đặng lệ
khánh
ÔI
CHAO GIỌNG
HUẾ !
Ôi chao giọng
Huế !!
Mình người
Huế mà đi nơi lạ, nghe được giọng Huế mô đó là rán ngước mắt, quay đầu
tìm cho
kỳ được chủ nhân của giọng nớ đang đứng ở mô, có quen chút mô không.
Người Huế
qua Mỹ hà rầm, mô phải ít. Cứ mỗi lần nghe giọng Huế thì quay đầu tìm,
chẳng mấy
lúc mà chóng mặt, nếu không gãy cổ. Nhưng mà lạ quá, hễ nghe được thì
tự nhiên
trong lòng như có một chút dậy sóng, a, bên cạnh mình đang có một ai đó
đang
tha hương lạc bước từ xứ mình đây.
Hôm kia đi
ăn cưới, hai bên dâu rể đều là người Huế. Ông MC người Huế, ông ca sĩ
chính
cũng người Huế. Khi ông ca sĩ nói, một cô trong bàn phê bình : " Ông ni
nói tiếng Huế chi lạ rứa, ông nói tiếng chi a! ", còn ông xã thì nói:
" Nói tiếng Huế gì nghe nặng wá, hổng hiểu gì cả ."
K thì nghe hiểu tất.
Vậy thì giọng
Huế ra răng mới đúng tiêu chuẩn ? Cô bé phê bình giọng Huế của chàng ca
sĩ thì
vừa rời Huế năm năm, ông xã K là Huế lai căng, sinh ở cao nguyên và lớn
lên ở
miền Nam, họ có đôi tai khác hẳn K chăng ? K không phân biệt được âm
sắc trong
giọng nói chăng ? Hay là K vì lòng thương Huế, cái xứ mình bỏ mà đi từ
xưa nên
rộng rãi hơn với cái giọng thân thương nớ, nghe bằng trái tim hơn là
bằng đôi
tai?
Giọng Huế
khác với giọng Hà Nội, giọng Sài Gòn ra răng mà ông Hà Huyền Chi đi
giữa chợ Mỹ,
chắc chắn là nghe rất nhiều người nói tiếng Việt, mà chỉ khi nghe giọng
Huế mới
chiêng trống dậy hồn quê, mới khơi nỗi sầu xa xứ chất ngất trong lòng,
dù ông
là dân Bắc chính cống ? Có phải chăng khi đã nghe một giọng Huế thỏ thẻ
bên
tai, không chỉ là lời đi vào hồn người, mà cái giọng đã đậu trong tim,
đâm cành
trẫy lá ?
...Giọng Huế
bỗng nghe từ chợ Mỹ
Mà chiêng mà
trống dậy hồn quê
Hương cau
màu trúc xanh thôn Vỹ
Áo mới xênh
xang giữa hội hè
Tôi bước bên
nàng không dám thở
Không gian đầy
Huế núi cùng sông
Tóc ai thả
gió hồn tôi mở
Dấu kín
trong tim những nụ hồng
Hà Huyền Chi
( Huế đầy)
Giọng Huế
quý giá vô cùng làm cho Mạ đã lưu lạc bao nhiêu năm, mất mát đủ thứ mà
khư khư
ôm lấy giọng Huế ướt rượt, nhất định không đánh đổi, không pha trộn, dù
đời sống
Mạ như cuồng lưu tràn bờ biết bao lần. Lúc lắng xuống, giọng Mạ như
giòng Hương
sau những cơn cuồng nộ, lại lặng lờ xanh trong chảy xuôi ra biển, êm ái
nghe giọng
hò thoang thoảng xa đưa.
...Tuổi con
gái Mạ từng uống nước sông
Đến bây giờ
giọng Huế nghe còn ướt
Giọng Huế
nghe còn một chút gì trong
Bao đắng cay
pha vào chưa đục được ...
Đoàn Vị Thượng
( Giọng Huế của Mạ)
Giọng Huế ăn
sâu trong tâm người con Huế, đi đến bờ bến nào cũng thương nhớ không
nguôi. Chỉ
cần nghe tiếng thỏ thẻ của một người bạn Huế là gợi nhớ đến một thời
thơ ấu có
tiếng Mạ ru hời bên tai, và cảm thấy gần gũi ngay, như gần gũi với thời
gian đã
qua, đã mất.
...Nếu lại
được em ru bằng giọng Huế
Được vỗ về
như mạ hát ngày xưa
Câu mái đẩy
chứa chan lời dịu ngọt
Chết cũng
đành không hối tiếc chi mô
Tô Kiều Ngân
( Giọng Huế)
Giọng Huế của
gái Huế dịu dàng, nhiều người công nhận. Nhưng giọng Huế con trai Huế
thì đang
còn được bàn cãi. Nhiều người cho rằng giọng trai Huế không hùng hồn,
không kêu
gọi được người khi làm chuyện lớn. Điều ấy thực chăng ? Không phải đâu.
