*






HNB Case



Note: Có hai tay, viết truyện trinh thám mà cứ như làm thơ, hoặc ít ra, thật khó mà sửa 1 câu văn của họ, theo GCC.
Đó là Raymond Chandler và Ian Fleming.
Còn mấy tay nữa, không chỉ hai tay này. Thí dụ, Len Deighton.
Mít, viết câu nào là phải sửa câu đó, chán thế, "nhất là" mấy đấng có tên tuổi, có đấng có cả chục đầu sách.
Nếu không sửa văn, thì sửa lỗi chính tả.
Sến phán, đọc vài dòng, là vứt thùng rác, chắc là do đó?
Thí dụ, Nguyễn Đăng Thường, hay Nguyễn Văn Lục, chẳng hạn?

NDT đã từng chê bài thơ Dạ Khúc thần sầu của TTT, trong có câu thần sầu, “ôm em trong tay mà đã nhớ em những ngày sắp tới”, Gấu cũng đã từng chỉ ra, 1 bài thơ như vậy mà không đọc được [tính kiếm lại mà không sao tìm ra], (2) làm sao đọc Beckett, nhưng bây giờ, nghĩ lại, có thể do anh ta…  quê một cục, tại sao chúng chỉ đọc, chỉ khen thơ TTT, mà không tên nào khen thơ của…  ta?

TTT cũng như thằng em của ông, cả hai đều bị chúng ghét, và chúng, ở đây, đa số đều là bạn quí cả!

MT thì nghĩ bạn mình ngỏm ở trong tù VC rồi, nên nhớ lại lần đầu gặp bạn, thì tưởng là, 1 tên thợ sắp chữ nhà in báo Dân Chủ, và thằng khốn còn dám ngửa tay xin Công Tử Hà Nội, 1 điếu thuốc lá.
Bạn VL, trong bài mới viết, tưởng niệm 10 năm, thì lôi cái chuyện đã từng bỏ ra 10 ngàn đồng, giúp TTT thanh toán 1 vụ tiền tạm ứng, hồi còn Sài Gòn, vậ
y mà khi ra hải ngoại, phôn, không thèm trả lời!
Em Thụy Khê, Trùm 1 diễn đàn của Tẩy, phôn, đếch thèm bắt phôn, gần như phát điên!

Thi sĩ Phố Văn thì bệ những lá thư viết cho “đảo xa” về blog của chàng, ra ý, tưởng là đạo đức thế nào, hóa ra cũng có bồ nhí!

NDT cả 1 đời làm thơ, đâu có cuốn thơ nào?
Mãi đến cuối đời
, được nhà xb Giấy Vụn thương hại in cho 1 tuyển tập.
Đọc bài trường thiên phỏng vấn, mấy kỳ liên tiếp
trên Gió O, thấy tinh thần có vẻ loạng quạng rồi!
In, dối già, hay chạy tang?
Ông cho biết, không có ý định in, dù đã từng là 1 trong những trụ cột của nhà xb Trình Bày.
Lý do theo Gấu, NDT chưa kiếm ra được giọng thơ của ông, và mỗi lần làm thơ là nhại giọng của 1 nhà thơ nào đó. Anh đã từng nhại giọng thơ TTT.

Sống chẳng làm cho chúng vui, khi chết làm sao bắt chúng buồn cho được.
TTT đã từng căn dặn gia đình, như vậy, khi biết mình sắp đi xa.

(2)

Kiếm thấy rồi

Album

ROBERT HASS

Robert Hass, like Jeffers, is a California poet. In this poem, an object (clay figurine) and a typical California landscape are given simultaneously.
Robert Hass, như Jeffers, là một nhà thơ Cali. Trong bài thơ dưới đây, pho tượng vì phu nhân, và phong cảnh Cali, thì cùng lúc, được trình ra, với độc giả Tin Văn.
Czeslaw Milosz: The Book of Luminous Things

[Note: To U, the figure of the lady, an California image, in this poem. GNV]

THE IMAGE

The child brought blue clay from the creek
and the woman made two figures: a lady and a deer.
At that season deer came down from the mountain
and fed quietly in the redwood canyons.
The woman and the child regarded the figure of the lady,
the crude roundnesses, the grace, the coloring like shadow.
They were not sure where she came from,
except the child's fetching and the woman's hands
and the lead-blue clay of the creek
where the deer sometimes showed themselves at sundown.
 

Ảnh Tượng

Đứa bé mang đất sét màu xanh từ thung lũng về
Và người đàn bà nặn thành hai bức tượng, một vị phu nhân và một con nai.
Vào mùa này, nai thường từ núi xuống
Và kiếm ăn lặng lẽ trong những hẻm núi với những cánh rừng màu đỏ
Người đàn bà và đứa bé nhìn bức tượng của vị phu nhân
Cái gì gì, khuôn trăng đầy đặn, một vầng trăng tròn thô thiển, ân sủng, màu như bóng…
Họ không chắc, vì phu nhân tới từ đâu,
Ngoại trừ vẻ say mê của đứa bé, và bàn tay của thiếu phụ
Và đất sét xanh màu chì của thung lũng
Nơi nai cao, “gót lẩn trong mù hoàng hôn”.


Note:
Bài thơ này, được Milosz lôi ra vinh danh, GCC gặp lại nó trong tập The Apple Trees at Olema, New and selected Poems của Robert Hass. Thật là tuyệt. Có cái gọi là thiên tài của nơi chốn, tức Ông Thần Đất, tức Thổ Địa, tức Cali, ở đây, như Milosz chỉ ra.
Và có thể, đó là lý do Robert Hass không chịu nổi 1 nhà thơ Nga , như Osip Mandelstam. Ông viết, chúng ta lòa con mắt vì cái sự tuẫn nạn của ông, chứ không phải thơ của ông.
Theo Gấu, một nhận xét như thế, chứng tỏ sự nghèo nàn trong cảm nhận, ở nơi nhà thơ Bắc Mỹ, như Robert Hass.
Vendler nữ phê bình gia số 1 của Mẽo, cũng nói đại khái như thế; Mẽo đếch đọc những nhà thơ Ba Lan, vì chúng có bao giờ đi tù….  VC đâu! (1)

(1)

Chẳng có bài học trực tiếp nào mà những nhà thơ Mẽo học được từ Milosz. Họ có bao giờ nhìn bằng cặp mắt của chính họ, chiến tranh, trên đất nước, xứ sở của chính họ. Chính vì thế mà họ không làm sao nhập vào được giọng thơ của Milosz.

Cái sự ca ngợi NBS ở những tên bỏ chạy, theo Gấu, có cái gì giống như Hass. Sự kiện Hass chê thơ Osip, chúng khen thơ NBS, có cái giống nhau.

Mới thấy Thầy Kuốc phán về thơ NBS, chỉ được những bài thơ về chiến tranh, còn thì dưới trung bình cả.
Đấng này, khi khen bất cứ ai, là phải thòng cái đuôi, được, nhưng mà hỏng, VP ư, chẻ sợi tóc làm tư, lâu lâu quên chẻ. MT rất bảnh về thơ, nhưng chỉ thơ tiền chiến.
Một khi mà cái đầu đã bị hư, vì 1 lý do nào đó, là hỏng.
Hư, ở lũ viết lách, là thường do đố kỵ.
Hay chưa sống tới mức như thế, như trường hợp Hass.
Hay là do mặc cảm, như ở lũ bỏ chạy.
Cũng mới đọc bài của nhà thơ Nguyễn Đăng Thường, chê thơ TTT, trên Gió O. Bài thơ “Sợ Cái Cột Đèn” thần sầu như thế, mà ông này chê.
Tếu thế!

V/v Nguyễn Đăng Thường. Ông này, thời còn trẻ, mê thơ Tẩy, Rimbaud, thí dụ. Vào thời gian đó, Gấu đếch biết gì về thơ, tiếng Tẩy thì cũng quá tệ, so với đám của ông, thành ra không quen, chưa từng gặp 1 lần. Nhưng bạn của ông, là Hoàng Ngọc Biên, tức Mít Butor, viết văn y chang Butor, ở cái vỏ, tức văn phong - được coi là thuộc trường phái của cái nhìn - thì do quen biết Huỳnh Phan Anh, nên cũng hay la cà Quán Chùa, và có thời Gấu cũng tin ông là 1 bạn quí của Gấu, như những HPA, NXH. Chỉ đến khi ra được hải ngoại, thì mới vỡ ra, đếch phải bạn quí.

Trở lại với NDT. Ông quả là 1 nhà thơ, theo 1 nghĩa nào đó, nhưng cũng như những người trong nhóm Trình Bày, cuộc chiến, “một cách nào đó”, không liên quan tới họ. Chỉ đến khi ra được hải ngoại, thì NDT mới để ý đến hậu quả của cuộc chiến. Thơ của ông sau này, là nhắm nhà nước VC mà đả kích, nhưng những bài thơ của ông có tính nhại, nhại nhạc TCS, nhại ca dao, nhại thơ người khác. Gấu chưa từng được đọc 1 bài thơ của NDT, theo nghĩa thơ của ông.

