Võ
Kỳ Điền
Thanh
Tâm Tuyền, tỉnh Bình Dương và ngày tháng dạy học.
Bất
ngờ tôi được tin buồn thi sĩ Thanh Tâm Tuyền vừa từ trần
lúc 11 giờ 30 sáng ngày 22 tháng 3 năm 2006 vì bị ung thư phổi, tại
tiểu bang
Minnesota. Thời gian vừa qua, một bạn thân, anh Nguyễn Hữu Chung
(Montréal),
cũng mất vì chứng bịnh nầy, mặc dù anh không bao giờ hút thuốc và rất
kỵ những
người hút thuốc ở gần. Hai người tôi quí mến, một là thầy, một là bạn
cùng mất
vì một chứng bịnh, nhưng với thầy Thanh Tâm Tuyền, thì tôi không ngạc
nhiên bởi
vì thi sĩ có thói quen hút thuốc lá loại nặng và thường xuyên từ lúc
còn trẻ,
dù vậy vẫn khiến tôi xúc động.
Thanh
Tâm Tuyền được coi như là người khởi đầu cho thơ tự
do, để lại nhiều dấu ấn trong dòng sinh hoạt văn học miền Nam Việt Nam
trước năm
1975. Thơ lẫn văn của ông lạ kỳ, bí hiểm, khó hiểu, đặc biệt được viết
bằng một
bút pháp mạnh mẽ, lạ lùng, ngang tàng. Thơ thì không phải thơ (thường),
văn thì
không phải văn (thường), không được phổ biến rộng rãi, độc giả phải
thuộc giới
kén chọn. Tập thơ đầu tay Tôi Không Còn Cô Độc của thi sĩ nổi tiếng như
vậy mà
phải bị nằm ngoài lề đường dầm mưa dãi nắng, để bán với giá rẻ 5 đồng
bạc...,
mà cũng ít người mua. Thời đó Văn Nghệ Tiền Phong có loạt bài châm
biếm, gọi đó
là lối thơ hũ nút, trêu chọc với hình vẽ thi sĩ mái tóc hớt cua...
Một
hiện tượng nghịch lý kỳ lạ là dù lối viết của ông khó
hiểu nhưng đa số văn nghệ sĩ, những người sinh hoạt trong giới văn học
nghệ
thuật đều công nhận Thanh Tâm Tuyền là người có tài năng thực sự, một
bản lãnh
thực sự và là một cây bút lãnh đạo hàng đầu của nền văn học Việt Nam
Cộng Hòa.
Ông viết tương đối không nhiều (3 tập thơ và 7 tập truyện) nhưng ảnh
hưởng của
ông cực kỳ sâu sắc và lâu bền. Theo tác giả Trần Khải của Việt Báo thì
chính
những dòng chữ của Thanh Tâm Tuyền đã thúc đẩy hay xô tới để văn học
Việt Nam
thêm một đà phóng tới.... Thanh Tâm Tuyền đã viết những dòng chữ lạ
thường giữa
một thời đại cũng hết sức lạ thường của dân tộc Việt Nam.
Ngay
sau khi thi sĩ nằm xuống, nhiều nơi ở hải ngoại, những
người sinh hoạt trong giới văn học nghệ thuật đã trân trọng làm lễ
tưởng niệm
nhà thơ như một cảm mến, thương nhớ, cám ơn và từ biệt Thanh Tâm Tuyền
— nhà
thơ, nhà văn, người lính, người tù cải tạo...
Nhưng
đối với riêng tôi, mãi mãi, Thanh Tâm Tuyền là một
thầy giáo đức hạnh, được học trò hâm mộ, thương yêu và kính mến. Thầy
cực kỳ
thông minh, nhiều tài năng, kiến thức sâu rộng, tận tụy, tư cách xứng
đáng, và
nhứt là người thầy nhiều tình cảm thương mến học trò... Tôi xin trích
dẫn một
đoạn văn ngắn đã viết từ lâu (1985) để nhớ tới người Thầy cũ, đồng thời
cũng
đăng một bức thư của Thầy viết riêng cho tôi (1992), nhắc lại những
ngày dạy
học ở trường Nguyễn Trãi (Bình Dương), như là một kỷ niệm quí báu, để
chúng ta
cùng thấy được tấm lòng thương mến học trò của thầy.
