Nguyễn Quốc Trụ
phụ trách
CHUYỂN NGỮ
|
Trong
Căn Phòng Rưỡi
Gửi
L. K.
Joseph Brodsky
19
Đồ
đạc lớn nhất của chúng tôi – hay nói đúng ra, món đồ chiếm chỗ nhiều
nhất – là
cái giường của ba mẹ tôi. Cám ơn cái cối cái chầy, cám ơn cái cọc cầu
ao, cám
ơn cái giường, nhờ có nó mà có tôi, tôi nghĩ vậy. Đây là một cái giường
rộng,
“thứ của vua nằm” [“king sized”], những đường nét trang trí của nó, lạ
sao, lại
thật xứng hợp, về một mức độ nào đó, với toàn thể căn phòng còn lại,
mặc dù
chúng được chạm trổ theo phong cách hiện đại hơn nhiều. Thì cũng vẫn
mô- típ
hoa lá cành, nhưng sự thực thi, the execution, thì đong đưa,
oscillated, ở
giữa Nghệ Thuật Mới và ấn bản thương mại của chủ nghĩa Kiến Tạo,
Constructivism. Cái giường này là niềm tự hào lớn của mẹ tôi, vì bà mua
nó, rất ư là hời, vào năm 1935, trước khi mẹ tôi lấy cha tôi. Bà nhìn
ra nó,
cùng với cái bàn trang điểm có gắn ba cái gương rất hợp với nó, trong
một tiệm
bán bàn ghế cũ. Hầu hết cuộc đời chúng tôi là xoay quannh, hoặc bị hút
về
[gravitated] phía cái giường thấp đó, và những quyết định nhớ đời trong
gia
đình, thì xẩy ra khi cả ba chúng tôi quây quần, không phải quanh cái
bàn, mà trên mặt giường, với thằng con ngồi ngay dưới chân cha mẹ.
Theo
tiêu chuẩn Nga, cái giường đó đúng là một thứ xa xỉ phẩm. Tôi thường
xuyên ban
cho mình, cái ý nghĩ, đúng là do cái giường nó đã dụ được cha tôi lấy
má tôi,
bởi vì ông mê ngủ nướng, nằm ườn trên đó, hơn bất cứ điều nào khác ở
trên đời.
Ngay cả khi hai ông bà mạnh miệng, hầu hết những lần “ông nói bà cũng
nói này”
là liên quan tới vấn đề quản lý ngân sách của chúng tôi, [“Vậy là bà
lại cúng
hết tiền cho tiệm chạp phô đó rồi, chẳng chừa cho tôi một xu!”, tiếng
cha tôi
vượt qua bức tường, là những kệ sách ngăn “nửa” của tôi với “căn phòng”
của ba
má tôi. “Tôi bị đầu độc, đầu độc trong ba mươi năm trời, bởi cái tính
hà tiện
của ông!”, mẹ tôi đáp lại], ngay cả tới lúc căng thẳng như thế đó, cha
tôi cũng
rất ngần ngại rời cái giường, nhất là vào buổi sáng. Một vài người đã
tỏ ra
chẳng eo hẹp, khi dụ khị má tôi nhường cho họ cái giường. Nó thực sự
chiếm quá
nhiều chỗ, trong căn phòng rưõi. Nhưng gì thì gì, ngay cả khi túng bấn
nhất,
cha mẹ tôi cũng không tính đến chuyện bán giường. Nó đúng là một cái gì
thái
quá, một cái thú chơi ngông, mà tôi tin rằng, cha mẹ tôi thì thật thích
chơi
ngông, và thích cái giường, chính là vì vậy.
