằng trí
tưởng. Nhìn một ám dụ là cắt nghĩa nó. Chúng ta chiêm ngưỡng những hình
dạng
của thế giới; chúng ta giải mã, những ám dụ.
Bản chất lý
trí của ám dụ cũng được bày tỏ qua thái độ của
thi sĩ đối với việc làm của mình. Không như thi sĩ Lãng mạn, bị cảm
hứng chế
ngự, thi sĩ ám dụ hoàn toàn cảm nhận về điều ông ta nói. Dante tuyên
bố, giản
dị và rõ ràng: "Đối với một thi sĩ hạng xoàng, người khoác những hình
tượng hay những màu sắc tu từ lên những ý tưởng của mình, thật khổ cho
ông ta vì
không thể cởi bỏ chúng - khi được hỏi - để một người nào đó có thể nhìn
ra ý
nghĩa thực của chúng". Từ đó, ám dụ, tuy được trình bày như những hình
ảnh, chúng thực sự là những bí kíp (scriptures). Giống như Thánh Thư
(Holy
Scriptures), kiểu mẫu của mọi bí kíp, ám dụ che giấu số nhiều của
nghĩa. Trong
Il convivio (The banquet) (II,1), Dante gọi thơ của ông là scriture và
đưa ra
danh sách bốn loại nghĩa có thể rút ra từ những bài thơ đó: Nghĩa đen,
nghĩa ám
dụ ("sự thực giấu diếm bằng lời dối đẹp"), nghĩa đạo đức, và nghĩa
thánh thư, hay nghĩa siêu nhiên. Khung ám dụ của ông là tứ tượng - và
không thể
nắm được. Mỗi ý nghĩa dẫn tới một ý nghĩa khác, cao hơn và ý nghĩa cuối
cùng
thách thức chúng ta về điều không thể biểu hiện, nằm ngoài nguồn cảm
nhận.
Trong một
cuốn sách, thông minh và có tính bác học, Ám dụ
của tình yêu, C. S. Lewis đã hết mình cho đề tài này, ông cẩn trọng
chúng ta
trước lầm lẫn thông thường: Đọc một ám dụ trung cổ như một biểu tượng
(symbol)
(b). Ám dụ và biểu tượng là anh em, cả hai là những biểu hiện của tư
tưởng loại
suy, cả hai quy định một liên hệ bí mật giữa thế giới ý tưởng và thế
giới sự
vật. Nhưng Lewis đưa ra một nhận định cơ bản : "Tương đương cơ bản giữa
phi vật chất và vật chất có thể được trí tưởng tượng sử dụng theo hai
cách...
Bạn có thể khởi sự bằng một sự kiện phi vật chất, như những đam mê mà
bạn
thường kinh nghiệm và rồi có thể phát minh "cái nhìn được",visibilia,
để biểu hiện chúng... Chúng ta cảm thấy giận dữ và tưởng tượng ra một
người
được gọi là Giận dữ với ngọn đuốc... Đó là ám dụ. "Mặt khác, chúng ta
có
thể coi những đam mê của chúng ta như một phó bản hay phản chiếu của
một thế
giới phi vật chất. Đây là tư tưởng của Plato, và nó hàm chứa - tuy ít
khi ý
thức được - trong tất cả chủ nghĩa biểu tượng. Nhìn nguyên mẫu qua bản
sao,
thoáng nhận thế giới xa vời kia trong cõi này, đó là điều Lewis gọi là
chủ
nghĩa biểu tượng hay chủ nghĩa bí tích (sacramentalism). Đối với một
người theo
chủ nghĩa Biểu tượng, thực tại chúng ta thấy hoàn toàn không thực, nó
là biểu
tượng của một thực tại khác. Cái lý tưởng. Cái yếu tính.
Ám
dụ là dạng đắc ý nhất của những thi sĩ trung cổ, mà chúng
ta mắc nợ, Tiểu thuyết của bông hồng, Le roman de la rose, là một trong
số
những tác phẩm. Tuy nhiên, mặc dù sự kiện Dante coi thơ của ông như là
ám dụ,
Divine Comedy - may mắn thay - ngoài ra còn là một cái gì khác, và hơn
hết
thảy, một điều gì không thể giản lược về một dạng hình học khô khan, ma
quái.
Thoái trào của ám dụ bắt đầu vào thời Phục hưng. Hùng thi quái dị xuất
hiện,
trong đó những anh hùng và cảnh ngộ hoàn toàn bịa đặt. Tác phẩm lớn về
thể loại
này là Orlando furioso của Ariosto, một bài thơ ngày nay ít người đọc,
mặc dù
sự kiện, với sức sống động, bước đi mau lẹ, sự trộn lẫn giữa thi ca cao
cả và
khôi hài, tính phi lý và nghĩa thông tục, nó là một cuốn sách hiện đại
một cách
khác thường - một cuốn sách còn sống. Với hùng thi hoạt kê Ý đại lợi -
Boiardo
và Ariosto - tay cầm ám dụ bị gẫy và con đường đã thông tỏ tới tiểu
thuyết và
Cervantes. Trong tiểu thuyết, một nguyên lý được đem ra sử dụng, nó đối
xuyên
tâm với nguyên lý của thơ ám dụ: Hài hước. Ám dụ phát hiện mối qua lại
giữa thế
giới này và thế giới kia, tiểu thuyết nhấn mạnh khoảng cách giữa thực
và ảo
(c). Một bài thơ triển nở khác, thời Phục hưng, cũng của Ý: Gerusalemme
liberata của Tasso. Bước đi không nhanh, phức tạp không bằng Orlando,
nó trầm
trọng hơn, thanh nhã hơn. Chất hài bay tỏa, chuyển vào cõi buồn long
lanh.
