TƯỞNG NIỆM
|
NQT
& Quyên @ Cali,
2003
Ẩn dụ
Lò Cải Tạo, cái sườn
của tất cả những gì được viết ra ở đây.
[Mô phòng: Ẩn dụ Quần Đảo,
cái sườn tác phẩm, trở đi trở lại, và là tít của nhiều chương: Những
Con Tầu
của Quần Đảo, Những Bến Tầu của Quần Đảo, Từ Đảo tới Đảo, Quần Đảo Mọc
Lên Từ
Biển.
D.M Thomas: Solzhenitsyn, thế kỷ ở trong ta].
Hãy cẩn thận, về điều này:
Anh chiến đấu vì cái gì - và có thể nhờ vậy, anh sẽ có được nó.
Châm ngôn Nga.
D.M Thomas, sđd
If only there were evil
people somewhere insidiously committing evil deeds, and it were
necessary only
to separate them from the rest of us and destroy them. But the line
dividing
good and evil cuts through the heart of every human being. And who is
willing
to destroy a piece of his own heart?
Nếu kẻ ác làm điều ác, thì tách chúng ra, rồi làm thịt chúng?
Nhưng mặt trời chân lý chiếu qua tim, làm lộ rõ con đường phân
chia thiện ác.
Có kẻ nào dám làm thịt một mẩu trái tim của chính nó?
*
Chuyến tầu hoàng hôn
"Xe lăn trong tim khuất xa dần biết đâu tìm..." (1)
"Người với số mệnh độc nhất"
Nhà văn Solzhenitsyn qua đời, thọ 89 tuổi
....
Alexander Solzhenitsyn, tác
giả các cuốn ‘Bán đảo Gulag' (the Gulag Archipelago) và ‘Một ngày
trong cuộc
đời Ivan Denisovich’ (One Day In The Life Of Ivan Denisovich), đã trở
về Nga
năm 1994...
BBC
Thú
thực Gấu không thể tưởng
tượng mấy anh Yankee mũi tẹt làm cho Bi Bi Xèo ngu dốt đến mức như thế
này!
Quần
đảo, Archipelago, biến
thành Bán đảo, Peninsula!
Chứng
tỏ, mấy anh này không
có một tí hiểu biết gì về bộ sách khổng lồ của Solz. Tất nhiên, chưa
hề đọc,
ngoài ra, còn mù tịt, về hệ thống trại tù của Liên Xô. Chúng như những
hòn đảo
nhỏ, rải rác khắp nước Nga, lập thành một quần
đảo.
Thảm
thật! (2)
(1) Bản nhạc Gấu nghe tay Đầu Gấu trại tù Đỗ Hòa suốt ngày lẩm bẩm,
thời gian Gấu trốn trại bị tống vô Tổ Trừng Giới, và bị tay này quản
thúc.
(2) Đã
sửa lại thành Quần đảo ngục tù, nhưng đếch có cám ơn Gấu! 6.59 AM.
4.8.08. NQT
*
To be or not to be
... And take away the
lanterns. Night.
Akhmatova: Requiem
Chương
9 cuốn Solzhenitsyn,
thế kỷ ở trong ta, của D.M Thomas là câu nổi tiếng của
Shakespeare, Hiện hữu
hay không hiện hữu, và kèm vào đó, là câu thơ của Akhmatova, trong Kinh
Cầu:
Đèn đuốc ư, dẹp đi! Đêm
rồi.
Nguyễn
Huy Thiệp phải đợi 30
năm sau khi cuộc chiến chấm dứt, phải đợi chính đứa thân yêu của ông
ngập vào
ma tuý, mới nhìn ra vóc dáng ông hoàng Đan Mạch, và sứ mệnh bi thảm của
hắn:
Giết bố!
D.M.Thomas
cho biết, Hamlet,
ngay từ thoạt kỳ thuỷ của thời đại Stalin, đã bị cấm. Tuy không chính
thức,
nhưng đám cận thần đều biết, Stalin không muốn Hamlet được trình diễn. Trong
một lần tập dượt tại Moscow Art, Stalin hỏi, có cần thiết không, thế là
dẹp.
