|
“Những con dã
tràng”, truyện đầu tay của GCC, được TTT chọn, tính đăng trên
Sáng Tạo,
nhưng do báo ngỏm, ông bèn đưa cái mớ bài vở còn dư đó, qua báo Văn
Nghệ
của Lý
Hoàng Phong và những đấng như DNM, TDT….
Lẽ dĩ nhiên, bị ném vô thùng
rác.
Gấu đọc thấy
tên của mình trong mục Hộp Thư Tòa Soạn, tuy chẳng hề gửi, thì đoán
vậy, nhưng
cũng chẳng nói gì với ông anh. Vả chăng vào lúc đó, lo học, lo tốt
nghiệp, ra
trường, có việc làm kiếm ra tiền, nuôi gia đình, và nếu có cơ hội, học
tiếp.
Chỉ đến khi đọc Faulkner, và viết được cái truyện ngắn đầu tay “Những
Ngày Ở Sài
Gòn” thì Gấu mới biết, mình sẽ trở thành nhà văn, theo nghĩa, nhờ kiếm
ra sư phụ
và kiếm ra văn phong của mình. Đây là cơ may đặc biệt của GCC, nhờ đọc
được sách
Tẩy, mà thoát kiếp nhà văn Mít chỉ đọc chữ Mít, không thể đọc 1 thứ chữ
nào khác.
Trường hợp hai phiên bản của TTT, là DNM và NDT cho thấy, tại làm sao
mà TTT lại
phán, nó sẽ đi xa hơn DNM. Ông không hề nói, Gấu viết hay hơn DNM hay
NDT. Ông
phán, nó sẽ đi xa hơn.
“Những con dã
tràng”, với riêng Gấu, khi về già, nhìn lại, quả là bảnh nhất trong số
những
truyện ngắn của Gấu, và khác biệt hẳn với số còn lại. Nó là đỉnh cao
của thứ văn
chương “hiện sinh”, theo nghĩa, hục hặc với chính mình, “đêm không là
đêm” nhưng
mà là “đêm tóc rối”!
Giả như tiếp
tục viết thứ văn đó, Gấu trở thành 1 phiên bản, thứ ba, của TTT!
Gấu nhớ bà cụ thân sinh
TTT & Bạn C, đọc, lắc đầu, phán,
thằng này bịnh.
Ui chao phải đến mãi sau này, ra được hải ngoại, đọc “The Steps”, bản
tiếng
Anh, thì Gấu mới nhớ lại câu của Cụ.
Trong "The Steps", có 1 chương
[Gấu đọc
cuốn này khi mới lớn bản tiếng Tây, Les Pas,
sau này
nhớ lại, lầm là tập truyện ngắn], trong có xen y chang trong “Những Con
Dã Tràng”, xen ngồi chiếc đu, nhưng bịnh hơn nhiều]
[GCC sẽ
scan , và dịch liền hầu độc giả TV]
GCC biết đến
Jerzy Kosiński rất sớm từ những ngày còn Sài Gòn, khi cuốn sách của ông
nổi
đình nổi đám, và được tờ Văn
nhắc tới, và dịch cái tít theo bản tiếng Tây là
Loài Chim Dị Chủng, L'Oiseau bariolé, và liền sau đó,
nghĩa là, liền sau khi cày
thêm 1 job cho UPI, Gấu bèn ghé Xuân Thu tậu 1 cuốn của ông, cũng thật
là bảnh, Les Pas, bản tiếng
Tây của Steps.
Đúng là thần
sầu.
Thần sầu hơn
nữa, là, 1 cái truyện ở trong đó, rất giống trường hợp đã xẩy ra với
bạn Phạm
Năng Cẩn, 1 trong Thất Hiền của Gấu.
Bạn còn nhớ
ông bạn Cẩn này, hồi đi học, sống nhờ ông anh, có bà chị dâu tàn khốc,
và do đó,
thường là quên đóng học phí, và được 1 em học cùng lớp thương, cứ nhét
tiền vào
trong vở bạn Cẩn, trả học phí giùm.
Sau em đi lấy chồng, và trước khi đi lấy chồng
hẹn gặp bạn Cẩn ở.... khách sạn.
Ui chao bạn
Cẩn tới, sợ run, mừng run, và em ra lệnh, anh quay mặt đi chỗ khác.