Thành ra những lời giới thiệu đao to búa lớn của bà Huệ, Gấu đọc không hiểu được, thí dụ, những dòng này:

Là một người đọc, có khi tôi tìm đọc những tác giả khó. Những tác giả mà khi đọc cái đầu ta phải làm việc theo tác phẩm của họ. Nguyễn Đăng Thường là tác giả thuộc khuynh hướng này. Mới thoạt đọc, thấy ông viết hơi xâm lăng tấn công, và ông va chạm vào đủ các thứ mạch ẩn nấp. Nhưng bên dưới các bản viết ký tên Nguyễn Đăng Thường là các tiêu hóa kiến thức, trí thức, cảm tính, và văn chương, ở mức độ cực kỳ cao. Điều này gây nên sự chú ý của tôi. Tôi xem anh như là một trong những nhà thơ gây ảnh hưởng trên lớp tác giả trí thức cùng thời tôi, vì các vận động viết có tính trí tuệ, đối xoáy, và tấn công thẳng thắn của cõi viết Nguyễn Đăng Thường.


Khen, gì cũng được, nhưng phải có chứng minh, bằng thí dụ, bằng sự kiện.
NDT có cái gì ghê gớm đến như thế?
Ngay cả cái cần nhất, là 1 giọng cho riêng mình, cũng chưa có được. Như tất cả đám Trình Bày, bỏ ra cái phản chiến, chỉ nói cái văn học, và chỉ nói phần dịch thuật của họ, thì cũng hỏng.
Hỏng ở đây, là do quá dốt tiếng Mít.
Chứng cớ rõ ràng nhất, khi NDT trình bản dịch Linda Lê cho Sến, nhờ Sến duyệt, em phán, vứt ngay vô thùng rác cho ta!
Diễm Châu, một ngày có thể làm thịt cỡ chừng một chục nhà thơ ngoại, như không.
Đưa bất cứ nhà thơ mũi lõ, là ông có liền bản dịch!

Gấu nghĩ, NDT không đọc được thơ TTT.
Không chỉ mình ông. Bà Huệ, theo Gấu, cũng không đọc được thơ TTT, khi đòi thứ thơ đời thường [Lê Thị Huệ: "Ngôn ngữ thơ Thanh Tâm Tuyền được công nhận là ngôn ngữ thơ. Ngôn ngữ thơ tôi là ngôn ngữ đời thường". Thưa anh, tôi gần với anh ở điểm này đa].
Cùng lúc đó, bà Huệ khen NDT [Là một người đọc, có khi tôi tìm đọc những tác giả khó. Những tác giả mà khi đọc cái đầu ta phải làm việc theo tác phẩm của họ. Nguyễn Đăng Thường là tác giả thuộc khuynh hướng này.]

Theo GCC, ngôn ngữ đời thường không thể “bắt cái đầu phải làm việc”, và, khó mà là ngôn ngữ thơ. Thơ, 1 cách nào đó, là “ngôn ngữ của ngôn ngữ”.
Gấu sợ thứ ngôn ngữ bèo nhèo, nhạo, nhại của NDT không thể nào tới được cõi thơ.

Cái chuyện không đọc được thơ của 1 tác giả nào đó, là chuyện rất thường. Nhưng đâu vì không đọc được, rồi chê thơ họ.
GCC đọc thơ Emily Dickinson, không nổi, nhưng chưa bao giờ dám coi thường thơ của bà. NDT thích thơ Tô Thuỳ Yên hơn thơ TTT. Nhiều người cũng nghĩ như ông, trong khi Gấu nghĩ ngược hẳn lại. Đó là do khiếu thưởng ngoạn khác nhau, chứ không thể vin vào đó, mà nói  thơ TTY hơn thơ TTT.

Chiều ngồi quán Chùa (La Pagode) Sài Gòn, nhưng làm thơ thì phải có "một chút Paris, hay nửa đêm Hanoi". Chúa ơi !
NDT

Chúa ơi!

*****

V/v Ngôn ngữ đời thường vs Thơ

Bài thơ mới thấy trên net, cho thấy, bằng cách nào, ngôn ngữ đời thường biến thành ngôn ngữ thơ: Bằng tài năng của thi sĩ.
Thí dụ, từ “goá”, trong câu thơ sau đây, là chẳng “thơ” sao?

TRẦN MẠNH HẢO XIN TRÂN TRỌNG GIỚI THIỆU VỚI GIA ĐÌNH FB MỘT BÀI THƠ RẤT HAY, RẤT XÚC ĐỘNG, RẤT NAM KỲ CỦA NHÀ THƠ NỮ QUÊ LONG AN : NGUYỄN THỊ ÁNH HUỲNH ;

BÌM BỊP KÊU THƯƠNG

Thơ Nguyễn Thị Ánh Huỳnh.

Ai bịp mày chim ơi
mà bìm bịp suốt đời
hay sông Vàm Cỏ bỏ mày
đi lấy vợ
hay Đồng Tháp Mười bỏ mày
đi lấy chồng
bìm bịp
tiếng chim kêu
làm goá cả buổi chiều

Chưa khủng bằng từ, đời thường, "Đúng rồi", trong bài thơ của Szymborska:

Vietnam (Wistawa Szymborska)

Nhưng, có lẽ, chưa khủng bằng từ “Be quiet”, trong truyện khùng sau đây, trong  Kẻ mạo tiếng

NO SOUL

As long as doctors in hospitals are interested only in bodies and not in the soul, of which apparently they know next to nothing, we are bound to call hospitals institutions not only of public law but also of public murder and to call the doctors murderers and their accomplices. After a so-called amateur scholar from Ottnang am Hausruck, who had been admitted to the Vocklabruck hospital because of a so-called curious condition, had been given a thorough physical examination, he had asked-as he states in a letter to the medical journal Der Arzt (The Doctor)-And what about my soul? To which the doctor who had been examining his body replied, Be quiet!

Không linh hồn

Một khi mà những vị y sĩ chỉ quan tâm tới thân xác, không để ý đến linh hồn, mà họ thực sự chẳng biết gì về nó, thì chúng ta đành phải gọi những định chế nhà thương, không chỉ là một thứ “luật công chúng”, mà còn là, “sát nhân công cộng”,  và gọi những y sĩ, những tên giết người và những đồng lõa của họ.
Sau khi một vị được gọi là học giả tài tử, từ Ottnang am Hausruck, được đưa vô nhà thương Vocklabruck hospital, vì điều gọi là “trường hợp kỳ cục”, và khi được kiểm tra bịnh lý, ông ta đã hỏi, "Này, thế còn về linh hồn của tôi, thì sao ?", và vị bác sĩ kiểm tra thể xác của ông ta, đã trả lời, “Hãy im lặng”!

Ui chao, liệu chăng thi sĩ NDT, cũng là 1 cas tương tự, 1 kẻ nhại tiếng, nhại thơ?

Be quiet!

Ôi những người thù ghét thơ của tôi ơi…

TTT, và thơ của ông, ngay từ khi mới xuất hiện, là đã bị chúng chửi tơi bời rồi. Đâu có phải phải đợi đến khi chết, mới có một đấng như NDT. Nhưng, NDT, cũng cùng thời với TTT, đúng ra phải nêu những thắc mắc, thí dụ, “nửa đêm Hà Nội, 1 chút Paris”, khi TTT còn sống.
Chết, làm sao trả lời?
Gấu, mặc dù khiêm tốn, dư sức trả lời NDT, tại sao những hình ảnh trên.
Nhưng “chẳng bõ, chẳng đáng”, mượn lời Oanh, cô học trò của Kiệt, khi em tính bỏ hết để theo hầu "thằng ghiền" - từ của Oanh, khi gặp lại Kiệt, trong MCNK.


*

Kỷ niệm, kỷ niệm

nơi nao?

Linda Lê
trích từ "VOIX" (TIẾNG NÓI)

Đinh Linh giới thiệu

dịch từ Pháp ngữ bởi Nguyễn Đăng Thường

VÀI Ý KIẾN CỦA VĂN HỮU:

Tôi thử đọc, khó vào quá, chắc chắn không phải vì LL, mà vì bản dịch…

Vừa đọc vào đã gặp những câu, từ khó chấp nhận. Không phải vì chúng Tây, mà vì chúng thiếu tự nhiên và sinh động, không toát lên một giọng riêng, một mầu sắc, một mùi vị gì đáng để ý. Còn nếu đó là dụng ý của người dịch hòng trung thành với văn bản thì lại thiếu triệt để, chưa đủ cách điệu. Chúng đơn giản là văn dịch, văn nhân tạo.
Phạm Thị Hoài

Tôi đang đọc bản dịch. Sướng quá! Hay tuyệt vời. Mọi người sẽ phải cám ơn anh đã bỏ công làm một việc cực kỳ ích lợi này…
Đã đến lúc độc giả Việt Nam có cơ hội thưởng thức một tài năng rất hiếm có đã xuất phát từ đất Việt.
Đinh Linh

Bản dịch thật hay và thi vị. Đó không những là truyện mà còn là thơ, một bài thơ với nhịp điệu mới mẻ, làm ngạc nhiên những nhà thơ.
Khế Iêm

Trên đây là vài lời nhận xét thẳng và thật của văn hữu mà người dịch rất trân trọng và hết lòng cám ơn hầu khắc phục những yếu điểm c
ủa mình. Dù sao thì cũng chỉ là một bản dịch thử nghiệm để cống hiến cho độc giả trong giai đoạn này và để dọn đường cho những bản dịch mới đặc sắc hơn. NĐT



Cái vụ 10 ngàn này, Gấu có nghe VL nói, và nhớ ra liền. Quả có. Nhưng 10 năm rồi, liệu còn bực vì 1 cú điện thoại không trả lời?
Tờ Người Vịt này, Ông Trùm của nó, Ông Số 2, đã từng chôm thơ TTT, và khi Nguyên Sa mất, đi 1 đường phân ưu, đề tên TTT vô, ông bực quá, phải lên tiếng, vì không thể không lên tiếng.
Nguyên Sa thù TTT, từ cái vụ giải ông Diệm, và đã từng ban cho TTT cái nick Đông Phương Bất Bại, làm sao lại có vụ phân ưu vô lý như thế.  Chính là do thù TTT, nên NS  khui vụ ST nhận tiền Xịa, tố Phạm Công Thiện không  phải dân khoa bảng ....


