*

TƯỞNG NIỆM


Milosz cho rằng, có lẽ, sự kiện khó hiểu nhất, the most  incomprehensible event, của thế kỷ 20, đó là sự sụp đổ của một nhà nước tự gọi nó là USSR, nhưng thường được gọi là Liên Bang Xô Viết. Lực luợng cớm của nó mới đáng sợ làm sao, lan rộng ra khắp thế giới, lại còn đám chó săn đi kèm, và, quần đảo ngục tù của nó, cũng trên toàn thế giới, mới khủng khiếp làm sao. Ông viết:
Its propaganda and espionage activities were also generously financed to ensure that foreigners would not know the truth about the system.
[Những hoạt động tuyên truyền và gián điệp của nó được chi tiền một cách rất ư là rộng rãi, cốt làm sao bảo đảm, sự thực về chế độ không lọt ra bên ngoài.]
Milosz's ABC's
Bởi vậy, ông rất nể Amalrik Andrei, khi ông này tiên đoán, sụm bi giờ...
*

Amalrik, Andrei.
Có lẽ một trong những biến cố khó hiểu nhất của thế kỷ 20 là sự sụp đổ của nhà nước tự gọi nó là USSR, trong khi những người khác thì gọi là Liên Bang Xô Viết.
Lực lượng, màng lưới công an chính trị của nó mới rộng lớn làm sao, với những chân rết trên toàn thế giới, với hàng triệu triệu điểm chỉ viên, với quần đảo ngục tù, những trại cưỡng bức lao động cải tạo trải dài suốt một dải Eurasia, với những trò tuyên truyền, và tiền bạc vô giới hạn cho những hành động gián điệp....  tất cả là để đảm bảo: Không một người ngoại quốc nào biết được sự thực về hệ thống. Cái guồng máy khủng bố tốn tiền, tự bản thân nó, và những chiêu bài tuyên truyền quảng cáo mà mắt nhân loại qua cái vỏ nhân bản của nó, có vẻ như đã thành công trong việc đảm bảo sự trường tồn của đế quốc. Những chiến thắng quân sự trong Đệ Nhị Chiến, sự chia chác chiến lợi phẩm, đất đai sau đó, càng làm cho ngườ ta, tin, tính hiệu quả, ở bên trong Liên bang Xô Viết, và, càng hơi bị chấp thuận, cái gót sắt của nó, ở những phần đất được chia chác.
Tuy lạc quan, và tin rằng, sẽ có thay đổi, nhưng thú thực, chính tôi [Milosz] cũng không thể nghĩ rằng, đời mình được hưởng ân huệ này. [Ông bạn của tôi] Jerzy Giedroyc, tuy yên chí hơn tôi, sẽ có thay đổi, khi làm so sánh với sự chấm dứt của đế quốc Anh, hoặc Pháp, nhưng chính anh, cũng chẳng hề nào nói trước, khi nào xẩy ra.
Vậy mà tôi biết, có hai ông, chẳng những tiên đoán đế quốc Đỏ sụp đổ, mà còn phán thêm, nó sụp đổ liền bây giờ, trong vòng 10, hoặc, cao lắm, 15 năm.
Milosz
[Bạn thử tiên đoán, đế quốc VC, bao giờ sụp? NQT]
Amalrik sinh tại Moscow vào năm 1952, con một sử gia. Một người Nga, một cư dân của Liên Bang Xô Viết, tuy nhiên ông rất thích thú dòng dõi Tây của gia đình. Không phải Tây thường,Tây ba lô, mà là Tây hoàng gia, tổ tiên có hai ông vua đã từng tham dự Thập Tự Chinh, thế kỷ 12, còn một ông nữa, sau khi hạ thành Béziers, trong cuộc thập tự chinh chống lại người Albigensians, đã la lớn: "Hãy tàn sát tất cả, và để cho Thượng Đế làm chuyện lựa lọc, kẻ nào có tội, kẻ nào không."