Tôi
nhớ ông bà ngủ ở trên cái giường đó, thường là quay lưng vào nhau, và ở
giữa họ
là đống chăn mền. Tôi nhớ ông bà đọc sách báo ở đó, nói chuyện với nhau
ở đó,
uống thuốc uống thang cũng ở đó, chống cự con bịnh này, cái bệnh kia,
cũng ở
đó. Cái giường như là nơi ẩn náu an toàn nhất, và cũng là nơi bầy ra
nỗi bất
lực, không trông mong bất cứ giúp đỡ, từ bất cứ ai, bất cứ đâu, đối với
cả hai,
theo tôi. Đó đúng là nơi chốn riêng tư nhất của ông bà, hòn đảo tối
hậu, nơi
bất khả vi phạm bởi bất cứ một ai, trừ thằng con ra, của ông bà trên vũ
trụ
này. Cho dù nó đứng ở đâu bây giờ, nó đứng như khoảng chân không, một
tách rời,
a vacuum, ở bên trong trật tự thế giới. Một chân không bề ngang năm, bề
dài bẩy
feet. Gỗ thông mầu nâu nhạt bóng loáng, và chưa hề bao giờ kêu cót két,
cọt
kẹt.
20
Nửa
của tôi nối với phòng của cha mẹ tôi bằng hai cái vòm cao gần đụng trần
nhà, và
tôi trường kỳ chất lên đó đủ thứ kệ, thùng, hộp đựng sách, để ngăn đôi,
giữa thằng con với cha mẹ, hòng có được một chút tư riêng. Một chút,
một tí, một mức
độ nào đó, chứ đừng hòng hoàn toàn riêng tư, bởi vì, hai cái vòm, cao
như
thế, rộng như vậy, lại thêm đường ven trên được trình bầy theo kiểu
Moor, thật
vô phương tách riêng nửa phòng của tôi với phòng của hai cụ. Ngoại
trừ, lẽ
dĩ nhiên, nếu bạn lấy gạch xây lấp luôn, hoặc che kín đôi bên bằng một
bức
tường gỗ! Làm như vậy, là chống lại nhà nước, bởi vì, họ ban cho
chúng tôi
một nửa phòng, với một phòng. Ngăn riêng hẳn ra như vậy, là thành hai
phòng.
Chẳng cần kiểm tra viên, ngay lối xóm, dù dễ chịu cách mấy, cũng chẳng
thèm đợi
dăm bữa nửa tháng, mà báo cáo liền tù tì vi phạm trầm trọng này.
Chỉ
có thể làm sao cho được tí nào hay tí đó, và đó là tham vọng mà tôi đã
đeo đuổi
và cố gắng thực hiện từ cái tuổi mười lăm gấp sách lại đứng nghe đó.
Tôi đã thực
hiện những sắp xếp, những công trình ngăn đôi bờ cõi gây kinh hoàng, và
có lúc,
còn tính nghĩ đến chuyện, trám vô đó, nguyên một cái hồ nuôi cá cao 12
feet, ở
giữa có một cái cửa nối nửa của tôi với phòng của ông cụ bà cụ. Chẳng
cần phải
nói, một công trình kiến trúc như thế vượt ra khỏi tài năng của tôi. Và
những
giải pháp tiếp tục theo nhau ra đời, kệ sách rồi kệ sách - về phía nửa
của tôi
- và phiá bên kia, những lớp màn vải, ngày càng nhiều thêm, và dầy thêm
ra.
Cũng chẳng cần phải nói, ông cụ bà cụ không làm sao ưa nổi, bất cứ giải
pháp
nào, và luôn cả vấn đề nhức nhối đẻ ra những giải pháp như thế.
Gái,
cũng như trai, nếu nói về số lượng, thì tăng chậm hơn, so với sách;
ngoài ra,
cái món sau thì cứ ỳ ở đó. Chúng tôi có hai cái tủ, cửa tủ là những tấm
gương.
Chúng khá cao, nhưng cũng chỉ có thể hoàn thành một nửa trách nhiệm
chứa sách
của chúng. Chung quanh hai cái tủ, và ở trên nóc tủ, tôi bầy ra một
chiến
tuyến, là những kệ sách, chỉ để lộ ra một lối nho nhỏ, tôi thì quá dễ
dàng đi
lọt, nhưng ông cụ bà cụ phải nghiêng mình lách, mỗi lần vượt chiến
tuyến, qua
nửa phòng của thằng con, và sau đó, trở về bên phần đất của mình. Cha
tôi không
thoải mái, với cái vụ sắp xếp như thế, nhất là, kể từ khi ông làm một
phòng tối
để rửa phim, ở mãi tít cuối “nửa” của tôi. Phần lớn thu nhập trong gia
đình là
nhờ vào nó.
