|
Chia Tay
Khi rời con tầu Rắn Biển, Đệ Thất Hạm
Đội, thay vì tới 1 lều tạm cư, ở khu Phú Thọ,
thì Gấu tới khu Chợ Vườn Chuối, nhà ông Hiếu Chân,
ông anh rể, lúc đó còn lo đưa đồng bào di cư xuống
tầu vào Nam, ở Hải Phòng. Gấu một mình vô trước để kịp
năm học. Bà cụ cùng thằng em trai cũng chưa vô, vì bà
cụ còn lo bán chợ trời, kiếm tí tiền làm vốn.
Khu thứ nhì Gấu biết,
là khu Tân Định.
Bà chị họ, chị Giậu,
vợ ông Hiếu Chân, đưa thằng em lên trình diện
ông chú. Chú Thao, Chu Quang Thao.
Ông lúc này có
căn nhà ở đường Đặng Dung, thuộc khu xóm phía
sau đường Trần Quang Khải. Khi Gấu đậu Trung Học, rồi Tú
Tài I, ông bèn kêu kèm, [làm trợ giáo, précepteur]
cho mấy đứa nhỏ con ông.
Cô con gái thứ nhì
của ông, Cô Nguyệt, là mối tình đầu của GCC.
Sau, ông mua căn nhà,
ngay đầu đường TQK.
Lần cuối cùng Gấu
đến thăm hai ông bà và cô Nguyệt, là 1 bữa
trời mưa lớn, Gấu cứ thản nhiên, vô tư như người Hà
Nội, lê đôi dép đầy bùn vô nhà, làm 1 đường dài trên
sàn gạch bóng lộn, cô Nguyệt hoảng quá [cô được ông
bố cưng nhất, nhưng không vì thế mà không sợ ông bố Bắc
Kít của mình] la thất thanh, trời ơi, sao anh không để dép
bên ngoài. Gấu chỉ chờ có thế, bèn quay ra, đi 1 mách!
Hà, hà!
Ngay kế bên cái
nhà to tổ bố như cái villa, của ông chú, là
1 viện bảo sanh. Mấy đứa con của GCC, đều được sinh ở đây.
Gọi chú, vì học
cùng ông cụ của Gấu, nhưng ít tuổi hơn. Ông
là nhân vật chính, trong cái truyện ngắn, đi tìm
1 cái tên cho 1 cuộc chiến, của Gấu.
Đến trường Nguyễn Trãi
xin học. Giám thị phán, mi vô trễ, phải học
lại lớp cũ, dù đã lên lớp. Tiếc 1 năm đèn sách, thế
là ra trường tư. Trường Văn Hoá, nhờ thế có mớ bằng hữu
tới giờ. Những Ngô Khánh Lãng, Nguyễn Hải Hà, Phạm
Văn Hàm…
Bức hình độc nhất & Di
sản độc nhất ông cụ Gấu
Đọc Hà Sĩ Phu trả lời Lý
Kiến Trúc, báo Văn Hóa, Cali, trên
blog Sến Cô Nương, Gấu bỗng dưng nhớ tới ông cụ Gấu, chán thế!
Ông bố của Gấu không hề theo
Việt Minh, vào cái giai đoạn cả nước theo Vẹm. Mấy đứa con ở lại Miền Bắc
- ông em trai út & bà chị gái, nữ anh hùng thồ hàng chiến dịch DBP của
GCC - không hề được VC công nhận
là con liệt sĩ.
Gấu về lại đất Bắc, một phần là cố tìm cho ra câu trả lời. Gặp
cô con gái của ông chú, Chú Cầm, vào thời kỳ đó, là huyện uỷ Hạc Trì [Bạch Hạc và Việt Trì] sau nghe nói, leo lên đến 1
chức vị gì cao lắm, cũng bị VNQDD bắt, nhưng trốn thoát. Bà cho biết, ông
bố của bà, cho bà biết, ông giáo Dương, tức Nguyễn Tái Dương, bố của Gấu,
chỉ được “tổ chức” coi là cảm tình viên của Việt Minh.
Gấu cũng được biết, qua cô con gái của Chú Cầm, ông bố của Gấu,
bị tên học trò giết, là do không chịu đại diện cho VNQDD, ra tranh cử
Quốc Hội Vẹm.
Ông qua sông đúng 30 Tết, dự tất niên với băng VNQDD chiếm giữ
Việt Trì, là vì vấn đề Quốc Hội Vẹm, hẳn thế, và khi ông lắc đầu, đấng
học trò bèn làm thịt Thầy, trước khi bỏ chạy VC qua Tẫu.
Như thế, ông cũng là cảm tình viên của VNQDD ?
Gấu tin là ông cụ Gấu, khi phải chọn giữa Nguyễn Thái Học và Bác Hồ, đã chọn Nguyễn Thái Học!
Trong bài viết về Koestler
[điểm cuốn tiểu sử của K, của Michael Scammell, The Literary
and political Odyssey of a 20 Century Skeptic, trong mục Di sản của chủ nghĩa toàn trị, Athur Koestler:
The Zealot [“cuồng tín” – thay vì “bi quan”, skeptic], trong cuốn
tiểu luận của ông, Arguably, Christopher
Hitchens cho biết, Koestler bỏ đảng CS, liền sau khi thoát ra khỏi Tây
Ban Nha, vì quá tởm những vụ án thanh trừng “mần tuồng”, the hysterical
faking of the Moscow purge trials, 1938 [ông, sau dùng làm đề tài cho cuốn Đêm Giữa Ban Ngày].
Koestler diễn tả cái tởm của
mình, thật là tuyệt cú mèo, theo Christopher Hitchens, đến nỗi ông phải
bệ nguyên văn, vô bài viết của mình:
It is a logical contradiction
when with uncanny regularity the leadership sees itself obliged to undertake
more and more bloody operations within the movement, and in the same breath
insists that the movement is healthy. Such an accumulation of grave surgical
interventions points with much greater likelihood to the existence of a
much more serious illness.
[Thật
khốn kiếp khi, một mặt, cứ tiếp tục thanh trừng nội bộ, cùng lúc phán,
Đảng ta đả biến thiên hạ vô địch thủ, mạnh khoẻ lắm]
Trong
cuốn tiểu luận, có bài Hội Chứng
Việt Nam, The Vietnam Syndrome, viết về vấn đề chất độc màu da
cam, thú.
Thú
hơn nữa, nó làm Gấu nhận ra, trong cái gọi là “hội chứng Mít”, có...