(Một
trích đoạn trong lời tựa tập truyện Kẻ đưa đường của Võ
Kỳ Điền, viết trong mùa Giáng Sinh 1985)
….
Lúc còn nhỏ bắt đầu lên trung học, tôi vẫn còn phải theo
học một trường tư thục nhỏ bé ở tỉnh nhà. Ba má tôi vì thương con nên
không
muốn cho anh em tụi tôi đi học ở Sài gòn. Tuy Sài Gòn chỉ cách Bình
Dương vỏn
vẹn có ba mươi cây số. Đến bây giờ, nhiều khi hồi tưởng lại không biết
đó là
rủi hay may.
Thời
đó (1952 -1956…) Bình Dương chưa có trung học công lập.
Trường Nguyễn Trãi là trung học tư thục duy nhứt. Ông hiệu trưởng cùng
các giáo
sư đa số là người địa phương. Như thầy Châu, chủ một sạp bán tạp hoá ở
nhà lồng
chợ, thầy Hoàng chủ nhà máy xay lúa, thầy Phổ thì làm việc ở tiểu khu
chuyên
thông dịch cho quân đội Pháp. Giữa năm đệ nhứt niên, trường có mời một
giáo sư
Sử Địa mới. Cả lớp xôn xao bàn tán vì thầy Ngô Đình Hộ là nhạc sĩ Lê
Thương.
Rồi vài tháng sau trường có thêm thầy Phạm Duy Nhượng. Tụi học trò lại
có dịp
điều tra lý lịch. Ông Nhượng là em ruột thạc sĩ Phạm Duy Khiêm và là
anh của nhạc
sĩ Phạm Duy.
Lúc
đó tôi cảm thấy cả cái xứ Việt Nam nầy chỉ có trường tôi
là hạng
nhứt. Làm sao các trường khác, dầu là các trường lớn ở Sài Gòn có được
những vị
giáo sư giỏi giắn như vậy. Vào những dịp nghỉ hè hoặc lễ tất niên, nhìn
thầy
Nhượng, người ốm ốm, cao cao, vóc dáng thanh tú, ôm đàn lục huyền, búng
các
ngón tay thon dài vào sáu dây thánh thót, tôi nhìn say mê ngây ngất. Tự
dưng
tôi muốn học đờn để thành nhạc sĩ. Nhưng đến năm sau, rồi năm sau nữa,
trường
có thêm các giáo sư ngoài Bắc mới di cư vô. Thầy Lê Xuân Khoa hết sức
đẹp trai,
nói năng thiệt duyên dáng, cả lớp như bị thôi miên. Thầy Ngọc Dũng dạy
vẽ,
thường mặc áo xăn tay, giọng nói hơi cà lăm.
Nhưng
người mà chúng tôi chú ý, bàn tán nhiều nhứt là thầy
Dư văn Tâm, có bút hiệu Thanh Tâm Tuyền. Thầy Tuyền người tầm thước,
lưng hơi
khòm, da đen ngâm ngâm, mặt to vuông, càm bạnh, miệng kín mà rộng, da
mặt đầy
mụn. Đặc biệt tóc hớt ngắn, thật sát như ở quân trường giống hình móng
ngựa.
Bàn tay mềm và đẹp với các ngón đều đặn hình mũi viết. Quyển Bếp Lửa
rồi tới
tập thơ Tôi Không Còn Cô Độc được lần lượt xuất bản. Vừa tung ra thị
trường nó
gặp nhiều phản ứng, chống đối kịch liệt. Càng bị đả kích, tên tuổi
Thanh Tâm
Tuyền càng sáng chói. Thầy giảng bài say mê. Nhiều khi đã hết giờ, thầy
vẫn còn
nán lại, chưa muốn chấm dứt bài giảng. Nhờ thầy Tuyền mà tôi biết mê
cái thế
giới văn chương với những nhận xét, độc đáo, kỳ lạ. Nhìn chung thì thầy
Tuyền
hơi xấu trai. Nhưng điều đó có gì quan trọng. Những lúc thầy giảng bài,
cả lớp
ở dưới trông lên không nháy mắt. Tôi nhìn bằng cả một cõi lòng say mê,
kính
phục. Càng ngắm, tôi càng thấy thầy đẹp trai hẳn ra. Cái tóc cũng đẹp,
cái
miệng thật có duyên, cái lưng khòm khòm, nghệ sĩ hết chỗ nói.