Cẩn không chỉ
quay mặt đi chỗ khác, mà còn nhắm kín cả hai mắt. Khi em ra lệnh, quay
mặt lại,
và mở mắt ra, thì Cẩn nhìn thấy cái lưng trần của em và hai trái táo bự
ơi là bự, ở trong gương!
Cẩn chỉ được
hưởng hương, hưởng hoa, trước khi em đi lấy chồng.
Trong Les Pas
có 1 truyện tương tự, nhưng khủng hơn nhiều, bịnh hơn nhiều, chứ không
thanh
cao, trong trắng như trong trường hợp của bạn Cẩn.
Gấu Cà Chớn cũng gặp 1
trường
hợp tương tự bạn Cẩn. Trước khi lấy Gấu Cái, cũng 1 em đến gặp, tự động
phơi hến
ra, như cái em trong bài thơ của Sebald, cho anh đấy, hàng "zin", anh
nhìn hai cái
núm vú đỏ hỏn của em thì biết, nhưng chỉ với điều kiện, phải lấy em,
phải bỏ cái
cô có bầu với anh.
Gấu không thể
bỏ Gấu Cái, thế là đành lắc đầu, dù rất thèm!
Hà, hà!
Cô này, lần
Gấu về lại Sài Gòn, gặp lại. Có chồng, nhưng bỏ nhau đã nhiều năm, 1
mình lo
cho đàn con. Gấu rủ đi chơi, OK, nhưng tới khi đề nghị kiếm… khách sạn
thì cô lắc
đầu, ngày trước, còn zin, cho không anh, anh chê, bây giờ nát bấy như
quê hương
mỗi người chỉ có một, có đáng gì nữa, nhưng chỉ sợ anh già rồi, chẳng
làm gì được,
hến của tôi lại thẹn thêm một lần nữa.
Dã man thật.
Mà có thể thế
thật!
Cả hai cuốn
đều tuyệt cú mèo. Gấu nhớ, hồi đó đó, đọc tờ Paris Match, kể về
Kosinski, học
tiếng Anh bằng cách gọi cho mấy cô ở Tổng Đài, và, cùng lúc, viết tiểu
thuyết bằng
tiếng Anh.
Sau vỡ ra là ông phịa.
Cuốn tiểu thuyết khủng khiếp số 1 của ông, cũng
là phịa, trong khi ông cứ khăng khăng chuyện thực.
Và sau tự tử
để chứng minh, nó là thực.
Vưỡn chẳng
ai tin.
Ngu thế. Giả mới bảnh chứ thực thì…. chán chết.
Gấu coi
sách, coi phim, mà thấy câu 'dựa trên chuyện thực' là vứt vô thùng rác.
(a)
GCC nhớ là
TTT mừng lắm, lần Gấu gọi điện thoại xuống tòa soạn tuần báo Nghệ
Thuật. Ông là
người đem nó xuống tòa báo, khi Gấu, lúc đó còn nằm dưỡng thương mìn VC
trên Đài
Liên Lạc VTD thoại quốc tế, số 5 PDP, Sài Gòn, nhờ bạn Quốc, Trần Công
Quốc, 1
trong Thất Hiền, đưa bà xã đi làm [bà là 1 trong những nữ điện thoại
viên của Đài],
ghé nhà đưa cho ông. Ông ra lệnh, phải xuống tòa soạn lấy tiền nhuận
bút [mày
viết văn là phải đòi tiền nhuận bút, không thì đừng viết, khi Gấu ra ý
đếch cần
nó!]
Những con dã
tràng
Villa trông ra biển. Tường
phía trước thấp. Gió từ biển tới, vượt khoảng vườn nhỏ, mang những
chiếc lá
vàng trải lên thềm nhà. Con đường nhựa đen đúi, lầm lì chạy mải tới
cuối thành
phố. Bên kia con đường, là bãi biển, cát trắng và nóng. Xa hơn, về phía
trái,
nơi bắt đầu con đường, con sông nhỏ đổ nước ra biển làm đỏ lờ đờ một
vùng. Xa
hơn nữa, cuối tầm nhìn, một ngọn núi nằm trơ trọi, hình dáng nặng nề,
thô kệch.
Buổi tối, những người dân thường đốt rừng làm rẫy, xa trông, như một
con rắn đỏ
lập lòe.
Một chiếc xe ngựa đậu dưới
bóng cây lớn ở trước cổng ra vào.
Hai dẫy nhà nhỏ chạy dài ra
vườn sau. Phòng H. ở cuối một dẫy.