“hội chứng Tẫu”!
Christopher
Hitchens giải thích, bằng tiếng La Tinh: Mutato nomine de te fabula narratur: with
the name changed, the story applies to you.
Cứ
thay cái tên đi, là nó áp dụng vô ngay tim, ngay hồn lũ Mít. Đâu có
phải là chúng không biết thằng Tẫu khốn kiếp đâu. Suốt chiều dài lịch
sử, một mặt chống Tẫu, một mặt mở nước về phía Nam, làm cỏ mọi giống
dân yếu hơn, ít người hơn, vậy mà đùng 1 phát, rước chúng vô nhà, vô
giường, để ăn cướp cho bằng được Miền Nam.
Gấu
thêm vô, còn "hội chứng nhân quả" nữa, ở đây.
May 28, 2014 by Ai Trần
Chia tay
Hôm qua tôi đưa con gái út ra
phi trường. Cô xin được công việc làm mùa hè ở tiểu bang Wisconsin. Làm research.
Cô nhắm công việc này từ mùa hè năm trước nhưng khi ấy cô còn đang học năm
thứ hai, mà người ta đòi điều kiện phải ít nhất là năm thứ ba. Năm nay cô
lại nộp đơn và người ta nhận. Ông Tám, chị Ách Cơ của cô, và tôi tiễn cô
ra phi trường. Ông Tám và Ách Cơ xách hành lý đưa cô vào bên trong. Tôi ngồi
chờ ngoài xe. Chia tay, tôi ôm cô. Chúng tôi hôn nhau và cô nói. “Thế thôi
à?” Dường như cô ngỡ ngàng, nhận ra đến lúc mình phải xa tất cả những thứ
quen thuộc an toàn, bố mẹ, chị, và con mèo. Hay là cô ngỡ ngàng tôi không
đưa cô vào tận bên trong.
Còn tôi, mãi đến khi người
ta bảo, thuyền ra đến hải phận quốc tế rồi, tôi mới chợt nhận ra tôi đã
mất hết. Không còn đường về. Tôi mất má tôi rồi.
Khi tôi ngồi chờ trên xe,
tôi thấy có một chiếc xe BMW mui trần đậu vào trước xe tôi. Người lái
xe là một phụ nữ độ ngoài năm mươi. Bà chở cô con gái và đứa bé, chắc
là cháu ngoại. Bà bế cháu cho cô con gái sửa soạn khuân hành lý từ trên
xe xuống. Cô con gái trạc ba mươi. Cô mang chiếc ghế dành riêng cho em
bé xuống, bỏ vào bao, bọc lại. Đeo nịt mang đứa bé trên ngực. Một cái túi
đeo trên lưng. Tay kéo va li hành lý, và chiếc ghế em bé đi. Trước khi
đi bà mẹ hôn con gái và cháu ngoại.
Tôi thấy khóe môi người đàn
bà run rẩy. Bà cắn môi nhưng những giọt nước mắt vẫn tràn ra trên má long
lanh. Tôi đoán có lẽ lâu lắm bà mới có thể gặp lại con gái và cháu ngoại.
Tôi chợt nhận ra tôi không
khóc khi tiễn cô út. Vì cô đi chỉ hơn hai tháng là về. Thật ra tôi còn thấy
nhẹ nhõm khi biết là mình không phải bận rộn nấu ăn cho cô trong hai tháng
cô vắng nhà. Tôi thuộc loại bà mẹ lười biếng. Mặc dù tôi chưa bao giờ
bỏ con ở nhà để đi nghỉ hè, nhưng mỗi khi tôi tránh được chuyện nấu cơm,
rảnh rỗi để lười biếng thì tôi hoan hỉ lắm.
Tôi nhớ, khi tôi nhận ra
là tôi sẽ vĩnh viễn xa rời má tôi, trong cơn say sóng dữ dội, tôi quì
gối gục đầu xuống khoang thuyền, lặng lẽ ứa nước mắt.
Những cuộc chia lìa khởi
từ đây…
*
Bài này quá tuyệt, đúng
là cao thủ, do mù mờ mà thành, cũng nên. Lấy cái nọ bù cho cái kia.
Tks. NQT
V/v “Cao thủ”
Roland Barthes ưa xài đòn
này. Ông nối kết hai vật, chẳng mắc mớ, liên hệ, rồi ra đòn, chúng là
một, hoặc chúng có cái thật đỗi chung.
Rõ rệt nhất, trong Mythologies,
bài Thiên Văn, Astrology, ông đưa ra nhận xét thật bất ngờ:
Thiên văn và Văn chương có cùng một nhiệm vụ, task, trì chậm xác nhận cái
thực, the “delayed” confirmation of the real.
Khủng hơn nữa, ông biểu là, trong cái vũ trụ tiểu tư sản, Thiên
văn là Văn chương, In the petit-bourgois universe, Astrology
is Literature.
Thảo nào mấy Thầy sáng tác
đếch được bèn quay qua sờ mu rùa, bói toán việc nước Mít: Tẫu nó đếch
dám đụng vô Mít đâu, tối hôm qua tao coi sao trời thấy có nói rồi!
Hay bài, “Kẻ Nghèo và Tên
Vô Sản” [tưởng 1 mà đếch phải 1].
Michel Foucault, khi viết Chữ và Vật, cho biết, được gợi ý từ
1 bản xếp hạng của Tẫu, trong đó, có những vật lạ hoắc, vậy mà cũng được
xếp chung với nhau, là bạn quí của nhau!
"Les Mots et les Choses", nhan
đề bản tiếng Anh có lẽ sáng sủa và thích hợp với chúng ta: "The Order
of Things (Trật tự của những sự vật)." Trong Lời Mở Đầu, ông cho biết,
cuốn sách được gợi hứng từ một bài viết của Borges. Và cùng với bài viết,
là tiếng cười làm rung rinh cõi tư duy của chúng ta (Tây phương).
Borges nhắc tới một cuốn bách
khoa nào đó, ở xứ sở của Kim Dung, theo đó, loài vật được chia ra như
sau: a/ thuộc về Hoàng Đế, b/ được tẩm nước thơm, c/ được thuần hóa, d/
heo sữa, e/ nhân ngư, f/ huyền hoặc, g/ chó thả rông, h/ ở trong bảng sắp
xếp này, i/ cử động như người điên, j/ không thể đếm được, k/ được vẽ bằng
một ngọn bút lông lạc đà thật mịn, l/v…v… và v… v, m/vừa đánh bể một cái
bình, n/ ở xa trông như ruồi.