Do dòng dõi như thế, khi tổ tiên mò tới Nga, thế kỷ 19, đến đời mình, Almarik mê quá khứ, học sử, làm luận án về Kievan Rus. Tuy nhiên, khi được lệnh tẩy xoá quá khứ sao cho hợp đường lối nhà nước, ông không chịu, thế là rớt. Làm đủ nghề để kiếm sống, và để giữ tự do nội tại của mình. Không chống đối, và cũng không thừa nhận nhà nước. Không bao giờ đọc báo chí, vì toàn nói láo, và những gì ông viết ra, thì, lẽ dĩ nhiên, chẳng được in, trong có 5 vở kịch diễu cợt, châm biếm, theo tinh thần kịch phi lý. Cách ông rút dù khiến tôi nhớ đến trường hợp Joseph Brodsky, cũng một "tactic" như vậy.
Ông bị bắt, vào năm 1965, tội trạng  y chang Brodsky: thành phần ăn bám xã hội. Hai năm rưỡi lao động cải tạo tại Sibérie. Ông viết một cuốn sách nhân chuyến đi này: Chuyến đi đếch tự nguyện tới Sibérie, và chuyển bản thảo ra nước ngoài. Được xuất bản tại Nữu Ước vào năm 1970. Tôi [Milosz] có đọc nó, và những quan sát chi tiết, cuộc sống hàng ngày tại vùng quê Nga  ở trong đó khiến tôi hiểu rõ hơn tiểu luận của ông: Liệu Liên Bang Xô Viết Sẽ Sống Sót Tới Năm 1984?
Lần ra  cuốn sách này, để hài hoà với tiến trình mở tung, mở toang tự do, từ nội tại biến thành ngoại tại, ông nói thật to, chẳng thèm giấu diếm địa chỉ, không dùng bút hiệu, mà là tên thật. Cuốn sách mỏng, chỉ một tiểu luận, ra mắt tại Amsterdam vào năm 1969, và sau đó, được dịch ra một số ngôn ngữ, trong có tiếng Ba Lan, trong một số Kultura, ở Paris.
Ông được phép trở về từ lưu vong, vào năm 1966, nhưng bị bắt trở lại, năm 1970, bị án tù ba năm, tại một trại tù [regime camp], và bóc tờ lịch tù chót ở Kolyma. Ông sống sót, nhưng lại bị giáng thêm một án tù nữa, ba năm, gọi là án phụ trội. Một cuộc phản đối quốc tế, đầu têu bởi Andrei Sakharov [cha đẻ bom nguyên tử Nga], đã khiến ông được chuyển trại, thành lưu đầy nội xứ. Từ đó, ông trở về Moscow vào năm 1975, và năm 1976, ông chuồn đi Tây Phương. Làm "tân khách" của một số đại học: Đại học Utrecht, Hoà Lan, Đại học Harvard, Viện Hoover.
Tiên đoán [Gấu thích những từ, thí dụ, trù ẻo, nguyền rủa...  hơn!] của ông trở thành thực, sai sót vài niên. [USSR sụp đổ năm 1991].
*
Solz không tiên đoán, mà chính là người làm cho tên khổng lồ té bổ nhào, đúng như một tay trên tờ National Post, [George Jonas], phán:
Bằng cách gọi tên cái ác, và mô tả nó, thật chi ly, thật bệnh lý, thật lâm sàng, Solz đã làm cho nó lộ ra, và trở thành yếu xìu, có thể bị tổn thương.
By naming evil and giving it a detailed, clinical description, Solz made it visible and vulnerable.
Jonnas gọi Solz là một nhà ái quốc văn học của Nga: Russia's Literary Patriot
Tuyệt!
*