Hùng
thi Ý đại lợi, dù là một trong những sáng tác văn học
Âu-châu tuyệt vời, và những bài thơ khác thời Phục-hưng hay thời
Baroque - Os
Lusiadas, The Faerie Queene, Paradise Lost - tất cả đều không tạo được
ảnh
hưởng trong thi ca hiện đại. Nhưng những thi sĩ Lãng mạn - đặc biệt là
Milton,
đã đọc chúng một cách say sưa. Những thi sĩ Lãng mạn xưng tụng hình ảnh
cá nhân
họ, và tìm thấy trong đó những biểu trưng của định mệnh nhà thơ. Milton
thì mù
và ưa nổi loạn, Tasso bị tình yêu hành hạ, khùng, bị bách hại. Độc giả
hiện đại
hờ hững với hùng thi Phục hưng và Baroque có thể do sự kiện những bài
thơ này
là cực điểm của chủ nghĩa nhân bản Hy-La và Phục-hưng trong khi Thời
Hiện-đại
là sản phẩm do đổ vỡ những tiêu chuẩn thẩm mỹ đó. Thật đáng thương.
Multabilitie Cantos, thí dụ vậy, xứng đáng được đọc không phải với cặp
mắt khảo
cổ văn học mà với cặp mắt thi ca hiện đại. Chúng hiện đại mặc dù từ ngữ
cổ,
hiện đại vì những đề tài của chúng - đối thoại giữa biến thiên và nhất
quán,
giữa đổi thay và liên tục - và vì sức sống động của câu kệ, hình ảnh,
cách thể
hiện. Giản lược tối đa được chú trọng và từ ngữ cụ thể. Thiên nhiên, mẹ
của vạn
vật, thì "trẻ hoài tuy đầy già nua (d)/ vẫn chuyển động tuy không rời
ngựa/ không ai thấy tuy hiển hiện tràn đầy". Camoens ít chú trọng tới
nghịch lý và triết học nhưng ngôn ngữ của ông cũng không kém cụ thể so
với
Spencer và dòng kể đơn giản hơn. Tiết kiệm hành động và những ngoài lề
hào
nhoáng. Tuy Camoens đã quá xa chúng ta, một vài đoạn của ông vẫn chưa
mất quyền
năng bùa chú - thí dụ, sự miêu tả Malabar và dân tộc của nó; hay sự
xuất hiện
của Amadastor khổng lồ biến thành Mũi Hảo Vọng (hiện thực hơn, thi sĩ
gọi là
Mũi Giông Bão) hay giai đoạn tuyệt vời Đảo Tình Yêu.
T.
S. Eliot chỉ trích Milton về những biểu hiện La-tinh và
sự hùng biện - một chỉ trích làm ngạc nhiên, cũng chẳng khác gì trách
điều
Eliot tâng bốc chính ông ta: Âu-châu chủ nghĩa. Thất thường chăng? Có
thể,
nhưng đúng hơn, đó là hai viễn ảnh trái ngược của Âu-châu. Với Eliot,
truyền
thống Âu-châu có thể tóm gọn vào hai tên gọi: La-mã và Dante - nói rõ
hơn, trật
tự Ky-tô giáo trung cổ. Với Milton, Âu-châu, trên hết, là quá khứ
Hy-La, tính
tồn cổ Phục hưng, Ky-tô giáo tân tạo và nền khoa học mới. Trong những
lần du
ngoạn Ý, Milton thăm viếng Galio, lúc này sống ẩn dật. Âu-châu của
Milton là
Âu-châu đã phân chia Âu-châu của Eliot. Sự hiểu lầm giữa thời đại của
Milton và
của Eliot cũng y hệt như sự hiểu lầm đã chia lìa Michelangelo với những
họa sĩ
như Matisse và Picasso. Milton sinh 40 năm, sau cái chết của
Michelangelo,
nhưng có một tương tự giữa họ; họ là những nhân cách hóa hiển hách về
mâu thuẫn
giữa Ky-tô giáo và cái đẹp lý tưởng của chủ nghĩa nhân bản ngoại đạo.
Trong các
tác phẩm của cả hai, nguyên mẫu Phục hưng của nhân loại và thiên nhiên
thắng
thế: Chủ nghĩa lý tưởng mang tính thiên nhiên. Những hình tượng họ sáng
tạo có
những thành-phần-nhiều-tính-người của các anh hùng thời cổ đại; chúng
còn được
thừa hưởng tính sống động vốn thiếu vắng trong những kiểu mẫu cổ điển
và trong
những tác phẩm của các họa sĩ, thi sĩ thời đầu Phực hưng. Tính sống
động của
Michelangelo và Milton thì bi thảm, vì nó là viễn ảnh của sự sa ngã của
người anh
hùng vào không gian vô hạn. Qua điều này tôi muốn nói, nó là diễn giải,
cùng
lúc mang tính Ky-tô giáo và Thần thánh (Olympian), của niềm bí ẩn về
tội tổ
tông.
Satan của
Milton chúi xuống mãi, và khủng khiếp hơn nữa, nó
rơi vào chính nó. Hiện đại tính bắt đầu với khám phá ra vô hạn bậc hai
này:
Không gian và Tâm linh. Nhân loại bỗng chốc cảm nhận, nó mất đất đứng,
theo
đúng nghĩa đen của từ này. Khoa học mới mở ra không gian và qua kẽ nứt
này, mắt
người nhìn thấy một cái gì cưỡng chống lại tư tưởng: Vô hạn. Từ đó,
Hiện đại
tính, sơ sinh về thi ca và nghệ thuật, khám phá ra một cơn choáng mới.