Theo Foucault một bảng phân
loại như thế đúng là thách thức lối tư duy của Tây phương. Làm sao
có thể hiểu nổi những con vật không có gì giống nhau, lại ở cùng trong
một bảng sắp xếp, ngoài cái trật tự abcd như trên?
Trong khi tìm hiểu một trật
tự như vậy, ông nhìn ra một điều: lịch sử của sự khùng điên sẽ là lịch
sử của Kẻ Khác, lịch sử trật tự của những sự vật sẽ là lịch sử của Ta (Le
Même). Và đối với văn minh Tây phương, lịch sử của Kẻ Khác – không phải
lịch sử trật tự của những sự vật – bị coi là thứ yếu, xa lạ, và bị đẩy bật
ra khỏi lịch sử của những Ta. Đây là lý do người điên bị tống vào tù, hoặc
bị cưỡng bức lao động. (1)
Trở lại với bài viết của Ai
Trần. Với những độc giả thường ghé thăm blog “bâng quơ”, tác giả thường có
tí mừng, khi người thân đi vắng vài ngày, vì vào thời gian đó, bà cho phép
bà lười biếng, hoặc có tí thì giờ rôi ra để viết.
Tuy nhiên, ở đây, so với cái lớn là vượt biển, nỗi đau của cả
nước, thì cái buồn nhớ con chẳng nên kể ra!
Lấy cái nọ bù cái kia, là thế.
Ở đây, như thế, cũng có cái cười “rung rinh”, bên cạnh nỗi buồn
nhất định không nhỏ lệ!
Hà, hà!
Post cái vụ vượt biển của Ai Trần, là tính nhân đó,
đi thêm 1 đường về cú vượt biển của GCC. Nước mắt ràn rụa, làm nóng, làm
rát cả 1 nửa bộ mặt nhưng, không phải nước mắt của GCC.
Viết là Khiếp
Tôi trở nên khiếp đảm...
Đêm 23 tháng Chạp, năm 1985, cùng lúc với ông Táo chầu trời, trên một
chiếc tầu vượt biển sắp sửa chìm gần ngọn hải đăng ở cửa biển Vũng Tầu,
có một ông già bị cậu thanh niên đứng kế bên lầm là người yêu của anh.
Quá khiếp đảm trước cái chết có thể xẩy tới bất cứ lúc nào, cậu thanh niên
điên cuồng vò đầu, vò tai người yêu, tức ông già, lảm nhảm những lời hoảng
loạn. Tuy đang bận tâm vì một chuyện khác, ông già vẫn nhận ra, nước biển
mặn, lạnh buốt, còn nước mắt của cậu thanh niên, mặn, nóng hổi, rát hằn một
bên má. Những cột nước như từ trên trời đổ mãi. Con thuyền chúi sâu xuống
khoảng không đen, sâu thẳm, rồi bị đẩy bắn lên cao, chót ngọn sóng. Ông già
đang nhớ lại những lần chết trước đó.
Bẩy, tám tuổi, thấy bạn cùng lớp nhào xuống ao, bơi lội ào ào, ông nghĩ,
ai cũng làm được. Và cứ thế lao xuống. May có người đứng ngay kế bên, nhìn
thấy thằng bé sắp sửa chìm nghỉm, bèn nhảy vội xuống, kéo lên.
Khi đã hoàn hồn, đứng ngơ ngác trên bờ, cậu bé như cảm thấy, cậu biết
trước tai nạn. Như thể, cậu đã trải qua một lần rồi, và lần này, chỉ là
lập lại lần trước. Nó đã từng xẩy ra, trong một giấc mơ, có thể.
Cậu có cảm tưởng, anh bạn lớn tuổi đã "chờ", một sự kiện như vậy, sẽ
xẩy ra, và anh ta sẽ can thiệp, đúng lúc.
Rõ rệt nhất là lần chơi bắn bi một mình. Nhà có một chiếc hòm [cái rương]
lớn, chiếm cả một góc gian nhà chính, trên là bàn thờ ông bà, trong đựng
lúa, đặt trên hai tấm mễ gỗ, hay ngựa gỗ, thấp. Người dân miền Bắc, từ xa
xưa vẫn bị ám ảnh bởi những cơn lũ lụt, và những năm hạn hán, lúc nào cũng
lo mất mùa, nên nhà nào cũng lo trữ lúa.
Hòn bi lăn tít vào gầm hòm. Cậu bò vào. Loay hoay cọ quậy, cả hai tấm
ngựa gỗ, quá mục, cùng sập xuống.
Như sống lại giấc mơ, cậu xoài người ra. Chiếc hòm đè cậu bẹp dí, may
nhờ hai chiếc mễ chia giùm sức nặng. Lần đó, ba hồn bẩy vía đi luôn, mấy
người lớn bắt ăn mấy vắt cơm để thu hồi lại.
Lớn lên, cậu mất dần khả năng kỳ cục, và mơ hồ cảm nhận - không tính
lần suýt bị bẹp dí - có một điều gì liên can đến "nước", trong những lần
như vậy.
Như thể gia đình ông bị trù yểm, bởi nước.
*
Ông già của ông già bị đảng phái thủ tiêu, bằng cách cột đá vào người
bỏ xuống sông.
Đứa em trai, tử trận tại một khúc sông, do một viên đạn từ bên kia bờ
bắn xuống nước dội lên.
Bản thân ông đã từng bị thương nặng tại bờ sông Sài-gòn.
Lần đó, đúng ra là đi luôn, nếu không có kẻ thế mạng: một chuyên viên
Phi Luật Tân mới chân ướt chân ráo tới Sài-gòn.
*
Nhưng được bỏ qua, không có nghĩa là được tha thứ. Ông già thấy nhẫn
nhục, cam chịu.
Đó là một chuyến đi được tổ chức rất chu đáo. Và có lúc ông già nghĩ
rằng sẽ thành công...
*
"Tôi trở nên khiếp đảm bởi nghệ thuật".
D. M. Dylan Thomas mở đầu “Hồi tưởng & Hoang tưởng”.
Với ông, khả năng thấu thị, nhìn thấy cái chết, trước khi nó xẩy ra,
ở một cậu bé, chính là "phép lạ" của nghệ thuật, (ở chúng ta). Và ông trở
nên khiếp đảm, bởi nó. "Nghệ thuật là những ngã ba ngã tư tàn khốc, mang
tính Oedipe. Nơi mộng mị, tình yêu, và cái chết gặp gỡ. Zhivago của Pasternak
chiêm nghiệm một điều, rằng nghệ thuật luôn luôn là suy tư về cái chết,
từ đó sáng tạo ra sự sống.