Có
một cái cửa ở phía cuối nửa của tôi. Khi ông cụ không làm việc ở trong
phòng
tối, tôi ra vô nửa của mình bằng cửa đó. “Như vậy đỡ làm phiền bố mẹ”,
tôi nói
với ông cụ bà cụ, nhưng thực ra là để tránh hai ngườì đừng soi mói
thằng con,
và cũng tránh phải giới thiệu mấy thằng ông mãnh bạn bè của tôi, và ba
chuyện
lòng vòng khác nữa. Mỗi lần có tụi nó, là tôi bèn mở lớn cái máy hát,
và ông cụ
dần dần đâm ra ghét thậm tệ J.S. Bach.
Tuy
nhiên, khi mà sách và nhu cầu riêng tư ngày một tăng lên một cách đáng
sợ, tôi
cật lực tái sắp xếp nửa của mình, sao cho mấy cái tủ làm hết chức năng
của
chúng, để ngăn cách giường và bàn của tôi, với phòng tối của ông cụ.
Tôi chơi
thêm một cái tủ nữa, vốn để không ở nơi hành lang. Tôi phá bỏ cái lưng
đụng
tường nhưng để nguyên cánh cửa tủ. Kết quả là, một người khách sẽ
vô cái
Lebensraum [Không gian, môi trường sống riêng] của tôi qua
hai cái cửa, và một bức màn. Cửa thứ nhất đưa
tới hành
lang; tới đó, bạn sẽ thấy mình đứng trong căn phòng tối của cha tôi, và
đưa tay
vén bức màn; việc làm tiếp theo của bạn, là mở cửa tủ. Bên trên đầu mấy
cái tủ,
tôi chất tất cả những thùng sách mà chúng tôi có. Nhiều lắm, nhưng cũng
không
làm sao đụng tới trần nhà. Đúng là một hàng rào kẽm gai, một chiến
tuyến, có
thể nói như vậy; và đằng sau hàng rào kẽm gai, thằng bé cảm thấy mình
an toàn,
và một nàng Marianne sẽ khoe, không chỉ có bộ ngực, mà còn thêm một vài
món
hàng khác nữa.
21
Cái
nhìn mờ mờ của ông cụ và bà cụ về thằng con, qua hàng rào chướng ngại
vật được
dựng lên như thế đó, bỗng như sang sáng lên, khi hai cụ nghe tiếng gõ
cọc cọc
của cái máy đánh chữ, mà những bức rèm, hàng rào chiến lược không làm
sao làm
bặt đi được. Cái máy đánh chữ Nga, thì cũng là từ chuyến đi Trung Hoa
của cha
tôi mà có được, có điều ông không ngờ nó lại được thằng con đem ra sử
dụng. Tôi
để nó trên bàn, bên trong một cái ổ được chế tạo từ cái cửa trước
đây
dùng để nối căn phòng rưỡi của tôi với phần còn lại của dẫy nhà. Cái
cửa cũ,
tưởng là đồ phế thải, không ngờ lại được việc như thế đấy! Kể từ khi
nhà hàng
xóm có cây đàn dương cầm cho cô con gái, cây đàn này lại đặt ở ngay
phía bên
kia bức tường, tôi bèn tăng cường, ở phía bên tôi, những chiếc thùng
đựng sách,
và thế là có cái ổ để máy đánh chữ.
