TƯỞNG NIỆM
|
Blessed is
he who visited this world
In its fatal moments
Akhmatova: Third Elegy [1945]
Hạt bụi nào hoá kiếp thân tôi,
Vào đúng lúc thê thảm như thế này.
Somewhere there is a simple life and a world,
Tranparent, warm, and joyful..
There at evening a neighbor talks with a girl
Across the fence, and only the bees can hear
This most tender murmuring at all
Đâu đó có một cuộc đời bình thường, giản dị, và một thế giới
Sáng trong, ấm áp, và vui vẻ...
Ở đó, vào lúc xẩm chiều, một người lối xóm nói chuyện với một cô gái
Qua hàng dậu, và chỉ có mấy con ong mới có thể nghe
Những lời thì thầm, ôi sao ngọt ngào như thế.
But had I observed from there
The life I am living today,
I would finally discover envy...
Giả sử như từ đó tôi nhìn về
Cái cuộc đời mà tôi đang sống hôm nay
Như vậy có thể sau cùng tôi khám phá ra ham muốn...
*
Bao
nhiêu năm, anh vẫn thường tự hỏi, nếu không có những
ngày tháng cay nghiệt đó, anh có thương em nhiều đến như vậy không?
*
Anh
viết kể từ khi em đọc,
Chữ
sao muộn màng so với cuộc đời của chúng ta.
J'écris depuis que tu me lis.
Les mots sont en retard sur nos vies.
Cầm Dương Xanh
Hoàng Phủ Ngọc Tường có lần
kể, Trịnh Công Sơn đã từng lấy vợ, một cô xẩm, nhưng vào giờ phút chót,
tính đưa em vào động hoa vàng, thì
bỏ chạy.
Như thế, theo Gấu, ông đâu
phải là một người không thể lấy vợ, đẻ con,
có gia đình như mọi người.
Có vẻ như những cô gái chính là nơi ẩn náu tốt nhất của ông.
Người khác chết, nhưng chưa chắc TCS đã phải chết: Có lẽ những bản rất
tình ca của
TCS sẽ đại diện cho tất cả những người khác kia, với hậu thế.
Nhạc thì
như thế, những cô gái thì cũng như thế: TCS có gì gần gũi với Kafka,
như ông nhà văn này đã từng viết trong nhật ký: Tôi chỉ có thể yêu cái
mà tôi đặt lên thật cao khỏi tôi, đến nỗi không làm sao với tới. [Bản
tiếng Pháp: Je ne puis aimer que ce que je peux placer si haut au
dessus de moi qu'il me devient inacessible]. Ông cũng đã có lần tưởng
cô gái rất ư là biết điều, thuộc giai cấp trưởng giả, Felice
Bauer, là người đẹp lý tưởng của mình, nhưng, vào phút chót, cũng
bỏ chạy.
TCS hạnh phúc hơn Kafka. Rượu chè, trai gái đủ cả. Nghe chính
miệng mấy ông VC kể lại, ông đã từng hầu rượu những ngài như Víp Va Ka.
Ru Mãi Ngàn Năm
Kafka không có được hạnh phúc đó. Người đời gọi ông nhà văn này là
người ở hang, un "habitant de la cave", một con chuột của chữ, chỉ cần
cây viết, cái đèn bão, để sống sót [un rat de l'écriture qui n'avait
besoin que d'une plume et d'une lanterne pour survivre].
*
-Ông đọc Kafka chưa? Milan Kundera hỏi tôi.
-Lẽ dĩ nhiên, tôi [Fuentes] trả lời. "Với tôi, ông ta là nhà văn không
thể bỏ qua của thế kỷ 20."
Kundera cười một cái cười 'nham nhở', [như kiểu viết Tạp Ghi của Gấu]
-Ông đọc ông ta bằng tiếng Đức, hử?
-Đâu có.
-Vậy ông đâu đã đọc Kafka !
Fuentes: Kafka
*
Tôi tưởng tôi trình làng, ông hoàng tếu, hoá ra, vị hoàng đế của đêm
đen.
Je croyais lancer un des princes de l'humour. Je retrouve un roi des
ténèbres.
Vialatte, người dịch Kafka ra tiếng Tây.
Faulkner có nhiều cuốn hách xì xằng. Garcia Marquez, trong Sống để kể
chuyện, cho biết, khi tập tành viết lách, cuốn kè kè bên ông, của
Faulkner, là Lửa Hạ. Nhưng Trăm Năm
Cô Đơn của ông, là từ Asalom,
Asalom! Cuốn này còn đẻ ra cuốn Ngôi nhà của những hồn ma của
Isabel
Allende. Khi tôi hấp hối cũng
có tới vài cuốn ăn theo nó.