Vsevolod Meyerhold, đạo diễn, người ra lệnh Pasternak dịch Hamlet, đành
quăng
bản dịch vô thùng rác, nhưng ông tin
rằng, nếu bất thình lình, tất cả những kịch cọt đã từng được viết ra,
biến mất,
và may mắn sao, Hamlet còn,
thì tất cả những nhà hát trên thế gian này đều được
cứu thoát. Chỉ cần diễn hoài hoài kịch đó, là thiên hạ ùn ùn kép tới
đầy rạp.
Tuy nhiên, cả đời ông, chẳng có được cơ may dựng Hamlet.
*
Lời giới thiệu ấn bản rút gọn,
bộ sách khổng lồ Quần đảo ngục tù, cho biết, vào năm 1994, hai chục năm
sau khi
bị tống xuất qua Tây phương, Solz trở về Nga. Tại một thành phố, trên
con tầu
xuyên Sibérie, trên đường trở về, trong cuộc nói chuyện với dân chúng
để nhà văn
làm quen trở lại với đất Mẹ, ông bị một thính giả phạng: “Nếu là mi, và
những gì
mi viết đã khơi mào mọi chuyện, khiến xứ sở của chúng ta lâm vào thảm
họa, và đang
mấp mé trên bờ tiêu vong, thì nước Nga đếch cần mi, hãy trở về với xứ
Mẽo yêu
quí được chúc phúc của mi đi.”
Solz bèn dõng dạc trả lời,
cho đến ngày chết, tớ vẫn tiếp tục chiến đấu với con quỉ Đỏ, [ý thức hệ
ma quỉ,
nguyên văn], nó đã từng làm thịt một phần ba dân chúng Nga.
Và thế là tất cả mọi người vỗ
tay ào ào [The meeting erupted in
applause].
Gấu
có nhớ nhà không?
Cái tay
không thèm bỏ túi mấy
trăm bạc Gấu Cái dím trong bị gạo, lần thăm nuôi Gấu đầu tiên sau mấy
tháng bặt
tin nhà, và biểu Gấu, hãy dùng số tiền đó mua chức nhân viên y tế Đội
Ba, nông
trường cải tạo Đỗ Hoà, vốn là một độc giả của Gấu, cũng rất mê nhà văn
y sĩ Hồng
Mao Cronin, chính tay này biểu Gấu, chức y tế đó chỉ là kế hoạch chữa
lửa thôi.
Anh phải sử dụng đúng cái tài của anh, thì mới là kế hoạch đường dài.
Gấu nghe nói, ngớ người, anh
nói sao, ở đây mà dịch dọt cái chó gì cơ chứ?
Anh bật cười. Tôi đâu có
order anh dịch, mà order anh làm báo Đảng!
*
Thời gian xẩy ra sự cố, một đội
lao động cải tạo, sáng sớm qua sông, thi công cho một đơn vị địa
phương, kiếm
tiền cho nông trường [cái này gọi là nằm ngoài kế hoạch], đò lật, chết
muời mấy
mạng, Gấu khi đó đã hết còn phải đi lao động, bây giờ, về già, thỉnh
thoảng nhớ
lại, vẫn còn bồi hồi, và tưởng tượng ra cái cảnh bà cụ Gấu mỗi tháng đi
đò Sài
Gòn - Cần Giờ, lên nông trường Đỗ Hòa thăm nuôi thằng con.
Bởi vì nông trường giống như một hòn đảo nhỏ, nằm bờ bên kia, đò Cần
Giờ đổ khách bên này sông, bà cụ Gấu từ đó, đi đò của nông trường, qua
sông. Đò nhỏ, Gấu cứ tưởng tượng cái cảnh một bà già lóp ngóp bò xuống
thuyền, ôi chao, cái khổ của người ở trong trại tù thì chắc chắn rồi,
nhưng cái khổ của người thân ở bên ngoài cũng đâu có thua gì.