Điều ngược lại cũng hoàn toàn đúng. Cách đây vài năm, tôi [D.M. THomas]
đi thăm Lydia, người chị/em gái, của Pasternak. Một căn nhà từ hồi Victoria,
ọp ẹp, tối thui. Chủ nhà, một người bà già nhỏ nhắn, rệu rạo, lưng còng,
mang đôi giầy cụt lủn, lủng lẳng bị chìa khoá... Bà dẫn vào nhà bếp, mời
dùng cà phê. Một cái hũ cà phê, loại uống liền, hai cái ly trắng, mẻ. Câu
chuyện nhạt thếch. Tôi không làm sao liên hệ bà với Boris, người sáng tạo
ra Zhivago, và Lara. Sau cùng, bà hỏi tôi có muốn đi xem mấy bức họa của
ông thân sinh. Một cách biết ơn, tôi nói vâng. Tôi đi theo đôi giầy cụt
ngủn, bị chìa khoá lên lầu. Bà mở cửa căn phòng.
Một luồng mầu sắc và ánh sáng làm tôi chới với, nghẹt thở. Đúng là một
phòng tranh tuyệt vời. Tôi nhận ra ngay Tolstoy, ở nơi Boris trẻ. Sàn ngổn
ngang những khung, giá vẽ.
"Tôi đang sửa soạn một cuộc triển lãm", bà giải thích.
Như một bóng ma, tôi đi theo, suốt căn phòng rộng, uống từng hớp thiên
tài Leonid Pasternak. Có đến vài phút đồng hồ, tôi đứng ngẩn trước một bức
họa. Chân dung một người đàn bà đẹp, dáng mơ mộng, đang chải tóc.
Tôi yêu liền ngay nàng.
"Nàng là ai vậy ?"
Bà già còng nhún vai:
"Ôi dào, tôi đó mà".
Chẳng thèm để ý đến nỗi mất mát lớn lao, là tuổi trẻ, và nhan sắc, bà
quay đi.
Chẳng có gì đáng kể, ngoại trừ thiên tài bất tử của người cha. Tôi có
cảm giác những bức họa đã hút sạch bao nhiêu ánh sáng, bao nhiêu đời sống
từ căn nhà của cô con gái.
"Tôi nghĩ chắc là bà đã có bảo hiểm những bức họa?" "Không, nếu bị đánh
cắp, cái gì có thể thay thế?"
Trở lại bếp, bà cho tôi coi những bức hình gia đình, hầu hết là của Boris
và con cháu của ông.
Một trong những đứa cháu trai, Lyovya, đã chết trong những tình huống
thật là kỳ bí, đáng sợ; bà bảo tôi. Chưa tới 30, đang khoẻ mạnh, nó lăn quay
ra chết, vì đứng tim, ngay trên đường phố Moscow, đúng chỗ Zhivago bị bịnh
tim quật ngã..."
Thomas không thể không nghĩ đến một điều, cái chết của nhân vật giả tưởng,
Zhivago, đã "ứng" vào người cháu trai.
Thiên tài Pasternak đã biến đứa cháu thành một cái bóng, y hệt như cô
con gái Lydia đã trở thành cái bóng của nghệ thuật, của ông thân sinh.
Liền đó, ông kể lại một kinh nghiệm của riêng ông, trong một lần đi trị
bịnh. Bà bác sĩ tâm thần làm ông nhớ đến mẹ, và một lần không vâng lời bà.
(Ở đây có một cái gì liên can đến mặc cảm Oedipe).
"Thay vì đi nhà thờ, cậu đã tới một sex shop".
"Đúng như vậy". "
Rồi trí tưởng của tôi đầy rẫy những hình ảnh chết chóc, của mẹ tôi, của
bạn bè...
Bữa sau, bà bác sĩ gọi điện thoại:
"Tôi không thể gặp anh bữa nay. Tôi phải đi đám ma.
"Oh, I am sorry, tôi mong không phải là một người thân của bà.
"Thảm thay, đúng như vậy, ông già của tôi."
Và Thomas kết luận, đâu có gì là đáng ngạc nhiên, nếu tôi trở nên khiếp
đảm vì nghệ thuật ? "Không phải cuốn sách của tôi là một tên sát nhân,
nhưng đâu đó, từ những trang sách vang lên, tiếng cười sảng khoái, của quỷ...".
Chỉ là lộng giả thành chân. Bóng ma giả tưởng Zhivago kiếm người thế
mạng để đi đầu thai.
Đó cũng là cảm giác ghê rợn, khủng khiếp khi ông già gặp lại cô bạn ở
xứ lạnh. Như thể cuộc chiến lập lại, khi giả tưởng "xuất hiện".
Chuyến đi "liên can" tới lễ kỷ niệm 10 năm đại thắng Mùa Xuân, của những
người CS. Người bạn đi cùng ông già mang theo những danh sách, những bản
tin, những tài liệu về miền Nam sau mười năm, phóng sự về những sĩ quan đi
học tập, tình cảnh vợ con ở nhà, và ... MIA.
Ông già quen anh bạn, những ngày cả hai cùng làm việc cho một hãng tin
nước ngoài. Anh là nhiếp ảnh viên. Gốc "chệt", người nhỏ thó, tóc xoắn tít,
có lần, trong lúc hơi ngà ngà, anh tỏ ra tự hào về mấy quí tướng của mình.
Ng. quả thực rất khôn ngoan. Nếu có gì đó, làm anh thất vọng về chính
mình, có lẽ là, anh đã không theo đuổi nghề "phóng viên chiến tranh" cho
tới cùng. Anh giải thích, làm cho hãng tin Mỹ một thời gian, anh chuyển qua
một hãng tin Nhật. Ông già không gặp anh từ dạo đó. Rồi bỏ nghề, về nhà đuổi
gà cho vợ.
"Mày có nhớ được bao nhiêu thằng tụi mình quen, đã tử mạng ? Ở chiến
trường, cái máy chụp hình trông xa giống như khẩu súng. Còn chữ Press ở
trên ngực, gặp VC tụi nó cũng chẳng tha. Sau Mậu Thân, bà vợ tao hoảng quá,
không cho tao làm phó nháy nữa".
Cũng có thể còn một lý do. Tuy nhỏ con, nhưng anh có một sức hấp dẫn
đặc biệt, với phụ nữ.