Với nhạc của TCS, theo tôi, chắc cũng thế. Có người thích bản này, bản
kia.
Trong
tù VC, có lần Gấu đã được nghe Hạ
Trắng, tấu bằng một cây khẩu cầm, harmonica, giữa
trưa nắng gắt, đói, một thằng cha tù nào đó, bất thình lình, như quá
nhớ nhà nhớ Sài Gòn, lôi cây kèn ra mà gào mà rống, đếch
thèm để ý đến lệnh cấm nhạc vàng của quản giáo.
Gấu vừa nghe vài đường
kèn, là run rẩy như "con thằn lằn đứt đuôi", trưa nắng gắt, đói như
thế, mà cảm thấy "nhẹ tênh". Sau này, nhiều lần
nghe ông nhạc sĩ Trần Mạnh Tuấn, nổi tiếng chơi saxo, tấu bài này, vậy
mà cũng chẳng thể
nào cảm
thấy "phê" như lần ở
trong trại cải tạo Đỗ Hải, Nhà Bè.
Hạnh phúc nhất, và cũng đau thương nhất, là lần nghe Tình Nhớ,
tại Trung Tâm Ba, Quang Trung.
Hạnh phúc này, Gấu đã từng khoe, nhiều lần rồi, nhưng cứ muốn khoe
tiếp. Vả chăng, còn rất nhiều chi tiết, vừa hạnh phúc vừa bi thương,
chưa
từng kể.
Lần này, chơi xả láng!
Cũng là một cách tưởng nhớ ông nhạc sĩ tài ba. NQT
*
Từ lúc đưa em về, là biết
xa nghìn trùng.
Bất hạnh độc thân
[Không tổ tiên, hôn nhân, con cái, cho dù mong đến phát khùng.
Tất cả giơ tay ra, nhưng quá xa, làm sao tôi với tới?]
Hình vẽ cho cuốn Vụ Án.
Tù VC ở ngoài Bắc không biết
sao, chứ ở trong Nam, không ưa hát nhạc TCS. Có thể đám tù cảm thấy quê
một cục, khi cùng bị lừa như ông. Tuy nhiên, thỉnh thoảng vẫn có trường
hợp ngoại lệ, như Gấu vừa mới kể. Lạ, cho tới giờ phút đó, anh chàng tù
chưa hề trổ tài khẩu cầm một lần nào, và cũng chẳng ai biết anh có cây
khẩu cầm thần kỳ đó.
*
Nhạc là bước đi của thời gian, như ông anh nhà thơ của Gấu đã từng
phán, và sau này, Gấu đọc thấy kinh nghiệm này, từ Brodsky, khi ông bàn
về thơ, về ngôn ngữ thơ. Thơ là thời gian được sắp xếp lại.
Và nếu như thế, theo Gấu, mỗi lần nghe nhạc, là mỗi lần bạn sống lại
cái gọi là bước đi của thời gian, sống lại một hay nhiều kỷ niệm liên
quan tới bản nhạc đó.
Bản Tình Nhớ, với Gấu, là kỷ
niệm lần đầu vô Trung Tâm Ba tuyển mộ nhập ngũ, trại Quang Trung, vào
những ngày cận Tết, ngay sau vụ Mậu Thân, và vì nó, mà có lệnh Tổng
Động Viên, những chuyên viên tối cần thiết như Gấu cũng hết còn tối cần
thiết, hết còn được hoãn dịch vì lý do công vụ.
Có lần Gấu đã từng "thỏ thẻ", nhờ VC mà Gấu thoát cuộc chiến. Đúng là
như vậy.
Nếu Gấu không được xơi hai trái mìn claymore của VC tại nhà hàng nổi Mỹ
Cảnh, là đường binh nghiệp của Gấu sẽ thênh thang, như bất cứ một chàng
trai Cộng Hòa nào khác!
Hai trái mìn VC đã "cứu" Gấu.
Đúng ra, phải nói là, số mệnh đã mỉm
cười với Gấu.
*
Ăn hai trái mìn, mất mẹ nó một khúc xương cánh tay, ông bác sĩ Tây
Daney của nhà thương Tây Grall làm một cú ghép
xương, lấy xụn, từ cẳng chân, từ bàn tọa, đắp vào chỗ đã mất, và dùng
một cây
platine, làm cái giá đỡ. Hồi đó chưa có phát minh ra inox.