Vậy mà lặn lội từ Nam ra Bắc, thảm cỡ nào.
*
One final legend, and my
chronicle
Is finished: the task
ordained by God...
Pushkin, Boris Godunov
D.M. Thomas viết
"Solzhenitsyn, thế kỷ ở trong tao", "mê" nhất đoạn, trong
lời tựa, "tao" [Solz.] mở ra
"ẩn dụ" LCT [Lò Cải Tạo], hay Gulag:
Vào năm 1949 tôi và vài người
bạn vớ được một ghi chú thật đáng tiền, trong tạp chí Nature, của Viện
Hàn Lâm
Khoa Học, về một vụ khai quật một vùng băng nằm dưới những tầng đáy
ngầm của
sông Kolyma River. Trong tầng băng ngầm đó, có một con suối, và trong
con suối,
họ khám phá ra một thứ sinh vật tiền sử [a prehistoric fauna] cách
chúng ta
chừng hàng chục ngàn năm. Chúng được bảo quản tuyệt vời đến nỗi, còn
tươi rói.
Thế là cả đám người bèn đập bể mảng băng ra, và cứ thế nhai sống nuốt
tươi sinh
vật tiền sử đó!
Solz tiếp tục tưởng tượng ra
sự kinh ngạc của độc giả tờ tạp chí, về một thứ sinh vật từ bao nhiêu
ngàn năm
trước còn tươi rói, nhưng đồng thời, dúm bạn bè của ông cùng hiểu ngầm
với
nhau, về cái ý nghĩa đích thực và hùng tráng của một "mẩu tin vô ý vô
tứ
như thế", ["thiếu cẩn trọng", chữ của Solz.], ấy là nói, về phiá
nhà nước ta.
Solz. viết, chúng tôi hiểu,
liền lập tức, sự thực của câu chuyện, bởi vì chính chúng tôi, đã từng
là đám
người đó. "Chúng tôi, cũng như thế, cũng thuộc về cái bộ lạc zeks, độc
nhất trên mặt trái đất này, những con người có thể ăn sống nuốt tươi,
sinh vật
tiền sử, với sự hứng thú, with relish".
*
Hai Lúa cũng đã từng trải qua
kinh nghiệm trên đây rồi. Những ngày cải tạo. Và cái sinh vật tiền sử
kia, thực
sự chỉ là một con tép, tình cờ quơ được trong khi trầm mình dưới lòng
kinh.
Đó là lần đầu, Hai Lúa biết
cái ngon, cái ngọt, cái tươi, cái mát, của một con tép rẫy lách nhách ở kẽ răng.
Di cư vào Nam, sống ở Sài
Gòn, học hành, tốt nghiệp, làm việc ngay tại Sài Gòn, chỉ tới một ngày
trầm
mình trong một con kinh ta đào đã có nước chảy qua đó, Hai Lúa mới được
thưởng
thức một con tép tươi rói, quẫy ở giữa những cơn đói triền miên...
Bao nhiêu năm trời, Hai Lúa
vẫn còn nhớ y nguyên những mắt thèm thuồng của chúng bạn, và một thằng
trong
đó, hét lên:
-Đợp liền nó đi, thằng ngu!
*
Kỷ niệm trên, là từ những ngày Phạm Văn Cội, Củ Chi. Đúng thời kỳ cả
nước đói khủng khiếp. "Tổ quốc ơi, ăn khoai mì chán quá", là thời kỳ
này. Khoai mì, bo bo.... Bột mì cứ thế luộc lên, thành từng lát,
chấm muối ăn ngon lành. Dân đói còn hơn cả tù. Gấu nhớ là, do có gia
đình thăm nuôi, nên nhiều lần nhường phần ăn bo bo cho mấy người dân
địa phương, bù lại chút thoải mái tắm rửa, giặt rũ.
Sau này đọc Brodsky tả những ngày ông lưu đầy nội xứ vùng Bắc Nga, là
lại nhớ những ngày tù của Gấu. Ông viết giùm Gấu những dòng này, khi
Volkov hỏi, ở đó, có mần thơ không?
