Nguyễn Quốc Trụ
phụ trách
CHUYỂN NGỮ
|
Trong Căn Phòng Rưỡi
Gửi L. K.
Joseph Brodsky
6
Tôi
nhớ lại tất cả những gì vừa
kể ra trên, không phải là do hoài hương, nhưng bởi vì đó là nơi mẹ tôi
trải qua
một phần tư cuộc đời của bà. Người trong gia đình ít khi kéo nhau đi ăn
tiệm,
thay cho một bữa nấu tại gia; ở Nga, hầu như chẳng bao giờ. Tôi không
nhớ hình
ảnh bà cụ, hoặc ông cụ, qua một bàn ăn tại nhà hàng, hay tại một tiệm
cà phê.
Bà mẹ tôi là người nấu ăn số một mà tôi đã từng được biết, trừ một
ngoại lệ, có
lẽ, là Chester Kallman; nhưng tay này, nói cho cùng, chỉ hơn bà cụ tôi,
là có
trong tay nhiều gia vị hơn! Tôi nhớ cụ nhất, thường là khi cụ ở nhà
bếp, với
cái tạp dề, mặt đỏ ửng, và cặp kiếng mắt mờ đi vì hơi nước, cụ xua tôi
ra xa
khi xán gần bếp, tính nhón món này hay món nọ còn nóng bỏng ở trong lò.
Môi
trên bà long lanh mồ hôi; mớ tóc ngắn, cắt gọn, khô đỏ nhưng mà là mầu
xám, thì
rối bù. “Đi chỗ khác!” bà la lên. “Con không đợi được hả?” Tôi sẽ chẳng
bao giờ
còn được nghe những lời như thế nữa.
Tôi cũng
chẳng bao giờ còn nhìn
thấy mẹ mình mở cửa (làm sao bà mở, hai tay bận cái xoong, hoặc hai cái
chảo?
Bằng cách hạ chúng xuống ngang then cửa và đè chúng lên đó?), và mang
vô cho
chúng tôi bữa chiều/bữa xúp/bữa trà/bữa điểm tâm. Cha tôi, lúc đó đang
đọc báo,
còn tôi, sẽ không rời cuốn sách nếu không được ra lệnh, và, mẹ tôi biết
rất rõ,
chẳng hy vọng gì ở hai người này, bởi vì bất cứ phụ giúp nào của hai
cha con
chúng tôi, chỉ làm chậm, hoặc có khi lóng ngóng đến làm hỏng bữa ăn!
Hai bố
con, tức những người đàn ông trong gia đình của bà, đã hiểu rất rõ, thế
nào là
lịch sự, hơn là chính họ có thể chủ động, ở trong những công việc cần
tới lịch
sự như thế. Ngay cả khi cả hai đều đang đói. “Ông lại đang đọc Dos
Passos của
ông?”, bà cụ có thể sẽ đưa ra một lời nhận xét, khi dọn bàn. “Ai sẽ đọc
Turgenev?
Ông hy vọng gì ở ông ta?”, và cha tôi sẽ trả lời, như một tiếng vang
đáp lại,
trong khi gấp tờ báo. “Một kẻ ăn không ngồi rồi”.
7
Làm
sao tôi có thể tưởng tượng,
cũng có tôi ở trong một khung cảnh như vậy? Nhưng mà rõ ràng là như vậy
đấy,
như tôi nhìn rõ cả hai ông bà. Lại một lần nữa, ở đây, không phải là
hoài nhớ
tuổi trẻ của tôi, quê hương xa xưa của tôi. Không, còn hơn cả thế, bây
giờ, khi
hai cụ đều đã mất, tôi nhìn thấy cuộc đời của họ, như cuộc đời của hai
cụ đã
từng như thế; và như thế, cuộc đời của hai cụ ôm, gồm cả tôi. Và cũng
thế, họ
cũng sẽ nhớ về tôi, ngoại trừ bây giờ, họ có được cái khả năng quí báu
là có
mặt ở tất cả mọi nơi, và vào lúc này, đang quan sát đứa con trai của
họ, ngồi
trong phòng bếp của một căn hộ thuê của trường học, viết những dòng
này, bằng
một thứ chữ mà cả hai đã không hiểu, mặc dù bây giờ cả hai đều không
cần tới
chúng nữa. Bây giờ cả hai đều thuộc về một thế giới khác. Đó là dịp may
độc
nhất mà họ có, để được nhìn thấy đứa con trai của hai cụ, ở bên Mỹ. Và
đó là cách
độc nhất, để tôi nhìn thấy hai cụ, và căn phòng của chúng tôi.
