1.
Jorge Luis Borges: Thiên Thư
Gửi
những cư dân của một đền thiêng Sài Gòn, đã từng đọc ra
câu thần chú của Đức Thánh Trần: Hãy lấy nước mà dựng đất, và từ đó, có
một dân
tộc được gọi là "thuyền nhân".
JT
Nhà
tù sâu. Bằng đá. Như một nửa trái cầu thật tròn trịa.
Mặt đất, cũng bằng đá, chặn đứng nhà tù, khi nó mon men tới gần vòng
tròn lớn,
như để tăng thêm cảm giác tù túng. Một bức tường cắt nhà tù ngay tại
tâm của
nó. Tường thật cao, nhưng không đụng mái cầu bên trên. Một bên bức
tường, là
tôi, Tzinacán, đạo sĩ ở kim tự tháp Qaholom. Tháp này đã bị Pedro de
Alvarado
thiêu rụi. Bên kia, là một con báo. Con vật đếm thời gian và không gian
bên
trong chuồng bằng bước chân vô hình, đều đặn của nó. Sát mặt đất, là
một cửa sổ
lớn, có chấn song, ăn vào bức tường giữa nhà tù. Vào giờ không bóng
[giờ ngọ],
người ta mở cái bẫy sập ở bên trên, và người gác, cũng mòn mỏi dần theo
năm
tháng, ròng xuống một sợi cáp, ở đầu sợi cáp là nước uống và vài mẩu
thịt. Ánh
sáng nhờ đó cũng tuôn vào căn hầm. Và đó là lúc tôi có thể nhìn thấy
con báo.
Tôi
cũng không còn nhớ rõ mình đã trải qua bao năm tháng ở
trong cõi tối tăm này. Tôi, vốn ngày nào trẻ măng, còn đi lại trong
chuồng,
chẳng làm chi ngoại trừ chờ, kết thúc của đời mình, mà ông trời đã
quyết định,
bằng thái độ của một kẻ biết mình sẽ chết. Tôi, ngày nào, với con dao
bằng đá
nhọn hoắt, mở banh ngực biết bao nạn nhân, giờ này không làm sao nhắc
nổi thân
hình lên khỏi bụi bặm, nếu không nhờ ma thuật.
Buổi
tối, bữa tháp bị đốt, đám kỵ sĩ, từ những con ngựa cao
lớn, đã tra tấn tôi, bằng những thanh sắt nặng nề. Họ tra khảo, bắt chỉ
ra nơi
chôn giấu kho tàng. Họ đạp đổ tượng trời, ngay trước mắt tôi, nhưng
trời đã
không bỏ tôi, và tôi cứ thế lặng câm, trong những lần tra tấn. Họ đánh
đập, dầy
vò, chà nát thân xác tôi. Rồi tôi tỉnh dậy, thấy mình ở trong nhà tù
này, nơi
kéo dài những ngày sống còn lại của mình.
Bị
thúc đẩy bởi ý nghĩ, phải làm một điều gì nhằm lấp đầy
thời gian, tôi tính hồi tưởng, trong bóng đêm, tất cả những gì tôi đã
biết. Tôi
đốt phí, hết đêm nay tới đêm mai, cố nhớ lại một số rắn đá, bao nhiêu
con, con
nào trước, con nào sau; hình dạng một thứ dược thảo. Bằng cách đó, tôi
trốn
chạy năm tháng, và sở hữu tất cả những gì đã từng thuộc về mình. Một
đêm, tôi
cảm thấy mình đang sáp gần một kỷ niệm thật quí báu, như thể, trước khi
nhìn
thấy biển, kẻ du lịch chợt nhận ra, rằng máu mình sôi động. Vài giờ
sau, kỷ
niệm thấp thoáng hiện ra.
Đây
là một trong những truyền thống liên quan tới ông trời.