Cũng có, kha khá. [Gấu thì không bao giờ nghĩ đến văn chương, khi đi tù
VC]. Nói chung, chẳng có gì để mà làm ở đó. Nói chung, chung nói, [all
in all], bây giờ, nghĩ lại, đó là thời kỳ đẹp nhất trong đời tôi. Chẳng
có gì có thể tệ hơn, mà cũng chẳng có gì có thể khá hơn.
[Đẹp nhất mà!].
*
Cái con tép nhỏ xíu đó, Gấu nhớ lại, khi đọc Gulag.
Và cùng với nó, những chú chuột.
Cũng phải sau khi Gấu Cái thăm nuôi lần đầu, Gấu mới được thưởng thức
mùi vị thịt chuột.
*
Tờ National Post của Toronto Canda, trên trang nhất, số tribute của nó,
cũng lôi chi tiết tuyệt vời trên ra....
Gấu có cảm tưởng
"tribute" đẹp nhất, có ý nghĩa nhất, của Gấu, nhân dịp Solz ra đi, là
hoàn tất những trang hồi ức về Lò Cải Tạo của riêng Gấu
Hà, hà!
*
Shining a light on the
communist darkness
IAN HUNTER
It
will take years, even decades,
to comprehend fully the impact of Alexander Solzhenitsyn.
Born in 1918, the same· year
as his father's death, Solzhenitsyn was brought up by his mother, and
graduated
in mathematics and physics from Rostov University in 1941, then went
directly
into the army. After four years of frontline service in a Russian
artillery
unit, he was arrested in February, 1945, because of disrespectful
remarks made
about Stalin and discovered by government censors in correspondence
with a
friend. In July, 1945, Solzhenitsyn was sentenced to eight years hard
of labor
in a detention camp. It was in the camps, in the desperate, daily
struggle for
survival, that Solzhenitsyn's art took shape.
"In agonizing moments in
camps, in columns of prisoners at night, in the freezing darkness
through which
the lanterns shone, there often rose in our throats something we wanted
to
shout out to the whole world, if only the world could have heard one of
us."
Solzhenitsyn's literary
genius first burned itself into Western consciousness when a slim novel
called
One Day in the Life of Ivan Denisovich was published in 1962. Other
novels,
notably Cancer Ward and The First Circle, followed. In 1970,
Solzhenitsyn was
awarded the Nobel Prize for Literature.
Moscow refused to give him a visa to travel to
accept the
prize, but Solzhenitsyn managed to smuggle out his acceptance speech,
read in
his absence:
"The task of the artist
is to sense more keenly than others the harmony of the world, the
beauty and
outrage of what man has done to it and poignantly to let people know
... By
means of art we are sometimes sent - dimly, briefly - revelations
unattainable
by reason."
Shortly thereafter, the government
revoked Solzhenitsyn's citizenship and sent him into exile. It might
have been
the biggest blunder that blunder-prone, thuggish dictatorship ever
made. In
exile, first in Germany,
then in Cavendish,
Vermont,
Solzhenitsyn was left undisturbed
to complete his massive three volume account of the far-flung Soviet
slave labor
camps, The Gulag Archipelago.
Communism never recovered
from his account of its shameful past. Governments love darkness
because their
deeds are generally evil. Solzhenitsyn shone light into this darkness.
In a sense, Solzhenitsyn was
always an exile, not so much from his homeland but from his time. When
he lived
in the United States,
he was invited to give the commencement address at Harvard in 1978,
where he
denounced shallow Western materialism, upsetting the Harvard
establishment who
had invited him, and many liberals who had previously fawned over him
when he
was a Soviet dissident but who had no sympathy for a Christian prophet.
Communism never recovered from The Gulag
Archipelago
In an astonishingly prophetic
essay, From Under the Rubble, Solzhenitsyn made it clear that the
alternative
he foresaw to communist tyranny was not Western democracy, but rather a
spiritual reawakening:
“Authoritarian regimes are
not terrible in themselves, only those which are not answerable to God
or their
own conscience. Russia
to will most likely move from one authoritarian form of government to
another.
