*

TƯỞNG NIỆM



Ba nhạc sĩ của một thời, thời của chúng ta, mỗi ông là một số mệnh dị thường.
Dị thường theo nghĩa của Manea, khi ông nói về "an authentic testimony to true patriotism", "một chứng thực về lòng ái quốc không thể giả mạo".
*

Cái thứ văn chương huề vốn là rất dễ bị chôm đi chôm lại, thứ nhất, nó rất hợp với cung cách nhà trường, đa số mấy ông bà sinh viên chôm để hoàn thành chỉ tiêu học.
Bi giờ, lối viết này đang gặp khắc tinh, chính là cái máy dò mìn Google. Cứ đưa một đoạn văn huề vốn vô Google, là nó cho ra một đống kết quả, những anh chị em đồng hao của bản văn. Báo chí cho biết, rất nhiều ông, thường là gốc Á Châu, bị đại học Mẽo hăm he đòi lại bằng cấp, cho dù đã đậu từ cả chục năm nay, là do Google phát giác ra!
Đẩy lên một mức độ cao hơn, có thể nói, văn chương huề vốn không có tác giả. Do đó, ai cũng có quyền chôm!
Không có, khác với có, nhưng bị Ngài Roland Barthes làm thịt.
[Về vấn đề này, độc giả Tin Văn có thể đọc hai tài liệu thật quan trọng, theo Gấu tui, đó là bài Cái Chết Của Tác Giả, của R. Barthes, và bài Tác Giả Là Cái Gì? của Michel Foucault. Nếu rảnh rang, Tin Văn sẽ chuyển ngữ cống hiến hai bản văn này].
Chính vì thế, thứ văn chương thực sự văn chương, thực sự cách mạng, thực sự đổi mới, là thứ văn chương không thể nào chôm được, không thể nào đưa vô trường lớp được.
Thành thử - xin lỗi talawas - câu văn giói thiệu Đinh Linh, là một câu văn không có nghĩa, vì chuyện giả tưởng đó không thể xẩy ra. Điều này, học sinh Miền Nam trước 1975 hiểu rất rõ: Những tác phẩm của Thanh Tâm Tuyền, thí dụ, không bao giờ được đưa vô chương trình dậy. Cho dù có muốn đưa vô, thì cũng phải đợi thời gian cho phép. (1)

Đỉnh cao của văn chương huề vốn, theo Gấu, là những bài văn mẫu của nhà trường. Chính vì thế mà mấy ông mấy bà học quá thuộc bài, quá chăm chỉ, sau này ra đời, chỉ có thể viết  thứ văn chương, phê bình "hàng mẫu", để cho mấy ông mấy bà sinh viên chôm!
*
Hãy hình dung, đề thi đại học môn Văn ở Việt Nam là bình giải một bài thơ của Đinh Linh. Những kịch bản kì lạ sẽ diễn ra không chỉ trong phòng thi mà có lẽ trước hết trong phòng giám khảo. Phẫn nộ là phản ứng dễ xảy ra nhất. Rồi đến ngơ ngác. Và cả tuyệt vọng về tương lai của thi ca Việt Nam. Chẳng lẽ hành trình thơ Việt từ đỉnh cao của những câu lục bát Nguyễn Du lại ngoặt qua một "nẻo dặm trường" như những gì mà tác giả của talawas chủ nhật kì này mời bạn đọc thưởng thức?

Thơ Việt quả nhiên đã bước vào những quỹ đạo văn hoá và ngôn ngữ vượt xa các quan niệm chuẩn mực cố hữu. Chúng tôi xin giới thiệu chùm thơ tiếng Việt mới nhất của nhà thơ Mỹ gốc Việt sáng tác bằng cả hai ngôn ngữ, Đinh Linh, một trong những tác giả độc đáo và chia rẽ dư luận nhất từ nhiều năm nay.
talawas chủ nhật
(1) Trong một bàn tròn văn học của tờ Sáng Tạo, Thanh Tâm Tuyền nói ra, (2), điều mà Đinh Linh sau này thực hiện: Tôi không hề có ý định viết thứ văn chương để đưa vô chương trình giảng dậy. Mai Thảo chẳng đã từng nói về trường phái thơ đồng phục, bài nào cũng na ná bài nào, chẳng biết ai chôm của ai, râu ông nọ tha hồ cắm cằm bà kia; may mà ông ra được hải ngoại sớm sủa, không thì còn khổ, với nhà tù VC, tất nhiên, nhưng còn khổ vì thứ thơ một tấn hai tấn, một đỏ hai đỏ, thơ phải có thép.
(2) Đặng Tiến:
Thanh Tâm Tuyền khước từ lối « văn chương có thể đặt tên là văn chương của bài tập đọc, luận mẫu cho học trò » (Văn 11/1973, tr. 78). Từ đó, đem Bếp Lửa ra giảng dạy ở học đường là việc khó, vì khó tìm ra một vài trích đoạn tiêu biểu gọi là « trích diễm ». Kinh nghiệm của tôi : yêu cầu sinh viên phải đọc toàn bộ tác phẩm, rồi đưa ra những chủ đề tổng hợp, về hình thức, nội dung.Ví dụ lối kể chuyện đơn tuyến, một mạch theo dòng thời gian, không một lần quay lại quá khứ – cho dù có rơi rớt một vài kỷ niệm – về người mẹ và bà ngoại.
Nguồn

Gấu đọc bài viết, link sau đây, tự nhiên lại liên tưởng đến cái vụ chôm chĩa:
Liệu có thể coi hiện tượng đạo văn ở trong nước, phát sinh từ cái đói ăn muôn đời, và gần gụi hơn, tàn dư thời bao cấp?
Con người và tư tưởng thời bao cấp
NHÂN CUỘC TRƯNG BÀY VỀ
Cuộc sống Hà Nội 1975-86
VƯƠNG TRÍ NHÀN
Note: Cám ơn 'bạn', về cái linh [xin lập lại, về "cái linh"]. NQT
*
Lẽ dĩ nhiên còn nhiều "đề xuất" khác.
Chôm văn học Miền Nam trước 1975, là vì coi đó là Chiến Lợi Phẩm.
Chôm hải ngoại, do "vô phương" ghi rõ nguồn, xuất xứ: Nếu ghi, hóa ra là công nhận mấy tên này cũng là... người?
Đây là nỗi ám ảnh của thời không mặt, không phải của thời bao cấp:
Gió từ thời khuất mặt, từ thời không mặt, cứ thổi mãi, là như thế đó!
Gấu cũng bị chôm, cùng lúc, bị thiến: Nguyễn Quốc Trụ mất mẹ nó một khúc, biến thành Quốc Trụ. Đọc trên một diễn đàn net, cho biết, đa số những bài viết có tính văn hóa, quốc tế, không có tính miệt vườn, là đều chôm hải ngoại, không phải của đám Mít, mà là của tụi Mũi Lõ.
Theo cái kiểu ngày xưa chúng mày bóc lột chúng ông, bây giờ chúng ông chôm của chúng mày!
*
Ngay nhà văn nhớn Nobel, Gunter Grass kia, mà mãi đến tận cuối đời, mới dám thú nhận, tớ có mặt, và là một tên SS.
Đâu có dễ!