|
LMH Case
Brodsky by Tolstaya
Trong bài viết này,
Tolstaya có kể về 1 lần trở lại Nga, tới 1 diễn đàn của đám Trẻ, chắc
cũng giống như … LMH tham dự buổi nói chuyện với Hà Nội, về Phố vẫn Gió, và bà [Tolstaya] quá
sợ hãi, vì cái sự tiếp đón bà, nhưng sau đó, bà hiểu, Moscow dành cho
bà sự đón tiếp… Brodsky, vì bà là... Brodsky với
họ, và bởi là vì, bà đã từng gặp Brodsky.
Thú nhất là Tolstaya kể lại lần “tản mạn bên ly cà phê với nhà thơ”, cà
phê không có đường, và cả Moscow bực quá, la lên, tại sao lũ Mẽo lại
đối xừ tàn tệ với nhà thơ của chúng ta như thế, cả nước Mẽo tư bản mà
không có cục đường cho Brodsky của "chúng ông" ư?
Hà, hà!
Người ta,
trong có cả Solzhenitsyn, đã từng chê Kinh Cầu, “Một bài thơ hay, lẽ dĩ
nhiên Đẹp.
Rổn rảng. Nhưng nói cho cùng, cả nước đau khổ, hàng chục triệu con
người, và
bài thơ thì là về một trường hợp cá nhân, về 1 bà mẹ và đứa con trai…
Tôi nói với
bà, bổn phận của 1 nhà thơ Nga là viết về những đau khổ của nước Nga,
vượt lên
khỏi nỗi đau cá nhân, và nói về nỗi đau của cả nước…Bà im lặng, suy
nghĩ. Có thể
bà không thích tôi nói như thế. Bà quen được thổi. Nhưng, đúng là 1 nhà
thơ lớn.”
Trong cuốn Anna Akhmatova, Nhà thơ,
nhà tiên tri, 600 trang, “Best Reading of
1994”, theo tờ
London Thời Báo, “Best Book of 1994”, theo Publishers Weekly, chương
"Khủng Bố Lớn,
The Great Terror: 1930-1939", có 1 đoạn viết về cú hồi sinh, lại làm
được thơ,
tiếp liền sau thời gian câm lặng, vì… sắp
hàng chờ gửi thùng quà cho đứa con trai bị bắt. Anatoly Naiman, thư ký
văn học,
thời kỳ chót đời của bà, viết về Kinh Cầu:
The hero of
this poetry is the people. Not a larger or smaller plurality of
individuals
called "the people" for political, nationalist, or other ideological
reasons, but the whole people, every single one of whom participates in
what is
happening on one side or the other. ... What differentiates it from,
and thus
contrasts it to, even ideal Soviet poetry is the fact that it is
personal, thus
as profoundly personal. ... The personal attitude is not the rejection
of
anything; it is an affirmation which is manifest in every word of
Requiem. This
is what makes Requiem not Soviet poetry, but simply poetry: it could be
personal only if it dealt with individuals, their loves, their moods,
and their
selves in accordance with the officially sanctioned formula of "joys
and
sorrows.”
Nhân vật của
bài thơ này là nhân dân. Không phải lớn hay nhỏ, những nhóm cá nhân
được gọi là
“nhân dân” vì những lý do chính trị, quốc gia, hay những lý do ý thức
hệ khác,
mà là trọn nhân dân, mọi cá nhân đơn độc tham dự vô chuyện gì đang xẩy
ra ở bên
này hoặc ở bên kia… Điều làm cho nó khác đi, hoặc tương phản với nó,
ngay cả
với cái thứ thơ lý tưởng của nhà nước Xô Viết, là sự kiện này, nó thì
riêng
tư, rất
đỗi riêng tư, một cách rất đỗi sâu đậm.
Một thái độ riêng tư cá nhân
như thế
không có nghĩa là vứt bỏ bất cứ cái chi chi, nó là xác quyết bật ra từ
mọi con
chữ của Kinh Cầu. Đó là điều làm cho nó là 1 bài thơ, giản dị như thế,
đếch phải
thứ thơ nhà nước Xô Viết. Nó chỉ có thể riêng tư như thế, vì nó “deal”
với những
cá nhân con người, tình yêu, cung cách sống, bản ngã của họ, “niềm vui
và nỗi
buồn” của họ, bị nhà nước cấm đoán.