Những cây phi lao đứng im ở
ngoài vườn.
Buổi chiều ngày đầu, Q. nói
với tôi, H. là con gái lớn bà chủ nhà. Chúng tôi đứng ở cuối vườn. Bấy
giờ gió
thổi mạnh, cành lá xào xạc ở phía trên đầu. Đám phi lao ngập ngừng
chuyển mình,
nửa muốn phụ họa gió, nửa muốn kéo dài giấc ngủ im lìm buổi trưa. H.
cùng đứa
em đánh đu ở phía trước. Hàng cây che khuất tầm nhìn của tôi. Mỗi lần
chiếc đu
trở lui về phía sau, thân hình người con gái lại hiện ra giữa hai thân
cây phi
lao, rồi lại mất đi một cách đều đặn. Tiếng cười giòn, nhẹ và ấm vọng
tới chỗ
chúng tôi. Rồi gió thổi mạnh làm át đi tất cả; trong gió có những con
vật bé li
ti, những chiếc lá cây, và những hạt cát. Tôi dựa lưng vào thân cây phi
lao, và
bỗng nhận ra đời sống vô vị, buồn nản của mình, một đời sống không có
gì để
nhớ, hoặc để chờ: tôi chờ những lần chiếc đu trở lui về phía sau và cố
nén cơn
ho thường lệ buổi chiều. Tôi nghĩ tới những lần tự nhiên thức giấc
trong đêm
khuya, mọi người đều yên ngủ, tôi lặng lẽ nghe tôi nặng nề thở và mệt
nhọc
sống. Khi người bác sĩ báo tin tôi mắc bịnh, tôi cảm ơn ông ta, và quay
qua xin
một điếu thuốc lá. Buổi chiều hôm đó, tôi đi coi một phim trinh thám.
Khi nhân
vật trong phim trúng đạn ngã xuống, tôi bỏ ra về. Buổi tối, tôi ngồi
viết thư
cho T. "Em có hiểu thế nào là thần tượng không? Yêu một người con gái,
một
người con gái quen biết từ nhỏ, tình cờ gặp người con gái đó trong tay
một kẻ
khác không phải là mình. Thần tượng bị phá vỡ hoàn toàn và đột nhiên
tôi thấy
lố bịch, lố bịch vô cùng."
Lá thư đầy giả tạo. Ghen
tuông, tôi lựa chọn sự tầm thường, và tự hạ. Nhiều khi tôi tự hỏi tại
sao không
nói tôi bệnh và từ chối tình yêu của nàng. Đúng lúc tựa thân mình vào
cây phi
lao, tôi mường tượng ra, tại sao tôi xử sự như vậy. Một lần tôi vào xóm
chơi
bời, đi theo một đứa con gái vào một căn phòng nhỏ, hôi hám, chật hẹp.
Ngọn đèn
dầu le lói chiếu sáng căn phòng đỏ lờ đờ. Khi tôi quay lại nhìn, cô gái
nằm
trên giường, thản nhiên chờ đợi, chẳng thèm để ý tới tôi. Đúng lúc đó,
tôi chợt
nhớ đến một buổi tối ở nhà T. Lúc đó T. đang ngủ. Nàng ngồi choàng dậy,
thảng
thốt nói: "Không, ai dậy anh làm vậy?" Tôi cười gượng gạo: "Đó
chỉ là khám phá bản thân, khám phá thân thể em và anh." Tôi nói gần như
thét với đứa con gái: "Cởi quần áo ra!" Sự hổ thẹn theo tôi tới tận
lúc đó.
Buổi chiều chúng tôi đi dạo
trên bãi. Biển xanh sẫm, ì ầm, âm thanh dài như không bao giờ dứt. Q.
nói,
"Bà chủ có vẻ mến cậu." Tôi nói, "Như vậy tôi có thể ở đây
lâu." Tôi không nói gì. Cả hai đều yên lặng. Tôi nghĩ đến sáng nay, tôi
thức giấc vào khoảng bốn giờ, tôi nghe tiếng chuông nhà thờ và tự hỏi,
nếu tôi
đang quì cầu nguyện. Tôi nghĩ đến K. Nó yêu một người con gái, ít lâu
sau cô
gái bỏ đi lấy chồng. Trước đó, cả hai thường rủ nhau đi nhà thờ cầu
nguyện. Tôi
nghĩ nếu Thượng Đế phải dậy sớn vì những chuyện như vậy, Pauvre Dieu,
và tôi
mỉm cười. Sự thực, tôi ít nghĩ đến chuyện đó. K bảo tôi, "Như vậy người
ta
mù tịt về thân phận mình." Tôi trả lời, "Chính vì mù tịt mà người ta
hạnh phúc, ít ra là trong quãng đời ngắn ngủi đó." T nói thêm, "Nhưng
còn sự chết..."