*

Hình Nữu Ước Thời Báo

Solzhenitsyn, long a nonperson in communist Russia, beams down from a billlboard advertising "The First Circle" above a street in downtown Moscow.
Bích chương quảng cáo Tầng Đầu Địa Ngục, phim TV 10 tập, trên đường phố Moscow. "Cha già dân tộc", râu ria xồm xoàm, mỉm cười nhìn xuống nhân dân.
Cha già dân tộc, hay khiêm tốn hơn, lương tâm của đất nước, tiếng tăm của ông cũng lên xuống như chính nước Nga, kể từ khi Liên Bang Xô Viết sụp đổ. Tầng Đầu Địa Ngục, một lần nữa, đưa ông trở lại sàn diễn, tới được với công chúng, một điều kể như không thể nào hiểu nổi, vào thời điểm bốn chục năm trước đây, khi ông lén lút tuồn tác phẩm ra nước ngoài.
Tập I, đứng đầu, trong tuần qua, đánh gục "Terminator 3", nhưng sau đó, tụt xuống hạng năm, tuy nhiên, vẫn có chừng 15 triệu người coi!
Chúng ta cứ thử tượng, trong nước bi giờ cho quay Chuyện Kể Năm 2000, của Bùi Ngọc Tấn, mở ra bằng cảnh Cây Đa Tân Trào đồng chí Giáp ra quân, và kết thúc, người tù BNT từ giã nhà tù Tân Trào, đứng ngay ở gốc cây đa, vẫy vẫy những bạn tù còn kẹt lại.
Không chỉ toàn thể nhân dân, mà toàn thể oan hồn, cũng thức dậy, chen chúc nhau coi!
".... hắn ngồi nép vào một góc quán, tay ôm cái bọc, nhìn trời, nhìn nắng và sốt ruột. Mặt trời đã chếch chếch trên đầu cây đa Tân Trào xa xa rồi."
Chuyện Kể Năm 2000

*

"Le Premier Cercle" của Soljenitsyne lên truyền hình Nga

AFP [ jeudi 26  janvier  2006 - 10h44 ] 

Tầng Đầu Địa Ngục lên TV Nga! 

MOSCOU (AFP) – Bắt đầu chúa nhật này, người Nga sẽ được xem bộ phim "Le Premier Cercle" của Alexandre Soljenitsyne do chính ông viết kịch phim.

Các chân dung của Alexandre Soljenitsyne, 87 tuổi với nụ cười trứ danh trẻ con được treo khắp nơi.

Chuyện phim kể lại ba ngày – của tháng 12-1949 – trong đời sống của các tù nhân ở trại đặc biệt Marfino, phía bắc Moscou, trại dành riêng cho các nhà trí thức làm việc trên các kỹ thuật mới, cuốn phim này “là một tác phẩm đồ sộ dựng lại bối cảnh thời đó với những chi tiết gần với sự thật không thể nào tưởng tượng được,” bà vợ và cũng là phát ngôn viên của ông Alexandre Soljenitsyne tuyên bố như thế. Tất cả mọi chi tiết dù nhỏ nhặt đều được tôn trọng – xe chở tù binh, đồng phục, ngôn ngữ và bầu khí trại tập trung, tất cả đều được nhận ra trong cuốn phim này.

Trong các bộ phim về lịch sử ở phương Tây, không phải lúc nào người ta cũng tôn trọng các chi tiết, vào những năm cuối 1980, bộ trưởng An Ninh quốc gia Viktor Abakoumov uống vodka trong bình trà, tù nhân mặc đồng phục có khăn quàng quấn cổ trông như các tài tử chính, bà Soljenitsyne vừa kể vừa cười.

Phim tập ấn bản tiếng Nga được nhà nước bảo trợ một phần, tác giả cố vấn từng chi tiết cho Gleb Panfilov, nhà thực hiện phim.

Ông Maxim Panfilov, người anh của nhà sản xuất nói: “Chúng tôi muốn dựng lại đích xác bối cảnh thời đó, từng cái bàn ghế của căn phòng mà các tù nhân được tiếp thân nhân của họ. “

Soljenitsyne nhấn mạnh: “Tuyệt đối chẳng có gì trong căn phòng này, bảy hoặc tám tù nhân đứng sắp hàng trước mắt ông sếp, giữa các bức tường trống trơn, một hình ảnh lạnh xương sống.”

Bên trong trại tập trung được quay tại phim trường nhưng nhiều cảnh bên ngoài được quay tại nguyên gốc, cả căn nhà thường trú của Staline. Quá xúc động, diễn viên Igor Kvacha đóng vai Staline run lên khi cầm trong tay cái tách Staline thường thích uống.