Ui chao, lại nhớ thời gian Gấu bị Nguyên Sa & Thương Sinh, tức Duyên Anh chửi dòng dã gần 1 năm trời, trên báo Sống, một lần ngồi Quán Chùa, thấy thằng em mặt mày méo xệch, ông bật cười an ủi, đại ý, làm người [làm đàn ông, làm Bắc Kít, làm đứa con tư sinh của 1 miền đất…?], thì phải có người yêu kẻ ghét, đâu có phải hòn bi mà lăn đâu cũng lọt?

Khuya nức nở những cõi lòng không ngủ
Đợi vì sao dậy sớm tiễn người đi

Không hiểu sao hai câu thơ của Joseph Huỳnh Văn trích dẫn trên lại cứ lởn vởn trong đầu óc  Nguyễn tôi những ngày gần đây. Có phải giờ này gió mùa đang thổi trên khắp quê nhà, gợi lại những chuyến đi? Hay ngọn gió Santa Ana đang thổi suốt dọc giải đất Cali, làm dậy lên tiếng những chiếc phong linh bằng đất nung khua chạm vào nhau? Le vent se lève… Gió đã lên… Gió đã lên rồi… hãy thử sống xem sao?...

    Vậy đó, hai câu thơ gợi những âm vang. Kẻ viết những dòng này đã đọc khá nhiều thơ của Joseph Huỳnh Văn -những bài thơ nửa tượng trưng nửa siêu thực, những bài cầm dương xanh sầu quý phái- nhưng không hiểu sao hai câu thơ bình dị nói trên bỗng dưng lại có mê lực đưa lòng mình vào tưởng nhớ mông lung. Hai câu thơ thật giản dị nhưng khơi gợi nhiều quá. Phải chăng nó đã động phải những tầng sâu thẳm nào đó tận dưới đáy hồn -và đáy thời gian.

    Nhưng thôi hãy gượm. Trước khi nói về thơ, xin hãy nói về người. Con người đó là Joseph Huỳnh Văn. Nguyễn được đọc và nghe tên anh từ hồi tạp chí Thời Tập của Viên Linh. Joseph Huỳnh Văn. Cái tên lạ, nửa Tây nửa Ta, nhưng rồi cũng trở nên quen thuộc.

Blog NXP

Hai câu thơ của Joseph Huỳnh Văn [nửa Ta nửa Tây], “Khuya nức nở…”, Gấu nhớ thơ bạn, rồi viết ra, trong lần nghe tin bạn mất, (1) chắc là từ tiềm thức bật ra, chưa từng đăng báo.
Thơ của Joseph HV như Gấu nhớ được, cũng chưa từng đăng báo nào khác, ngoài tờ Tập San Văn Chương, do anh làm tổng thư ký.

Tất nhiên, có thể là Gấu nhớ lộn, nhưng JHV "kỹ" lắm, ít khi đăng báo thơ của anh, cho đến khi làm tờ TSVC.
Nguyễn Đạt chắc là rành hơn Gấu, về những kỷ niệm này.

Mấy câu thơ sau đây, của TTT, cũng là do Gấu đọc ở trên tường, kế bàn viết của ông, trong phòng riêng của ông, một lần Gấu lén vô:

Khi anh đi, anh đi vào sương đen
Sương rất độc tẩm vào người nỗi chết.

Nhớ, bài thơ dán trên tường, khi ông sắp sửa trình diện nhập ngũ.

NQT

Note: Đấng này, cũng bạn quí TTT!
VL còn sống đó, thử mail hỏi coi có khi nào Thời Tập đăng thơ Joseph Huỳnh Văn?

HNB Case


“The tears of the world are a constant quantity. For each one who begins to weep somewhere else another stops. The same is true of the laugh.”
― Samuel Beckett, Waiting for Godot

Trong những điều được nói về Sikiew, tất cả chỉ là bịa đặt, hoặc tô điểm. Duy có điều này: Nó thực sự là một địa ngục.
-Nước mắt cũng có hạn. Nơi này đổ ra nhiều thì nơi khác dè xẻn lại.
-Bạn muốn nói, đừng lạm dụng cảm xúc?
-Người ta chỉ đọc khi xúc động. Nhưng chớ bao giờ lạm dụng cảm xúc của độc giả cũng như của chính mình.
NQT: Bụi

Cái truyện ngắn Bụi, của GCC, được viết ở Trại Cấm Sikiew, Thái Lan. Đúng thời gian đó, Gấu vớ được "Trong khi chờ Godot", bản tiếng Anh.
Câu, “Nước mắt cũng có hạn… “, hóa ra chôm của Beckett, lúc nào không biết, nó ăn mẹ vô tiềm thức, rồi phọt ra.

Cũng thế với Beckett, hà, hà!

Một cách nào đó, ông viết, ở 1 Trại Cấm nào đó, những câu văn thần sầu của ông. Thua, thua nữa, thua cho bảnh, là từ Worstward Ho:
 “All of old. Nothing else ever. Ever tried. Ever failed. No matter. Try again. Fail again. Fail better.”
― Samuel Beckett, Worstward Ho

Trong cuốn tiểu sử của ông, Trầm Luân vào Danh Vọng, “Damned to Fame”, chương dành cho Thua Cho Bảnh, "Fail Better", chứng minh điều GCC phán, Beckett viết văn từ 1 trại tị nạn. Đúng hơn, từ cái bóng của Lò Thiêu, đúng hơn nữa, ông viết cho nạn nhân Lò Thiêu.
Một số từ ngữ mà ông sử dụng trong "Tiến Lên Tàn Mạt, Già Hồ", là để mô tả tình trạng thiếu ăn của nạn nhân Lò Thiêu
Nếu Nazi có giải pháp chót, thì Beckett có “grand finale”, chữ của Beckett. Kịch “Catastrophe”, thảm họa, viết bằng tiếng Pháp – bà vợ của ông, Suzanne, dùng từ này, khi biết tin ông được Nobel văn chương - được Beckett đề tặng Vaclav Havel. Sau khi ra tù, Havel chơi 1 cái kịch đáp lễ, Lỗi Lầm, “The Mistake”. Hai kịch bổ túc cho nhau. Havel nói với một đấng Mẽo, một cách khiêm tốn, tôi không có ý đứng ngang hàng với ông ta, như là hai nhà soạn kịch - đừng bắt hai ông đứng kế nhau nhe, Thầy Phúc - "I am not suggesting that I am equal as a playwright to Samuel Beckett".

Beckett phải mất 7 tháng chỉ để viết bản nháp đầu tiên, the first draft, của Worstward Ho, [Hồ, Hồ, Tiến Lên Tàn Mạt. “Hồ, Hồ”, là từ tiếng reo hò, thời cả thế giới ủng hộ Bắc Kít]. Vào thời gian, trong mùa đông 1981-82, ông suy sụp, bịnh, Ông viết cho bạn, "Chiến đấu với văn xuôi bất khả. Tiếng Anh. Với tởm lợm”:

BACK IN PARIS for the summer, after meeting his German publisher, Dr. Siegfried Unseld, for coffee in the PLM hotel on Sunday morning, August 9, 1981,84 Beckett returned to his desk to write three brief paragraphs of a new piece of prose in English. After starting with his 1960s concern with imagining "a body" and "a place" where there was neither, he wrote: "All before. Nothing else ever. lwer tried. Ever failed. No matter. Try again. Fail again. Fail better." The will to "fail better" provided this text with its initial impetus. And, in order to fail better, the strategy Beckett adopted was to strive for the worst.
    He took his cue from Edgar's speech in King Lear. He copied out quotations from three different points in the speech into his little commonplace book:"The lamentable change is from the best, / The worst returns to laughter"; "Who is't can say, I am at the worst"; and "The worst is not so long as one can say, This is the worst." For some time, when he alluded to his new text in letters, he entitled it "Better worse." Later on, he called the book Worstward Ho, playing on the title of Webster and Dekker's play Westward Hoe (1607) and Charles Kingsley's better known novel Westward Ho! (1855). At one level, the text, like III Seen III Said, is concerned with the failure of language: when anything is said, it must inevitably be missaid. So language is deliberately pared down, reduced to a few lexical items assembled in a variety of combinations, so that it reaches out toward an "unworsenable worse." It is part of the strategy to be rid of Romantic accretions. So images evoking human memories or literary allusions are excised. That at least is how it first appears.

Bạn, đọc văn Mít Butor, cũng 1 thứ “Romantic” mà Beckett vứt vô sọt rác (to be rid of).
Vậy mà thất bại rực rỡ. Kiệt tác!
Chỉ nội mấy dòng GCC trích dẫn, là đủ chửi bố mấy đấng bịp bợm!