Thế giới
của Milton thì hữu hạn, do đó ông có thể vẽ vời đường đi nước bước của
địa
ngục, lò luyện tội, thiên đàng. Một thế giới hữu hạn, nhưng vĩnh cửu.
Loài
người bị số mệnh bắt phải sống tất cả những thế kỷ sắp tới, theo sau Sự
Phán
Xét Cuối Cùng, tất cả chỉ để kinh nghiệm một điều là sẽ chẳng có gì đổi
thay.
Vĩnh cửu tiêu huỷ thời gian và chuyển tiếp; chúng ta bây giờ ra sao thì
mãi sau
vẫn thế. Đây là khác biệt cơ bản giữa trung cổ và thế giới hiện đại.
Tín đồ
Ky-tô giáo trung cổ sống trong không gian hữu hạn và bị số mệnh bắt
phải, hoặc
là người được ân sủng hoài hoài, hoặc mãi mãi vẫn chỉ là một kẻ trầm
luân;
nhưng chúng ta sống trong một vũ trụ vô hạn và bị số mệnh bắt phải biến
mất
hoài hoài. Thân phận của chúng ta thì bi thảm theo một nghĩa mà cả
những người
ngoại đạo thời cổ đại lẫn những tín đồ Ky-tô giáo thời Trung Cổ đều
không nghi
ngờ.
Không một
hùng thi nào của Tây-ban-nha thế kỷ thứ 16, và 17
có thể so sánh được với những tác phẩm mà tôi đã đề cập. Lope de Vega,
bắt
chước Ariosto, viết La hermosura de Angélica, và vài năm sau theo chân
Tasso,
với tác phẩm Jerusalén conquistada. Những bài thơ xứng đáng sự lãng
quên. Lope
cũng viết Gatomaquia, một hùng thi hoạt kê kể chuyện yêu đương, cắn lộn
của mấy
chú mèo trên những mái nhà ở Madrid. Mèo của ông nhiều tính người, còn
người,
quá sao chép những nguyên mẫu. Còn Alonso de Ercilla? Nhiều năm trước
đây,
Neruda khi sửa soạn viết Canto general, cứ muốn tôi đọc Ercilla, những
đoạn mà
ông thán phục. Vừa đọc thấy chán ngấy và bỏ luôn. Văn của Ercilla,
giống như
nước kiệu của một đoàn kỵ binh khi băng qua một cánh đồng. Nhưng sự đơn
điệu
của nó cũng có bù trừ: Chừng mực, hiện thực, quý phái nam tính rõ nét.
Sự ngợi
ca kẻ thù có tính kẻ cả, tù trưởng Caupolican, là một bài học về đạo
đức thi
ca, đặc biệt trong địa bàn riêng của chúng ta, vốn có thói quen hạ nhục
kẻ thất
trận.
Những ngụ
ngôn đầy rẫy trong những thế kỷ đó có thể coi như
là thơ trương nở, ngoại trừ điều này, do quá tự nhiên, chúng là những
đoạn lấy
ra từ cuốn sách lớn là thần thoại. Chúng hầu hết đều được gợi hứng từ
Metamorphoses của Ovid. Nổi tiếng nhất là Fabula de Polifemo y Galatea,
một
trong những bài thơ tuyệt hảo nhất của thi điển Âu-châu - nhưng liệu nó
có phải
là một bài thơ trương nở? Nó có 504 câu - một công trình dài đối với
chúng ta -
nhưng không dài đối với những độc giả thời của nó. Soledales, theo tôi
nghĩ,
cũng không phải là một bài thơ triển nở. Điều đặc biệt ở bài sau không
giản dị
chỉ là số dòng mà là sự triển khai: những phân đoạn giữa các phần khác
nhau, và
những liên hệ và cách đọc giữa chúng. Một bài thơ trương nở phải thỏa
mãn một
đòi hỏi gập đôi: Đổi thay trong nhất quán và kết nối giữa lập lại và
ngạc
nhiên. Trong Soledales, tôi nhận ra không phải triển khai mà là tụ hội
- đôi
lúc làm loé mắt, đôi khi buồn tẻ, và dài dòng - của những mẩu, đoạn,
chi tiết.
Trước đây có lúc tôi muốn nói điều đó và bây giờ, sau cùng tôi đã dám
nói ra:
Soledales là một món đồ khảm trác tuyệt và vô vị. Nó không có hoạt
động, không
có câu chuyện, bị phá hoại bởi những sự khuếch đại quẩn quanh và những
lê thê
dài dòng. Sự lạc đề đôi lúc kỳ diệu - giống như đi lang thang trong một
khu
vườn tuyệt vời - nhưng cuối cùng những kinh ngạc, những viễn ảnh ngây
ngất,
những ẩn ngữ vô nghĩa trở thành mệt mỏi, nhàm chán. Liệu có thể đọc
Soledales,
với thích thú? Thích thú, sự điên khùng thần thánh, là đặc điểm của thi
ca.