8
Căn
phòng của chúng tôi, trần cao
chừng mười bốn feet, có thể hơn. Cũng vẫn theo kiểu Moor cộng thêm
những vết
nứt rạn, những loang lổ, do ống nước từ những phòng phía trên dò rỉ
xuống, nó
biến thành một tấm bản đồ chi tiết thật chi li, thuộc về một siêu cường
chưa
từng hiện hữu hoặc một quần đảo. Có ba cửa sổ rất cao, hình vòng cung,
qua
chúng, chúng tôi có thể nhìn, chẳng thấy gì, ngoại trừ, ngôi trường
trung học,
ở bên kia con phố, nếu không nhìn từ cửa sổ chính, vốn còn được dùng
như là lối
ra bao lơn. Từ bao lơn, chúng tôi có thể nhìn dọc theo hết con phố,
đúng kiểu
phố St. Petersburg. Cuối
tầm nhìn,
là bóng dáng đẹp vô song, của vòm cung nhà thờ St. Panteleimon, hay,
nếu nhìn
về phía bên phải, là công trường lớn, và ở ngay trung tâm của nó, là
Vương Cung
Thánh Đường [Cathedral of the Savior of Her Imperial Majesty’s
Transfiguration
Battalion].
Vào
thời gian chúng tôi dọn tới
kỳ quan Moor, tức Căn Phòng Rưỡi của chúng tôi đó, con phố vẫn còn mang
tên
Pestel, một trong những thủ lãnh của nhóm Decembrists, đã bị hành hình.
Tên
khởi thuỷ của nó, là theo tên nhà thờ ở mãi cuối phố:
Panteleimonovskaya. Ở đó,
khi con phố cùng đường, nó bèn vòng theo ngôi nhà thờ và chạy về phía
sông
Fontanka River, vượt qua cây cầu Police Bridge, và đem bạn tới Vườn Mùa
Hạ,
Summer Garden. Pushkin đã từng ở tại khu phố này, và đâu đó, trong thư
viết cho
vợ, ông nói, là, “sáng nào cũng như sáng nào, trong chiếc áo ngủ, chân
mang đôi
giầy mềm, tôi băng qua cầu, làm một cuộc đi dạo Vườn Mùa Xuân. Cả Vườn
Mùa Xuân
là khu vuờn của tôi, my orchard…”
Nhà
của ông, Số 11, tôi nghĩ vậy.
Còn của chúng tôi, Số 27, và đó là cuối con phố, khi nó trầm mình vào
quảng
trường nhà thờ. Còn điều này nữa, vì building chúng tôi nằm ở nơi con
phố cắt
đại lộ đã đi vào huyền thoại, Liteiny Prospect, thành thử địa chỉ thư
tín của
chúng tôi là Liteiny Pr. #24, Apt. 28. Đó là nơi chúng tôi nhận thư từ
của
chúng tôi; đó là nơi tôi viết trên những chiếc phong bì của những lá
thư nhà, gửi
cho hai cụ. Tôi nhắc tới ở đây không phải bởi vì nó có một chút ý nghĩa
gì đặc
biệt, nhưng là do, ngòi bút của tôi, có thể thông cảm với chủ nhân của
nó,
rằng, đây là lần cuối cùng, và rồi ra, nó sẽ chẳng bao giờ phải viết
địa chỉ đó
nữa.
9
Lạ
một điều, ba thứ đồ đạc trong
căn phòng lại tỏ ra ăn ý với phía bên ngoài cũng như là phía bên trong
building. Chúng như quấn quit, bận bịu với nhau, bằng những đường cong,
bằng
tính hoành tráng toát ra từ cái vẻ mốc meo của vôi, của vữa, ở mặt
tiền, hay ở
những tấm ván, những cột trụ, từ bên trong tường nhô ra, cuộn trên cột,
là
những vòng hoa vữa, những trái cây được trang trí theo kiểu hình học.