Tiên đoán ra được rằng, vào cuối thời gian, sẽ xẩy ra rất nhiều tai
ương và
điêu tàn, vào cái ngày đầu tiên sáng tạo ra vũ trụ, ông trời viết ra
một câu
thần chú; biết được câu thần chú này, là tránh khỏi mọi tai tương. Ông
trời
viết, theo một cách mà bao nhiêu thế hệ sau này, dù xa xăm cách mấy,
hoặc may
mắn, tình cờ tới cỡ nào, cũng không làm sao mở ra được. Chẳng ai biết
ông trời
đã viết ở đâu, và bằng những con chữ gì, nhưng chúng ta chẳng hề nghi
ngờ, rằng
câu thần chú chắc chắn là ở đâu đó, và sẽ có ngày có người được chọn
lựa, và
người đó sẽ mở ra được. Tôi suy nghĩ, như là chúng ta luôn luôn thấy
đấy, lúc
này chúng ta đang ở những ngày cuối cùng của thời gian, và tôi, với tư
cách vị
tu sĩ cuối cùng của đạo trời, có thể mình sẽ có đặc ân mở ra câu thần
chú. Sự
kiện, những bức tường nhà tù bao quanh, chẳng làm sao ngăn cấm hy vọng
này của
tôi. Có thể tôi đã từng nhìn thấy câu thần chú này hàng nghìn lần, được
ghi tại
Tháp Qaholom, và đã bỏ qua không tìm hiểu.
Ý
nghĩ này cho tôi can đảm, nhưng liền lập tức, nó làm tôi
choáng váng. Trời đất bao la như vầy, bao la những hình dáng cổ xưa,
bao la
những hình dáng không thể lụi tàn, gần như thiên thu vĩnh viễn cứ như
vậy: bất
cứ một hình dáng nào trong hằng hà sa số đó, cũng có thể chứa đựng
thiên thư.
Một ngọn núi cũng có thể là lời của trời, hay một dòng sông, một đế
quốc, hay
là sự sắp xếp của những vì sao. Nhưng qua bao thế kỷ, núi mòn đá lở,
sông thay
đổi dòng, đế quốc tang thương dâu bể, con đường của những vì sao khác
đi. Nhà
trời cũng đâu tránh được sự chuyển nhượng, từ thế lực này qua thế lực
khác. Núi
và sao là những cá thể, và những cá thể qua đi. Tôi phải kiếm một thứ
gì bền bỉ
hơn, ít bị hư hỏng hơn. Tôi nghĩ tới đời này qua đời nọ những loài ngũ
cốc, cây
cỏ, chim chóc, con người. Có thể câu thần chú được viết trên mặt tôi,
và chính
tôi là mục đích sự tìm kiếm của mình. Đúng vào lúc đó, tôi chợt nhớ ra
là con
báo cũng là một trong những tùy tùng của trời, cũng do trời mà ra.
Thế
là lòng thành kính dâng lên ở trong tôi. Tôi tưởng tượng
ra buổi sáng đầu tiên của thời gian. Tôi tưởng tượng, trời đã giấu câu
thần chú
ở trong da của những con báo, một loài vật quần tụ, sinh sôi nẩy nở đời
này qua
đời khác, ở hang, đồng, đảo, và sau cùng con người đã nhận chúng. Tôi
tưởng
tượng một mạng lưới những con hổ như thế đó, một mê cung nóng bỏng
những con
hổ, reo rắc khủng bố ghê rợn trên những cánh đồng, giữa những đàn súc
vật, để
bảo tồn một ý đồ. Phòng giam kế bên chứa một con báo. Trong gang tấc
như thế
đó, tôi nhận ra mối tương liên và niềm ân điển bí ẩn.
Tôi
đã trải qua những năm tháng dài, để học hỏi trật tự và
sắp xếp những công việc phải làm. Cứ mỗi ngày mù lòa cho tôi chút ánh
sáng, và
tôi có thể gắn chặt vào hồi ức của mình những khoảng đen đánh dấu bộ
lông vàng.
Có những khoảng cho thấy những điểm, những khoảng khác làm thành những
đường
vằn ăn vào mặt sau những ngón chân; những khoảng khác lập đi lập lại
hàng năm.
Có thể vẫn chỉ là, cùng một âm thanh, hay cùng một từ. Rất nhiều khoảng
có
những đường viền mầu đỏ.