Cấu tạo không
có trong Soledales - cấu tạo theo nghĩa của
Aeneid và Divine Comedy, Copla a la muerte del maestro de Santiago và
The
Prelude, The Song of Myself, và Un coup de dés: chúng là những tác phẩm
được
cấu tạo (composed works), bất kể chúng thuộc thể dạng nào. Polifemo,
tác phẩm
đẹp nhất của Gongora theo tôi, thành công hơn, có lẽ bởi vì trong
trường hợp
này người thi sĩ xứ Cordova (Tây-ban-nha) chân thành theo Ovid. Động
tác được
dồn nén, và uyển chuyển như của nhà thơ La-tinh, nhưng tính uyên nguyên
của
Gongora nằm tại ngôn ngữ, vốn lớn lao phi thường và nằm trong cái nhìn
cực lạc
của ông về cõi trần này. Những nhân vật của ông gây ấn tượng ở chúng ta
bởi vóc
dáng siêu nhiên của chúng. Nhân vật Polyphemus của ông không làm chúng
ta cười
như nhân vật do Theocritus nhào nặn ra, cũng không làm chúng ta cảm
động như
những nhân vật chúng ta thừa hưởng từ Ovid: Anh ta làm chúng ta kinh
ngạc. Cũng
như vậy, nếu chúng ta nói về Acis và kết cục bất hạnh của nàng, hay về
người
đẹp Galatea và đam mê của cô: Họ làm chúng ta ngỡ ngàng ngoài dự liệu,
như hầu
hết những nhân vật nam nữ của văn chương, ngoài dự liệu nghĩa là không
cần đến
sự đồng lõa tình cảm, xúc động của chúng ta. Họ không là người, không
là những
nhân vật: họ là những hình ảnh. Thế giới của Gongora không là sân khấu
của
những đam mê của con người hay sân khấu của những trận đánh, những yêu
đương
của những vị thần, nó là một thế giới thẩm mỹ, và những tạo vật của nó
- được
thêu dệt nhờ từ ngữ - là những phản chiếu, những bóng dáng, những chập
chờn, những
ảo tưởng, thật đáng yêu nhưng cũng thật phù phiếm. Còn lại gì, khi cuốn
sách
được gấp lại? Một thiên nhiên được chuyển hóa vào ngôn ngữ. Cái Đẹp.
Ảnh hưởng của
Gongora thì vô cùng. Ông làm giầu bảng ngữ
vựng của chúng ta, dậy chúng ta nhìn và kết hợp những gì chúng ta nhìn
theo
những thế cách khác thường và gợi dục cảm; nhưng ông đã không cho chúng
ta một
viễn ảnh về con người hay về thế giới này và những thế giới ngoài kia.
Ông đã
không dậy chúng ta cấu tạo, theo nghĩa tức thời nhất của từ này: cấu
tạo cái
toàn thể với những sự vật khác nhau (to form a whole with different
things).
Ông được nhiều người bắt chước, tuy ảnh hưởng này chẳng sản xuất ra
được tác
phẩm lớn lao nào, trong số đó, được giữ lại có tác phẩm Primero sueno
của Sor
Juana Inés de la Cruz. Bài thơ của nữ thi sĩ Mễ-tây-cơ đúng là dòng
Gongora mà
ra, nhưng cùng lúc, nó là sự phủ nhận Gongora và tư tưởng thẩm mỹ của
ông: viễn
ảnh về một hồn ma của con người, bị lạc loài trong cõi vô cùng của trời
đất.
Primero đúng là một bài thơ triển nở với một khởi đầu, một phát triển
đa dạng,
và một kết thúc bất ngờ, không mong đợi. Không có tác phẩm nào trong
thi ca thế
kỷ 16 và 17 của chúng ta giống nó. Trong thi ca Tây-ban-nha thời đó, nó
là một
đỉnh cao cô đơn. Một bài thơ về tác động hiểu (act of knowing), và về
những
giới hạn của tri thức. Người ta phải đợi, tới sự xuất hiện Un coup de
dés của
Mallarmé, và những hậu duệ của nó trong thế kỷ riêng này của chúng ta
để tìm
những viễn ảnh và những ám ảnh tương tự.
Mặc dù quá
một đàng, chúng ta là những người thừa hưởng thế
kỷ 18, và những người đi theo nó (không luôn luôn trung thành, quên
tính khoan
dung, và những cung cách tốt đẹp của nó), nhưng về thi ca, nó xa cách
chúng ta
nhiều hơn so với thế kỷ 16 và 17. Trong thế kỷ 18, hiện đại tính đã đi
đến hoàn
toàn hiện hữu, nhưng thi ca hiện đại thì chưa. Những tính chất của
những thơ
triển nở thế kỷ đó đối nghịch với những bài mà chúng ta yêu mến, trong
số những
bài thơ của những thi sĩ Lãng mạn hay Biểu tượng. Essay on Man của
Pope, thí dụ
vậy, là một nghị luận đích thực - sáng suốt, tài tình, duyên dáng, và
được cấu
tạo một cách tỉ mỉ; tuy nhiên tôi tự hỏi, mặc dù vận luật đáng nể, phải
chăng
nó không thể được viết một cách hoàn hảo bằng thơ xuôi. Hùng biện của
Milton,
một mặt khác, hát cho chúng ta nghe, và những đoạn đời dài, rắc rối của
ông ta
làm chúng ta bối rối; và đúng lúc chúng ta muốn gấp cuốn sách lại, một
viễn
tượng thiêng liêng bất thần mở ra trưóc mắt chúng ta, khiến chúng ta
như xuất
thần. Như thể bức màn che chắn thực tại bị xé rách ra từng mảnh, cho
chúng ta
có thể nhìn được phía bên kia. Blake nói, Milton vốn là nhà thơ đích
thực nên
đã ở bên phía của quỉ mà không biết. Kể từ đó, Satan được biến đổi
thành một
hình tượng đã tham dự vào anh hùng tính vị tha nhân của Prometheus,
trong tính
liều lĩnh dám phiêu lưu của Icarus, và trong tình yêu tự do. Satan: Phá
hoại
lật đổ, và diễu cợt, sa đọa và buồn bã. Và hứa hẹn cứu rỗi. Ông hoàng
sa ngã,
Lucifer - ngôi sao mai, kẻ cầm đuốc trao trả bóng tối - đã mê hoặc đám
Lãng mạn
và những kẻ kế tục của họ. Trong Chung cuộc của Satan của Hugo, tay
thiên thần
nổi loạn này đã làm rớt một cái lông trong lần té vô tận. Chạm phải cái
nhìn
của Thượng đế, cái lông đã biến thành thiên thần Tự Do.