Cách
trang trí, cả ngoại lẫn nội thất, làm tỏa ra một cái bóng dáng mầu nâu
nhạt
trộn mầu sữa cô ca. Tuy nhiên, hai cái tủ lớn của chúng tôi, giống như
thứ ở
nhà thờ, có ô kéo, thì lại bằng gỗ sồi, đánh véc ni đen, nhưng chúng
cũng thuộc
về cùng một thời kỳ, tức bước ngoặt của thế kỷ, như tòa building, chính
nó. Có
thể chính vì thế mà lối xóm tỏ ra dễ chịu với chúng tôi, ngay từ đầu.
Có thể
chính vì vậy, cũng nên, mới chưa đầy một năm, mà chúng tôi đã có cảm
giác, sống
ở đây hình như là, tự muôn đời. Cái cảm giác đó lây lan đến cả những đồ
đạc,
rằng, hai cái tủ lớn của chúng tôi sau cùng đã kiếm ra nhà của chúng,
rồi cái
cung cách vòng vo này nọ, sao đó, khiến cho chúng tôi nhận ra rằng,
chúng tôi,
cũng vậy, như vậy là đã an cư, và sẽ chẳng còn dời đổi nữa.
Hai
cái tủ hai tầng, to lớn, cao
mười feet của chúng tôi đó [bạn phải tháo mấy cạnh tủ ra khỏi cái đáy
chân voi,
mỗi lần muốn di chuyển], chúng chứa đựng gần như tất cả những gì gia
đình chúng
tôi nhặt nhạnh được, dòng dã suốt cuộc đời của chúng. Cái vai trò của
gác xép,
hay hầm nhà, ở mọi nơi khác, trong trường hợp của chúng tôi, là do hai
cái tủ
trình diễn. Những máy quay phim, đủ thứ hầm bà lằng của cha tôi, dụng
cụ rửa
phim, phim ảnh, chính chúng, những dĩa, đồ sứ, vải lanh, khăn trải bàn,
hộp
đựng giầy với những đôi bây giờ quá nhỏ đối với ông, nhưng vẫn còn rộng
đối với
tôi, những dụng cụ kìm kéo, tuộc vít, những cục pin, bộ đồ lính thuỷ cũ
rích
của ông, những chiếc ống nhòm, an-bum gia đình, mũ nón, khăn quàng của
mẹ tôi,
mấy lưỡi dao cạo râu Solingen bằng bạc, ba thứ đèn chụp hình hết xài,
mớ huy
chương nhà binh của cha tôi, những bộ kimonos nhiều mầu của mẹ tôi, thư
từ trao
đổi giữa hai người, kiếng đeo mắt, thứ dùng khi đi coi nhạc hội, hoặc
coi diễn
kịch, ba cái quạt máy, những món đồ kỷ niệm này nọ - tất cả được nhét
vô đáy
tủ, và mỗi lần mở ra, là mở ra một mùi quần áo cũ, và một mớ bụi. Phần
dưới tủ,
ngay phía bên trên, giống như trên mặt lò sưởi, hai cái bình thuỷ tinh,
đựng
rượu, ngồi chung với hai ngư ông người Tầu, bằng sành, đang kéo câu. Mẹ
tôi, cứ
hai lần trong một tuần, mở ra, và lau bụi cho mấy món đồ này.
Ba
thứ đồ lẩm cẩm, linh tinh đó, nói
gì thì nói, khi phải nhìn ngoái lại, chúng có thể được coi như một thứ
tâm tư
góp nhặt theo dòng đời của gia đình chúng tôi, nối kết lại với nhau,
nhưng vào
lúc đương thời của chúng, tôi chẳng hề để ý tới. Ít nhất thì nó là như
vầy: tất
cả những đồ vật đó, chúng là một phần của ý thức của cha mẹ tôi, những
dấu hiệu
của hồi nhớ: về những nơi chốn, những thời kỳ trước tôi; về quá khứ
chung, và
riêng, trước khi gặp nhau, của ông bà, về tuổi trẻ và tuổi thơ của
riêng từng
người, về một thời đại khác biệt, một thế kỷ khác biệt. Vẫn theo dòng
nhìn
ngoái lại đó, tôi có thể nói thêm, điều này: về sự tự do của ông bà,
bởi vì họ
sinh ra tự do, và lớn lên tự do, trước khi có cái mà đám cặn bã ngu đần
kia gọi
là Cách Mạng, nhưng với họ, và nhiều thế hệ khác, nó có nghĩa là nô lệ.
[còn tiếp]
NQT dịch
tanvien.net
|