Nhà
Thơ Thanh Tâm Tuyền
Trần
Khải
-
Đó là những dòng chữ dị thường cho
một thời đại cũng dị
thường. Thơ và truyện của Thanh Tâm Tuyền không dễ đọc, sức phổ biến
cũng không
rộng rãi, nhưng ảnh hưởng văn của ông cực kỳ sâu sắc và lâu bền. Thậm
chí,
chính những dòng chữ của ông đã thúc đẩy, hay xô tới để văn học Việt Nam
thêm một đà
phóng tới.
Giữa
lúc hào quang Thơ Mới của các cây
cổ thụ tiền chiến vẫn
còn sừng sững, vẫn vững vàng, với những Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng, Huy
Cận,
Chế Lan Viên, Đông Hồ... thì một làn sóng khác trào lên -- nền Thơ Tự
Do ra
đời, với Thanh Tâm Tuyền là ngừơi đi đầu, rất là kiệm lời nhưng mỗi
dòng đều
mang một sức mạnh.
Đúng
vậy.
Có
những câu thơ chúng ta đã đọc của
ông từ thời thơ dại, từ
nhiều thập niên trứơc, và rồi không quên được. Một hôm, trong một nỗi
nhớ,
trong một nỗi đau, trong một hình ảnh sợi tóc năm xưa vương vấn... các
dòng thơ
của Thanh Tâm Tuyền lại hiện về. Như một thời, khi mới lớp đệ tam hay
đệ nhị
(lớp 10 hay 11 bây giờ), cậu học trò đã đọc và suốt đời không quên được:
... Ôm em trong tay
mà đã nhớ em ngày sắp tới...
Thơ
của Thanh Tâm Tuyền mãnh liệt như
vậy đó.
Tuy
thơ ông hầu hết làm theo thể tự
do, nhưng điều dị thường
là các bài được phổ nhạc từ nhiều thập niên trứơc đã ngay lập tức trở
thành bất
tử. Thí dụ, như bài Đêm của ông được Cung Tiến phổ nhạc. Hay bài thơ Dạ
Tâm
Khúc được Phạm Đình Chương phổ nhạc. Và sau này ra hải ngoại, là 10 bài
thơ
Thanh Tâm Tuyền được Cung Tiến phổ thành tập “Vang Vang Trời Vào Xuân.”
Ai
nói rằng thơ Thanh Tâm Tuyền khó
nhớ? Ngay khi vừa phổ
nhạc xong, các ca khúc đã có ngay một vị trí riêng, độc đáo, khác biệt
và vào
ngay một cõi thơ mộng của đời người.
Nhưng
không phải ai cũng say mê Thanh
Tâm Tuyền. Đúng là vào
cái thời tiền chiến khi Thơ Mới ngự trị, thơ ông thực sự là khó nhớ, lạ
lùng.
Không vần, hay nói cho đúng, là có một vần điệu riêng của ông, của trí
tuệ ông,
của một tâm hồn rất mực thơ mộng Thanh Tâm Tuyền. Thử trích:
...Anh
sợ những cột đèn đổ xuống.
Rồi
dây điện cuốn lấy chúng ta
Bóp
chết mọi hy vọng
Nên
anh dìu em đi xa.
Đi
đi chúng ta tới
công viên
Nơi
anh sẽ hôn em đắm
đuối
Ôi
môi em như mật đắng
Như
móng sắc thương
đau
Đi
đi anh đưa em vào
quán rượu
Có
một chút Paris
Để
anh được làm thi sĩ
Hay
nửa đêm Hà Nội
Anh
là thằng điên
khùng
Ôm
em trong tay mà đã
nhớ em ngày sắp tới
Chiếc
kèn mãi than van
Điệu
nhạc gầy níu
nhau tuyệt vọng….
Điều
lạ lùng nữa:
truyện Thanh Tâm Tuyền cũng có một sức
mạnh cách tân. Tôi vẫn còn nhơ lần đầu tiên, khi đọc truyện Bếp Lửa, và
rồi
trong nhiều năm sau đã tìm mua cuốn này ít nhất 2 lần nữa, khi cuốn
truyện bỗng
nhiên mất tăm ở đâu. Truyện ông thừờng dùng câu ngắn, có khi câu không
đầy đủ,
câu phần mảnh, ít sử dụng tĩnh từ và trạng từ, hầu hết là danh từ và
động từ...
cho nên ngay lập tức, bút pháp truyện của Thanh Tâm Tuyền đã lập riêng
một cõi
lạ thường.