Chủ nghĩa
Lãng mạn đã biến đổi thật sâu xa thơ triển nở,
kiến trúc, đề tài cũng như những cơ sở thành lập của nó. Chủ nghĩa Lãng
mạn là
một canh tân, cũng sâu xa không kém, so với sự canh tân của ám dụ. Ngay
thoạt
đầu, nó giới thiệu thành phần chủ, như đề tài của bài thơ: "Tôi" của
nhà thơ, con người rất người của ông ta. Tiếp đến nó biến bài hát thành
chính
câu chuyện. Qua điều này tôi muốn nói câu chuyện của bài hát là chính
bài hát;
đề tài của bài thơ là chính thi ca. Hay nói một cách sắc sảo như
Machado: một
câu chuyện được hát, một giai điệu được kể. Kể là cùng một lúc liên hệ
và đặt
thành thơ (to tell is simultaneously to relate and to put in verse):
Tôi nhắc
lại, câu chuyện trở thành bài hát và tôi hát rằng bài hát kể câu chuyện
(I sing
that the song tells the story). Thơ Lãng mạn có - như là đề tài của nó
- bài
ca, ca sĩ: bài thơ, thi sĩ. Trong Divine Comedy, nhân vật không phải là
một bán
thần mà là một kẻ tội lỗi: thi sĩ người Florence, Dante Alighieri, một
người có
thật nhưng cùng lúc cũng là một ám dụ về một kẻ sa đọa. Đề tài Don Juan
của
Byron không phải là kẻ phóng đãng của huyền thoại xứ Seville nhưng là
chính thi
sĩ. Don Juan không phải là một ám dụ về Byron: anh ta là một mặt nạ
biểu tượng,
a persona. Byron là cả hai: Byron và sự phản chiếu đã siêu thoát ông:
một nhà
thơ tự do, nổi loạn. Một phản chiếu có tính trần thế, một ấn bản vừa
tinh thần
vừa thân xác của một nguyên mẫu: Satan, thiên thần của tự do.
Biểu tượng
hoạt động theo hướng đối nghịch với ám dụ. Blake
viết một bài thơ hùng ca-biểu tượng (epic-symbolic poem) với Milton là
một hình
tượng ở trong đó; nhưng Milton của Blake sau cùng chính là Blake, ông
ta tới
lượt lại là sự tỏ bầy nhân bản về tưởng tượng thi ca. Theo Blake, tưởng
tượng
có nhiệm vụ chuyển hóa, qua nhà thơ, "Những Đứa Con Của Hồi Tưởng"
(thi ca Hy La) trở thành "Những Đứa Con Của Cảm Hứng" (thi ca thời
mới). Milton của Blake, sự nhập xác của sinh lực vĩnh cửu (Satan),
không phải
là một ám dụ, anh ta là biểu tượng của nhà thơ mới. Thi ca mới nhắm tới
chuyện
chấm dứt sự bắt chước ỏnhững bài viết hư hỏng của Virgil, Ovid, và của
những
người ngoại đạo khác, những tên nô lệ của cây gươmõ. Trong Milton của
Blake,
thơ của thi sĩ và thơ của thi ca nối liền nhau.
Thật không
khó nhận ra hai ghi nhận này, không thay đổi
trong vóc thơ biểu tượng, trong tất cả những bài thơ lớn Lãng mạn:
Hyperion của
Holderlin, Adonais của Shelley, The Rime of the Ancient Mariner của
Coleridge.
Trong The Prelude, hai phần tử này xuất hiện, trực tiếp và rõ ràng.
Wordsworth
nói cho chúng ta cách tạo thành nhà thơ Wordsworth, từ ấu thời mộng mị
tới
trưởng thành. Nhưng đó không phải là một tiểu sử, tuy những đoạn đời
không bị
gạt bỏ. Nhân vật thực của The Prelude là tưởng tượng thi ca, nó được
sinh ra
như thế nào trong một đứa trẻ, nó nhạt nhòa đi như thế nào, và nó biệt
tích ra
sao; và bằng cách nào, trong lúc ngắm nhìn thiên nhiên và xã hội loài
người,
nhà thơ trưởng thành mang nó trở lại với đời sống. Nó là một bài thơ
sống động
do một chuyển động kép: quãng tới trưởng thành cũng là quãng về thơ ấu.
Chủ đề
bài thơ mang tính tâm lý, triết lý và trên tất cả, mang tính thi ca và
tôn
giáo: tìm, lấy lại đôi mắt của trẻ thơ. Sự đòi hỏi tri thức ngây thơ vô
tội.
Bài thơ của thi sĩ trở thành một, với thơ của thơ (one with the poem of
the
poem).