Một
bên là hai cái tủ và lối đi ở giữa, một bên cửa sổ cao có bức rèm, bậu
cửa cách
cái đi văng khá rộng rãi mầu nâu trông thật dị hợm của tôi đúng hai
feet; phiá sau
là cái vòm, với những thùng sách chất lên tận đường biên kiểu Moor ở
phiá trên
cùng của nó; một cái tổ bằng những chiếc hộp đựng sách, và cái bàn với
cái
Royal Underwood ở ngay trước mũi tôi: Đó là cái Lebensraum
[Không gian] của tôi. Bà cụ sẽ lau chùi, dọn dẹp cho nó, ông cụ
sẽ đi
qua đi lại, khi tới căn phòng tối của ông; thỉnh thoảng, sau một trận
lời qua
tiếng lại nho nhỏ, ông cụ, hoặc bà cụ, sẽ tới ngồi trong chiếc ghế bành
đã cũ
nát nhưng thật sâu, thật rộng của thằng con, như tìm chút ẩn thân.
Ngoài những
giây lát như thế, toàn cơ ngơi mười thước vuông đó là của tôi. Và chúng
là mười
thước vuông tuyệt vời nhất, đẹp đẽ nhất là tôi đã từng có, từng biết
tới. Nếu
không gian có một tâm hồn của riêng nó, và tự nó có quyền phân chia san
sẻ, nếu
như vậy, thì có thể có một cơ may, rằng, một vài thước vuông trong số
mười
thuốc vuông đó, vẫn còn nhớ tới tôi, một cách thật là thân thiết. Nhất
là vào
lúc này, dưới một cái chân khác.
22
Tôi
đã được sửa soạn để tin tưởng rằng, với người Nga, rứt ra khỏi những
rằng buộc,
hệ luỵ, thì khó khăn hơn nhiều, so với bất cứ một giống dân khác. Nói
cho cùng, chúng
tôi, một dân tộc được định cư quá kỹ, kỹ hơn cả những giống dân thuộc
cựu lục
địa (Đức hay Pháp], họ hay đi lòng vòng, không hẳn chỉ vì họ có xe hơi,
hoặc
không có biên giới. Với chúng tôi, căn phòng, là cho suốt đời; thành
phố, cả
đời; xứ sở, mọi đời. Những quan niệm về sự trường tồn, về điều hoài
hoài, do
đó, cũng mạnh hơn nhiều, so với những sắc dân khác. Và, lẽ tất nhiên,
nỗi đau mất
mát, đau hơn nhiều. Đau hơn hoạn. Tuy nhiên, một quốc gia đã từng mất,
trong
một nửa thế kỷ, gần sáu chục triệu con người, cho cái nhà nước ăn thịt
người đó
(gồm cả hai chục triệu bị giết trong chiến tranh), một quốc gia như thế
chắc
chắn là thừa sức để là “cập nhật hoá” cái cảm quan về sự vững bền của
nó. Không
chỉ vì, những mất mát như vậy là phải gánh chịu, cốt sao vẫn nguyên
trạng. Bởi
vậy, nếu một người nào cố bám vào tất cả những chuyện đó, như vậy không
nhất
thiết có nghĩa, con người muốn tuân theo bản chất tâm lý của “ao nhà”,
[thí dụ,
nước mưa ở nơi lưu vong này thì… chua ngoét]. Nhưng theo tôi, có lẽ, cơ
sự này
phải cắt nghĩa ngược lại, nghĩa là, giữa hiện tại và điều được tưởng
nhớ, có gì
đó không ăn ý vói nhau. Hồi ức, giống như suy nghĩ không tưởng, khi nó
phản ánh
bản chất thực tại của một con người. Thực tại mà tôi đang đối mặt chẳng
mắc mớ
gì tới căn phòng rưỡi, và hai người sống ở trong đó, ở bên kia biển cả,
và bây
giờ chẳng còn hiện hữu. Chọn lựa gì được, nếu ở trong hoàn cảnh của tôi
bây giờ?
Sự khác biệt, là, giữa hai nửa địa cầu, giữa ngày và đêm, giữa thành
phố và nhà
quê, giữa người chết và người sống. Những điểm chung độc nhất, là, cái
bộ mặt của
tôi đây, và cái máy đánh chữ. Tuy khác kiểu. Chữ cũng khác.