Thí
dụ, thử trích
cuốn “Bếp Lửa” nơi đây:
“...Tôi
rùng mình gần
như đứng lại vì lạnh.
Có
lẽ lạnh, không
phải vì câu nói bâng quơ ấy? Sắp sửa đến
ngày giỗ mẹ.
Thanh
hát nhỏ, rất
nhỏ trong cổ họng, điệu quen thuộc, tôi
đã nghe. Trở về mái nhà, xưa.
Bảo
bỗng nói với
Thanh:
"Từ
ngày cô hát trên
đài chưa bao giờ tôi được nghe cô
cả."
Thế
thì không bao giờ
anh được nghe nữa vì tôi đã giải
nghệ."
Nga:
giải nghệ?
Thanh:
chứ sao!
Tôi
đợi đến một ngã
tư mới nói:
"Không,
cô nên hát."
Thanh
nhại:
"Không,
cô nên giải
nghệ."
Từ
đấy không ai nói
ai một lời.
Thanh
cứ hát nhỏ như
cho mọi người nghe lần cuối. Hàng phố
bé lại trong đêm khuya và lùi xa như tiếng hát.
Khi
cánh cửa đã đóng
sau lưng Thanh và Nga, tôi còn nghe
tiếng hát ấy ở trên tay tôi. Trở về mái nhà.
Xưa.
Còn
lại hai người đàn
ông đi chân về ngoại ô....”
Thực
sự là một bút
pháp lạ thường. Giữa trưa nắng Sài Gòn,
tôi, lúc đó là một học trò trung học, tay cầm sách và run rẩy đọc, cảm
nhận
được hơi lạnh từ bối cảnh cuả các nhân vật Hà Nội, Hải Phòng, Phủ Lý...
Kỳ lạ,
suốt cả đoạn văn trích trên, chỉ có vài tĩnh từ: lạnh, xưa, nhỏ, bé...
Và
khi dùng tĩnh từ
“xưa” thì lại biến văn xuôi thành thơ...
Thanh
Tâm Tuyền cũng
đi chung nhịp với lịch sử. Ông đã giận
dữ khi lính Liên Xô đưa xe tăng vào Budapest, và làm các dòng thơ:
"Hãy
cho anh khóc
bằng mắt em.
Những
cuộc tình duyên
Budapest.
Anh
một trái tim em
một trái tim
Chúng
kéo đầy đường
chiến xa đại bác
Hãy
cho anh giận bằng
ngực em
Như
chúng bắn lửa
thép vào
Môi
son họng súng...”
Rồi
một thời, ông
bước vào Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức,
rồi về nguyệt san Quốc Phòng. Nhưng rồi lịch sử sẽ nhớ mãi Thanh Tâm
Tuyền với
tạp chí Sáng Tạo, nơi những dòng thơ mở đường cho một phong trào thi ca
mới.
Nơi đó là truyện Bếp Lửa, thơ “Liên, Đêm, Mặt Trời Tìm Thấy...”
Và
rồi khi miền Nam
thất thủ, Thanh Tâm Tuyền đi tù, và
hướng về lại thể loại thơ lục bát, thơ có vần... những dòng thơ dễ dàng
đưa vào
trí nhớ, ở một nơi không ai tìm ra giấy bút. Và rồi hôm Thứ Tư
22-3-2006, nhà
thơ Thanh Tâm Tuyền đã từ trần tại tiểu bang Minnesota, nơi cũng lạnh
như một
thời Hà Nội.
Xin
từ biệt nhà thơ
Thanh Tâm Tuyền.
Và
trân trọng cảm ơn
người đã viết những dòng chữ lạ thường,
giữa một thời đại cũng hết sức lạ thường của dân tộc Việt Nam.
(Ghi chú: Một số thơ,
văn ở trên là trích từ www.tanvien.net
và www.thotanhinhthuc.com/)