Chủ nghĩa
Biểu tượng lấy chủ đề lớn này của thi ca Lãng mạn,
thi ca của thi sĩ và thi ca của bài thơ, và giữa hai cực này, nó để
trần cuộc
thoại giữa hài hước và loại suy (irony and analogy). Giữa âu lo về thời
gian và
viễn ảnh về một trao đổi đại chúng. Một cuộc thoại chấm dứt bằng trắc
trở, bất
hoà, như trong Baudelaire. Thi ca Biểu tượng còn giới thiệu một thay
đổi khác
nữa, cái này thật cấp tiến. Nó áp dụng vào thơ triển nở tính thẩm mỹ
của thơ
ngắn. Thơ Biểu tượng ghét cắt nghĩa. Nó không thèm kể và ngay cả nói:
nó đề
nghị. Bài ca của nó vén vào sự yên lặng. Một trong những phần tử của
thơ triển
nở là sự liên tục phát triển của nó, nói vậy là về tuyến tính cấu tạo
(the
linear nature of the composition): thời đoạn tiếp nối thời đoạn, đoạn
này nối
với đoạn trước và đoạn sau, không ngắt không rời. Thi sĩ Biểu tượng phá
huỷ sự
liên tục này: hắn âu yếm chỗ lặng, khoảng trống. Bài thơ biểu tượng là
một quần
đảo những khúc đoạn. Sự phát triển bị phân tử hóa. Không giống những
khúc đoạn
của thơ Lãng mạn, chúng không nối kết với nhau theo chuỗi từ mà bằng
những lặng
lẽ, những cuốn hút, những mầu sắc. Tiếp nối ngầm, không lộ rõ. Sau
cùng, những
ẩn dụ (metaphors) và biểu tượng tràn trề trong thơ Biểu tượng, khi miêu
tả, kể
lể, bị bỏ đi. Một sự chạm trán giữa triển nở và dũng mãnh (insentive):
Thơ
triển nở trở thành một khúc (sequence), của những hồi ác liệt
(insentive
moments).
Một thí dụ
đẹp nhất của những thi tính mới mẻ này, Un coup
de dés, một bài thơ lạ: hành động viết một bài thơ là chủ đề của nó.
Nhưng đây
là một bài thơ không hề được toan tính trước: một bài thơ tuyệt đối.
Không phải
một bài thơ, mà 'thơ' về thơ ('the' poem on the poem). Chủ đề của Sor
Jiana
Inés de la Crez - bài thơ về tác động hiểu - lại xuất hiện ở đây, được
đẩy đến
tận cùng. Câu trả lời cũng phủ định như nhau: Thơ (the poem) về thơ, là
một bài
thơ về thơ. Không có bài thơ khác, ngoài bài tôi đang viết, bằng một
ngôn ngữ
được sinh ra để mất đi (there is no other poem except the one I am now
writing
in a language destined to disappear). Từ đó thơ của thơ, của Holderlin
và của
những nhà thơ Lãng mạn khác đã vươn tới đỉnh cao trong phê bình và phủ
nhận của
nó: chúng ta bị kết án phải viết cũng vẫn một bài thơ và mỗi ấn bản của
bài thơ
đại chúng này, thì đặc thù và tương đối. Cái cảm giác mà Mallarmé đã có
được
khi ông khám phá ra hệ tư tưởng của Hegel vào năm 1866 là một sự kiện
được
nhiều người biết. Có một sự ưu ái cuốn hút không thể nghi ngờ giữa
triết gia và
thi sĩ: cả hai đều lấy diểm khởi hành của mình là một phương trình tối
hậu về
hiện hữu và hư vô (d). Theo Hegel, biện chứng pháp được sinh ra là để
làm trung
gian giữa những thế cách khác nhau của hiện hữu cho dến khi nó đạt được
cõi tự
tại viên mãn của nó. Tư tưởng này tương hợp với tham vọng của Mallarmé:
giản
lược cơ may (ngôn ngữ), về một con số tuyệt đối (bài thơ). Khi tới vị
trí đối
nghịch thảm hại với vị trí của một Hegel ngạo mạn - và trong thái độ
này thì sự
khiêm nhường của Mallarmé cũng khôn ngoan chẳng kém - ông đã đành thốt
lên một
tiếng đại khái như là 'có lẽ'. Cái hộp xúc xắc thi ca không thể loại
trừ cơ
may: không có con số tuyệt đối. Nếu có thì nó không thể hiểu và cũng
không thể
diễn tả được. Mỗi bài thơ, mỗi con số là một tuyệt đối tức thời. Một
bài học về
sự nhã nhặn và về chủ nghĩa anh hùng. Nó là một sự trở về ngầm với
Kant, mặc dù
Mallarmé có thể không ý thức điều này. Kant kẻ tạo dựng hiện đại tính
thực sự,
là người đầu tiên cảnh cáo chúng ta trước những cơn mê sảng của biện
chứng
pháp, mà ông gọi một cách xác đáng là "triết học của ảo tưởng".
Ở một cực
điểm khác: Walt Whitman. Để có một ý niệm về hiện
đại tính phi thường của ông, chúng ta cần phải nhớ lại thời điểm xuất
bản cuốn
Song of Myself: 1855. Vào thời gian đó ở Âu-châu và ở Mỹ những gì đã
được viết
ra? Thơ của Mallarmé xuất hiện gần nửa thế kỷ sau đó, vào năm 1897.
Nhưng điều
chia cách hai nhà thơ còn hơn cả vấn đề ngày tháng: tác phẩm của họ
nhắm tới
những lối đi tương phản - tuy bổ khuyết cho nhau - những lối đi mà thế
kỷ 20 sẽ
đi theo. Whitman lấy lại đề tài Lãng mạn về thi sĩ như chủ đề của bài
thơ. Cùng
lúc ông thay đổi tận cùng truyền thống này. Ông không kể cho chúng ta
câu
chuyện về một nhân vật có tính thần thoại, đằng sau hình dạng vật lý
của nhân
vật nhà thơ che đậy chính mình, như trong Hyprion của Holderlin hay
Childe
Harold của Byron. Ông cũng không viết một tiểu sử thi ca theo kiểu
Prelude của
Wordsworth. Song of Myself không phải là một kết toán thi ca mà là một
triển nở
thi ca. Ông không nói những luẩn quẩn loanh quanh đời ông, hay đời
riêng ông.