This will be the most natural and least painful path of development.
Our present
system is terrible not because it is undemocratic and based on force an
...
[but because] it demands total surrender of the soul.
I shall always be indebted to
Solzhenitsyn because in an era of political correctness run amok, he
articulated
a succinct credo to live by, the best I have yet discovered. In another
brilliant essay, Live not re by the Lie, he wrote:
"The main thing is never
to act against your conscience, not to put your signature on documents
you do
not believe in, not to vote for those who you think should not be
elected, not
to approve decisions, not to applaud, not to pass on lies, not to
broadcast
them, not w to write them, not to put them el down on paper, not to
pretend ...
Let your creed be 'Let the
lie come into the world, let it even triumph, but not through me."
National Post
Ian Hunter is professor emeritus
in the Faculty of Law at the University of Western
Ontario.
Alexander Tvardovsky, chủ biên tờ Novy Mir, vào năm 1961,
chỉ ít lâu trước khi trải qua trọn một đêm không ngủ, đọc bản thảo
của một tác giả vô danh
[Hình từ D.M Thomas: Solz. thế kỷ ở
trong ta]
Nhưng
câu chuyện của ông
không phải của chỉ đơn độc một thế kỷ. Khi Alexander Tvardovsky, chủ
biên tờ
Novy Mir cho người vời nhà văn vô danh tới, để thảo luận về bản thảo
Một ngày
trong đời Ivan Denisovich, trên đường tới gặp, Solz bèn ghé Quảng
trường
Strastnaya, đứng bên dưới tượng Pushkin, chơi một pô hình, một phần,
mong thi
sĩ phù hộ [support: hỗ trợ], một phần, hứa hẹn: Đàn em biết con đường
phải đi
theo. Và sẽ đếch thèm xin thuận buồm xuôi gió! [I knew the path I must
follow
and would not stray from it].
Một thứ cầu nguyện, theo
Thomas.
Không phải theo kiểu thường
nhân ghé đứng chụp hình kế bên Shakespeare, vừa tưởng niệm vừa hưởng tí
vinh
dự: Solz nhìn ở Pushkin như người đồng thời của mình.
Nhưng cái cử chỉ, hành động
ghé tượng Pushkin đã khiến Thomas có một vision về cuốn sách mình sẽ
viết. Nó
làm ông nhớ đến bài thơ hách xì xằng của Pushkin, Kỵ Sĩ Đồng, 1833.
Ui chao, lạ làm sao, nó làm
Gấu nhớ tượng Đức Thánh Trần và ngón tay của Người chỉ ra cửa biển Vũng
Tầu!
*
Nhưng có một thời cả một chế độ và bộ phận đầu
não của nó là Bộ Chính Trị đã run sợ trước một cá nhân Solzhenitsyn.
Tầm vóc
anh hùng và sự ám ảnh ông gây ra cho họ, những con người bên trong Điện
Cẩm
Linh, có lẽ không một nhà văn nào sánh nổi, nhất là ảnh hưởng của nó
trong lịch
sử hiện đại. Cả nhân dân Nga-xô và Tây-phương đều không chịu nổi
Solzhenitsyn,
về bộ râu của ông, còn dị hợm hơn cả của Dostoevsky, về sự quan trọng
và luôn
cả tự coi mình là quan trọng, nhưng trên hết vẫn là thái độ không khoan
nhượng
với cả chủ nghĩa Cộng-sản lẫn Dân chủ hiện đại. Bộ Chính Trị Đảng Cộng
sản
Liên-xô chẳng những không chịu nổi mà còn tỏ ra khiếp sợ. Ngày 23 tháng
6 năm
1992, khi B. Yeltsin ký sắc lệnh huỷ bỏ tất cả những điều luật vẫn được
dựa vào
đó để bách hại đám đông và vi phạm nhân quyền, sắc lệnh này đã đem hồ
sơ mật
của Solzhenitsyn ra trước ánh sáng. Và người ta mới thấy được sự xuẩn
ngốc, nỗi
khiếp sợ của Bộ Chính Trị trước một con người dám chống lại cả một chế
độ.