Sự chết, tôi vẫn thường nghĩ
đến. Hồi nhỏ, khi còn ở Hà Nội, một lần đứa cháu gái tôi bị bệnh nặng.
Nó bắt
tôi phải ngồi bên cạnh nó, phải kể chuyện cho nó nghe, nghe nó đòi mua
quà này,
quà nọ. Còn nhỏ, ham chơi, tôi chờ nó mệt, ngủ thiếp, và bỏ đi chơi đứa
bạn ở
gần nhà. Hai đứa rủ nhau lên Bách Thảo, lang thang trong vườn. Đang đi,
tôi đột
nhiên nghĩ đến đứa cháu, và đột nhiên nhận ra rằng, nó đang chết, và
đang gọi
tên tôi. Tôi chạy về, bất kể xe cộ, mất hết cảm giác và ý thức. Về đến
gần nhà,
nghe tiếng chị tôi khóc lóc, kể lể, tôi lủi thủi bỏ đi. Tôi cứ nghĩ,
chắc là
đứa cháu khổ sở lắm, khi không có tôi ở bên cạnh, vào lúc nó bị giằng
co giữa
sống và chết... Chắc cha tôi cũng đã trải qua những giờ phút tương tự
như vậy.
Khi còn sống, ông làm nghề dậy học, và bị thủ tiêu vì vấn đề chính trị
đảng
phái hồi 1945. Người ta nói, cha tôi bị cột đá vào người, và bỏ xuống
sông.
Những ngày sau khi nghe chuyện, mỗi lần đi tắm sông, tôi thường lặn sâu
xuống
nước, rồi cố gắng nín thở, cố gắng chịu đựng, và nghĩ đến cha tôi.
Q đi lễ, và hỏi tôi có thể đi
cùng, tôi lắc đầu, gọi mua một gói lạc rang. Người đàn ông làm tôi nhớ
tới
người Tầu già bán lạc rang ở bờ hồ Hà Nội. Tôi có nhiều kỷ niệm về
thành phố
nhỏ bé và cũ kỹ đó. Nhà tôi ở Bạch Mai, gần ngay bên đường xe điện. Tôi
thường
tinh nghịch để những viên sỏi nhỏ lên trên đường sắt, rồi hồi hộp chờ
chuyến xe
chạy qua. Suốt thời thơ ấu, tôi bị chiếc xe điện mê hoặc. Một lần trốn
vé xe,
tôi cùng một thằng bé đánh giầy ngồi ở cuối tầu, nơi dùng để nối hai
toa xe lại
với nhau. Thằng bé đánh giầy nói, nó thường ngồi như vậy, ngay cả khi
có tiền
mua vé. Hôm đó trời lạnh, tôi đội một chiếc béret dạ đen, một tay nắm
vào thanh
sắt, một tay cầm cặp sách vở. Thằng bé đánh giầy đầu tóc bù xù, tay cầm
hộp đồ
nghề, tay cầm khúc bánh mì nhai ngồm ngoàm. Những người đi đường nhìn
chúng tôi
với vẻ buồn cười, ngạc nhiên. Lúc đầu tôi rất sợ, nhưng dần dần cảm
thấy thích
thú. Bỗng nhiên, không hiểu sao, tôi nhớ lại được một đoạn nhạc tôi đã
quên từ
lâu, và tôi hát nho nhỏ, đầu lắc lư theo điệu nhạc. Thằng bé đánh giầy
nhìn tôi
cười ngặt nghẽo. Tôi tức giận, hát thật lớn, vừa hát vừa đập vào thành
xe ầm
ầm. Bỗng tôi cảm thấy đầu lành lạnh. Tôi ngửng lên, và thấy người soát
vé đang
giận dữ nhìn tôi, tay cầm chiếc mũ dạ. Thằng bé đánh giầy vẫn tiếp tục
cười,
tôi ngưng hát, và ngưng đập vào thành xe. Cuối cùng không biết nghĩ
sao, người
soát vé vứt chiếc dạ xuống đường. Xe lúc đó đang chạy nhanh. Tôi cúi
nhìn xuống
con đường nhựa chạy vùn vụt, tôi sợ hãi không dám nhảy xuống. Tôi chợt
nghĩ tới
đến cha tôi. Tôi nhìn thằng bé đánh giầy ra vẻ cầu cứu. Nó nhẩy xuống,
nhặt
chiếc mũ dạ, đội lên đầu, rồi nhìn tôi nhe răng cười, tỏ vẻ chế nhạo.