Nhà thơ hát về một tôi mà cũng là một anh, một nó, một chúng ta. Ông là
một ở
giữa nhiều, và là một hữu thể độc nhất: một bộ hành lang thang và một
vũ trụ
(cosmos). Thời gian của bài thơ cũng không có trước, bởi vì nó không là
quá khứ
huyền hoặc cũng không là hiện tại phi thời gian. Nó là một hiện tại
đóng: 1855,
và là một hiện tại không có ngày tháng gì hết; cái ở đây và cái bây
giờ, tới và
đi mỗi ngày, ngay từ khi con người là người. Whitman lấy lại bản chất
uyên
nguyên của thời gian, không từ quá khứ huyền hoặc nhưng qua sự nhận
chìm vào
phút giây hiện tại. Cái gì đang xẩy ra bây giờ là mãi mãi đang xẩy ra.
Hình thức của
bài thơ cũng tương phản trực tiếp với
Mallarmé. Cả hai tránh nhịp điệu, nhưng trong khi nhịp điệu của
Mallarmé chủ về
thị giác - sự sắp xếp những dòng trên những trang, những khoảng trống,
những
mẫu tự khác nhau - nhịp của Whitman là nhịp nói: một điều chúng ta
không thể
nhìn nhưng nghe. Một sự trở về cội gốc của thi ca: từ nói. Mallarmé
ngợi ca sự
dè dặt, niềm im lặng, những trống vắng, ngôn ngữ của ông đến từ việc
viết, và
là một ngôn ngữ tinh tế. Ngôn ngữ của Whitman là ngôn ngữ nói, và những
thái
quá của nó, không do sự chính xác, mà do tính thuyết pháp và cử chỉ
điệu bộ.
Trong niềm hân hoan nhà thơ muốn nói tất cả mọi chuyện. Ông mất đi, và
nhận
lại, nhờ sự dễ dãi trong việc liệt kê không ngừng nghỉ với sự thích
thú; một sự
thích thú vừa có tính trẻ thơ vừa vũ trụ, ông đi từ san sẻ bí mật tới
thuyết
phục tới tiên tri. Trong khi tán dương cái tôi, ông tán dương cái chúng
tôi.
Dân chủ của ông có tính tự do bình đẳng và vũ trụ. Một bài thơ về sự
hòa giải
những quyền lực thù nghịch: thân xác và linh hồn, hiện tại và quá khứ,
cái tôi
và cái anh, trắng và đen, đàn ông và đàn bà, cao và thấp. Song of
Myself chấm
dứt như là một bài thơ về sự thành lập một cộng đồng tự do, một tình
anh em
giữa con người, giữa con người và sự vật, cho dù chúng là những vì sao,
những
con chuột, con hổ hay xe lửa, cây cối, những bài sonnets. Mallarmé:
tiếng hát
của một thi sĩ cô đơn đối mặt với vũ trụ. Whitman: tiếng hát tạo dựng
một cộng
đồng tự do của những con người bình đẳng. Với hai nhà thơ, một hiện đại
tính
chấm dứt - thi ca Lãng mạn, chủ nghĩa Biểu tượng - và một bắt đầu: hiện
đại
tính của riêng chúng ta.
Mexico City,
1976
(Nguyên bản
tiếng Tây-ban-nha. Nguyễn Quốc Trụ chuyển qua
tiếng Việt từ bản tiếng Anh, của Helen Lane, trong The Other Voice,
Essays on
Modern Poetry, nhà xb Harcourt Brace Jovanovich, NY. Phần ghi chú là
của Nguyễn
Tiến Văn).
Chú thích của
tác giả:
(a)
Coi ghi chú của
André Pézard về Vita nuova XXV (Paris: Nagel, 1953).
(b) Tôi thú
nhận chính tôi có lỗi, về lầm lẫn này trong
những trang đề tặng Dante và Vita nuova, trước đây hơn ba mươi năm, La
inspiración, trong El arco y la lira).
(c) Tôi đã đề
cập về sự liên hệ tương phản giữa loại suy và
hài hước trong El arco y la lira (Chương Ambiguedad de la novela),
trong El
signo y el garabato (La nueva analogía, Mexcico City, 1973) và trong
Los hijos
del limo (Analogía e ironía).
(d) Một ý
nghĩ có thể tìm thấy trong tư tưởng Ấn Độ, đặc
biệt trong Phật giáo Nagarjuna.
Ghi chú của
Nguyễn Tiến Văn:
(1) Sử thi Ấn
Độ bằng tiếng Phạn (Sanskrit), do hiền triết
Vyasa kết tập vào khoảng hai ngàn năm trước đây, nói về sự tranh chấp
của anh
em dòng họ trong cuộc nội chiến, với những dục vọng và đạo đức muôn
thuở. Xuyên
suốt lịch sử trở thành kinh điển, giáo dục, và giải trí cho dân gian Ấn
Độ và
khắp Đông Nam Á.
(2)
Ca vịnh (Nhật Bản).
(3)
Góngora (1561-1627): Nhà thơ lớn Tây Ban Nha thời hoàng
kim của văn học nước này, Soledales, Cô Đơn, tập thơ trường thiên ca
tụng đời
sống ruộng vườn, đầy điển tích diễm lệ và thần kỳ.