Và, quả đúng, hai đấng này, không đọc nổi Beckett!
Cái thất bại được thấy ra, chỉ ra, từ Beckett, một phần, là do/của ngôn ngữ: Khi cái gì được nói ra thì nó bắt buộc phải là nói trật, trìa: When anything is said, it must inevitable be missaid.
Thê thảm hơn thế nhiều, đây là hiện tượng đói ăn, thiếu dinh dưỡng, chết dần chết mòn, không phải chỉ của ngôn ngữ, mà là của nạn nhân Lò Thiêu.
“Every word is like an unnecessary stain on silence and nothingness.”
― Samuel Beckett
Mọi từ thì cũng như vết trầy không cần thiết lên im lặng và hư vô.

V/v Không đọc được.

GCC đã từng thú nhận, không đọc được Dickinson, và không chỉ Dickinson, mà còn nhiều nhà thơ khác, và trước đó, không đọc được thơ.
Tuy nhiên, chưa bao giờ không đọc được, mà chê 1 tác giả, như NDT và bà Huệ, chủ diễn đàn Gió O. Bà này chê thơ TTT, thua cả thơ Nguyễn Đăng Thường, và Nguyễn Đăng Thường cũng nhân đó, bèn chê TTT tơi bời hoa lá cành. Sa-đích. Thua cả thơ Đỗ Quí Toàn! 
Ui chao đến thơ TTT mà còn không đọc được, thì làm sao đọc được Beckett?

Lê Thị Huệ: So sánh hai bài thơ "Tiễn Một Nguời Vào Dĩ Vãng Đậm Màu" với bài thơ "Phục Sinh" của Thanh Tâm Tuyền. Là một khoảng cách lớn lao. Bài Phục Sinh làm dáng và rỗng, chỉ được cái phá cách, self-esteem vào thời đó. Bài "Tiễn Một Người Vào Dĩ Vãng Đậm Màu", già dặn, trí tuệ cũng phá cách nhưng cái phá cách của một lõi trí. Anh có tự cảm thấy cái khoảng cách chữ nghĩa giữa anh và nhà thơ lãnh tụ thơ Tự Do thời 1960 ở Việt Nam.

 

Nguyễn Đăng Thường: Ngôn ngữ thơ Thanh Tâm Tuyền được công nhận là ngôn ngữ thơ. Ngôn ngữ thơ tôi là ngôn ngữ đời thường, có thể chưa được đóng mộc. Khi nhại, hay cập nhựt Bài Ngợi Ca Tình Yêu của Thanh Tâm Tuyền với tựa đề mới Bài Ngợi Ca Chó Đá, tôi nghĩ tới nội dung bài thơ của Thanh Tâm Tuyền, và hiện tình đất nước ta hôm nay nhiều hơn ngôn ngữ, dù nội dung và hình thức như hình với bóng, không thể tách đôi. Tác phẩm bị giễu nhại vẫn còn y nguyên, nhưng đã có thêm những tác phẩm song đôi. Tác phẩm bị, được giễu nhại nhiều nhứt, là bức tranh La Joconda, cho ra đời vô số những tranh "nhại họa" vô cùng thú vị. Salvador Dalí cũng nhại tranh Andy Warhol với các tranh Marilyn Mao. Các lãnh tụ độc tài vì bất an nên rất sợ bị chế giễu. Cậu Ủn Bắc Hàn là một thí dụ. 
http://www.gio-o.com/NguyenDangThuong/NguyenDangThuongPhongVan4.htm



Samuel Beckett

Although approved by Beckett, these lost translations of "Mirlitonnades" (Doggerels) have never been published, until now.
We are grateful to Grove Press for allowing us to reprint the originals here.

[The Paris Review Winter 2015]

DOGGERELS

vive rnorte ma seule saison
lis blancs chrysanthèmes
nids vifs abandonnés
boue des feuilles d'avril
beaux jours gris de givre

alive dead only season mine
white lilies feverfews
vivid nests forsaken
silt of April leaves
frost fair hoar grey days

ce qu'ont les yeux
mal vu de bien
les doigts laissé
de bien filer
serre-les bien
les doigts les yeux
le bien revient
en mieux

what good the eyes
have ill seen
good the fingers
have let escape
close them tight
the fingers the eyes
good is back
better still

 ce qu'a de pis
le coeur connu
la tête pu
de pis se dire
fais-les
ressusciter
le pis revient
en pire
what worse
the heart has known
worse the head
to itself said
make them
resuscitate
worse is back
worst still

le nain nonagénaire
dans un dernier murmure
de grâce au moins une bière
grandeur nature
 the dwarf in his last
nonagenarian gasp
for mercy's sake at least
a full-size coffin

fous qui disiez
plus jamais
vite
redites

fools who said
nevermore
quick
say it again

pas davantage
de souvenirs qu'à l’âge
d'avril un jour
d'un jour
 
no more
memories than at the age
of April one day
of a day
 
- Translated from the French by Edith Fournier


Beckett có 1 từ, ông chuyển từ tiếng Pháp qua tiếng Anh, nhưng khi chuyển lại tiếng Tẩy, thì từ gốc không xứng với nó.
Trên TV có từ thần sầu này, nhưng không làm sao kiếm.

Bài thơ trên đây, tuy được tác giả gật đầu OK, nhưng bây giờ kiếm thấy, và đây là lần in thứ nhất của nó. (1)


Có nhiều câu đúng điệu Beckett, “nửa đêm, mưa, tớ về nhà, không phải nửa đêm, không phải mưa.”
Khi ông mới xuất hiện, gần như chẳng ai chịu nổi thứ văn này, nhưng bây giờ thì quá tuyệt

Sống chết mùa độc nhất của tớ
Huệ trắng
Tổ chim sặc sỡ bỏ hoang
Mùn lá tháng Tư
Ngày đẹp xám màu sương giá

(1). Sự thực, không đúng như tờ Paris Review. Bài thơ chưa từng in ấn này, đã xuất hiện, trong Selected Poems 1930-1989, nhưng chỉ có khổ đầu. NQT

Bài này, cũng tuyệt, trong Selected Poems 1930-1989

A perte de vue dans le sens de mon corps

Tous les arbres toutes leurs branches toutes leurs feuilles
L'herbe à la base les rochers et les maisons en masse
Au loin la mer que ton oeil baigne
Ces images d'un jour après l'autre
Les vices les vertus tellement imparfaits
La transparence des passants dans les rues de hasard
Et les passantes exhalées par tes recherches obstinées
Tes idées fixes au cceur de plomb aux lèvres vierges
Les vices les vertus tellement imparfaits
La ressemblance des regards de permission avec les yeux
            que tu conquis
La confusion des corps des lassitudes des ardeurs
L'imitation des mots des attitudes des idées
Les vices les vertus tellement imparfaits

L'amour c'est l'homme inachevé,
 


Out of Sight in the Direction of My Body

All the trees all their boughs all their leaves
The grass at the base the rocks the massed houses
Mar the sea that thine eye washes
Those images of one day and the next
The vices the virtues that are so imperfect
The transparence of men that pass in the streets of hazard
And women that pass in a fume from thy dour questing
The fixed ideas virgin-lipped leaden-hearted
The vices the virtues that are so imperfect
The eyes consenting resembling the eyes thou didst
            vanquish
The confusion of the bodies the lassitudes the ardours
The imitation of the words the attitudes the ideas
The vices the virtues that are so imperfect

Love is man unfinished.

*

Trên tờ Điểm Sách London, số 6 Tháng Tám, 2009, dưới cái tít Who to Be, Colm Tolbin đọc “Thư Beckett, 1929-40”, có nhắc tới bài thơ trên, thoạt đầu Beckett làm bằng tiếng Tây, và “tình tôi” ở đây là tình bạn giữa Beckett và Thomas McGreevy, một người bạn thân nhất của ông, một nhà phê bình nghệ thuật và một thi sĩ, hơn ông 13 tuổi. Bài thơ Lưu vong của McGreevy có câu:

I knew if you had died that I should grieve
Yet I found my heart wishing you were dead.
Tôi biết nếu bạn chết tôi sẽ đau khổ
Vậy mà thâm tâm tôi lại mong điều đó.

Bài thơ không đề của Beckett, là từ hai câu thơ trên, của bạn ông.
Bài thơ trên, lần đầu Gấu đọc, là ở trong Thơ ở đâu xa của TTT.

Nhưng, thú vị nhất, hay đúng hơn, thê lương nhất, lại là cái tít của bài viết của Tolbin. Về những năm tháng thê thảm của Beckett, thời kỳ 1930-1936, Tolbin viết: Vấn đề của ông trong những năm này xem ra thật dễ, nhưng lại khó giải quyết: it was how to live, what to do, and who to be, sống thế nào, làm cái gì, là thằng gì. Ông [Beckett] thì khôn khéo [clever], có học [well-educated], ông nói rành tiếng Anh, tiếng Ý, tiếng Đức của ông thì thật tốt. Nhưng cuốn sách đầu, truyện ngắn, của ông không bán được, và ông không làm sao kiếm được nhà xb cho tiểu thuyết của ông. Ông không biết làm cách nào kiếm sống.
Rất nhiều giai thoại thật tuyệt vời về chuyện Beckett mê tranh của Jack Yeats. Tình bạn giữa ông và McGreevy là cũng từ chuyện mê tranh Yeats.


je suis ce cours de sable qui glisse
entre le galet et la dune
la pluie d'été pleut sur ma vie
sur moi ma vie qui me fuit me poursuit
et finira le jour de son commencement

cher instant je te vois
dans ce rideau de brume qui recule
où je n'aurai plus à fouler ces longs seuils mouvants
et vivrai le temps d'une porte
qui s'ouvre et se referme

my way is in the sand flowing
between the shingle and the dune
the summer rain rains on my life
on me my life harrying fleeing
to its beginning to its end

my peace is there in the receding mist
when I may cease from treading these long shifting
                                                                  thresholds
and live the space of a door
that opens and shuts
Samuel Beckett in Collected Poems in English & French. Grove Press.