Ông Panfilov nói: “Khi Soljenitsyne xem thử các đoạn đã quay, ông không cầm được nước mắt, ông xúc động nói không được.” 

Bà Soljenitsyne cho hay “Le Premier Cercle” là quyển sách nói về sự lựa chọn trong cuộc sống. Tựa đề quyển sách nhắc người ta nhớ đến phóng dụ thời cổ đại mà Dante đặt để ở vòng đầu tiên của địa ngục.

Nhân vật Gleb Nerjine, nguyên mẫu của tác giả, được đặt trước một lựa chọn khó quyết định: “Làm việc cho một đường dây điện thoại bí mật của Staline, sau đó sẽ được trả tự do và có “một căn hộ ở Moscou” hoặc từ chối không làm và rời trại tập trung “sang trọng” charachka ("400 gam bánh mì trắng cho mỗi khẩu phần và bánh mì đen trên bàn) để đi đến miền đất lưu đày Goulag.”

Bà Soljenitsyne nói: “Cuốn phim đạt đến điểm mong muốn: chúng tôi cần có một hành vi ăn năn thật sự, những người luyến tiếc một thời Liên Xô phải nhìn rõ rệt vật thể của lòng luyến tiếc của họ và cái giá của một vài khám phá khoa học thời đó. “

Alexandre Podrabinek, cựu đảng viên đã từng bị lưu đày năm năm ở Goulag nhận định: “Tác phẩm của Soljenitsyne góp phần lật đổ chế độ bạo tàn xô viết, ngày nay các tác phẩm này phải ngăn không cho nước Nga rơi trở lại vào chế độ toàn trị.” 

Ngục tù vô nhân đạo của các trại tập trung thời Staline được Soljenitsyne mô tả trong quyển sách nổi tiếng “Archipel du Goulag".

              *

Album from Hell:
Nhận đồ thăm nuôi tại trại tù Solovetsky, khoảng 1927-1928. 

Ivan Zaitsev, một cựu tù, cho biết: "Tù nhân không có thăm nuôi, là chỉ có chết, do đói dài dài, suy dinh dưỡng". Ở đây chúng ta mới nhận ra sự hy sinh của các bà vợ sĩ quan VNCH. Chồng con còn sống là nhờ họ trường kỳ thăm nuôi, nhất quyết không chịu thua Vi Xi.
Gấu biết có trường hợp, một sĩ quan, nhận được thư của bố mẹ, than vãn về cái chuyện con dâu chơi thân với cán bộ. Ông con viết thư trả lời bố mẹ: Chừng nào vợ con không còn thăm nuôi con, bỏ bê mấy đứa nhỏ, đi theo luôn tên Vi Xi, bố mẹ hãy cho con biết, để con từ nó. Một khi chuyện đó chưa xẩy ra, thì nó vẫn là vợ con.
Nhân Ngày Phụ Nữ, xin vinh danh các bà một phát ở đây!
(1) Album From Hell là tên bài viết của Anne Applebaum, điểm cuốn của Tomasz Kizny, "Gulag: Sống và Chết trong Trại Tập trung Xô viết", trên tờ Điểm Sách Nữu Ước , NYRB, số đề ngày 24 tháng Ba, 2005.
*
So sánh Radovan Karadzic với Alexander Solzhenitsyn là việc vô nghĩa lý nhưng suy nghĩ về hai nhân vật trí thức của thế giới cộng sản châu Âu là việc cần thiết.
BBC 

Chúng ta tự hỏi, liệu có thể so sánh hai tay này? Quả là vô nghĩa lý. Cần thiết? Cũng không, theo Gấu.
Bởi vì mỗi trường hợp một khác.
Có vẻ như, mấy tay Yankee mũi tẹt này chẳng rành gì về thế giới, sau khi ra khỏi cái hang Plato, là Miền Bắc CS!
Cũng cố cập nhập, nhưng thiếu cái quá khứ nhân bản, nhân văn của cái phần của nhân loại không CS, lại chỉ đọc vội ba thứ thời sự nóng bỏng, cái chết của Solz, cái vụ trùm Karadzic bị bắt, rồi quàng vào nhau, viết bậy viết bạ, cho ra vẻ cũng "đau đáu"....!
Hay là sau cú 'bán đảo" Gulag, bèn "phản biện"?