Tôi
giả dụ, có mình lòng vòng bên cạnh, trong muời hai năm cuối cùng của
ông cụ bà
cụ, có mình lòng dòng bên cạnh, khi ông cụ bà cụ mất, nếu như vậy, có
khi, sự tương
phản, giữa ngày và đêm, hay giữa một con phố ở trong một thành phố Nga
với một
con đường nhỏ ở miền quê Mẽo, nó sẽ bớt sắc nét đi, bớt cay đắng đi; sự
dữ dằn
của hồi ức sẽ phải đối phó với sự dữ dằn của suy nghĩ không tưởng. Sự
mất mát hao
mòn hoàn toàn sẽ làm mờ cảm nhận, đủ để con người chấp nhận thảm kịch,
coi nó là
tự nhiên, và sẽ tự nhiên quên đi, như mọi chuyện ở trên cõi đời này.
Tuy nhiên
vẫn còn một vài điều tỏ ra có ích, khi đánh
giá con người, khi nó phải nhìn ngoái lại, phải hồi tưởng; cũng tương
tự như vậy,
điều tốt về một bi kịch giả tạo, nhân tạo, là, nó làm cho con người chú
ý tới cái
gọi là sự giả tạo, nhân tạo, the artifice.
Cái
xấu bạ cái gì cũng vớ lấy. Ở đây, tôi vớ lấy, cái cảm quan của mình, về
tội lỗi.
23
Đúng
là thứ tình cảm dễ vớ lấy, dễ làm chủ. Nói cho cùng, đứa trẻ nào thì
cũng cảm
thấy tội lỗi đầy mình đối với bố mẹ, bởi vì, nó biết rằng, bố mẹ sẽ đi
trước
mình. Bởi vậy, tất cả những gì mà nó cần, để cho nhẹ tội, là cầu
mong cha mẹ
mình có được một cái chết tự nhiên: chết bịnh, chết già, hay là cả hai.
Tuy
nhiên, làm sao bạn có thể mong muốn điều này, tôi muốn nói, một cái
chết tự
nhiên, cho một kẻ nô lệ? Một kẻ mà, khi sinh ra tự do, nhưng sau đó, tự
do của
người đó bị… ngăn chặn?
Tôi
thu hẹp định nghĩa, về một người nô lệ, như ở trên, không bởi vì những
lý do
hàn lâm, hay vì thiếu rộng lượng. Tôi thực sự muốn nuốt trôi quan điểm
này,
rằng một người sinh ra trong nô lệ, biết, rằng tự do là một điều hoặc
mang
tính di truyền - có ở trong máu - hoặc mang tính trí thức - người có
học thì
mới biết tự do nghĩa là gì: qua sự đọc, hoặc nghe người ta nói như vậy.
Vâng,
đúng như vậy, nhưng tôi muốn nói thêm một tị về vấn đề tự do có ở trong
máu,
là, như mọi thứ khắc họa, dù vào trong máu, tới một mức độ nào đó, nó
có trục trặc, thí dụ như, bạn cảm thấy tự do ở trong máu, nhưng cái
đầu, cái
tay của bạn, chúng không cảm thấy như vậy. Do đó mà có sự độc ác, và
hung bạo
chẳng hề có mục đích, ở rất nhiều cuộc nổi dậy. Cũng do đó mà có những
cuộc
thất bại của những cuộc nổi dậy như thế, nói một cái khác, có độc tài.
Chết, như thế, đối với một nô lệ, hay những bà con,
hoá ra lại là một giải thoát, (câu nói nổi danh của Martin Luther King,
Jr, “Tự
do! Tự do! Tự do, sau cùng!” [Free! Free! Free at last!].
Nhưng,
còn về một người nào sinh ra tự do, nhưng chết trong nô lệ, thì sao?
Liệu
ông, hay bà đó, cảm thấy đó, như là một điều dễ chịu – xin hãy gạt bỏ
mọi quan
niệm mang tính thiên chúa giáo ở đây. Có thể chứ, tại sao không, nhưng
còn hơn
thế nữa, ý tôi muốn nói, ông, hay bà đó sẽ cảm thấy đây là một điều
sỉ nhục
tối hậu, một sự ăn cắp tối hậu, tự do của họ.