Trong bao nhiêu năm trời, họ loay hoay với câu hỏi phải làm gì với ông:
Dụ dỗ,
làm câm nín? Liệu sẽ thắng qua tuyên truyền, phỉ báng, hay là phải bắt
bỏ tù?
Lạ một điều ông không bao giờ thất vọng. Thái độ bất cần, bất cẩn của
ông thật
đáng nể. Ngay từ năm 1965, ông đã từng gọi Lênin là con rắn độc. Hơn
nữa ông đã
tiên đoán được ngày tàn của chế độ đó: "Đây là một chính quyền bị liệt,
hết còn trông mong gì được nữa." Và đây là Solzhenitsyn vào năm 1971,
sau khi
nhà ông bị lục soát, ông viết cho trùm mật vụ KGB, Yuri Andropov:
"Trong
bao nhiêu năm tôi đã im lặng trước luật rừng của đám côn đồ dưới quyền
ông,
trước sự kiểm tra, tước đoạt thư từ giao dịch, dọ thám, làm tình làm
tội những
người quen biết, nghe lén điện thoại, khoét lỗ tường, đặt máy nghe
lén... Nhưng
sau cuộc lục soát vừa rồi tôi không im lặng nữa".
Không
phải lỗi ở ông nếu
những tác phẩm quan trọng nhất, những năm tháng đẹp đẽ nhất đều ở sau
ông. Thế
kỷ này, câu chuyện về phẩm giá, về tư cách con người, không cá nhân nào
vươn
tới tầm vóc của Solzhenitsyn.
David Remnick [Người Nữu Ước]
August 06, 2001
Letter from Moscow
- Deep
In the Woods
- LETTER FROM MOSCOW about Aleksandr Solzhenitsyn and
by chance entering a bookstore as the clerk announced the sale of
Solzhenitsyn’s Two Hundred Years Together, a history of Russian-Jewish
relations... When Solzhenitsyn returned to Russia in May of 1994, after
twenty years of forced exile, he was welcomed by a…
- by David
Remnick
February 14, 1994
Profiles
- The
Exile Returns
- PROFILE of Aleksandr Solzhenitsyn, who will be
leaving his home of the last 18 years in Cavendish, Vermont and
returning to Russia in the near future. Tells how he was banished by
the Soviet Politburo and quotes from a transcript of the meeting in
1974 recently declassified. Tells about his…
- by David
Remnick
Người lén đem tác phẩm của Solz qua Tây phương
*
Khi DT
chê NHT, thứ
nhà văn vô học như ông ta, có cả đống, ở nước ngoài, để bênh vực bạn
văn VC, Gấu
bèn lôi tổ sư phê bình Mác xít ra.
*
Trong bài viết trước, khi
viết về sự xuất hiện của những truyện ngắn, thay vì truyện dài, của một
NHT,
Gấu có nhắc tới trường hợp Solzhenitsyn và sự xuất hiện "Một Ngày trong
Đời Ivan Denisovich", như một xuất hiện ở vào cuối một giai đoạn. Đây
là
sự cần thiết của chính văn học, khi nó bị đẩy vào đường cùng, và cùng
tắc...
biến.
Nên nhớ, Nước Nga Đỏ chưa hề
vơ Một Ngày vào dòng chính,
chưa từng hợp thức hoá cho nó. Nhà nước cần nó,
không có nghĩa, nó thuộc vào dòng chính.
Nói rõ hơn, với NHT, không có
"đổi mới", mà có sự lại làm mới văn học, renouveau, như là một thử
thách, một rủi ro bắt buộc, nếu muốn thoát ra khỏi bế tắc, nếu nhà văn
không
muốn chết ngạt.