Bản tiếng Tây theo tôi tuyệt hơn bản tiếng Anh, cũng của Beckett:

l
a pluie d'été pleut sur ma vie
sur moi ma vie qui me fuit me poursuit 

Mưa hạ mưa trên đời tôi
Trên tôi đời tôi chạy trốn tôi rượt đuổi tôi

Ui chao, sao mà tuyệt thế!
Lại nhớ mưa Sài Gòn!


Nhưng xét ra thì đó là một ảnh hưởng rất tốt, vì nó không cho ra đời một thứ văn chương ngoại lai, gút mắc, không đọc được, như của một số những tác giả bây giờ (sách của họ chỉ là những sự cóp nhặt tư tưởng ngoại nhân nhưng chưa “tiêu hoá nổi”, những bảng ghi tên các tác giả Đông Tây và tên những quyển sách danh tiếng),...

NDT giải thích, cách viết của HNB, là từ Butor và Proust, cùng lúc, khều nhẹ mấy tên như GCC, dân trường Mít bày đặt đọc Camus, Sartre.
[Bài viết này, như trên Văn Vịt, ghi chú, đã đăng lần đầu trên tạp chí Trình Bầy số 14, ngày 15 tháng Hai 1971.]

Đọc, thì lại nhớ đến nét mặt khinh khỉnh của Mít Butor, mỗi lần ra Quán Chùa. GCC hồi đó mê bạn quá, cứ nghĩ là, tính bạn ta vốn vậy!
Lạ, là NDT đang viết về 1 sáng tác của bạn mình, mắc mớ gì tới một số tác giả bây giờ mà sách của họ là những cóp nhặt... ?
Nếu có, thì đâu phải sáng tác, mà là 1 thứ biên khảo.
Lẽ ra, ông nên đưa ra thí dụ.

Đây là thái độ chung, và lạ, là đều nhắm vào Gấu Cà Chớn!

Thầy Đạo, ra hải ngoại rồi mà còn “mét” Sến, thằng khốn đó đâu phải dân khoa bảng!
Trường hợp Thầy Đạo không nói, vì, tuy khoa bảng, có cái cử nhân triết Văn Khoa Saigon, nhưng dân trường Mít, học sau Gấu, vì cùng học với ông anh BHD; hai đấng NDT & HNB, thì ra ý, chúng tao học trường Tây, tiếng Tây đầy mình, mày biết gì mà bày đặt giới thiệu "Thế nào là văn chương dấn thân?" [loạt bài Gấu viết cho tờ Nghệ Thuật], giới thiệu Beckett, điểm Hồi Ký Viết Dưới Hầm của Dos, Thạch Chương dịch…

Có thể Gấu nổi/nổ quá, chúng ghét!
Hà, hà!

Thê thảm nhất, là Gấu không hề biết chúng ghét Gấu.
Vẫn bạn quí là bạn quí!

Để Gấu kể về lần Gấu nhờ Mít Butor nói giùm với băng đảng Thanh Niên của Huỳnh Tấn Mẫm, xin 1 chân tà lọt ở tờ báo, để “sống sót”, sau 1975.
Vụ này nhà thơ Đại Hàn Chung Đô Quan rất rành.
Viết ra, vì tất cả đều còn sống, có gì “chất chính, phản biện”!

Phải nói là, Gấu không hề có ý định bỏ nước ra đi. Thời gian đó, cai Cô Ba, cố kiếm cái gì làm, để khỏi dính lại, biết bạn quí đang làm cho tờ Thanh Niên, bèn có ý nhờ cậy.
Nhưng gì thì gì, phải có tí gì làm quà. Nhân cuốn Trăm Năm Cô Đơn, bản dịch, mới ra lò. Ông Garcia Marquez này, Gấu rành, vì rành thầy của ổng là Faulkner, bèn đi 1 đường điểm, gửi cho Thanh Niên.
Chờ báo đăng xong xuôi Gấu đi 1 cái thư xin việc, chừng hơn chục trang, tả oán, xin chân tà lọt, đưa cho Mít Butor, nhờ đưa cho HTM.
Thời gian sửa Mặt Trời Vẫn Mọc, bản Gấu dịch trước 1975, nhà xb Văn Học tính tái bản, quen thi sĩ Đại Hàn ở đây, và trong 1 lần Nguyễn Mai mời tới nhà anh chơi, có thi sĩ Đại Hàn, anh cho biết, anh có đọc thư, và nhận xét, cảm động lắm, chẳng khác gì một tiểu phẩm văn học!
Tiểu phẩm văn học cái con mẹ gì, vì, chắc là Mít Butor sau đó quăng sọt rác.
Không biết anh ta có đưa cho Huỳnh Tấn Mẫm đọc không.
Cũng đếch thèm trả lời trả vốn gì cho Gấu, cho biết kết quả.

Chỉ đến khi ra hải ngoại, GCC mới biết bạn quí không quí Gấu.
Thời gian viết cho tạp chí văn học của NTH, do GCC về lại Đất Bắc, “bắt tay với Việt Cộng”, như đám hải ngoại nhận xét, NTH bực quá, xì cho biết, sau khi đọc bài viết GCC ca ngợi Mít Butor, người đầu tiên áp dụng kỹ thuật tiểu thuyết mới vô Việt Nam, mi khen nó như thế, trong khi ta xin bài cho báo, hắn trả lời, báo nào có thằng lùn lé viết, là không có ta!

Mít Butor, Gấu có gặp lại 1 lần ở San Jose, (1), khi đi cùng ông bạn DTL, bạn tù Bangkok ngày nào.
Hằm hằm nhìn, rồi bỏ đi.
Cũng đếch thèm chào hỏi cái con mẹ gì!
Dã man thật!

(1)

*

Dương Thanh Liêm & Gấu
Nhà Hát Le Petit Trianon Theatre, San Jose.

7 tháng Tám 2004

Đêm hòa nhạc Vinh Danh & Họp Mặt tại Nhà Hát Le Petit Trianon Theatre, San Jose.
Họp mặt, là giữa học sinh nhiều thế hệ của trường Âm Nhạc và Kịch Nghệ Quốc Gia, trụ sở cũ ở đường Nguyễn Du, Sài Gòn.
Vinh Danh, những thầy cô. Hiện diện, có cô Đỗ Thế Phiệt, thầy Nghiêm Phú Phi...

Gấu tui có cảm tưởng sống lại một buổi tối tại Sài Gòn, giữa những bạn bè Quán Chùa như Nguyễn Xuân Hoàng, Cao Thanh Tùng, Hoàng Ngọc Biên...
Nhưng những bạn thân ở đây, của Gấu tui, lại là những người bạn đã từng chia sẻ những ngày ở Trại Cấm Thái Lan, như Dương Thanh Liêm, Nguyễn Phước.
Phước, từ Úc qua. Liêm, từ Tiểu Sài Gòn lên. Đã trên 10 năm chúng tôi mới gặp lại.
Vì họ, mà tôi tới đây.
Nhờ họ, tôi quen 'cọp biển' Lương.
Dự định cho ngày mai, thứ hai: Tới chân cầu Golden Gate, chụp vài cái hình. Thăm Cựu Kim Sơn, để hiểu câu hát của tụi Mẽo ngày nào, khi quá chán cuộc chiến Việt Nam:

Tôi để trái tim của tôi tại Cựu Kim Sơn.

Giờ chót: Vụ đi thăm Cựu Kim Sơn bị huỷ bỏ, do không có ai rảnh để mà làm tài xế.
Như vậy là sẽ lên Tiểu Sài Gòn sáng mai, cùng Liêm.

Đọc màn nâng bi bạn - điểm Chuyến Xe của HNB, trên Văn Vịt - Gấu có tí thắc mắc.

NDT trích dẫn Beckett:
Làm hoài. Thất bại mãi. Chả sao. Làm nữa. Thất bại thêm. Thất bại rực rỡ hơn. Nói theo Beckett thì Chuyến xe là thất bại rực rỡ nhất của nhà văn Hoàng Ngọc Biên. Thông thường mà nói thì nó là một kiệt tác.

Cái gọi là thất bại rực rỡ nhất, kiệt tác, là của Beckett.
Ai đọc Beckett thì cảm nhận ra được.
Gấu phải đến cuối đời mới đọc được Beckett, 1 phần còn là nhờ cuộc đời thê lương thảm hại của Gấu.
GCC chiêm nghiệm đời mình, và ngộ ra cõi văn Beckett.
Người đọc, đã từng đọc HNB, và đọc bài điểm, thì không làm sao ngộ ra được cái thất bại rực rỡ và kiệt tác của HNB.

Đây là trò bịp bợm. Lấy của Beckett, rồi choàng lên HNB.

Cả 1 đời HNB, hay NDT, làm sao có nổi thất bại, đừng nói thất bại rực rỡ nhất.
Cũng thuộc loại đời nào, chế độ nào cũng sống được, làm sao nói thất bại?

