*






Đánh giá lại Tự Lực Văn Đoàn (1)

Nhưng không được. Tôi không thể chịu nổi sự trong sáng, nhẹ nhàng, hiền lành và chậm chạp của các cuốn sách ấy. Cuối cùng, bao giờ tôi cũng bỏ cuộc. Hoặc buông sách. Hoặc đọc nhảy lóc cóc từng khúc.
NHQ

Cả 1 bộ lạc Cờ Lăng và râu ria  làm 1 cuộc thổi Tự Lực Văn Đoàn, thú thực, Gấu chẳng đọc được 1 bài nào ra hồn!
Nhưng khủng nhất là bài của Thầy Cuốc!
Hóa ra Thầy không biết 1 tí gì về thế nào là truyện ngắn, thế nào là truyện dài, là tiểu thuyết, và thảm hơn nữa, Thầy chê TLVD hết lời.
Chê, thì cũng được thôi, nhưng, lại “nhưng”, Thầy viện thêm mấy đấng nữa, đám hậu duệ TLVD, cũng chê luôn!

TLVD, nếu bỏ đi ba thứ tiểu thuyết luận đề của Nhất Linh, hay của Hoàng Đạo, thì những truyện ngắn của Thạch Lam, chẳng hạn, mà chẳng thần sầu, vượt thời gian ư?

Chỉ nội một truyện Sợi Tóc, mà chẳng khủng sao, chưa kể cái truyện hai em điếm, ngày Tết, nhớ nhà, cúng ông bà, không có cái bát nhang, bèn lấy luôn cái chén ngày thường rửa buớm, sau mỗi lần đi khách, một công đôi chuyện!
Tuyệt như thế mà Thầy Kuốc chê!
Khoan chưa nói đến tiểu thuyết, thí dụ, Đôi Bạn của Nhất Linh.
Cái sự chê bai TLVD theo Gấu, một phần là do nhóm Sáng Tạo mà ra. Nhưng Sáng Tạo, khi "làm cỏ" TLVD, là có lý do của họ. Khoan sẽ bàn tiếp.
Cái ý "đọc nhảy lóc cóc" của Thầy Cuốc, là từ TTT, khi ông chê văn chương TLVD, trong 1 cuộc thảo luận bàn tròn của nhóm Sáng Tạo, về TLVD, bạn có thể kiếm thấy trên talawas.

Văn chương TLVD được coi như thứ văn chuẩn, và được đưa vô trong trường lớp, của nền giáo dục VNCH sau 1954 tại Miền Nam, cùng với 1 số nhà văn tiền chiến khác ở bên ngoài TLVD, trong số đó, có 1 ông có thể coi là Thầy của TTT, là Nguyên Hồng, như chính ông có lần viết ra. Cái sự đánh giá lại TLVD nếu có, là phải từ hai cái nhìn quy chiếu ấy, tức là từ cái cú đánh TLVD của Sáng Tạo, và từ cái quan điểm coi TLVD là văn chương chuẩn của 1 chế độ, trong khi Miền Bắc, cùng thời với nó, là 1 nền sư phạm học về hận thù, mà 1 trong những thành tựu tiêu biểu của nó, là Sến Cô Nương, như chính Sến thú nhận, trong bài viết "Còn lại gì", hay "Cái còn lại", "What remains". Nếu mượn cái tít này, thì cái tít cho cú thổi TLVD phải là "Cái còn lại", sau tiền chiến, TLVD, Sáng Tạo, và cùng với tất cả, là di sản văn minh của một Miền Nam đã không còn.

Nhất Linh là 1 bậc thầy viết tiểu thuyết. Cuốn "Viết và Đọc Tiểu Thuyết" của ông là 1 cuốn đại cẩm nang cho bất cứ ai mơ tưởng trở thành tiểu thuyết gia. Ở trong mảng tiểu thuyết của ông, cũng có tới ba mảng, tiêu biểu bằng ba cuốn: Đôi Bạn, Xóm Cầu Mới, Dòng Sông Thanh Thuỷ. Chúng khác hẳn nhau. Đôi Bạn là của thời mới lớn, và cùng với nó, là cuộc tình Dũng Loan, đâu có thua 1 mối tình thơ dại nổi tiếng nào trên thế giới: Dũng làm nhớ đến Camus và câu phán nổi tiếng của ông: Chúng ta – lũ mới lớn – luôn có dáng điệu của 1 kẻ sắp sửa ra đi. Xóm Cầu Mới là 1 tham vọng lúc đã chin mõm trong nghề văn: Viết 1 trường thiên tiểu thuyết, roman-fleuve, tiểu thuyết sông, tiểu thuyết ngăn kéo, roman-tirroir, cứ mở mỗi ngăn, là có 1 cuốn… với những nhân vật từ “nowhere” trôi giạt, tụ vào 1 bãi sông, nước.
Dòng Sông Thanh Thuỷ
mới ghê: Quốc Cộng giết nhau cứ tỉnh bơ, không có toát ra 1 tí mùi ý thức hệ, hay hận thù, “giết như không giết” [cái này là nhại văn Gấu Cái: "viết như không viết"!]

