Nguyễn Quốc Trụ
phụ trách
CHUYỂN NGỮ
|
*
*
Vừa xem đến một thiên văn
chương của Á Huyền “Hình thành của vòng
năm”, nói đến cái loại tranh luận giữa sự Tây hoá, truyền thống, và đất
quê
ngày nay đã vô ý nghĩa, tôi đã có một mối đồng cảm sâu sắc. Trước đó
Lưu
Tái-phục cũng có một thiên “Cáo biệt chư thần”, bàn đến thế kỉ này cho
đến nay
các quan quyền của văn học Trung quốc đều tiến hành dưới các mệnh đề
ngoại lai,
chưa từng nhẩy ra khỏi hình bóng của người ta.
Chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa hiện đại, cho đến
hàng loạt
chủ nghĩa choàng thêm các định ngữ như “tân” và “hậu”, “phê phán” và
“cách
mạng”, “xã hội” và “dân tộc” và “giai cấp”, đều hoành hành trên đầu của
văn
học, khiến cho văn học hiện đại Trung quốc vốn iếu mềm bị ép chỉ còn
thoi thóp.
Phê bình văn học lại càng như thế, đếm không hết những chủ nghĩa và
những định
nghĩa phồn tạp, đè lấn văn học đến nỗi thường khi chỉ thấy cờ hiệu, khó
thấy
tác phẩm. Các chủ nghĩa của phương Tây vốn tự thân đều có đất đai sinh
trưởng,
nguồn xa dòng dài, Lỗ Tấn chủ trương nắm lấy đem về cố nhiên là không
sai,
nhưng chủ nghĩa nắm về, ắt quá ư cực đoan. Huống chi có thể đều nắm về
được
không? Tôi cho là không tất nhiên phải chiếu theo con đường của văn học
phương
Tây hiện đại mà đi lại từ đầu chí cuối. Nắm về được bao nhiêu thì bấy
nhiêu,
tác gia bỗng chốc hoá ra đồ chơi của chính mình, còn cái chủ nghĩa
nguyên gốc
kia đã ba chân bốn cẳng dông mất, có biện chứng thêm nữa, đã chẳng tất
iếu, lại
càng chẳng nên giở bướng mà khiêng vác cờ hiệu của người khác.
*
Vở kịch Đào vong
(Chạy
trốn) có thể nói rằng dẫn khởi từ sự kiện Thiên an môn; vốn là có một
kịch viện
ở nước Mĩ iêu cầu tôi lấy bối cảnh của hiện thực Trung quốc, rút ra mà
viết thành
vở kịch có tính cách triết học chính trị, nhưng lại không có anh hùng;
người Mĩ
kia iêu cầu tôi sửa lại, tôi bèn rút vở kịch về, lại tự mình lo trả cho
phí tổn
phiên dịch. Tôi sáng tác tự có điều tôi muốn nói, không nghĩ tới chuyện
phải
cho hợp khẩu vị của ai. Tác gia trơ trọi một thân, giáp mặt xã hội, lấy
tiếng
nói cá nhân mà nói chuyện hoặc bày tỏ, tôi cho rằng tiếng nói như thế
mới càng
chân thật.
Nguyễn Tiến Văn dịch
Note:
NTV dịch từ nguyên tác tiếng
TQ. TV sẽ post bản tiếng Anh để độc giả tham khảo
Without Isms
15
November 1993) Paris
(originally
presented as a paper at the Past Forty
Years of Chinese Literature conference organized by the Taiwanese daily
Lianhebao)
I
HAVE JUST READ YA XIA 's
"On the Formation of Annual Rings". He maintains in the essay that it
is pointless nowadays to argue about whether literature is Westernized,
traditional or indigenous. I absolutely agree. Previous to that, there
was an
essay by Liu Zaifu called "Goodbye All Gods", in which he makes the
statement that this century's disputes in Chinese literature have all
been
fought over foreign issues and have never jumped out of other people's
shadows.
Realism,
romanticism, modernism and isms with labels such as new or old,
critical or
revolutionary, social or national or classist were applied to
literature, and
this heavy burden made it hard for China's fledgling modern literature
to
breathe. Worse still were the numerous isms and definitions of literary
criticism that had insinuated themselves into literature, so that while
banners
aplenty could be seen, it was hard to see any of the works themselves.
Western isms have their own
native soils and long histories, and Lu Xun of course was not wrong to
have
advocated importing them; nonetheless his "bring-it-in-ism" was
somewhat
excessive. Moreover, is it possible to import everything? I do not
think it is
necessary to repeat the road taken by Western literature. Some isms
inevitably
will be imported, but once writers transform these into things of their
own,
the original isms will have been considerably distorted, so it is
futile to
proceed to verify them and even more futile to insist on carrying other
people's banners.
Trang
Cao Hành Hiện
Liệu
chủ trương “không ít” của
Cao Hành Kiện, có thể áp dụng vô Việt Nam?
Theo Gấu không. Và vấn đề là
do cái thứ chữ Mít, thuổng mẫu tự gốc La Tinh mà ra.
Tất cả những chủ nghĩa Tây Phương
gia nhập Việt qua mẫu quốc Phá Lãng Xà, một cách nào đó, vẽ ra con
đường trưởng
thành của chữ viết, chữ quốc ngữ.
Nó giống như một cái nhà, được mấy ông cha cố
gây dựng nên, thoạt đầu lo củng cố, sao cho kèo cột vững vàng, [đọc
những tác phẩm
Mít hồi đầu thì rõ]. Tới khi vững vàng, thì bèn điểm trang, đó là thời
kỳ chủ
nghĩa lãng mạng du nhập văn Mít, với những cuốn tiểu thuyết như Tố Tâm,
thí dụ.
Nói tóm lại, có thể nói, những
chủ nghĩa ngoại du nhập xứ Mít, phần lớn là do xứ Mít, chữ Mít cần tới
chúng.
Khác đàn anh TQ.
Đào Hiếu đã từng phán, do đọc
hiện sinh mà đi theo VC, ông nói có cái lý của ông, là vậy.
[còn tiếp]
|