Anh vẫn mơ tưởng, ngoài người vợ anh đã ly dị, có với nhau một đứa con
trai; ngoài bà vợ sau anh đang chung sống, có được một đứa bé gái - vì mê
bả, anh giải thích, anh đã không bỏ đi, những ngày tháng Tư năm đó - còn
một việc gì, chiến cuộc dành riêng cho anh, những kẻ bỏ cuộc hơi sớm. Như
thể nó cho anh "hoãn dịch", để thực hiện sứ mạng này.
"Tôi để dành tôi cho tương lai", Phan Văn Hùm, (hay Tạ Thu Thâu ?), đã
nói vậy, khi từ chối làm việc với những người CS. Một người quen của ông
già cũng đã nói một câu tương tự, khi từ chối lệnh nhập ngũ.
Anh bạn phóng viên mơ tưởng "làm một việc, để trả ơn nhân dân Mỹ," khi
đem đến cho họ tin tức, về những "con mực", mật ngữ của anh. Anh giấu kín
những "tài liệu vô giá" đó, chỉ thêm vào, một bức thư, bằng tiếng Anh, do
ông già viết. Một thứ "bạch thư", đại khái vậy. Thì cũng nhờ mớ tiếng Anh
còn sót lại, ông già đã được "tổ chức", qua anh bạn phóng viên, chấp nhận.
Sau này, bữa theo vị linh mục người Pháp, tới văn phòng ODP, tại Bangkok,
nằm trong building khổng lồ City Bank, ông thấy lại tất cả những đơn từ,
thư viết tay, hình ảnh, hôn thú, giấy khai sinh..., tất cả những gì ông
gửi từ Việt Nam, những ngày cực khổ, việc gửi thư là một xa xỉ... Không
thấy bức "bạch thư". Như vậy, ông già nghĩ thầm, nó thuộc về một hồ sơ khác,
nằm ở Bộ Quốc Phòng, như Steel, nhân viên tại Toà Lãnh Sự Mỹ, tại Vientiane,
nói. "Steel, như cái này này," anh giơ chân đập vào tủ sắt kế bên. Trong
bữa gặp gỡ, anh có nhắc tới Alan Dawson, một ký giả Mỹ làm cho UPI. "Ông
ta là bạn tôi, hiện đang làm việc tại Bangkok. Các anh có thể tới đó gặp
ông ta. Nhưng tôi không thể giúp đỡ gì, trong việc này. Tôi sẽ chuyển bức
thư đi, vậy thôi." Trước khi nói chuyện anh đã cẩn thận đóng cửa văn phòng,
không cho nhân viên người Lào tại sứ quán biết, về cuộc gặp mặt giữa những
điệp viên CIA, hoặc MIA, "dởm". Sau khi đọc qua hồ sơ ODP, nhìn hình hai
người lớn, và mấy đứa nhỏ, vị linh mục người Pháp nói, "Bây giờ ta có thể
giúp con được rồi. Ta sẽ đưa con tới sở cảnh sát Bangkok. Họ sẽ bỏ tù vợ
chồng con mấy tháng. Sau đó, Cao Uỷ sẽ đưa các con tới trại tị nạn."
Cũng lại một chuyến vượt biên, nhưng bằng đường bộ. Ông già vốn không
tin con đường Đức Thánh Trần chỉ bảo. Gia đình ông, bị thần nước trù yểm,
kể từ thời Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, cũng nên. Quê ông vốn vùng núi Tản, sông
Hồng.
Trên ghe, đa số là người theo đạo. Khi đã tuyệt vọng, họ hy vọng vào
Chúa. Tiếng cầu kinh nổi lên, lúc đầu còn rời rạc, nhưng dần dần át tiếng
mưa bão. Phép lạ, phép lạ, ông già loáng thoáng nghe có người suýt soa.
Vài phút trước đó, ông đã được anh thợ máy, sau khi thất bại không thể làm
cho máy chạy, từ dưới hầm tầu bò lên, nhìn trời, ngó đồng hồ... Sau đó, anh
giải thích, bão ven biển vốn vậy. Tới gần sáng là ngưng. Vả lại ghe chưa
ra xa bờ. Nếu sửa cho máy nổ, chắc là tiêu rồi, anh vừa nhìn vào bờ vừa thẫn
thờ nói. Trên bờ loáng thoáng những ruộng muối...
Anh bạn đi cùng đã thả xuống biển những chứng tích cuối cùng, của chuyến
đi...
NQT
Bức hình độc nhất & Di sản
độc nhất, ông cụ Gấu
Đọc Hà Sĩ Phu trả lời Lý Kiến
Trúc, báo Văn Hóa, Cali, trên blog
Sến Cô Nương, Gấu bỗng dưng nhớ tới ông cụ Gấu, chán thế!
Ông bố của Gấu không hề theo
Việt Minh, vào cái giai đoạn cả nước theo Vẹm. Mấy đứa con ở lại Miền Bắc
- ông em trai út & bà chị gái, nữ anh hùng thồ hàng chiến dịch DBP của
GCC - không hề được VC công nhận là con liệt sĩ.
Gấu về lại đất Bắc, một phần là cố tìm cho ra câu trả lời. Gặp cô con gái
của ông chú, Chú Cầm, vào thời kỳ đó, là huyện uỷ Hạc Trì
[Bạch Hạc và Việt Trì] sau nghe nói, leo lên đến 1 chức
vị gì cao lắm, cũng bị VNQDD bắt, nhưng trốn thoát. Bà cho biết, ông bố của
bà, cho bà biết, ông giáo Dương, tức Nguyễn Tái Dương, bố của Gấu, chỉ được
“tổ chức” coi là cảm tình viên của Việt Minh.
Gấu cũng được biết, qua cô con gái của Chú Cầm, ông bố của Gấu, bị tên học
trò giết, là do không chịu đại diện cho VNQDD, ra tranh cử Quốc Hội Vẹm.
Ông qua sông đúng 30 Tết, dự tất niên với băng VNQDD chiếm giữ Việt Trì,
là vì vấn đề Quốc Hội Vẹm, hẳn thế, và khi ông lắc đầu, đấng học trò bèn
làm thịt Thầy, trước khi bỏ chạy VC qua Tẫu.
Như thế, ông cũng là cảm tình viên của VNQDD ?
Gấu tin là ông cụ Gấu, khi phải chọn giữa Nguyễn Thái Học và Bác Hồ, đã chọn Nguyễn Thái Học!