Cực
nhọc trần ai, làm sao tôi có thể nói ra cho hết được. Đã
bao lần, tôi la lớn, vào những bức tường, chuyện giải ra một câu thần
chú như
vậy, là điều không thể. Hết còn cảm giác, tôi đánh vật với câu đố đang
hành hạ
tôi, dù sao cũng chưa cực nhọc nhiều, nếu so với toàn thể câu đố mẹ của
mọi câu
đố, tức là là câu thần chú mà ông trời đã viết ra. "Câu nói lên sự
thông
minh tuyệt đối, nó phải như thế nào?" Tôi suy nghĩ, ngay trong những
ngôn
ngữ con người, mỗi câu nói là giả dụ tất cả vũ trụ. Nói "hổ", là nói
những con hổ đẻ ra "hổ", những con hươu, những con rùa mà
"hổ" đã xé xác, cỏ mà những con hươu sống nhờ nó, đất là mẹ của cỏ,
không gian đem ngày đến cho đất. Tôi suy nghĩ thêm, trong ngôn ngữ của
một ông
trời, lời nói đẻ ra một chuỗi vô tận những sự kiện, không phải theo
kiểu ôm
vào, mà là mở ra; không phải theo cách liên lũy, mà là tức thì. Cùng
với thời
gian, ý niệm về một câu nói thiêng liêng, đối với tôi, nó có vẻ chứa
đầy nguy
nàn, và cũng không kém phần bổ báng. Tôi nghĩ, "Ông trời chỉ nói một
từ,
và từ này ôm ở trong nó sự tràn đầy. Bất cứ một từ, đẻ ra từ đó, đều
chỉ là thứ
yếu, so với vũ trụ, và chẳng thể nào được coi là hoàn tất, so với tổng
số thời
gian. Những từ đầy ứ tham vọng, nhưng cũng thật nghèo nàn đáng thương
của con
người, "tất cả, thế giới", vũ trụ": chỉ là những cái bóng, những
âm thanh nhai nhái của tiếng trời, chỉ có tiếng trời mới tương đương
một ngôn
ngữ, và chứa đựng tất cả những gì mà ngôn ngữ có thể chứa đựng."
Bữa
đó, hay đêm đó – đêm hay ngày khác chi đâu đối với tôi?
– tôi mơ thấy trên mặt đất nhà tù của tôi có một hạt cát. Tôi lại thiu
thiu,
chẳng màng chi tiết này. Tôi mơ thấy mình thức giấc, và có hai hạt cát.
Tôi lại
ru mình ngủ, và mơ thấy có ba hạt cát. Chúng sinh sôi chứa chật nhà tù,
và tôi,
tôi chết ngạt ở bên trong nửa trái cầu cát. Tôi hiểu mình mơ, và cố
gắng thức
dậy. Ích chi đâu, thức dậy: cát làm tôi nghẹt thở. Một người nào đó có
nói cho
tôi hay rằng,"Mi không thức giấc sau đêm, mà là từ giấc mộng trước.
Giấc
mơ này là ở bên trong một giấc mơ khác, và cứ thế cho tới vô cùng, và
là con số
những hạt cát. Con đường trở ngược là vô tận; mi sẽ chết trước khi thực
sự thức
giấc."
Tôi
thấy mình tiêu tùng. Cát chật mồm tôi, nhưng tôi la lên:
"Hạt cát mơ, mi làm sao giết nổi ta; làm gì có chuyện những giấc mơ ở
trong những giấc mơ khác." Một tia sáng làm tôi tỉnh. Trong cõi tối tăm
hết mực, một vòng tròn sáng vẽ ra. Tôi nhìn thấy hai bàn tay và khuôn
mặt người
cai ngục, cái ròng rọc, sợi dây cáp, thịt, và những cái hũ.
Từng
chút từng chút, con người nhập dạng, là cái phần số của
mình; cứ thế cứ thế, nó trở thành những hoàn cảnh của nó. Một kẻ giải
mã câu
thần chú, một người trả thù, một tên thầy tu của một đền thiêng, đâu
chỉ có vậy
mà còn hơn thế nữa: tôi là một tên tù. Từ mê cung miệt mài không mệt
mỏi của
những giấc mơ, tôi trở lại căn hầm gớm ghiếc, như nơi ăn chốn ở của
mình. Tôi
chúc phúc cho cái ẩm ướt của nó, tôi chúc phúc cho con hổ của nó, tôi
chúc phúc
cho cái cửa hầm tù, tôi chúc phúc cho cái thân già đau khổ của tôi, tôi
chúc
phúc cho sự tối tăm của đá.