Khi khám sức khoẻ, Gấu bèn đưa cái
cánh tay đầy sẹo đó ra, khoe với bác sĩ quân y. Ông ta ra lệnh, cho
thằng cha chuẩn tân binh này đi chiếu điện.
Sau đó, ra Hội Đồng Tuyển Mộ. Tay bác sĩ quân y biểu Gấu, tay của anh
không sao
hết, vẫn có thể 'đi một đường lính'. Và theo như
tôi biết, anh là chuyên
viên Bưu điện, như vậy sẽ được đưa về Viễn Thông Bộ Nội Vụ,
hoặc truyền tin quân đội, không có bắn súng, giết người, hay bị người
giết. Chính vì vậy tôi
quyết định, đi! Anh nghĩ sao?
Gấu cũng thực tình nghĩ như thế, bèn nở một nụ cười cầu tài, ra cái vẻ
chịu chơi:
-Vâng, đi thì đi, nhưng, như ông thấy đấy, cận Tết rồi, để ra Giêng
ngày rộng tháng dài, ăn Tết với gia đình xong, là đi, được không?
Tay sĩ quan quân y bật cười, nói, được, tôi cho anh hoãn dịch ba tháng.
Sự đời trớ trêu như thế đấy.
Những lần trình diện sau, mấy tay bác sĩ
cứ theo tay đầu tiên mà... vũ như cẩn!
Cho đến khi thằng em trai mất, Gấu xin qua hoãn dịch vì lý do gia cảnh,
và thoát lính luôn.
*
Khủng khiếp nhất, là bản
Tình Nhớ, trở lại, như một bước thời gian, bất
ngờ nhất: Lần đầu tiên, có được cái passport Cà na điêng, đi một đường
máy bay về quê hương Lào thăm Gấu con, đi qua máy kiểm ra, cứ rung lên
mãi, khiến cả đám an ninh phi trường mò đi mò lại, cho tới lúc Gấu chợt
nhớ ra, là, trong người có một cục tình nhớ, là cái cây platine, từ
những ngày nằm nhà thương Grall. Những ngày cận cái chết, nhớ Bông Hồng
Đen đến điên lên!
Không phải những ngày ở Trung Tâm Ba, cận cái Tết, nhớ cô bạn, cũng đến
điên lên!
*
Đột
nhiên nhớ những ngày ở Trung Tâm Ba Tuyển Mộ Nhập Ngũ.
Nhớ cái chết của anh chàng thanh niên tuy cách xa chừng chục tuổi nhưng
cùng
trình diện một đợt. Bởi vì đối với mi, nếu không có biến cố Mậu Thân và
sau đó
là lệnh Tổng Động Viên, chắc gì đã có dịp được nằm giường sắt Quang
Trung. Mấy
ngày đầu bỡ ngỡ, suốt ngày ngồi câu lạc bộ, hoặc bên ly cà phê, hoặc
bận rộn
với mấy trái bida, đêm nằm co quắp trên chiếc giường sắt. Đúng vào thời
điểm
này, bài Tình Nhớ của Trịnh Công Sơn vừa được tung ra. Khoảng nửa đêm,
một tay
nào chắc nhớ nhà, nhớ bồ, hay chính nỗi cô đơn của mi cứ thế huýt sáo
mãi điệu
nhạc... Bây giờ mỗi khi tình cờ, hoặc cố tình nghe lại, có cảm tưởng
bài nhạc
vẫn cất giữ giùm nỗi chia xa Sài-gòn trong khi cuộc chiến, trước mắt là
những
ngày tháng gian khổ nơi quân trường đang chờ đợi, nỗi nôn nóng mong
được gặp
lại cô bạn nếu mai kia có dịp trở lại Sài-gòn. Nhưng kỳ diệu, không,
phải nói
thê thảm, bài nhạc vẽ rõ bộ mặt, tuy non nớt tuy thẫn thờ ngơ ngác, còn
nguyên
nét học trò lần đầu tiên xa mái trường, lìa gấu áo mẹ, nhưng vẫn toát
ra vẻ
bướng bỉnh, liều lĩnh của một con bạc dốc hết túi làm cú đánh cuối
cùng: Để
phản đối chiến tranh, thay vì trốn tránh, cưỡng lại lệnh trình diện
nhập ngũ,
cậu thanh niên chờ chiếc xe GMC đang chạy hết ga, từ bên lề đường ngay
phía bên
ngoài câu lạc bộ, lao ra hứng trọn...