Chỉ tại
người Nam và người Bắc không muốn sửa đổi đôi tai của họ để nghe một âm
sắc trầm
trầm bằng bằng. Không sửa được, họ không hiểu thì họ không nghe. Nên để
được
người nghe, người Huế đổi giọng. Người Nam, người Bắc không ai đổi
giọng của họ,
mà người Huế thì đi đến đâu pha giọng đến đó. Chính vì vậy mà người
khác địa
phương không cần phải lắng nghe, sửa tai mà nghe. Hai người Huế tha
phương gặp
nhau, phải một thời gian lâu mới biết là họ cùng người Huế cả vì họ nói
giọng Bắc,
giọng Nam. Khi biết ra, cả hai cùng hân hoan, tự hào nói : Rứa hả, em
cũng Huế
đây nì.
Ngày K mới
theo chồng từ Huế vào Sài Gòn, K ở chung với chị chồng. Bà đi làm suốt
ngày. Bà
có một người giúp việc, bà Tư, người Kiên Giang. Trong những ngày đầu
sống trong
căn gác xép xa lạ, chồng theo tàu lênh đênh, chung quanh không người
thân quen,
K chỉ có mỗi bà giúp việc ấy để chuyện trò cho đỡ nhớ nhà. Mà nói
chuyện với Bà
như nói chuyện với người điếc. Bà nói K còn nghe được chứ K nói thì bà
hoàn
toàn mù tịt, không hiểu K nói gì. Nhờ bà làm gì rồi thì cũng tự mình đi
làm lấy
vì bà ư hử mà không làm, chỉ vì bà không biết K muốn gì. Bà than : " Cô
nói tiếng ngoại guấc, hông nói tiếng Yiệt ".
Đối với người
Nam, ai không nói giọng Nam là không nói tiếng Việt.
Như vậy, giữa
tiếng và giọng, có một sự sai biệt khá lớn. Chúng ta hay dùng lẫn lộn.
Khi nói
" nói tiếng Huế " hay " nói giọng Huế " , thì ai cũng hiểu
ngay là người ấy đang dùng âm thanh trọ trẹ để phát ngôn. Nhưng khi nói
theo
ông Võ Hương An " Tiếng Huế, một ngoại ngữ ", thì rõ ràng tiếng không
còn là giọng Huế nữa. Bạn có thể nói giọng Huế, nhưng giọng Huế nớ sẽ
không là
giọng Huế rặt nếu bạn không dùng mô tê răng rứa. Nghe một giọng Huế thỏ
thẻ mà
trong câu toàn là thế là thế nào, thưa vâng, không sao đâu ạ thì nghe
nó ... kỳ
kỳ như ăn cơm hến với dưa muối, cà pháo. Huế không thưa vâng ạ. Huế chỉ
dạ nhẹ
nhàng. Cái tiếng dạ của mấy cô gái Huế làm chết biết bao chàng trai Huế
cũng
như không Huế. Huế không nói thế là thế nào, Huế nói : Dạ, rứa là răng
? Mấy chữ
mô tê răng rứa ni phải đi với giọng Huế, chứ còn đi với giọng Sài Gòn,
với giọng
Hà Nội thì dĩ nhiên chỉ là nói đùa cho vui, hoặc đang lấy lòng một
người Huế
nào đấy thôi, hoặc là một dấu vết cho thấy người nói đã một thời lăn
lóc trên đất
người, đã lậm tiếng người, đã mất gốc không nhiều thì ít. Như K đây.
Đau lòng
mà nhận ra như rứa.
Người Huế
không kêu " cô ", người Huế kêu " O ".
Người Huế
không kêu " Bà ", người Huế thưa " Mệ "
Người Huế
không "nói ", người Huế "noái "
Người Huế
không "mắc cỡ ", người Huế "dị òm",
Người Huế
không hỏi: "Sao vậy? ", người Huế hỏi "Răng rứa? "
Người Huế
không nói " Đẹp ghê ", người Huế nói " Đẹp dễ sợ. "
Người Huế
cái chi cũng kêu lên "Dễ sợ !! ", dữ dễ sợ, hiền dễ sợ, buồn dễ sợ,
vui dễ sợ, xấu dễ sợ, thương dễ sợ, ghét dễ sợ.
K đang trở lại
với Huế, đang nói lại cái giọng mà thuở xưa đã từng thỏ thẻ bên tai ai,
đang
tìm học lại tiếng Huế, một ngôn ngữ tuy đang dần dần bị mai một vì
những đợt
sóng người từ các nơi trôi dạt đến. Những người mới này mang theo họ
cái giọng,
cái tiếng từ quê cha đất tổ, hoà lẫn với tiếng và giọng Huế, tìm cách
đồng hoá
nó, như xưa kia người Việt đồng hoá người Chiêm.
Những người ở
các vùng khác có tha thiết nhớ và gìn giữ tiếng và giọng của họ không
hè ?
Hồi còn đôi
tám, đi nghỉ hè trọ ở nhà một người bạn gái tại Sài Gòn. Nhà bạn có hai
ông anh
lớn hơn chừng ba bốn tuổi. Cả bọn họp thành một nhóm đi chơi với nhau
vui vẻ. Một
buổi trưa, sau khi đi chơi đâu đó về, cả 4 nằm ngang trên chiếc giường
lớn nói
chuyện bâng quơ. Một trong hai anh nằm kề K, lấy mái tóc dài của K đắp
ngang mặt
mình, hỏi :
" Tại
sao người Huế khi nói gì cũng nói " dễ sợ " vậy K ? "
" K
không biết. "
" Vậy
thì nếu nói ' Dễ thương dễ sợ ' có đúng không ? "
" Không
biết. "
Đặng Lệ
Khánh