Mà
đâu phải chỉ có mình tôi thấy như vậy. Hình như các chị ở
trong trường, ai cũng đều ái mộ thầy hết. Người nào cũng kè kè cuốn Tôi
Không
Còn Cô Độc trong cặp sách. Lúc nầy tôi thôi muốn làm nhạc sĩ mà lại ước
ao mai
sau vừa được làm thầy giáo, vừa viết văn làm thơ.
Mười
năm sau trở về trường cũ, nhìn cái sân lởm chởm đá đỏ,
cái vườn có cây cau cây dừa, có con rạch cùng cạn nước, tôi bước vào
lớp, đứng
trên bục giảng ngày xưa, bùi ngùi nhớ lại giấc mơ thời mới lớn. Tôi,
tài hèn
sức mọn, chỉ thực hiện được có phân nửa điều mình ước ao. Cố gắng hết
sức chỉ
làm được tới thầy giáo. Một thầy giáo ở tỉnh nhỏ, tầm thường, an phận,
không
dám mơ ước điều gì cao xa. Đôi khi nổi hứng làm thử vài bài thơ, viết
một hai
truyện ngắn. Hôm sau, đọc lại thấy hơi kỳ cục, không dám gởi cho các
báo. Đường
vào làng văn khó hơn đường vô xứ Thục. Thôi, không thèm nghĩ đến, văn
nghiệp
chỉ dành riêng cho người có duyên. Mãi như vậy mà tôi lui cui đi dạy
học cho
tới ngày mất nước.
[...]
(Thư
của thi sĩ Thanh Tâm Tuyền gởi người học trò cũ)
St-Paul
18-1-92
Anh
Võ Kỳ Điền,
Thư
và sách anh gửi tặng đã đưa tôi trở lại Thủ Dầu Một,
nhắc lại cho tôi những mảnh tình bị bỏ lạc đâu đó bằng cái ký ức bị
nhồi nhét
chật chội xô bồ. Tôi đã mất cả một ngày mới nhớ ra tên cụ Pháp, người
đã xuống
tận nhà tôi để đón mời tôi lên dạy vào mỗi cuối tuần (chiều thứ sáu,
sáng thứ
bảy?), giúp cho tôi có quyết định dứt khoát; bỏ trường công ra dạy
trường tư —
mặc dầu phải đi xa hơn. Tôi nhớ bấy giờ tôi vừa được gọi cho vào dạy
tại trường
Nguyễn Trãi (Sài Gòn) được nửa tháng và tôi đã trốn không tham dự việc
phải
hướng dẫn học sinh tham dự cuộc biểu tình trong ngày tuyên bố ‘’Hiến
Ước Tạm
Thời’’ của ông Ngô Đình Diệm sau khi đã truất phế ông Bảo Đại (ngày 23
-10
-1955).
Lúc
bấy giờ trường Nguyễn Trãi (Thủ Dầu Một) chưa xây cất
thêm, lớp đệ tam có khoảng hơn 10 học sinh đặt trong ngăn phía sau ngôi
nhà
chính — mái ngói, sàn gạch tàu, vách ván; chỗ ở của ông bà cụ Pháp và 2
cô cháu
gái mồ côi (?) — còn hai lớp đệ tứ, đệ ngũ đông hơn chiếm hai phòng lớn
trong
nếp nhà gạch cất kế sát bên trái nhà chính gồm ba phòng (phòng nhỏ ở
đầu dãy
dùng làm văn phòng). Giờ nghỉ các giáo sư thường ngồi ở bộ "sa lông"
mộc kê ở gian giữa nhà chính trước trang thờ cao rộng trông ra khoảng
sân trước
nơi học sinh qua lại để đến lớp, hai gian bên kê mấy bộ ngựa rộng mát
nơi nghỉ
ngơi buổi tối của các giáo sư ở Sài Gòn, Lái Thiêu lên.