Đó là điều mà bà con họ hàng, hay con cái của họ, nghĩ, đó là điều mà
nó là,
đích thị như vậy. Sự ăn cắp sau cùng.
Tôi
nhớ một lần, mẹ tôi đi mua vé xe lửa đi xuống miền nam, tới Viện Điều
Dưỡng
Nước Khoáng. Bà có hai muơi mốt ngày nghỉ sau hai năm làm việc tại cơ
quan lo
phát triển khu vực, và bà tới viện điều dưỡng đó là vì gan của bà có
vấn đề gì
đó, [bà không hề biết bà bị ung thư]. Tại văn phòng bán vé, sau khi
đứng xếp
hàng ba tiếng đồng hồ, bà khám phá ra rằng cái bóp của bà đã bị mất
cắp, trong
đó có bốn trăm rúp là tiền mua vé xe lửa. Bà không làm sao để tỏ ra là
mình
được an ủi. Bà đi về nhà và đứng trong căn bếp tập thế đó, và cứ thế
khóc, và
khóc, và khóc. Tôi đưa bà mẹ tôi về căn phòng rưỡi của chúng tôi; bà
nằm trên
giường, và tiếp tục khóc. Lý do tôi nhớ chuyện này, đó là, chẳng bao
giờ bà
khóc, ngoại trừ những lần đưa đám người thân.
24
Sau cùng, cha tôi, mẹ
tôi, và mẹ tôi, chúng tôi cũng thu xếp
xong xuối vấn đề tiển bạc, và bà đi viện điều dưỡng.
Tuy nhiên, không phải vì mất tiền mà
bà khóc… Nước mắt là
của hiếm, trong gia đình chúng tôi; điều này một cách nào đó, được nâng
lên tới
mức độ toàn nuớc Nga. “Hãy để dành, khi nào cần”, bà mẹ tôi vẫn thường
nói với
tôi như vậy, khi tôi còn nhỏ, và tôi sợ rằng, tôi thực hiện điều này,
quá cả sự
đòi hỏi của mẹ tôi.
Tôi còn nghĩ, bà chẳng muốn tôi viết
về chuyện này. Cha tôi,
thì cũng vậy. Ông là một người đàn ông kiêu hãnh. Khi đụng chuyện phải
khiển
trách, hoặc ghê sợ, mặt ông tỏ ra chua chát, cay đắng, nhưng cùng lúc,
còn mang
vẻ thách đố. Như thể ông muốn nói, “Muốn thử ta hả, thì thử đi!”, như
thể, ông
đã từng trải qua những điều còn quá thế nữa, thứ này nhằm nhò gì! “Bạn
trông
mong gì, ở ba thứ đó?”, sẽ là nhận xét của ông trong những tình huống
như vậy.
Một nhận xét khiến ông nhẫn nại, chịu đựng.
Không phải thứ chủ nghĩa vị
kỷ ở đây. Làm gì có chỗ cho một
thế cách ở đời, hay một triết học sống, cho dù thu nhỏ tới cỡ nào,
trong những
ngày tháng đó. Thời kỳ mà con người đành
phải làm hòa với mọi thứ tội, nhân nhượng với mọi thứ phạm, với mọi
hình thái,
biểu hiện của sự ngần ngại, làm sao cho hoàn toàn khuất phục so với
phía đối
nghịch. (Chỉ có những người đã không trở về từ những trại tù, chỉ có
họ, mới có
thể vỗ ngực tự hào, rằng, ta đã ỉa vào mặt chế độ; còn những người từ
đó trở
về, thì cũng cứt đái như nhau, như cả lũ chúng mình mà thôi). Tuy nhiên
đừng
nghĩ là tôi giở trò đểu giả, xi níc ở đây. Đó chỉ là một cách, làm sao
cho lưng
của mình đừng có cụp xuống, trong những trường hợp chẳng còn một chút
danh dự,
chẳng có một chút gì đáng tự hào, nghĩa là cố làm sao mở mắt ra. Đó là
lý
do, nước
mắt hả, hãy đi chỗ khác chơi.
[còn
tiếp]
NQT
dịch
tanvien.net
|