Thế
rồi tới sát na, tôi không thể quên, mà cũng không thể
trao đổi liên lạc. Tới sát na, tôi nhập vào, đồng nhất với sự thiêng
liêng cao
cả, với thiên tính, với vũ trụ, (tôi không hiểu hai từ thiên tính –
divinité -
và vũ trụ – univers - có khác nhau gì không). Cực lạc như thế đó, là
không thể
lập đi lập lại những biểu tượng của nó. Có người nhìn thấy Ông Trời
trong một
phản ánh, kẻ khác nhận ra Ông Trời trong một thanh gươm, hay là trong
những
vòng tròn của một bông hồng. Tôi nhìn thấy Một Cái Bánh Xe rất cao,
không phải
ở trước mắt tôi, cũng không phải ở đằng sau tôi, mà là ở khắp cả mọi
chốn, cùng
một lúc. Cái Bánh Xe này làm bằng nước, và cũng bằng lửa, và, rõ ràng
phân biệt
được những đường viền, vậy mà nó vô vùng. Hỗn mang ở trong đó, tất cả
những sự
vật sẽ là, đang là, và đã là, được tạo thành. Tôi là một sợi, của cái
khổ dệt
toàn thể đó, và Pedro de Alvarado, kẻ tra tấn tôi, là một sợi khác.
Trong đó,
có tất cả, nào là nguyên nhân, nào là hậu quả, và chỉ nhìn Cái Bánh Xe,
tôi đủ
hiểu, những nguyên nhân hậu quả như thế đó, là vô tận. Ôi, nỗi vui hiểu
còn hơn
cả nỗi vui tưởng tượng, hoặc cảm tượng (sentir)! Tôi nhìn vũ trụ và tôi
nhìn
thấy những mưu đồ thầm kín của vũ trụ. Tôi nhìn thấy những cội nguồn
được kể ở
trong cuốn Lời Khuyên (Le Livre du Conseil). Tôi nhìn thấy những ngọn
núi từ
dưới nước nhô lên. Tôi nhìn thấy những con người đầu tiên, được làm
bằng lá cây
và thớ gỗ. Tôi nhìn thấy sỏi đá tấn công người. Tôi nhìn thấy chó xé
nát mặt
người. Tôi nhìn thấy một ông trời không mặt, ở phía sau những ông trời.
Tôi
nhìn thấy những con đường vô tận tạo thành cực lạc độc nhất, và, ngộ ra
mọi
điều, tôi đọc ra được hổ thư (l’écriture du tigre).
Đó
là một công thức gồm mười bốn từ ngẫu nhiên (có vẻ như là
ngẫu nhiên). Tôi chỉ cần đọc lớn lên là trở thành bách chiến bách thắng
đả biến
thiên hạ vô địch thủ. Tôi chỉ cần đọc lên là nhà tù bằng đá này tan
biến vào hư
vô, là ngày biến vào đêm đen của tôi, là trẻ mãi không già, là bất tử,
là hổ xé
xác Alvarado, là lưỡi dao thiêng cắm ngập vào những lồng ngực Tây Ban
Nha, là
đền thiêng được dựng lại, là cả vương quốc được tái lập. Mười bốn con
chữ, mười
bốn từ, và tôi, Tzinacán, tôi sẽ cai trị những vùng đất mà Moctezuma đã
cai
trị. Nhưng tôi biết rõ một điều, tôi sẽ chẳng bao giờ đọc lên mười bốn
từ huyền
diệu đó, lý do là, tôi chẳng còn nhớ gì về Tzinacán.
Hãy
chết đi, tôi, tôi, tôi, cùng với câu thần chú ghi trên
da loài hổ dữ kia. Kẻ nào đã từng ngộ ra vũ trụ, ngộ ra những mưu đồ
cuồng điên
của vũ trụ, làm sao kẻ đó còn có thể nghĩ tới, chỉ một con người, với
những trò
thổi bong bóng rẻ tiền, những hạnh phúc dớ dẩn, cho dù con người đó
đích thị
là... tôi? Con người đó "đã có thời là nó", nhưng bây giờ, ích chi
đâu? Rằng nó cưu mang số phận kia, tổ quốc nọ, ích chi đâu, một khi nó
chẳng là
một ai, chẳng là gì? Chính vì lý do đó, tôi sẽ chẳng thèm đọc lên câu
thần chú,
tôi sẽ để cho ngày tháng quên lãng mình, nằm sóng sượt trong đêm đen.
Jennifer
Tran chuyển ngữ
(Theo
bản tiếng Pháp của Roger Caillois, "L’Écriture de
Dieu", trong "L’Aleph" - chữ đầu tiên trong bảng mẫu tự tiếng Do
Thái cổ Hêbrơ - nhà xuất bản Gallimard, tủ sách L’Imaginaire).
Chú
thích của Roger Callois: Trong "Thiên Thư",
(L’Écriture de Dieu), cuốn "Lời Khuyên" (Le Livre du Conseil), lẽ dĩ
nhiên là "Popol-Vu", cuốn sách thiêng của người Mayas-Quichés. Có một
bản dịch tiếng Pháp, của Georges Raynaud (Tủ sách "École des Hautes
Études", t. XLI, Paris, 1925).