Ở
đây tôi gặp thầy Nhượng, thầy Lân, thầy Hoanh, thầy Thành,
thầy Châu. Bà cụ Pháp nấu cơm cho chúng tôi ăn — tôi và thầy Lân (cùng
ở Gia
Định với tôi), thầy Hoanh (ở Lái Thiêu, tôi đã một lần vào thăm nhà
thầy ờ
đấy), thầy Thành (cũng dạy chung với tôi ở Nguyễn Bá Tòng Sài Gòn) — để
chúng
tôi đỡ mất công ra chợ. Tôi cũng nhớ lại những buổi tối ở lại đấy, cụ
Pháp đưa
tôi đi dạo chơi quanh phố chợ hoặc ghé chơi nhà thầy Châu, thầy Nhượng
— nhà
thầy Nhượng ở trên lầu của một tiệm nước trông sang nhà lồng chợ.
Tôi
rất thích con đường bờ sông vắng vẻ với bên một là khu
tòa tỉnh cây cối um tùm, một bên là mặt nước trải phẳng, xa xôi và hiền
lành;
ngồi ở ngôi nhà thủy tạ bên bờ sông có thể trông xa tới tận ngôi trường
Công
Binh nằm phía bên kia cây cầu xi măng ngắn nơi ngăn cách con đường
tráng nhựa
của thị xã và con đường đất bụi của vùng ngoại vi. Nhiều buổi tối, tuy
là còn
sớm, nhưng cái bầu không khí u tịch của vườn tược, mương lạch bao quanh
nhà làm
ra như đã muộn khuya, bà cụ Pháp ngồi trên một bộ ngựa — luôn luôn là
bộ ngựa
bên gian phải — bỏm bẻm ăn trầu và trò chuyện với tôi một lúc, trước
khi rút
vào trong để nghe lén đài Hà Nội — đó là cách bà cụ tìm gặp mấy người
con xa
vắng… Còn tôi nằm trên bộ ngựa kê phía ngoài gian trái. Những lúc ấy
tôi lắng
nghe gì thì đến nay quả thật tôi mù tịt…
Đầu
những năm 70 khi tránh Sài Gòn xin đổi lên Đà Lạt, làm
việc tại trường Võ Bị, tôi có nhận được một xấp giấy quay ronéo thông
báo về
việc thành lập hội ái hữu cựu học sinh Nguyễn Trãi (Bình Dương), trong
ấy thấy
có tên mình được ghi vào ban Cố Vấn của hội, tôi đã nói riêng với mình:
A, thế
nầy là khi "hồi hưu" mình có chốn để trở về đây. Thủ Dầu Một cũng có
một vài chỗ hao hao giống như Đà Lạt — như chỗ trước nhà thờ chẳng hạn
— tôi
thích gọi tên Thủ Dầu Một hơn là Bình Dương (có lẽ vì Bình Dương bị gắn
liền
với "Người Đẹp Bình Dương" và "Người Đẹp Bình Dương" thì bị
gắn liền với cô T T Hằng). Bây giờ cái giấc mộng nhỏ nhoi, gần gũi ngày
nào đã
trở nên cái gì thật là xa vời, cách trở. Cho cả tôi lẫn anh: chúng ta
đang được
ướp trong tuyết giá, đang là những con người tuyết — nói ngoa hơn, là
những xác
ướp. Có phải thế không?
Lúc
ra đến Lào Kay, tôi có gặp được anh Võ Tấn Vinh. Anh
nhìn ra tôi, chứ tôi không thể nhìn ra anh. Bởi ở hai khu cách biệt,
chúng tôi
chỉ gặp nhau được đôi ba lần, nói với nhau vài câu ngắn ngủi, không có
dịp nào
trò chuyện. Xuống đến Vĩnh Phú, tôi cũng có gặp được anh Nguyễn Văn Chi
(trí
nhớ tôi giờ quá tệ, mấy ngày nay rồi mà lục tìm không ra tên) học cùng
lớp với
Charles Boyer, quê anh ở Bù Đốp, lúc học ở Nguyễn Trãi anh ấy phải
xuống ở nhờ
trong chùa, anh đã ở cùng, ăn cùng với tôi suốt cả năm trước khi tôi
được thả
(anh về sau tôi khoảng hơn một năm) Lúc làm thủ tục để rời Sài Gòn, tôi
có gặp
anh Nguyễn Thành Nhơn, cùng lớp với anh Vinh. Chúng tôi cùng bị khám
lại phổi,
tôi may mắn không bị bắt uống thuốc, còn anh Nhơn phải uống thuốc trong
3
tháng: tội nghiệp cho anh, nghèo, nhà ở tận Biên Hoà, mỗi ngày phải đi
xe đò
xuống Sài Gòn rồi vào Chợ Lớn để lãnh thuốc uống tại chỗ. Tôi không
hiểu anh
Vinh, anh Nhơn đã sang được chưa. Anh có liên lạc với các anh đó không?