Trong bài viết về Koestler [điểm
cuốn tiểu sử của K, của Michael Scammell, The Literary and political
Odyssey of a 20 Century Skeptic, trong mục Di sản của chủ
nghĩa toàn trị, Athur Koestler: The Zealot [“cuồng tín”
– thay vì “bi quan”, skeptic], trong cuốn tiểu luận của ông, Arguably, Christopher Hitchens cho biết,
Koestler bỏ đảng CS, liền sau khi thoát ra khỏi Tây Ban Nha, vì quá tởm những
vụ án thanh trừng “mần tuồng”, the hysterical faking of the Moscow purge
trials, 1938 [ông, sau dùng làm đề tài cho cuốn Đêm Giữa Ban
Ngày].
Koestler diễn tả cái tởm của
mình, thật là tuyệt cú mèo, theo Christopher Hitchens, đến nỗi ông phải bệ
nguyên văn, vô bài viết của mình:
It is a logical contradiction
when with uncanny regularity the leadership sees itself obliged to undertake
more and more bloody operations within the movement, and in the same breath
insists that the movement is healthy. Such an accumulation of grave surgical
interventions points with much greater likelihood to the existence of a much
more serious illness.
[Thật khốn
kiếp khi, một mặt, cứ tiếp tục thanh trừng nội bộ, cùng lúc phán, Đảng ta
đả biến thiên hạ vô địch thủ, mạnh khoẻ lắm]
Trong cuốn
tiểu luận, có bài Hội Chứng Việt Nam, The
Vietnam Syndrome, viết về vấn đề chất độc màu da cam, thú.
Thú hơn nữa,
nó làm Gấu nhận ra, trong cái gọi là “hội chứng Mít”, có... “hội chứng Tẫu”!
Christopher
Hitchens giải thích, bằng tiếng La Tinh: Mutato nomine de te fabula narratur:
with the name changed, the story applies to you.
Cứ thay cái
tên đi, là nó áp dụng vô ngay tim, ngay hồn lũ Mít. Đâu có phải là chúng
không biết thằng Tẫu khốn kiếp đâu. Suốt chiều dài lịch sử, một mặt chống
Tẫu, một mặt mở nước về phía Nam, làm cỏ mọi giống dân yếu hơn, ít người
hơn, vậy mà đùng 1 phát, rước chúng vô nhà, vô giường, để ăn cướp cho bằng
được Miền Nam.
Gấu thêm vô,
còn "hội chứng nhân quả" nữa, ở đây.
May 28, 2014 by Ai Trần
Chia tay
Hôm qua tôi đưa con gái út ra
phi trường. Cô xin được công việc làm mùa hè ở tiểu bang Wisconsin. Làm research.
Cô nhắm công việc này từ mùa hè năm trước nhưng khi ấy cô còn đang học năm
thứ hai, mà người ta đòi điều kiện phải ít nhất là năm thứ ba. Năm nay cô
lại nộp đơn và người ta nhận. Ông Tám, chị Ách Cơ của cô, và tôi tiễn cô
ra phi trường. Ông Tám và Ách Cơ xách hành lý đưa cô vào bên trong. Tôi ngồi
chờ ngoài xe. Chia tay, tôi ôm cô. Chúng tôi hôn nhau và cô nói. “Thế thôi
à?” Dường như cô ngỡ ngàng, nhận ra đến lúc mình phải xa tất cả những thứ
quen thuộc an toàn, bố mẹ, chị, và con mèo. Hay là cô ngỡ ngàng tôi không
đưa cô vào tận bên trong.
Còn tôi, mãi đến khi người ta
bảo, thuyền ra đến hải phận quốc tế rồi, tôi mới chợt nhận ra tôi đã mất
hết. Không còn đường về. Tôi mất má tôi rồi.
Khi tôi ngồi chờ trên xe, tôi
thấy có một chiếc xe BMW mui trần đậu vào trước xe tôi. Người lái xe là một
phụ nữ độ ngoài năm mươi. Bà chở cô con gái và đứa bé, chắc là cháu ngoại.
Bà bế cháu cho cô con gái sửa soạn khuân hành lý từ trên xe xuống. Cô con
gái trạc ba mươi. Cô mang chiếc ghế dành riêng cho em bé xuống, bỏ vào bao,
bọc lại. Đeo nịt mang đứa bé trên ngực. Một cái túi đeo trên lưng. Tay kéo
va li hành lý, và chiếc ghế em bé đi. Trước khi đi bà mẹ hôn con gái và cháu
ngoại.
Tôi thấy khóe môi người đàn
bà run rẩy. Bà cắn môi nhưng những giọt nước mắt vẫn tràn ra trên má long
lanh. Tôi đoán có lẽ lâu lắm bà mới có thể gặp lại con gái và cháu ngoại.
Tôi chợt nhận ra tôi không khóc
khi tiễn cô út. Vì cô đi chỉ hơn hai tháng là về. Thật ra tôi còn thấy nhẹ
nhõm khi biết là mình không phải bận rộn nấu ăn cho cô trong hai tháng cô
vắng nhà. Tôi thuộc loại bà mẹ lười biếng. Mặc dù tôi chưa bao giờ bỏ con
ở nhà để đi nghỉ hè, nhưng mỗi khi tôi tránh được chuyện nấu cơm, rảnh rỗi
để lười biếng thì tôi hoan hỉ lắm.
Tôi nhớ, khi tôi nhận ra là
tôi sẽ vĩnh viễn xa rời má tôi, trong cơn say sóng dữ dội, tôi quì gối gục
đầu xuống khoang thuyền, lặng lẽ ứa nước mắt.
Những cuộc chia lìa khởi từ
đây…
*
Bài này quá tuyệt, đúng là cao
thủ, do mù mờ mà thành, cũng nên. Lấy cái nọ bù cho cái kia.
Tks. NQT
V/v “Cao thủ”
Roland Barthes ưa xài đòn này.
Ông nối kết hai vật, chẳng mắc mớ, liên hệ, rồi ra đòn, chúng là một, hoặc
chúng có cái thật đỗi chung.
Rõ rệt nhất, trong Mythologies,
bài Thiên Văn, Astrology, ông đưa ra nhận xét thật bất ngờ: Thiên
văn và Văn chương có cùng một nhiệm vụ, task, trì chậm xác nhận cái thực,
the “delayed” confirmation of the real.
Khủng hơn nữa, ông biểu là, trong cái vũ trụ tiểu tư sản, Thiên văn là
Văn chương, In the petit-bourgois universe, Astrology is
Literature.