NDT làm thơ suốt đời, không tạo riêng cho mình 1 văn phong, 1 air thơ. Mỗi lần làm thơ là nhại thơ người khác.
HNB thì áp dụng cách viết của Butor, đúng như NDT nhận ra, khi đọc Chuyến Xe, nhưng phải thổi vào nó, 1 cái gì đó, của riêng HNB.
Cái riêng này, ông ta không có. Rõ ràng là tác phẩm của HNB không được độc giả nhìn nhận, nên cứ thế mà chìm dần.
Nhiều người như ông, nhưng cái đó không phải là thất bại rực rỡ, kiệt tác.

Beckett, Gấu giới thiệu, trước khi ông được Nobel, trên tờ Nghệ Thuật.
Vẫn còn nhớ những câu, thí dụ, nửa đêm, trời mưa, tôi trở về nhà. Không phải nửa đêm. Không phải mưa.

Cái trò lấy râu Beckett cắm vào cằm HNB này, không chỉ một NDT sử dụng.
Thầy Phúc cũng đã từng bắt Beckett đứng bên Vũ Khắc Khoan, và rồi tặc lưỡi, với cả hai ông, kịch chỉ là "cái cớ".  
Trần Vũ thì nhét cái bào thai đứa trẻ Mít chết, của Linda Lê, vô... bụng Thận Nhiên.
Thì cũng hình thái lưu vong như nhau!
HNB Case

Về tập truyện ngắn ĐÊM NGỦ Ở TỈNH

Cái sự đọc & dịch Linda Lê, Beckett, ở hai đấng này, theo Gấu, chỉ là trò làm dáng trí thức. Mít Butor chẳng đã từng trả lời tờ Văn, NXH, trong khi Saigon lên cơn sốt hiện sinh, thì anh ta đã bước qua tiểu thuyết mới rồi!

Và cái sự kiện NDT dịch Linda Lê, bị Sến chê, theo GCC, là do “Người” quá dốt tiếng Mít.
GCC “chẳng đã từng” phán rất ư là ngược ngạo, bạn phải thật rành tiếng Mít, thì mới đọc được Beckett.

Kafka phán, ông nói tất cả các thứ tiếng bằng tiếng Do Thái, ‘I speak all languages but in Yiddish,” là cũng ý đó.
Trên Tin Văn  chẳng đã từng chỉ ra, Mít Butor dịch sai thơ Brodsky, và cái sự sai sót này, không phải là do dốt tiếng Mít hay tiếng mũi lõ, mà là vì “tâm tư” của anh có cái gì “khuất tất”.
Gấu, một bữa lướt net, vô trang Hậu Vệ, tình cờ đọc bài thơ dịch của ông ta, thấy quái quá, không lẽ Brodsky mà "máu" y chang 1 tên Bắc Kít thế này ư, đành phải đi kiếm bản tiếng Anh.
Hoá ra Người dịch sái đi, để lấy lòng lũ Vẹm!

(1)

Nhân chuyện nói không với cuộc chiến, và nhân đọc thơ Brodsky (1940-1996), do Hoàng Ngọc Biên dịch, đăng trên Tiền Vệ, Gấu tôi xin ghi ra đây.

Odysseus nói với Telemachus
Telemachus con yêu của ta,
                                               Cuộc chiến thành Troy
giờ đây đã kết thúc; ta không còn nhớ ai đã thắng trận.
Người Hy lạp, hẳn thế, bởi cho đến nay chỉ có họ mới có thể
đánh gục được nhiều người đến vậy khi xa quê hương mình.

[HNB dịch]

Bản tiếng Anh [Collected Poems in English]

My dear Telemachus,
              The Trojan war
is over now; I don't recall who won it.
The Greeks, no doubt, for only they would leave
so many dead so far from their own homeland.


Câu trên, ông bố nói với thằng con, ta đếch thèm nhớ, ai thắng trận.
Câu dưới, ông bố quả quyết, chắc chắn mấy thằng... VC, ấy chết xin lỗi, mấy thằng Hy Lạp, bởi vì chỉ chúng nó mới dám đi xa quê hương của chính chúng nó. Để... ăn cướp!

Nhưng Brodsky viết, họ "để lại nhiều xác chết", chứ không phải "đánh gục nhiều người".
Nhà thơ không hề phân biệt, giữa rất nhiều xác chết đó, cái nào "được" coi là... liệt sĩ, cái nào "bị" coi là... nguỵ.

HNB chẳng đã từng khoe, người đầu tiên giới thiệu Brodsky tới độc giả Mít, ở trong nước
 
Tâm tư, tâm địa như thế, làm sao dịch Beckett, Brodsky?
Cũng thế, với NDT, khi dịch Linda Lê.

Một trong thi sĩ mà Linda Lê ngưỡng mộ là Tsvetaeva.
Đồng bệnh tương lân. Họ có cái gì giống nhau, và tương kính lẫn nhau.

Cái gì giống nhau đó, NDT không có, làm sao dịch?

Đọc màn nâng bi bạn - điểm Một Chuyến Xe của HNB, trên Văn Vịt - Gấu có tí thắc mắc. NDT trích dẫn Beckett:
Làm hoài. Thất bại mãi. Chả sao. Làm nữa. Thất bại thêm. Thất bại rực rỡ hơn. Nói theo Beckett thì Chuyến xe là thất bại rực rỡ nhất của nhà văn Hoàng Ngọc Biên. Thông thường mà nói thì nó là một kiệt tác.

Cái gọi là thất bại rực rỡ nhất, kiệt tác, là của Beckett. Ai đọc Beckett thì cảm nhận ra được.
Gấu phải đến cuối đời mới đọc được Beckett, 1 phần còn là nhờ cuộc đời thê lương thảm hại của Gấu.
GCC chiêm nghiệm đời mình, và ngộ ra cõi văn Beckett.
Người đọc, đã từng đọc HNB, và đọc bài điểm, thì không làm sao ngộ ra được cái thất bại rực rỡ và kiệt tác của HNB.

Đây là trò bịp bợm. Lấy của Beckett, rồi choàng lên HNB.

Cả 1 đời HNB, hay NDT, làm sao có nổi thất bại, đừng nói thất bại rực rỡ nhất.
Cũng thuộc loại đời nào, chế độ nào cũng sống được, làm sao nói thất bại?

NDT làm thơ suốt đời, không tạo riêng cho mình 1 văn phong, 1 air thơ. Mỗi lần làm thơ là nhại thơ người khác.
HNB thì áp dụng cách viết của Butor, đúng như NDT nhận ra, khi đọc Một Chuyến Xe phân tích, nhưng phải thổi vào nó, 1 cái gì đó, của riêng HNB.
Cái riêng này, ông ta không có. Rõ ràng là tác phẩm của HNB không được độc giả nhìn nhận, nên cứ thế mà chìm dần.
Nhiều người như ông, nhưng cái đó không phải là thất bại rực rỡ, kiệt tác.

Beckett, Gấu giới thiệu, trước khi ông được Nobel, trên tờ Nghệ Thuật.
Vẫn còn nhớ những câu, thí dụ, nửa đêm, trời mưa, tôi trở về nhà. Không phải nửa đêm. Không phải mưa.

Cái trò lấy râu Beckett cắm vào cằm HNB này, không chỉ một NDT sử dụng.
Thầy Phúc cũng đã từng bắt Beckett đứng bên Vũ Khắc Khoan, và rồi tặc lưỡi, với cả hai ông, kịch chỉ là "cái cớ".  
Trần Vũ thì nhét cái bào thai đứa trẻ Mít chết, của Linda Lê, vô... bụng Thận Nhiên.
Thì cũng hình thái lưu vong như nhau!


Về tập truyện ngắn ĐÊM NGỦ Ở TỈNH

http://www.tienve.org/home/literature/viewLiterature.do;jsessionid=4840CF9DF36DA3FB31101F0F00AFE007?action=viewArtwork&artworkId=19552

Trả lời tờ Văn, của NXH, HNB phán, làm gì có tiểu thuyết mới ở Việt Nam [Miền Nam].
Nhưng ông cũng cho biết, trong khi Saigon phát dịch với hiện sinh, thì chính ông, đã qua tiểu thuyết mới rồi!
Nhớ, ông có tả cái hình ảnh, chỉ có ông lục lọi những cuốn tiểu thuyết mới đầy bụi, trang sách ố vàng, ở nhà sách Lê Phan, Saigon

Gấu bèn phản biện, có, chứng cớ Đêm Ngủ Ở Tỉnh.
Cách viết ý chang Butor, trong La Modification. Bởi thế mới có cái tên Mít Butor.

Nguyễn Đăng Thường là bạn thân của Hoàng Ngọc Biên, viết bài khen bạn, thì cũng là chuyện thường, nhưng đừng vì thế mà hạ giá những người viết khác, thí dụ như những dòng sau đây:

Nhưng xét ra thì đó là một ảnh hưởng rất tốt, vì nó không cho ra đời một thứ văn chương ngoại lai, gút mắc, không đọc được, như của một số những tác giả bây giờ (sách của họ chỉ là những sự cóp nhặt tư tưởng ngoại nhân nhưng chưa “tiêu hoá nổi”…)

Theo Gấu, thời kỳ đó, không có 1 tác giả nào, như NDT mô tả cả.