Tôi
thật không ngờ đã viết nổi một bức thư dài đến chừng
nầy. Từ ngày sang đây, tôi thật ngại cầm đến bút, kể cả khi cần viết
thư về
nhà. Điều nầy chứng tỏ, ít nhứt riêng với tôi, quyển sách anh viết đã
thành
công. "Chữ đã đẻ ra chữ", nó đã không đẻ ra được cơm gạo cho người ta
qua cơn đói lòng nhưng nó cũng không đẻ ra những phù chú, pháp thuật
nhằm
"mà" mắt người hòng thủ lợi (ở đây cũng như ở kia). Người ta đã không
thể "nhá chữ" mà sống thì người ta cũng không thể "nuốt
chữ" để say sưa quên đời và chết một cách ngu xuẩn. Chữ chỉ dùng để đọc
thôi.
Chúc
anh luôn mạnh khoẻ, vui vẻ, luôn có hứng thú tuôn thành
chữ để cho những ai thích đọc anh, được đọc chữ nghĩa của riêng anh.
Thân,
TÂM
Ghi
chú của Võ Kỳ Điền:
Vừa
mới di cư vào, thi sĩ Thanh Tâm Tuyền, cùng với họa sĩ
Ngọc Dũng dạy học ở tư thục Nguyễn Trãi (Bình Dương). Trường được xây
cất trong
một khu vườn đầy cây trái cách chợ Bình Dương chừng vài trăm thước.
Khung
cảnh nhà trường nầy thường được mô tả tỉ mỉ trong
quyển Cát Lầy và trong các truyện ngắn đăng trên Sáng Tạo. Chiều chiều,
thầy
Tuyền thường mặc bộ đồ bà ba trắng ngà, mang guốc vông, cùng các giáo
sư và ông
hiệu trưởng Pháp (ông rất khó tánh nên học sinh đặt cho biệt danh là
ông già
chuồng) đi dạo mát dọc bờ sông và các con đường đẹp đẽ trong tỉnh lỵ.
Thầy hút
thuốc lá loại nặng liên tục, đến đỗi vàng ố cả ngón tay.
Các
giáo sư được nhắc trong thư là các thầy: Phạm Duy
Nhượng, Cổ Thượng Lân, Phạm Văn Thành, Nguyễn Văn Hoanh, Nguyễn Ngọc
Châu. Còn
lại là tên những học sinh Đệ Tứ, Đệ Tam giỏi của những năm 1955, 1956.
Thầy
Thanh Tâm Tuyền phụ trách môn Quốc Văn. Sau năm 1975, thầy trò lại gặp
gỡ nhau
trong trại học tập cải tạo ở đất Bắc, sau khi miền Nam thua trận.
Thầy
Lê Thương vào Nam
từ thập niên 40 nên giọng và tiếng nói mang nhiều nét đặc biệt của miền
Nam
là
điều dễ hiểu. Thầy Thanh Tâm Tuyền chỉ mới di cư vào Nam năm 1954 và
chừng năm
ba tháng sau thầy dạy học ở Bình Dương, vậy mà thầy lại rất ưa dùng
tiếng miền
Nam một cách kỳ lạ ("bộ ngựa", "bộ mặt chầm dầm"...).
*Trong
bài "Bao giờ" có câu:
…vườn
măng rừng tháng sáu đêm sâu,
muốn
làm người học trò mười bảy tuổi,
đạp
xe trên đường đồng...
Đó
là vườn măng cụt ở Búng, cây măng cụt to và khi đi vào
vườn có cảm giác như đêm sâu.
Nhà
văn Kiệt Tấn cho tôi biết Thanh Tâm Tuyền cưới vợ là
người đẹp Bình Dương, ở miệt Búng, tôi chưa hề nghe ai nói về việc nầy.
Tôi
hoàn toàn không biết gì về Cô. Nếu thật Cô là người ở Búng thì thi sĩ
Thanh Tâm
Tuyền và đất Bình Dương quả thật có duyên nợ, ân tình.
(2
april 2006)
[Trích tienve]