Thảo nào mấy Thầy sáng tác đếch
được bèn quay qua sờ mu rùa, bói toán việc nước Mít: Tẫu nó đếch dám đụng
vô Mít đâu, tối hôm qua tao coi sao trời thấy có nói rồi!
Hay bài, “Kẻ Nghèo và Tên Vô
Sản” [tưởng 1 mà đếch phải 1].
Michel Foucault, khi viết Chữ và Vật, cho biết, được gợi ý từ 1
bản xếp hạng của Tẫu, trong đó, có những vật lạ hoắc, vậy mà cũng được xếp
chung với nhau, là bạn quí của nhau!
"Les Mots et les Choses", nhan
đề bản tiếng Anh có lẽ sáng sủa và thích hợp với chúng ta: "The Order of
Things (Trật tự của những sự vật)." Trong Lời Mở Đầu, ông cho biết, cuốn
sách được gợi hứng từ một bài viết của Borges. Và cùng với bài viết, là tiếng
cười làm rung rinh cõi tư duy của chúng ta (Tây phương).
Borges nhắc tới một cuốn bách
khoa nào đó, ở xứ sở của Kim Dung, theo đó, loài vật được chia ra như sau:
a/ thuộc về Hoàng Đế, b/ được tẩm nước thơm, c/ được thuần hóa, d/ heo sữa,
e/ nhân ngư, f/ huyền hoặc, g/ chó thả rông, h/ ở trong bảng sắp xếp này,
i/ cử động như người điên, j/ không thể đếm được, k/ được vẽ bằng một ngọn
bút lông lạc đà thật mịn, l/v…v… và v… v, m/vừa đánh bể một cái bình, n/
ở xa trông như ruồi.
Theo Foucault một bảng phân
loại như thế đúng là thách thức lối tư duy của Tây phương. Làm sao có thể
hiểu nổi những con vật không có gì giống nhau, lại ở cùng trong một bảng
sắp xếp, ngoài cái trật tự abcd như trên?
Trong khi tìm hiểu một trật
tự như vậy, ông nhìn ra một điều: lịch sử của sự khùng điên sẽ là lịch sử
của Kẻ Khác, lịch sử trật tự của những sự vật sẽ là lịch sử của Ta (Le Même).
Và đối với văn minh Tây phương, lịch sử của Kẻ Khác – không phải lịch sử trật
tự của những sự vật – bị coi là thứ yếu, xa lạ, và bị đẩy bật ra khỏi lịch
sử của những Ta. Đây là lý do người điên bị tống vào tù, hoặc bị cưỡng bức
lao động. (1)
Trở lại với bài viết của Ai
Trần. Với những độc giả thường ghé thăm blog “bâng quơ”, tác giả thường có
tí mừng, khi người thân đi vắng vài ngày, vì vào thời gian đó, bà cho phép
bà lười biếng, hoặc có tí thì giờ rôi ra để viết.
Tuy nhiên, ở đây, so với cái lớn là vượt biển, nỗi đau của cả nước, thì
cái buồn nhớ con chẳng nên kể ra!
Lấy cái nọ bù cái kia, là thế.
Ở đây, như thế, cũng có cái cười “rung rinh”, bên cạnh nỗi buồn nhất định
không nhỏ lệ!
Hà, hà!
Hôm qua tôi đưa con gái út ra phi trường. Cô xin được công
việc làm mùa hè ở tiểu bang Wisconsin. Làm research. Cô nhắm công việc này
từ mùa hè năm trước nhưng khi ấy cô còn đang học năm thứ hai, mà người ta
đòi điều kiện phải ít nhất là năm thứ ba. Năm nay cô lại nộp đơn và người
ta nhận. Ông Tám, chị Ách Cơ của cô, và tôi tiễn cô ra phi trường. Ông Tám
và Ách Cơ xách hành lý đưa cô vào bên trong. Tôi ngồi chờ ngoài xe. Chia
tay, tôi ôm cô. Chúng tôi hôn nhau và cô nói. “Thế thôi à?” Dường như cô
ngỡ ngàng, nhận ra đến lúc mình phải xa tất cả những thứ quen thuộc an toàn,
bố mẹ, chị, và con mèo. Hay là cô ngỡ ngàng tôi không đưa cô vào tận bên
trong.
Còn tôi, mãi đến khi người ta bảo, thuyền ra đến hải phận
quốc tế rồi, tôi mới chợt nhận ra tôi đã mất hết. Không còn đường về. Tôi
mất má tôi rồi.
Khi tôi ngồi chờ trên xe, tôi thấy có một chiếc xe BMW mui
trần đậu vào trước xe tôi. Người lái xe là một phụ nữ độ ngoài năm mươi.
Bà chở cô con gái và đứa bé, chắc là cháu ngoại. Bà bế cháu cho cô con gái
sửa soạn khuân hành lý từ trên xe xuống. Cô con gái trạc ba mươi. Cô mang
chiếc ghế dành riêng cho em bé xuống, bỏ vào bao, bọc lại. Đeo nịt mang đứa
bé trên ngực. Một cái túi đeo trên lưng. Tay kéo va li hành lý, và chiếc
ghế em bé đi. Trước khi đi bà mẹ hôn con gái và cháu ngoại.
Tôi thấy khóe môi người đàn bà run rẩy. Bà cắn môi nhưng những
giọt nước mắt vẫn tràn ra trên má long lanh. Tôi đoán có lẽ lâu lắm bà mới
có thể gặp lại con gái và cháu ngoại.
Tôi chợt nhận ra tôi không khóc khi tiễn cô út. Vì cô đi chỉ
hơn hai tháng là về. Thật ra tôi còn thấy nhẹ nhõm khi biết là mình không
phải bận rộn nấu ăn cho cô trong hai tháng cô vắng nhà. Tôi thuộc loại bà
mẹ lười biếng. Mặc dù tôi chưa bao giờ bỏ con ở nhà để đi nghỉ hè, nhưng
mỗi khi tôi tránh được chuyện nấu cơm, rảnh rỗi để lười biếng thì tôi hoan
hỉ lắm.
Tôi nhớ, khi tôi nhận ra là tôi sẽ vĩnh viễn xa rời má tôi,
trong cơn say sóng dữ dội, tôi quì gối gục đầu xuống khoang thuyền, lặng
lẽ ứa nước mắt.
Những cuộc chia lìa khởi từ đây…
Viết
Chia tay
Bài viết thật khéo. Ngay cả
cái chuyện bỏ nước mà đi, thì cũng chẳng đáng nhỏ lệ, mà nếu quá đau lòng,
giữa biển khơi, gục đầu vào thuyền mà khóc, thì là vì không còn gặp mẹ nữa.