Gió
Hà Nội trong hồn người xa xứ
Note: LMH có thể nói, là do
GCC khám phá ra, trong khi chính những kẻ ra đi từ Miền Bắc, thì lại dè
bỉu, “cái
Hà mà viết cái gì”, như 1 tay viết mail riêng cho GCC nhận xét, hay như
em Y Bọt
gì đó, 1 nhà văn trong nước được dịp ra hải ngoại, “viết thua cả học
trò của
tui”, hình như bà này đã từng phát biểu (1)
Tuy nhiên, khi GCC nhận xét
LMH, hồi mới đọc bà, là từ 1 viễn ảnh của tương lai, của 1 miền đất,
cùng với nó
là thứ văn chương, như con phượng hoàng tái sinh từ tro than, như của
lũ Ngụy,
sau 1975, không phải thứ văn chương hoài niệm - như cách đọc LMH ở đây
- cũng
như cách mà đám VC đọc văn chương trước 1975 của Miền Nam, khi cho in
lại một số
tác phẩm của họ, bằng cách cắt xén, sao cho vừa cái nhìn kiểm duyệt của
chúng.
Đây là 1 cách đọc thất bại,
với cả hai, những tác phẩm như của LMH, và của Miền Nam trước 1975,
theo GCC.
Nhưng, tác giả thất bại, hay
tác phẩm, như Phố Vẫn Gió, thất bại?
NQT
Cái sự hồi
nhớ quá khứ của 1 xứ Bắc Kít, như trong văn LMH, có gì đó làm nhớ đến
hoàn cảnh
của Miền Nam, nhớ 1 Miền Nam trước khi bị VC Bắc Kít ăn cướp và sau đó
đô hộ.
“Gió từ thời
khuất mặt”, rồi “Phố Vẫn Gió”, hai cái tít nói cùng 1 điều.
Chưa xong đâu,
với ký ức Lò Thiêu, như 1 bài trên số Lire mới nhất, của 1 nữ sử gia.
GCC cũng
tin như thế, với mảng văn chương về 1 thời “khuất mặt”, “vẫn gió”!
Akhmatova: Kinh Cầu
Chẳng có ai người cười
nổi, những ngày đó
Ngoại trừ những người chết, sau cùng tìm thấy sự bình an
Như 1 cánh tay thừa thãi, 1 sức nặng vô dụng
Hà Nội đong đưa quanh Hỏa Lò
Hàng theo hàng, đám Ngụy diễu [không phải diễn] hành,
Khùng vì đau, nhắm nỗi bất hạnh của họ
Bài ca vĩnh biệt, sắc, gọn
Tiếng còi tầu chở súc vật
rú lên
Ngôi sao thần chết đứng sững trên nền
trời Hà Nội
Và xứ Bắc Kít, ngây thơ vô tội,
Quằn quại dưới gót giầy máu
Dưới bánh xe chở tù.
Không
phải tôi. Ai đó đau khổ
Tôi làm sao chịu nổi nỗi đau đó
Hãy choàng nó bằng vải liệm đen
Và mang đèn đi chỗ khác
Đêm rồi!
Akhmatova, có vẻ như được
sửa soạn để đóng cái vai của bà, hơn hầu hết những nhà thơ cùng thời.
Ngoài ra, vào lúc xẩy ra Cách Mạng, bà 28 tuổi , không quá trẻ để tin
hay không tin, và cũng không quá già để biện minh cho nó. Sau đó, là 1
người đàn bà, trong vai “gái” [“cái” cũng được] thì cũng khó mà thổi
Cách Mạng, hay kết án nó. Bà cũng không quyết định thay đổi trật tự xã
hội….
Đọc bài
viết của Brodsky
về Akhmatova, nữ thần thơ bi ai Nga, thì Gấu ngộ ra điều, tại sao mà
GCC này chịu không nổi, phải nói, tởm, cái giọng của đám VC ly khai,
thứ ngôn ngữ nhơ bẩn, “máu què”, thí dụ, cũng như cái giọng gà mái gáy
của Sến, vẫn thí dụ.
Nhà thơ chỉ phán một câu thôi: Bà nhận ra nỗi đau, she recognized grief. (1)
Đám Bắc Kít chưa từng nhận ra nỗi đau Lò Cải Tạo, nỗi nhục lụy lũ Tẫu.
|
|