Sau đó,
tôi thỉnh thoảng gặp thằng bé đánh giầy quanh quẩn tại khu tôi ở, đầu
đội chiếc
mũ dạ của tôi. Mỗi lần thoáng thấy nó, là tôi vội vã lẩn tránh, chỉ sợ
nó nhận
ra tôi.
Bãi biển vắng. Trước mặt tôi,
mấy đứa con trai đang chuyền banh. Bất chợt trái banh rớt gần chân tôi.
Tôi đá
trở lại, và cười gượng gạo cùng lũ trẻ. Tôi nín cười và bỏ đi. Nhiều
tiếng cười
đuổi theo sau lưng. Một người ăn mày ngồi trên bãi cát, chìa tay chờ
đợi. Tôi
cho tay vào túi quần. Những đồng tiền lẻ kêu nhè nhẹ trong túi. Tôi để
yên tay
trong túi quần, và bỏ đi. Một người Tây già nằm trên chiếc ghế vải. Tôi
định
tới gần châm điếu thuốc, nhưng ngần ngại. Điếu thuốc trên tay người Tây già chậm chạp vẽ những đường cong đều đặn,
tay còn
lại bỏ thõng xuống cát, buổi chiều sắp tàn, tất cả những cái đó gọi là
sự ngần
ngại của tôi. Những con dã tràng lăng quăng bò trên cát. Tôi đi theo
một con.
Khi con vật chui xuống một lỗ nhỏ, tôi dừng lại chờ. Tôi không hiểu tôi
chờ gì.
Tôi chờ con vật chui ra khỏi lỗ cát, hay chờ một gì đó sẽ xẩy ra. Tôi
bỏ đi,
chẳng còn gì nữa, buổi chiều hết rồi.
Về tới cổng, tôi gặp bà chủ
nhà cùng cô con gái lớn. Bà mẹ tỏ vẻ hy vọng, tôi sẽ thích nơi này. Bà
kể
chuyện, có một đứa con trai trai chết vì bịnh lao phổi cách đây ít lâu
(nó
khoảng tuổi cậu, rất ham học, thật tội nghiệp). Người con gái lớn đứng
im lặng,
nhìn ra biển. Tôi bỗng nói, tôi không thể làm sống lại người đã chết,
tóc xõa
che lấp cả khuôn mặt, và hơn nữa, tôi không muốn ngồi vào chỗ của người
khác,
cúi xuống nhặt một viên sỏi, ném ra xa, cử chỉ lạnh lùng, người đàn bà
(bà mẹ)
ngạc nhiên nhìn tôi. Tôi nói thêm, tôi không thể xin lỗi bà ta, và thất
thểu
trở về phòng.
1958
Sơ Dạ Hương
Cái việc ném
vô thùng rác tòa soạn báo Văn Nghệ, truyện ngắn đầu tay của Gấu, về già
nghĩ lại,
Gấu thầm cảm ơn số phận. Nếu không là bỏ mẹ rồi!
Là thành 1 đấng TTT
thứ ba!
Cái chuyện gặp
được Faulkner, may mắn, nhưng giả như gặp, không phải tác phẩm Absalom, Absalom! mà là một cuốn khác, cũng
của ông, cũng hỏng cẳng!
Thầy
Trò cũng đếch nhận ra nhau!
GCC đã từng
phán, toàn bộ tác phẩm của… Cô Tư, là từ cái khúc mở ra Absalom,
Absalom!, dù Cô
Tư chẳng hề đọc Faulkner.
Trường hợp
GCC thì cũng xêm xêm.
Khác, là có đọc.
Anh sinh viên
miệt vườn, trước khi từ giã quê nhà, vô Đại Học, được bà cô nhắn, đến
gặp bả.
Và nghe
bả kể,
về “Miền Nam Sâu Thẳm”.