Viết như thế, thì phải chứng minh, có như thế.
Thời kỳ đó, văn chương Miền Nam nở rộ, có rất nhiều tác giả mới xuất hiện, là liền nổi tiếng, thí dụ, Cung Tích Biền, Ngọc Minh…
Trong khi có ai thèm đọc Đêm Ngủ Ở Tỉnh, vì nó lạt nhách.
Ngay vừa xuất hiện, đã chìm liền, sau này, có ai thèm nhắc tới.
Đó là sự thực.
Bởi là vì HNB chỉ bắt chước cái bề ngoài của trường phái cái nhìn, thiếu phần chìm của nó.

Và, vẫn theo Gấu, không thể coi Butor và Proust là cùng 1 dòng, như NDT viết, được.
Với Proust, thì đúng là đi tìm thời gian đã mất, nhờ cái bánh madeleine.
Butor, đâu có cái bánh, và HNB cũng không.

Cái ghê gớm nhất, thì cứ nói đại, cuộc cách mạng của tiểu thuyết mới của Tẩy, là nó muốn huỷ diệt thứ tiểu thuyết cổ điển đặt nặng tâm lý, cá tính, tình tiết.. của nhân vật.
Gấu đã từng chỉ ra điều này, khi viết về Mù Sương của Nguyễn Xuân Hoàng.

*
*

Mù Sương

Note: Một vị thuộc lớp xuất hiện sau 1975, ở hải ngoại, khen bài viết:

Tôi rất thích đọc những tài liệu của báo Văn, và những bài phê bình đăng trước 75 của ông, như bài viết về Nguyễn Xuân Hoàng và Thanh Tâm Tuyền. Những tài liệu đặc sắc này đã giúp tôi kiếm đọc lại những tác phẩm của các nhà văn này. (Hiện tôi đang đọc Bếp Lửa của Thanh Tâm Tuyền và hy vọng sẽ có dịp chia sẻ với ông ở vị trí một người đọc tác phẩm khoảng 60 năm sau lần xuất bản đầu tiên).

Đâu cần bạn quí khen, như NDT khen HNB!

Tay NDT này, càng về già, càng dở chứng.
Bữa trước chê thơ TTT, trên Gió O.
Bây giờ, chê cả 1 lũ Miền Nam, chỉ còn lại, của thời kỳ đó, Mít Butor.

[Bài viết này đã đăng lần đầu trên tạp chí Trình Bầy số 14, ngày 15 tháng Hai 1971]

Và, tất nhiên, bạn của Mít Butor!

*

Tiểu thuyết mới ở Việt Nam

Trong bài phỏng vấn do Nguyễn Mạnh Trinh thực hiện, đăng trên Văn Học (Hoa Kỳ), Nguyễn Xuân Hoàng cho biết, trong số những người viết được gộp chung vào một nhóm, Huỳnh Phan Anh là người mặn mà nhất với cái gọi là tiểu thuyết mới.

Theo tôi, người xứng đáng "đại diện" cho tiểu thuyết mới ở Việt Nam phải là Hoàng Ngọc Biên. Anh không những là người đầu tiên giới thiệu trào lưu tiểu thuyết mới tại Pháp tới độc giả Việt Nam, như Nguyễn Xuân Hoàng cho biết trong bài phỏng vấn, nhưng còn đem áp dụng lối viết đó, vào trong tác phẩm, trong tập truyện "Đêm ngủ ở tỉnh" của anh. Người mà anh "mặn" nhất, là Michel Butor. Hồi đó, tụi này thường gọi đùa, "Voilà Monsieur Biên-Butor ", mỗi lần anh tình cờ ghé quán Cái Chùa, ở đường Tự Do Sài-gòn. 

Cũng trong bài phỏng vấn, Nguyễn Xuân Hoàng cho biết, Nguyễn Đình Toàn đã có tác phẩm, và đã nổi tiếng, trước khi "la cà đàn đúm" với đám tiểu thuyết mới. Với cá nhân người viết, Nguyễn Đình Toàn đọc những bài viết của tôi trên Nghệ Thuật, rồi nhân một bữa cùng ăn sáng tại quán phở 44, (ngay phía trước Đài Phát Thanh Sài-gòn, số 5, Phan đình Phùng, nơi anh làm việc, còn tôi làm việc tại building số 7 kế bên), anh đề nghị tôi viết cho Văn. Đó là lần đầu tiên tôi quen biết Toàn. Anh cũng là người "khám phá" và đưa Huỳnh Phan Anh tới với tạp chí Văn, khi cả đám chúng tôi đã trở thành thân thiết. 

Trong Văn Học Tổng Quan, Võ Phiến coi Dương Nghiễm Mậu có lẽ là người thành công nhất và sớm sủa nhất, sử dụng các kỹ thuật mới vào văn chương Việt Nam. "Trong cuốn truyện dài Con Sâu chẳng hạn, 'tôí không phải là một nhân vật nào, khi là nhân vật này, khi lại là nhân vật nọ; sự chuyển vị xẩy ra thoăn thoắt làm nổi bật sự thay đổi đột ngột những quan điểm nhìn sự vật khác nhau". Trong một bài viết của Mai Thảo, trong "Chân dung nhà văn", ông lại coi người tài hoa nhất của nhóm tiểu thuyết mới tại Việt Nam là Nguyễn Đình Toàn. Cả hai nhận định trên đều đúng, nếu chỉ nói về khía cạnh tài năng, nỗ lực cá nhân khi cố gắng làm mới văn chương Việt Nam. Nhưng bảo hai nhà văn nổi tiếng nói trên là thuộc nhóm tiểu thuyết mới, tôi muốn nói, như những người sáng tác theo quan điểm tiểu thuyết mới tại Pháp, điều này sợ chưa đủ sức thuyết phục.

 Lucien Goldmann, trong bài viết "Tiểu thuyết mới và Thực tại", in trong cuốn "Xã hội học về tiểu thuyết", cho thấy, trong khi nhiều nhà phê bình, và đa số công chúng thưởng ngoạn, nhìn tiểu thuyết mới, như là những kinh nghiệm hoàn toàn có tính hình thức, hay một toan tính chạy trốn thực tại xã hội, hai tác giả đại diện chính của trào lưu này là Nathalie Sarraute và Alain Robbe- Grillet, ngược lại, đã muốn nói với chúng ta rằng, tác phẩm của họ được sản sinh từ một cố gắng - càng chân xác, càng cơ bản chừng nào hay chừng đó - nắm bắt thực tại thời đại của chúng ta. Họ là mhững tác giả hiện thực cơ bản nhất, triệt để nhất trong số những nhà văn hiện thực Pháp, nếu chúng ta quan niệm chủ nghĩa hiện thực trong văn chương là sáng tạo bằng tưởng tượng ra một thế giới mà cơ cấu của nó tương ứng với cơ cấu thiết yếu của thực tại xã hội - một xã hội mà tiểu thuyết đã được viết ra từ trong lòng của nó. Một xã hội đã cưu mang, thai nghén ra tiểu thuyết. Và đây là giả thuyết của Goldmann: Trong các dạng văn học, tiểu thuyết là dạng liên can, tức thời nhất, và trực tiếp nhất, tới cơ cấu kinh tế, theo một nghĩa hẹp nhất của từ này. Tới những cơ cấu trao đổi và sản phẩm thị trường. Thực tại thời đại chúng ta cho thấy, nếu trước đây, con người là trung tâm vũ trụ, bây giờ đồ vật trở thành "thần vật". Liên hệ người-vật ngày càng nghiêng về phía đồ vật. Thế nhất quán mang tính cơ cấu "nhân vật-đồ vật" ngày càng biến đổi cùng với sự biến mất của nhân vật nhường chỗ cho đồ vật làm chủ. Từ đó, tiểu thuyết mới mang đủ thứ tên, phản-tiểu thuyết, phản-con người, phản-văn chương...

 Nhìn từ quan điểm đó, chúng ta không thể nào coi Nguyễn Đình Toàn và Dương Nghiễm Mậu là những nhà văn tiểu thuyết mới. Nhân vật của Dương Nghiễm Mậu là những con người có một ý thức sáng suốt đến chua xót về sự cô đơn, bất lực của mình trong một xã hội đang manh nha tan rã, cuối cùng lao vào những hành động "phá phách, nổi loạn", cố tìm một thái độ đạo đức bằng những hành xử vượt ra ngoài quan niệm đạo đức thông thường. Thế giới, khung cảnh truyện của ông "khô, đầy bụi", đầy "tóc rối", trong khi ở Nguyễn Đình Toàn, là một khí hậu ẩm, ướt, với những nhân vật hầu hết là nữ. Truyện của hai tác giả giống như hai mùa mưa nắng ở Miền Nam, trong khi chờ đợi cơn bão tố chiến tranh xóa sạch tất cả.

 Giả thuyết của Lucien Goldmann dựa vào lý thuyết nổi tiếng của Marx, trong Tư Bản Luận, lý thuyết về sự thờ phụng đồ vật, phương tiện phục vụ, tiện dụng, của xã hội Tây phương, tức xã hội tư bản hiện nay. G. Lukács có một từ rất hay, rất chính xác để gọi hiện tượng này là vật hóa (reification).

Cũng trong bài phỏng vấn kể trên, Nguyễn Xuân Hoàng cho biết, ông không "mặn" với cái món tiểu thuyết mới. Nhưng theo tôi, trong những tác phẩm đầu tay, trong cuốn Sinh Nhật chẳng hạn, ông đã không chấp nhận nhân vật tiểu thuyết như một con người có cá tính, có một đời sống tâm lý, sinh lý, có một hoàn cảnh xã hội đặc biệt... Ông chọn một con người không có cá tính, đại khái như vậy. Và như thế, vô hình chung ông đã chấp nhận, một cái gì đó, của tiểu thuyết mới, khi trào lưu này không thể nào quan niệm một thứ văn chương đồng hóa con người vào những tình cảm ỷ ôi, sướt mướt, con người như là một con vật bị "raped" (hãm hiếp) bởi thất tình, hỷ nộ ái ố...