G. Steiner, khi điểm cuốn "Alexander
Solzhenitsyn:
A Century in His Life", của D. M. Thomas,
(583 trang, New York, nhà xb St. Martin's Press 1998) trên
NY Times Book Review,
March 1, 1998, cũng đã nhấn mạnh đến sự kiện này:
"Khi Khrushchev bật đèn
xanh cho "Một Ngày trong Đời Ivan
Denisovich", với ông ta, đây là một
hành động mang tính chính trị giai đoạn: Anh tù Ivan là một nông dân,
không
phải một trí thức. (Khruschev cho rằng khẩu phần nhà tù như trong cuốn
sách mô
tả là vượt định mức). Nếu ông ta tiếp tục làm cho xong, việc tẩy uế chủ
nghĩa
Stalin, cuốn sách cũng chẳng thể kéo dài, và nhân lên mãi, niềm vinh
quang ngây
ngất của nó. Cùng với sự xuất hiện của "Một ngày", chỉ trong
"một đêm", Solzhenitsyn trở thành nổi tiếng. Ông tới gặp Anna
Akhmatova, nhà thơ vĩ đại nhất khi đó hiện còn sống của nước Nga. Bà
hỏi:
"Liệu anh chịu được lâu, vinh quang?... Pasternak chịu, thua. Thật khó
kéo
dài vinh quang, nhất là thứ đến muộn." Một lời cảnh cáo nóng bỏng"
[Một linh hồn lưu vong]
Bây giờ với Tuổi Bụi, NHT cũng
làm một toan tính như vậy.
Không phải ăn theo, không
phải kiệt cạn, như Đoàn Cầm Thi nhận định, như ông Tây trích dẫn trong
bài
viết.
Ở đây, chúng ta cần phân
biệt một số thuật ngữ như "lại làm
mới", "đổi mới", "cởi trói" và hoàn cảnh lịch sử khi
chúng xuất hiện, và chúng ta nhận ra, có gì tương tự, giữa câu cảnh cáo
của
Akhmatova, và lời cầu chúc đừng thuận buồm xuôi gió của Hoàng Ngọc Hiến.
Sự xuất hiện của truyện ngắn
NHT đúng là một cách ăn theo hiện tượng cởi trói trong văn học. Lợi
dụng nhà
nước ra lệnh, hãy cởi trói... sơ sơ cho tụi nó, nhờ đó xuất hiện những
Cù Lao
Tràm, Đứng Trước Biển, Ly Thân... , Nguyên Ngọc bèn nhét kèm thêm, cho
ăn theo,
một hai truyện ngắn của NHT.
Gấu tôi bỗng nhớ tới vị sư
già ở Tàng Kinh Các, trong Lục Mạch Thần Kiếm của Kim Dung, thấy mấy
thằng ngu
chỉ say mê giết người, toàn lựa những sách dậy giết người để mà đọc, để
mà học,
bèn nhét xen vô những cuốn kinh Phật...
Một cách nào đó, phải đọc NHT
theo tinh thần đó, tinh thần giải độc.
Câu cảnh cáo NHT, của HNH là
phải hiểu theo cách đó:
Này đừng có thuận buồm xuôi
gió, rồi lại trở thành một thứ Trần Mạnh Hảo, một thứ...
*
Khi phải so sánh giữa hai ông
khổng lồ, một về văn, và một về thơ, ở thời tận cùng của chủ nghĩa cộng
sản ở
Liên xô, thiên hạ nói, sự xuất hiện của Solzhenitsyn, là để tố cáo Lò
Cải Tạo
Nga, và đồng thời chấm dứt nó. Còn Brodsky, như Coetzee nhận xét, là
người đánh
cái dấu chấm hết to tổ chảng, cho cái gọi là văn học Xô Viết.
Gấu tôi nghĩ, với Việt Nam,
có vẻ như cả hai, Bảo Ninh thì tố cáo và chấm dứt huyền thoại cuộc
chiến và
cùng với nó, huyền thoại Phù Đổng về người lính cụ Hồ, còn Nguyễn Huy
Thiệp,
chính là người đánh dấu chấm hết cho văn học hiện thực xã hội chủ
nghĩa, của
miền Bắc, thứ văn học đến liền sau thất bại của Tự Lực Văn Đoàn, chính
nó mới
là cái nền đẻ ra cuộc chiến, đẻ ra anh bộ đội cụ Hồ. Thiệp bị nhập
nhằng, bị
gán bậy vào đổi mới là vậy, theo nghĩa, văn học hiện thực miền bắc đưa
đến
chiến thắng miền nam, còn Thiệp là người, khi cái văn học hiện thực đó
bị
"lão hoá", bèn "đổi mới" nó!