Về Colonel Sutpen
Steps
Les Pas
JERZY
KOSINSKI: STEPS
The next
afternoon I found a pretext to visit the sanatorium. Patients in
brightly
patterned pullovers and tight pants strolled about the corridors.
Others slept
huddled in blankets. Filmy shadows cut across the deserted deck chairs
on the
sunny terrace, and the canvas snapped in the sharp breezes that
scattered down
from the peaks. I saw a woman reclining in a chair. Her shawl, casually
thrown
around her shoulders, exposed her long, suntanned neck. As I lingered,
gazing,
she glanced at me thoughtfully, and then smiled. My shadow fell across
her when
I introduced myself. The visiting rules were very strict, and I was
permitted
to spend only two hours a day in her room. I couldn't get too close to
her: she
would not let me. She was very ill and coughed continually. Often she
brought
up blood. She shivered, became feverish; her cheeks flushed. Her hands
and feet
would sweat. During one of my visits she asked me to make love to her.
I locked
the door. After I had undressed she told me to look into the large
mirror in
the corner of the room. I saw her in the mirror and our eyes met. Then
she got
up from the bed, took off her robe, and stepped over to the mirror. She
stood very
dose to it, touching my reflection with one hand and pressing her body
with the
other. I could see her breasts and her flanks. She waited for me while
I concentrated
more and more on the thought that it was I who stood there within the
mirror
and that it was my flesh her hands and lips were touching. But in a low
yet
urgent voice, she would stop me whenever I took a step toward her. We
would make
love again: she standing as before in front of the mirror, and I, a
pace away,
my sight riveted upon her. Her life, was measured and constantly
checked by
various instruments, recorded on negatives, charted and filed away by a
succession of doctors and nurses, reinforced by needles piercing her
chest and veins,
breathed in from oxygen bottles and breathed out into tubes. My brief
visits
were interrupted more and more frequently by the- intrusion of doctors,
nurses,
or attendants who came to change the oxygen cylinders or give- new
medicines. One
day an older nun stopped me in the corridor. She asked me whether I
knew what I
was doing, and when I said I didn't understand, she said the staff had
a name
for people like myself: hyaenidae. As
I still failed to -understand, she said: hyenas. Men of my kind, she
said,
lurked around bodies that were dying; each time I fed upon the woman, I
hastened her death.
As time went
on her condition visibly deteriorated. I sat in her room, staring at
her pale
face lit only by an occasional flush. The hands on the bedspread were
thin,
with a delicate network of bluish veins. Her frail shoulders heaving
with every
breath, she surreptitiously wiped off the perspiration which rose
steadily on
her forehead. I sat quietly and stared at the mirror while she slept;
it
reflected the cold, white rectangles of the walls and ceiling. The nuns
glided
silently in and out of the room, but I succeeded in never meeting their
eyes. They
bent over the patient, wiping her forehead, moistening her lips with
wads of
cotton, whispering some secret language into her ears. Their clumsy
dresses
flapped like the wings of restless birds. I would step out onto the
terrace,
quickly closing the door behind me. The wind was ceaselessly driving
the snow
over the crusted fields, filling the deep footprints and diagonal
tracks left
from the previous day. I held the soft plump cushion of fresh snow from
the
frozen railings. For a moment it shimmered in my warm palm before
turning into
dripping slush.
More and
more often I was denied access to her room, and I spent those hours
alone in my
apartment. Later, before going to sleep, I would pullout from the desk
drawer
several albums filled with my photographs of her, carefully enlarged
and painstakingly
pasted onto stiff cardboard. 'I would place these enlargements in a
corner of
my bedroom and sit in front of them, recalling the events of the
hospital room
and the images within the mirror. In some of the photographs she was
naked; now
I had them before me, for myself alone. I looked at these pictures as
if they
were mirrors in which I could see at any moment my own face floating
ghost-like
on her flesh. Then I would step out on my balcony. Around the
sanatorium the
lights from the windows touched the snow, which no longer seemed fresh.
I would
gaze at the faint lights until they began to disappear. From beyond the
breadth
and width of the valleys and hills, streaked by wooded slopes, the
moonlight lit
up frozen peaks and streams of vaporous clouds being lured from the
shadows of
narrow defiles, A door clanged shut; a car horn sounded in the
distance.
Suddenly figures appeared between the snowdrifts. They scrambled
through the
fields toward the sanatorium, now and then lost, as if straining
against the stifling
dust storm of a drought stricken plain.
|
|