 Tuy dựa vào lý thuyết Mác-xít để giải thích sự xuất hiện của trào lưu tiểu thuyết mới, như L. Goldmann đã làm, trên thực tế, ngay tại Pháp, và tại những nước Cộng Sản, trào lưu này đã không tránh khỏi những chỉ trích nặng nề là đã không có trách nhiệm (lack of commitment) với văn chương, lịch sử, với con người... "Một sự từ chối cái thực. Không thể hiện những mâu thuẫn trong xã hội tư bản. 'Trong mê cung' ('Dans le labyrinthé , của A. Robbe- Grillet) là cái quái gì nếu so với Việt Nam?" Sartre đã từng phát biểu, ông không thể đọc Robbe-Grillet trong một xứ sở kém phát triển. Câu nói của ông sau được ghi lại trong bài viết của Claude Simon, Orion aveugle, (Geneva, 1970, trang 106), trong bài nói chuyện của một thành viên tham dự một hội nghị văn chương bàn về nghĩa vụ xã hội của nhà văn, được tổ chức tại một xứ Mỹ Châu La Tinh: "Hình như đối với tôi, chúng ta hội họp ở đây để bàn về những vấn đề này (không phải những vấn đề mang tính hàn lâm), những vấn đề về sáng tạo văn chương mà những dân tộc bị áp bức chẳng có gì mắc mớ với chúng". "Nhóm" tiểu thuyết mới tại Việt Nam đã từng bị những người theo Cộng Sản, như Lữ Phương chẳng hạn, gọi là nhóm văn chương "viễn mơ". 

Người xưa nói, đừng đem thành bại luận anh hùng. Trong "cõi văn chương", tất cả những tác phẩm thành công đều là những kinh nghiệm về sự thất bại. Hoặc chính là sự thất bại.

"Hết thuốc chữa, chuyện anh có mặt trên trái đất này", Hamm nói với Clov trong Tàn Cuộc, Endgame (Beckett), hay như trong   Tiến lên Tàn Mạt, Worstward Ho (cũng của Beckett): "Hãy thua. Thua nữa. Thua cho bảnh." ("Fail. Fail again. Fail better.") Theo ông, đó là chức năng tuyệt vọng của người nghệ sĩ hiện đại, kẻ bị kết án phải trung thành với sự thất bại. 

Nhìn theo cách thế đó, tiểu thuyết mới và các tác giả của nó chính là một sự thất bại, như James Joyce, như Beckett, như Kafka... đã từng thất bại.

Hôm nay đọc bài này về HOÀNG NGỌC BIÊN
http://vietecologypress.blogspot.com/…/hoang-ngoc-bien-voi-…, có 1 chi tiết thú vị
" Biên còn nhớ từ tuổi nhỏ, nơi thị xã tỉnh Quảng Trị, đã có một ban hợp ca thiếu nhi 5 giọng, trong đó có hai chị em Hoàng Ngọc Biên, cùng hai người bạn đồng trang lứa và một người anh bà con Nguyễn Văn Dziệp - là ca sĩ Duy Khánh sau này. Biên bắt đầu học nhạc và kết anh em với Cao Cự Phúc tức nhạc sĩ Hoàng Nguyên, lúc đó 20 tuổi mới từ chiến khu về. Bi...

Continue Reading
Nguyễn Trường Trung Huy's photo.

V/v lạt thếch.

Trên net, có 1 vị post 1 khúc sáng tác của HNB, và khen.
Thực sự mà nói, nó cho thấy, 1 thứ văn chương không dính vào đời sống, thời cuộc, cho thấy, người viết ở hẳn 1 cõi riêng, khác hẳn những vị khác, như 1 Dọc Đường, của TTT; Cung Tích Biền, Ngoại Ô Dĩ An và Linh Hồn Tôi; Ngụy Ngữ, Con Thú Tật Nguyền; Y Uyên, Bão Khô, chưa kể thứ văn chương của những người thực sự tham gia cuộc chiến, mà người ta gọi là văn chương ka ki.
Truyện của Gấu, thí dụ, có 1 vị, mãi sau này, tức là bây giờ, ở hải ngoại, còn nhận xét, sặc mùi chiến tranh, Mậu Thân, dù tác giả chưa từng thực sự tham chiến. 

HNB, sau 30 Tháng Tư 1975, dễ dàng nhận/nhâp vào cuộc sống mới, làm cho tờ Thanh Niên, gần như chẳng có tổn thất, sở dĩ như thế, có thể còn là nhờ thứ văn chương vô hại của anh. 
NDT thì cũng rứa.

Trên tờ Người Kinh Tế, khi tưởng niệm Lee, viết, truyện của bà nặn lên, shape, những liên hệ xã hội.
Văn chương của HNB thay đổi được cái gì.
Bạn có thể đọc, khen hay chê thì cũng thế, vì còn tuỳ khiếu thưởng ngoạn của người đọc.
Nhưng đó đúng là thứ văn chương vô dụng, theo GCC

Fiction and social change
How “To Kill a Mockingbird” shaped race relations in America
http://www.economist.com/blogs/prospero/2016/02/fiction-and-social-change-0

Mới đọc bài của NDT viết về HNB trên Văn Vịt. Ông khen bạn mình thuộc trường phái Beckett, thua, thua nữa, thua cho bảnh.
HNB và NDT có bao giờ....  thua đâu?
Chế độ nào thì cũng sống bảnh, mà thua sao?
Cả hai đều thuộc băng Trình Bày, cũng 1 thứ phản chiến, đâu có bị mất mát thua thiệt gì đâu?
Đừng nghĩ là Gấu chụp mũ, nhưng sống như thế  nào, thì viết ra thứ đó.
Thú thật, Gấu vừa mới viết 1 khúc về cái nghi vấn [thắc mắc đúng hơn], không làm sao giải ra được, là, làm sao mà NDT đọc & dịch Linda Lê, và Mít Butor, dịch Beckett?
Trước khi đọc bài viết của NDT. Loay loay làm sao, làm mất, do trục trặc Nestcape Composer.
Nan đề này, để đó, tính sau.

Cái sự đọc & dịch Linda Lê, Beckett, ở hai đấng này, theo Gấu, chỉ là trò làm dáng trí thức. Mít Butor chẳng đã từng trả lời tờ Văn, NXH, trong khi Saigon lên cơn sốt hiện sinh, thì anh ta đã bước qua tiểu thuyết mới rồi!
 Và cái sự kiện NDT dịch Linda Lê, bị Sến chê, theo GCC, là do “Người” quá dốt tiếng Mít.
GCC “chẳng đã từng” phán rất ư là ngược ngạo, bạn phải thật rành tiếng Mít, thì mới đọc được Beckett.
Kafka phán, ông nói tất cả các thứ tiếng bằng tiếng Do Thái, ‘I speak all languages but in Yiddish,” là cũng ý đó.
Trên Tin Văn  chẳng đã từng chỉ ra, Mít Butor dịch sai thơ Brodsky, và cái sự sai sót này, không phải là do dốt tiếng Mít hay tiếng mũi lõ, mà là vì “tâm tư” của anh có cái gì “khuất tất”.
(1)
Nhân chuyện nói không với cuộc chiến, và nhân đọc thơ Brodsky (1940-1996), do Hoàng Ngọc Biên dịch, đăng trên Tiền Vệ, Gấu tôi xin ghi ra đây.

Odysseus nói với Telemachus
Telemachus con yêu của ta,
                                               Cuộc chiến thành Troy
giờ đây đã kết thúc; ta không còn nhớ ai đã thắng trận.
Người Hy lạp, hẳn thế, bởi cho đến nay chỉ có họ mới có thể
đánh gục được nhiều người đến vậy khi xa quê hương mình.

[HNB dịch]

Bản tiếng Anh [Collected Poems in English]

My dear Telemachus,
              The Trojan war
is over now; I don't recall who won it.
The Greeks, no doubt, for only they would leave
so many dead so far from their own homeland.


Câu trên, ông bố nói với thằng con, ta đếch thèm nhớ, ai thắng trận.
Câu dưới, ông bố quả quyết, chắc chắn mấy thằng... VC, ấy chết xin lỗi, mấy thằng Hy Lạp, bởi vì chỉ chúng nó mới dám đi xa quê hương của chính chúng nó. Để... ăn cướp!

Nhưng Brodsky viết, họ "để lại nhiều xác chết", chứ không phải "đánh gục nhiều người".
Nhà thơ không hề phân biệt, giữa rất nhiều xác chết đó, cái nào "được" coi là... liệt sĩ, cái nào "bị" coi là... nguỵ.

HNB chẳng đã từng khoe, người đầu tiên giới thiệu Brodsky tới độc giả Mít, ở trong nước
 
Tâm tư, tâm địa như thế, làm sao dịch Beckett, Brodsky?
Cũng thế, với NDT, khi dịch Linda Lê.
Một trong thi sĩ mà Linda Lê ngưỡng mộ là Tsvetaeva.
Đồng bệnh tương lân. Họ có cái gì giống nhau, và tương kính lẫn nhau.
Cái gì giống nhau đó, NDT không có, làm sao dịch.