(4)
Sor Juana Inés de la Cruz (1651-95): Nhà thơ nữ Mexico,
vào tu viện từ năm 16 tuổi nhưng phát lộ thiên tài thần đồng, tự tu
luyện về
văn học cổ điển và khoa học dù bị lớp bề trên trong giáo hội chỉ trích.
Bà cực lực
bênh vực cho nữ quyền và tự do trong phát triển trí tuệ. Tập trường thi
Primero
Sueno (Giấc Mộng Đầu) soạn năm 1680 là danh tác của bà. Ngoài ra bà còn
soạn
kịch cả về đạo và đời. Những năm cuối, bà chú tâm vào đời sống tâm
linh, và qua
đời khi cứu giúp dân chúng trong cơn bệnh dịch. Octavio Paz đã dịch tác
phẩm và
giới thiệu tiểu sử của bà.
(5)
Dante (1265-1321): Nhà thơ Ý, tác giả Divina Comedia
(Kịch Trời), hoàn tất năm 1321 gồm 100 thi khúc (canto), chia làm ba
phần: Địa
ngục, Luyện ngục, và Thiên Đàng, tổng hợp toàn bộ tư tưởng và đời sống
Ky Tô
giáo thờ Trung Cổ.
(6)
The Waste Land (Hoang Địa): Tập thơ của T(homas)
S(tearns) Eliot (1888-1965) ra đời vào năm 1922, nói về cảm thức bàng
hoàng của
trí thức phương Tây tỉnh mộng sau Đại Chiến 1914-18. Ảnh hưởng khắp thế
giới,
nhất là những vùng thuộc địa cũ của Âu Châu, vì giấc mộng tiến bộ khoa
học và
ngày mai tươi sáng bị ngay chính giới ưu tú của "mẫu quốc" chối bỏ.
Người ta có thể lấy năm tác phẩm này được dịch ra các ngôn ngữ khác, để
đánh
dấu sự bước vào đương đại (tức hậu hiện đại) của các dòng văn học địa
phương -
chẳng khác nào lấy dịch bản của tác phẩm Tractatus Logico-Philosophicus
(1921),
Luận Lý Triết Học Luận, của Ludwig Wittgenstein (1889-1951), triết gia
người
Aó, để đánh dấu dòng triết học mới của thế kỷ thoát khỏi những lộng
ngôn duy
tâm và siêu hình vô căn cứ.
(7)
Stéphane Mallarmé (1842-98): Nhà thơ tượng trưng của
Pháp triệt để cách tân thơ siêu thoát mọi rằng buộc. Được gọi là nhà
thơ của
các nhà thơ, ảnh hưởng của ông với công chúng bị giới hạn bởi ngôn ngữ
tinh
luyện và bị coi là bí hiểm, nhưng tầm quan trọng vô song với các thi
sĩ. Bài
"Un coup de dés" (Một lần gieo xúc xắc) dài chỉ hai trang, là tác
phẩm tiêu biểu của ông.
(8)
Baroque: Phong cách nghệ thuật Âu Châu từ cuối thế kỷ 16
tới đầu thế kỷ 18, nhất là trong âm nhạc, hội họa và kiến trúc; đề cao
cảm
tính, năng lượng, và động tính, kịch tính, nhấn mạnh tiếng nói cá nhân,
và sẽ
mở màn cho phong cách lãng mạn.
(9)
Dante: Inferno (Địa Ngục).
(10)
Ezra Pound (1885-1972): Nhà thơ lớn Hoa Kỳ, ảnh hưởng
khắp châu Âu và thế kỷ 20. Kiệt tác Thi Khúc (Canto) 1925-1969 mở rộng
biên
cương thơ bao trùm mọi địa hạt của trí tuệ, xã hội, lịch sử, và mọi
dòng văn
hóa, ngôn ngữ. Vì thiên kiến chống Mỹ trong thế chiến II, ông bị bắt và
kết tội
phản quốc, được chuyển qua an trí tại bệnh viện tâm thần suốt 12 năm
(1945-58)
nhờ sự can thiệp của hầu hết những tên tuổi lớn về văn hóa khắp thế
giới.
"Canto on Usury" (Thi Khúc về Vay lãi) đề cập quan niệm về tư bản, và
chủ trương kinh tế tránh người bóc lột người, của ông.
(11)
Jarcha: thể thơ bình dân tại Tây Ban Nha dùng ngôn ngữ
thông tục, viết bằng tiếng Ả Rập hay tiếng Romance, diễn tả nỗi nhớ
nhung của
phụ nữ, nhưng do phái nam viết.
(12)
Haiku: hài cú, thể thơ ngắn gồm 17 vần, theo cấu trúc
5/7/5 rất thích dụng cho việc bầy tỏ cảm nghĩ hay xúc động đầy hình
tượng tức
thời mang thi vị của thiên nhiên và trực ngộ của thiền tông. Nổi tiếng
nhất
trong các nhà thơ hài cú là thiền sư lang thang Basho (1644-94), tức
Tùng Vĩ Ba
Tiêu (Ngọn Thông Tầu Chuối), của Nhật. Octavio Paz là người đầu tiên
gìới thiệu
thể thơ này với phương Tây. Ở Việt Nam, có tập "Bashô và thơ hài cú"
của nhà nghiên cứu văn học thế giới Nhật Chiêu (nhà xb Văn Học, 1994).
(13)
Chueh chu: triệt cú, thể thơ mỗi bài 4 câu, mỗi câu 5
hoặc 7 chữ, hình thành đời Đường Trung Quốc nên thuộc thơ Đường luật.
(14)
Copla: đoản khúc trong một bài thơ có niêm luật riêng,
thịnh hành trong thơ Tây Ban Nha cho tới bây giờ.
Nguyễn Quốc Trụ
chuyển ngữ