Gấu có nhớ nhà không?

Gấu có cảm tưởng "tribute" đẹp nhất, có ý nghĩa nhất, của riêng Gấu, nhân dịp Solz ra đi, là hoàn tất những trang hồi ức về Lò Cải Tạo, như một “ứng tác”, improvisation, variation, à la manière de… Quần đảo Gulag!
Hà, hà!


Có người tu hang Pắc Bó

Bùi [trọc] làm sao có Chí?
Nhục chưa có, làm sao Vinh?

"Nhục còn chưa có", hàm ý, mi là VC nằm vùng, đếch có được cái nhục thua trận của Ngụy.
*

Một cách nào đó, bạn có thể đọc giai thoại "Bùi trọc không thể có chí, VC nằm vùng không thể có nhục, làm sao nói chuyện vinh", qua cách giải  thích nhân vật Batman, dưới đây.
Và theo nghĩa này, BCV là một  nhân vật siêu phản diện, thuộc trường phái  Lạc Đường?
*
Đại phán quan Gotham City hấp dẫn những tên du đãng giống như Mẽo Quốc hấp dẫn đám khủng bố. Như Bụi Rậm, ông ta chiến đấu chống lại Trục Ma Quỉ, nhưng lại "đau đáu" sự phạm tội của chính mình! Kết quả là: Một ngụ ngôn quái đản và có mùi chính trị.

Tất cả những giai thoại của BCV đều có mùi quái đản, chính trị, và đều đau đáu cái nỗi VC nằm vùng của ông?

*
*
Lưu vong, Feb 1974. Nhà văn Đức, Nobel văn chương, Heinrich Boll kế bên.

*
Diễn văn Harvard

So sánh Radovan Karadzic với Alexander Solzhenitsyn là việc vô nghĩa lý nhưng suy nghĩ về hai nhân vật trí thức của thế giới cộng sản châu Âu là việc cần thiết.
BBC 

Chúng ta tự hỏi, liệu có thể so sánh hai tay này? Quả là vô nghĩa lý. Cần thiết? Cũng không, theo Gấu.
Bởi vì mỗi trường hợp một khác.
Có vẻ như, mấy tay Yankee mũi tẹt này chẳng rành gì về thế giới, sau khi ra khỏi cái hang Plato, là Miền Bắc CS!
Cũng cố cập nhập, nhưng thiếu cái quá khứ nhân bản, nhân văn của cái phần của nhân loại không CS, lại chỉ đọc vội ba thứ thời sự nóng bỏng, cái chết của Solz, cái vụ trùm Karadzic bị bắt, rồi quàng vào nhau, viết bậy viết bạ, cho ra vẻ cũng "đau đáu"....!
Hay là sau cú 'bán đảo" Gulag, bèn "phản biện"?
*

D.M. Thomas là nhà văn nổi tiếng, với hàng lô tiểu thuyết. “Tôi là một tiểu thuyết gia và thi sĩ. Không phải người viết tiểu sử”. Hà cớ chi ông nhận lời viết tiểu sử Solz?

Chính là do cái vision liên quan tới Pho tượng kỵ sĩ Đồng, bài thơ của Pushkin, về trận lũ quét chìm St. Petersburg và làm tan nát cuộc đời một anh chàng thư ký [nhà giây thép!] đáng thương, và hình ảnh Solz đứng bên dưới bức tượng Pushkin, trên đường tới gặp tay chủ biên Novy Mir để bàn về việc xb Một ngày… đã khiến ông nhận lời.

Viết về cuộc đời Solz là không thể không viết về thế kỷ Gulag, và không chỉ một mà có thể hai thế kỷ, “for whom two centuries are but a single moment”: "với ông ta hai thế kỷ chỉ là một khoảnh khắc”…