Bởi vì rõ ràng là, thiếu một
ông Thiệp, thì cả một đống những nhà văn của trào lưu đổi mới đó, đều
là hàng
giả, đồ cuội. Một cách nào đó, chính họ mới ăn theo NHT. Điều này giải
thích,
cả đám ôm lấy Thiệp, coi như là thần tượng của họ, nhưng khi thần tượng
không chịu
a dua, cá mè một lứa với họ, khi Thiệp cố gắng đổi mới thực sự, chính
mình, thì
cả bọn la lên, thằng này hết thời rồi!
[Trường hợp DTH, xin để riêng
ra, như một số nhà văn nhà thơ khác, đã thực sự tin vào chủ nghhĩa CS,
gia nhập
cuộc chiến với lòng hăng say, sau vỡ mộng, bèn chống lại nó].
Thiệp không hề tin vào văn
học hiện thực, càng không tin vào đổi mới. Nông dân, thứ thiệt, của
miền đất
đó, nhưng ông không bị hớp hồn bởi chủ nghĩa Cộng Sản, như một quỉ,
hoặc như
một cứu rỗi. Khác hẳn bất cứ mọi trường hợp khác. Ngay cả Pasternak,
ngay cả
Solzhenitsyn, suốt cả một thời trẻ trung của họ, đều đã từng tin tưởng,
và
chiến đấu cho chủ nghĩa đó.
Bởi vì Demon, và Savior, chỉ
là một. Trước 1975, là Savior. Sau 1975, biến thành Demon. Vẫn chỉ là
một thứ.
Nên nhớ, không phải Dos là
người đầu tiên nhắc tới Demon, Quỉ. Quỉ
của Pushkin - viết năm 1830, một trăm
năm trước cơn phẫn nộ của Stalin, giáng xuống đầu nông dân Nga - mô tả
một
chiếc xe ngựa bị bão tuyết làm mất phương hướng, mấy con ngựa kéo xe bị
quỉ xúi
giục và cứ thế lao vào địa ngục. Tới thời Dos, Những Con Quỉ [thường được dịch
là Lũ Người Quỉ Ám, 1871],
Quỉ biến thành Kẻ Cứu Rỗi, Vị Cứu Tinh. Hãy tưởng
tượng, 1921, ông Hồ đói rét, run lẩy bẩy ở Paris, đọc Lênin, và sảng
khoái la
lên, cứu tinh đây rồi, đây là tri âm tri kỷ, kẻ đồng điệu, người đồng
hành...
Bởi vì tầng lớp trí thức miền
bắc đã đón nhận quỉ sứ như kẻ cứu rỗi, như thế đó. Họ thực sự tin rằng
chủ
nghĩa Cộng Sản sẽ là cơ may, cơ hội đổi đời. Chính niềm tin này là nền
tảng
của, thí dụ, "Đường Ra Trận Mùa Này Đẹp Lắm", của những cảnh tượng
thật bi hùng, bi tráng, bi thương, trai tráng làng, người người trích
máu tay,
làm đơn tình nguyện xin đi chiến trường miền nam.
Nhưng 1975, tất cả đều chưng
hửng. Đều vỡ mộng. Hãy tưởng tượng tâm trạng của DTH lúc đó.
Như một nhà tiên tri, Kafka
đã nhìn ra từ bao lâu cảnh này, trong Y
sĩ đồng quê. Độc giả Việt, đọc ông, mà
cứ nghe ra giọng của DHT, vào đúng cái ngày cay đắng nhục nhã đó:
"Ta đã bị bội phản! Bội
phản!"
[Tuổi Bụi]
|