Lời
bạt của tác giả, Jorge Luis Borges, về "Thiên
Thư" của ông:
"...
Thiên Thư được xét đoán với thiện cảm; con báo bắt
buộc tôi phải để vào miệng "nhà thuật sĩ của tháp Qaholom" những câu
nói có vẻ thần bí." (J.L.B. Buenos Aires ngày 3 tháng Năm 1949).
2.
Borges: Tôi thường ngẩn ngơ trước chuồng hổ...
Trong
Thiên Thư, bản tiếng Pháp của Roger Caillois, để chỉ
con vật chia sẻ một nửa nhà tù với nhà thuật sĩ tháp Qaholom, dịch giả
thoạt
đầu sử dụng từ "báo" và sau đó, từ "hổ". Ông không giải
thích tại sao.
Tình
cờ được đọc bài viết của Olivier Rolin, trên tờ báo
Pháp Thế Giới (Le Monde), số đề ngày Thứ Năm 26 tháng Tám 1999: Borges,
"Sự thực hành huyền bí" của ("La pratique mystérieuse" de)
Buenos Aires, trong đó tác giả vô tình giải thích giùm thắc mắc của
Jennifer
tôi: "Từ ‘hổ", ở Nam Mỹ thường được dùng để chỉ những loài báo tầm
thường (vulgaires tigres)."
Nhưng
con hổ mang trên mình chữ của trời chắc chắn không
phải là một loài báo tầm thường của Nam Mỹ.
"Tủ
sách của ông bố, giầu có với những bộ bách khoa,
những cuốn sách bằng tiếng Anh, bị hớp hồn bởi những con hổ ở trong
vườn thú,
sự can đảm của những tay anh chị khu ngoại ô Palermo: đây là những dấu
ấn về
những năm đầu tiên của một nhà văn uyên bác và cũng không kém phần ác
độc
(cruauté)," tác giả bài viết giới thiệu Borges như vậy.
Trong
bài viết còn có bức hình của cậu học sinh trung học
Jorge Luis Borges, chụp năm 1911; bức vẽ thảo một chú hổ của
"Georgie", khi mới sáu tuổi, và bức hình tuyệt vời của Borges, vào
năm 1969, khi ông đã mù. Bức hình của Eduardo Comesana này được rất
nhiều độc
giả của Borges biết tới.
Không
phải loài hổ tầm thường của Nam Mỹ.
Olivier
Rolin, tác giả bài viết trên tờ Thế Giới nhớ lại, đã
từng gặp Borges trước đó nhiều năm. Một tấm biển đồng khắc tên ông, tại
một căn
nhà trên phố Maipú. Bà mucama, la gouvernante (quản gia), mời tôi
(Olivier
Rolin) vào phòng khách. Borges ngồi ở cuối phòng, trên sô pha, tay cầm
tẩu, tì
nhẹ lên cây gậy. Dọc theo tường phòng khách, là những chiếc ghế, đều có
người
ngồi, và đều là khách như tôi, và đang đợi tới lượt mình. Người tới mời
ông chủ
trì một trung tâm văn hóa địa phương, người mong một lời đề tặng... Tất
cả mọi
người đều có thể được mời, và người ta kể cho tôi nghe, có cả những du
khách
Mỹ, tới để mong ông chụp hình cùng với họ. Bạn có thể tưởng tượng ra
được, hoàn
cảnh của tôi lúc đó: chẳng khác chi lạc vào phòng đợi của nha sĩ. Có
điều, tại
phòng nhổ răng, người khách không thể biết "nỗi đau một góc con
người" [lấy ý từ câu nói của người Việt, ‘cái răng cái tóc một góc con
người’], của người tới trước mình nó ra sao.
Đã
từng đọc rất nhiều tác phẩm của Borges, đặc biệt là
"Ca ngợi bóng tối", trong đó ông viết, "Thoạt đầu thì chưa,
nhưng rồi thì thế là, tôi đã dành cả cuộc đời dài ngoẵng của mình cho
mớ
chữ.... cho sự thực hành huyền bí của thành phố Buenos Aires, và cho
những điều
ngỡ ngàng, mà nếu bạn không nghĩ là tôi quá tự kiêu, thì hãy tạm gọi nó
là siêu
hình học", Rolin tính gặp Borges để hỏi về "sự thực hành huyền
bí" đó. Nhưng ông bỏ cuộc, có lẽ vì thấy còn lâu mới tới lượt mình,
nhưng
đúng ra, ông biết, khó mà hỏi Borges, trong một hoàn cảnh như vậy. Bài
viết là
nhằm để trả lời thay cho Borges.