Cõi
khác
Về cái vụ cứ ba tháng một
lần, khăn gói quả mướp lên Trung Tâm Ba, nghỉ xả hơi hai ba tuần,
rồi trở về
nhà với một cái giấy hoãn dịch mới, Gấu đoán già đoán non sự thể nó như
thế này: Mấy ông quân y sĩ đoán ra rằng thì là, thằng này được ông đầu
tiên chiếu cố, vì một lý do nào đó, thôi thì, mình lại tiếp tục chiếu
cố
cho nó!
Bởi vì ba tháng là cái thá gì so với vết sẹo... đời đời?
Đúng là một món quà , tuy là của VC tặng Gấu, nhưng kèm theo nụ cười
hóm hỉnh của vị thần số mệnh!
Nhưng thảm một cái là, trong thâm tâm, ngay từ phút Gấu biết mình thoát
chết, tuy xơi luôn cả hai trái mìn claymore của VC, trong cái đêm chờ
em, em không tới, sáng hôm sau, vẫn sống
nhăn răng, là Gấu đã hiểu ra rằng, Thần Chết chê thằng Gấu, nhưng sẽ
không chê thằng em của Gấu!
*
Đêm thứ nhì
sau vụ mìn nổ, khi chàng tỉnh táo, nhận ra những
khuôn mặt thân thương trong gia đình, chàng cố gắng cất tiếng nói nhưng
không
thể, và chàng cảm thấy thật rõ ràng một điều, chàng sẽ chết trong đêm,
và trước
khi chết, chàng sẽ được gặp nàng lần cuối cùng. Trước khi chết, chàng
sẽ còn đủ
thì giờ để nói với nàng, rằng chàng yêu nàng vô cùng, và tình yêu đó
chẳng liên
can gì đến đời sống hoặc cái chết, rằng nó phải như vậy, nếu không đã
chẳng thể
nào có nàng và chàng ở trên đời, và điều chàng ân hận, là chàng đã yêu
nàng
nhiều quá, như một lần chàng đã viết, "Chúng ta không sợ chúng ta không
yêu
thương nhau mà chỉ sợ chúng ta yêu thương nhau nhiều quá." Chàng cảm
thấy
đời chàng sẽ kết thúc như vậy, và chẳng thể nào khác.
Sáng sớm hôm
sau, khi chàng nhận thấy đã chống cự nổi, và
thắng cả thần chết, đã lừa dối được định mệnh, đồng thời chàng cũng
nhận ra một
sự thật thảm thương, là sự sống sót của chàng như có một điều chi bất
thường,
giống như một nốt nhạc sai, dư, thừa, bất toàn, một giọng hát lạc giữa
một bài
ca, sự sống sót của chàng là một điều xúc phạm tới tình yêu thiêng
liêng: Chàng
vẫn sống và nàng đã chẳng tới được nhà thương đêm đó.
Trong khi lần
hồi sống lại, trong những lần nàng vào nhà
thương Grall thăm chàng, nghe nàng kể chuyện, khi được tin, nàng đã
khóc và
không dám giụi mắt, vì sợ mắt sẽ đỏ, và người trong nhà sẽ biết. Chàng
nghe kể
lại, vừa cảm động vừa hổ thẹn....
Khu Rừng Trong Đêm
*
Trong
tất cả các
trại tù Gấu
này đã bao nhiêu năm từng lê gót, chưa có trại
nào để lại trong trí nhớ của Gấu nhiều kỷ niệm, bi có hài có, và đều là
tuyệt vời, kể cả cái kỷ niệm về ông Hồ, như là trại Đỗ Hải, Nhà Bè. Cứ
trần trừ mãi, không biết có nên kể ra, giống như đi xưng tội, cho nó
nhẹ thân. Xin phép mấy anh VC đừng có quá quê, tìm cách thọi Gấu, như
mấy bữa nay lại tái diễn cái trò kiến lửa, tội nghiệp Gấu già quá!
*
Lần bị
bắt và
sau được đưa đi nông trường cải tạo Đỗ Hải, thuộc khu vực
chiến khu Rừng Sát ngày nào, gia đình Gấu chẳng hề biết, và Gấu cũng
chẳng có cách chi
bắn tin về nhà. Đói quá, Gấu bèn chơi cái trò trốn trại. Lợi dụng tuổi
già,
được đưa về tổ chuyên trồng rau tăng gia cải thiện bữa ăn tù, nhân một
lúc bảo vệ trại sơ
hở, Gấu bèn chạy
vô một khu rừng kế bên, nhưng chỉ chạy được đâu chừng 10 thước, là nằm
lăn ra
thở, chờ mấy ông bảo vệ tà tà đi tới, kéo về, tống vô tổ trừng giới.
|
|