clip_image002
by Nguyễn Gia Trí [sơn dầu] (1)

Nhất Linh dang dở

 Nghe thấy rồi!

Nhất Linh, khi viết Đôi Bạn, lăm lăm với ý tưởng, phải làm bật lên hai nhân vật chính là Loan và Dũng, cùng với nó, là một thế giới cũ, mà hai người bị nó nghiền nát, đưa tới một cô Loan giết chồng sau đó. Cứ tạm coi, “nghĩa chính” của cuốn chuyện là Loan. Nhưng về già, khi viết Viết và Đọc Tiểu Thuyết, ông nhận ra, nhân vật phụ là Hà lại nổi lên lấn át nhân vật chính. Cái cảnh từ giã giữa người yêu và cô khép lại cuốn truyện mới tuyệt vời làm sao! Anh chàng tới từ giã người yêu, để đi làm cách mạng, nghĩ trong bụng, chắc là căng lắm. Nàng tuy căng lắm, nhưng cứ tỉnh như không. Chàng ra về, trên đường, bóp chuông xe đạp leng keng, như một nỗi vui nho nhỏ, rằng cuộc chia ly đã không thê thảm như là chàng nghĩ.
Tiếng chuông vọng tới tai người yêu, nàng “đau” lắm, đau hơn cả nỗi đau chia ly [Hà bị bịnh lao, nghĩa là chẳng bao giờ có cơ hội gặp lại người yêu], bĩu môi, buông một câu:

 -Nghe thấy rồi!
 Đây mới là “nghĩa chính” của Đôi Bạn, mà đến chót đời Nhất Linh mới nhận ra!

 Chiếc Lư Đồng Mắt Cua của Nguyễn Tuân cũng kết thúc bằng một câu cà chớn như vậy:
 -Xuyến người bên lương hay là bên giáo? 

 Hay câu kết của Bếp Lửa, nói lên ý nghĩa của bếp lửa:
-Anh yêu em, yêu quê hương vô cùng. 

  Câu nói đó, là câu nói của bao nhiêu năm sau này, của bao nhiêu con người sau này, đã sống sốt cuộc chiến, sống sót cuộc bỏ chạy, sống sót biển cả, sống sót cuộc hội nhập nơi xứ người - như tiếng chuông xe đạp leng keng vọng về Quê Nhà.

  -Nghe thấy rồi!
  Chúng ta tự hỏi, có gì nối kết những câu nói tưởng như bình thường, vô nghĩa đó?

NQT

Theo tôi, trong các tác phẩm của Tự Lực Văn Đoàn, chỉ có một vài cuốn có thể được xem là bất hủ thực sự, còn lại, đều là những tác phẩm bất hủ một phần. Đó là những tác phẩm, để thấy hay, người ta phải ở một lứa tuổi nhất định nào đó; và để thấy lớn, người ta phải đặt chúng trong cái thời đại mà chúng ra đời.

NHQ

Phán, kêu như chuông!

Bài viết đầu tiên của GCC về TLVD, là cho tờ Vấn Đề, có cái tên “Đi tìm 1 tác phẩm sẽ có”, và trong đó, nhớ, có chôm 1 câu xanh rờn, đếch còn nhớ của ai:
Nhà văn nhớn là người kết hôn với xứ sở của họ.

Bài viết, là về Nhất Linh, và cái xứ sở của ông, là xứ Bắc Kít.
Nếu phải “đặt” Nhất Linh....  thì vào cái thế nhà văn lớn của xứ Bắc Kít, của 1 cái thời mà chúng ta đếch có tuổi, như tác phẩm của ông đếch có tuổi!
Ui chao, lại nhớ cái lần đến nhà cô bạn, thấy trên bàn học, đúng tờ Vấn Đề, mở ra đúng cái bài viết của Gấu Cà Chớn. Sướng ơi là sướng!
Hà, hà!