"Tôi
(Borges) thường ngẩn ngơ trước chuồng hổ."
Nói rõ hơn, cái điều mà ông thực hành với một niềm ngưỡng mộ, đó chính
là
"ngẩn ngơ trước chuồng hổ", chính là con hổ "gậm một mối căm hờn
trong cũi sắt đó"! Ông giải thích thêm, "không phải hổ mắt đốm của
những hòn đảo trôi bềnh bồng nơi vùng Paraná... nhưng mà hổ da vằn,
thuộc vùng
Á Châu, thật uy nghi thật vương giả, và chỉ có những chiến binh (hommes
de
guerre), ngồi chót vót ở trên lưng những chú voi cao khềnh mới dám
đương đầu
với nó."
"Tôi
thường ngẩn ngơ, dứt tình bỏ đi không nổi, trước
một trong những cái chuồng ở trong vườn thú; tôi mê những cuốn bách
khoa rộng
lớn, và những cuốn sách lịch sử tự nhiên, chính vì vẻ tuyệt vời của
những con
hổ ở trong đó (tôi vẫn còn nhớ những hình ảnh này, và mỗi lần nhớ, tôi
vẫn
thường lầm chúng với vầng trán và nụ cười của một người phụ nữø)."
Hổ,
sự độc ác, đàn bà, bách khoa... có tất cả những thứ đó,
trong đầu một nhà văn, vào cái thời còn cắp sách đi học. "Những con
đường
chia năm xẻ bẩy", cũng từ đó. Chúa sơn lâm, chính là sự dữ dằn, và cũng
là
tình yêu. Đó là tình yêu được cảm thấy, như là một sự độc ác. [Nhà thơ
Thanh
Tâm Tuyền đã từng ví mùa Thu với một người đàn bà là vậy: Độc và Đẹp].
Emma
Zunc, trong một câu chuyện mang tên nàng, khi hiến thân cho một người
thủy thủ
norvégien, "nàng nghĩ (nàng không thể không nghĩ), rằng cha nàng đã làm
điều ghê rợn đó với mẹ nàng, cái điều mà bây giờ người ta làm với
nàng."
Nói một cách ngắn gọn, trong văn chương Borges, không có cái hành động
làm
tình, hoặc có thì cũng bị coi là gớm ghiếc! Độc giả của Borges chắc khó
mà quên
câu chuyện khủng khiếp, "L’intruse", hai anh em san sẻ cùng một người
đàn bà, và sau bán cho một ổ điếm, cuối cùng chuộc lại, để làm thịt,
bởi vì
thân thể của nàng đã chia rẽ hai anh em. Hành động làm tình, người ta
có thể
nói, là "sự độc ác xấu", giống như tấm gương, cứ thế nhân lên mãi,
những vẻ bề ngoài của chúng ta, một cách thật là vô tích sự. Trên tất
cả, hổ là
vật tổ của cái gọi là "sự độc ác tốt", có ở những đấng hảo hớn thiện
nghệ dùng dao, chuyên ném bút chì... Tới đây, chúng ta dời vườn thú để
đi gặp
những tay anh chị mà Borges đã từng say mê, nơi ngoại ô Palermo, phía
bên kia
đại lộ Santa Fé.
Nhưng
trước khi gặp gỡ họ, Rolin cẩn trọng chúng ta, về sự
khác biệt giữa nhà văn tồi [loài báo tầm thường] và nhà văn tốt [hổ Á
Châu, có
vằn, uy nghi vương giả]: Điều phân biệt chữ [cách viết] của nhà văn,
với cách
viết của "những gã nho nhỏ thích viết" [tạm dịch cụm từ cay độc mà
Rolin mượn của Michaux, "les petits hommes qui aiment à écrire"], đó
là tính đa tầng của những đề tài đan chéo vào với nhau, những nút câu,
đoạn
xoắn lại. Đó là độ đậm đặc của những ngã ba, tư, năm, sáu... của một
thành phố,
tức mê cung chữ. Chính vì vậy, viết, đọc là những hành động làm nên
điều mà
Ponge gọi là "chơi tư tưởng" (jouir de la pensée).
Tôi
thường ngơ ngẩn trước chuồng hổ....
Jennifer
Tran
|