Gấu phán, lấy cái nọ bù cho cái kia, là thế. Solz chẳng từng chê Akhmatova,
cả nước đau, mà bà chỉ khóc đứa con bị đi tù, ông chồng bị làm thịt, toàn
chuyện cá nhân nhảm nhí!
Nói ra thì lại là bảo là khoe, nhưng Gấu bị đám ngu chửi hoài, có thằng
em trai tử trận ca cẩm hoài!
NGỦ
Tối qua, hoàn toàn không ngủ
được. Bây giờ, mới hơn 9 giờ, mắt đã ríu lại rồi. Thôi, đi ngủ. Mặc kệ giàn
khoan HD-981. Mặc kệ Trung Quốc. Mặc kệ ông Trọng, ông Sang, ông Dũng, ông
Hùng. Ngủ. Chỉ mong, trong giấc ngủ, sẽ gặp được một giấc mơ thật đẹp. Để,
mai, thức dậy, bớt một chút cay đắng và lo lắng.
Một ông Hồ không ngủ được vì vận nước, vì Miền Nam bị Mỹ Ngụy tàn phá, là
quá nhiều rồi, đừng thằng khốn nào giả đò bắt chước ông ta nữa nhe!
Hà, hà!
Cái trò cả Miền Nam không ngủ
được, cả Miền Bắc hò theo này, xưa rồi.
Giả đúng như thế, thì hậu quả, là 1 đất nước Mít khùng như bây giờ.
Vậy mà vẫn có thằng bắt chước, quái thế!
Tất nhiên, người viết bài viết ngắn này, rất đau, như bao nhiêu người, vì
cái việc đất nước, nhưng bà tránh đi, và nói mình không có buồn, vì nhớ con
- đếch phải nhớ nước Mít nhe!
Đêm qua, Gấu cũng.... mất ngủ.
Bèn ru mãi ngàn năm, bằng bài thơ sau đây.
Cuộc tàn
sát những kẻ vô tội
Những nhà thơ Hậu Đường
Đâu có làm gì được, ngoài cái việc đi 1 đường Facebook, sau đây:
"Ở những ngọn đồi phía Tây, mặt trời lặn…
Những con ngựa bị gió thổi, dẫm lên những đám mây."
Tớ cũng đếch làm gì được ở đây.
Nhưng quái làm sao, tớ thấy vui
Ngay cả trên đầu tớ,
Một chú quạ bay vòng vòng.
Trong lúc tớ thả mình xuống lớp cỏ,
Một mình với cái im lặng của bầu trời
Chỉ có gió, là rì rào nhè nhẹ
Lật những trang của cuốn sách ở bên tớ
Lật tới lật lui, như kiếm cái con khỉ gì
Cho con quạ máu me đọc.
The Massacre of the Innocents
The poets of the Late Tang Dynasty
Could do nothing about it except to write:
"On the western hills the sun sets ...
Horses blown by the whirlwind tread the clouds."
I could not help myself either.
I felt joy
Even at the sight of a crow circling over me
As I stretched out on the grass
Alone now with the silence of the sky.
Only the wind making a slight
rustle
As it turned the pages of the book by my side,
Back and forth, searching for something
For that bloody crow to read.
Charles Simic: A
Wedding in Hell
|
|
“Tôi nhớ, khi tôi nhận ra là tôi sẽ vĩnh viễn xa rời má tôi, trong cơn say sóng dữ dội, tôi quì gối gục đầu xuống khoang thuyền, lặng lẽ ứa nước mắt.
Những cuộc chia lìa khởi từ đây…”
Cái thời ra đi không hẹn ngày trở lại đó , dù có là bao lâu đi chăng nữa thì khi nghĩ đến vẫn thấy đau đúng không chị Tám
Like this
Ôi, Hà viết thật hay. Tôi chưa nhớ lại được bao giờ mình là người lớn. Tuổi trẻ của chúng mình người ta lấy đi nhiều quá. Bây giờ Hà gợi lại thấy rưng rưng.
Cảm ơn nhiều.
Like this
Bắt đền bà Tám, làm cháu nhớ mommy quá, không tập trung được.
Like this
Những cuộc chia ly… Người ở lại vẫn mang nặng nỗi niềm. Đọc bài này sao thấy nặng lòng quá cô Tám…
Like this
Em thích bài này quá chị ơi, cảm động quá. Cái hình ảnh chị ngồi trên tàu ra khỏi hải phận và nhận thấy mình mất hết, cái thế hệ sau này nó không bao giờ hiểu về những cuộc chia tay như vậy.
Hai thằng con em nhỏ mà em đã lo xa cái chuyện buông tay cho nó tự vào đời rồi. Cái bài này chị viết em cũng tâm tư.
Like this
Bài này quá tuyệt, đúng là cao thủ, do mù mờ mà thành, cũng nên. Lấy cái nọ bù cho cái kia. Tks. NQT
Like this
Nhiều khi nước mắt không rơi ngoài khóe mắt mà rơi ướt cả cõi lòng mới ……thấm lâu á chị !
Chèng ui, sao chị tả cảnh bà mẹ tiễn con & cháu vô phi trường mà giống cảnh mẹ em tiễn em & tụi trẻ con quá vậy? Lần nào, mẹ tiễn đám con cháu vô trong chỗ checkpoint xong cũng lẳng lặng quay lưng đi, mắt ráo hoảnh thôi à. Nhưng khi em quay lại thì thấy mẹ đang đưa tay lau nước mắt á. Mẹ nào cũng thế thôi, trước mặt con cháu thì giả bộ cứng cỏi thế, chứ quay lưng lại là nước mắt ngắn dài mà!
Tự dưng tưởng tượng ra cảnh Bà Tám ra đến hải phận quốc tế mà tim em đau nhói luôn. Cứ như lúc em leo lên máy bay, khi họ thông báo vừa ra khỏi không phận VN là tự dưng bật khóc tỉnh queo hà. Đó là khi đó em đã có bố mẹ, em út ngay bên cạnh rồi đó. Nhưng nhớ Nội, nhớ Ngoại, nhớ bạn bè đủ thứ hết mà.
PS: Thiệt tình, em chưa dám nghĩ đến cảnh tiễn tụi nhỏ đi xa bao giờ luôn, tại em biết chắc là em sẽ mít ướt (mặc dù đôi khi không muốn thế) …;)
Like this