TƯỞNG NIỆM
|
Anh một đời
rong ruổi,
Em tay bế tay bồng.
Kỳ trước ngưng
lãng xẹt ở cái đoạn, Gấu bị bắt, đưa đi nông trường lao động cải tạo Đỗ
Hải, giữa một vùng đầm lầy thuộc khu Rừng Sát ngày nào, gia đình chẳng
ai hay, Gấu cũng chẳng có cách nào bắn tin về nhà, đói quá, bèn ngu dại
làm cái chuyện trốn trại, ngay giữa ban ngày ban mặt, và liền tức thì
bị tóm lại, bị tống vô tổ trừng giới, và đúng lúc đó, Gấu được bảo vệ
kêu lên, báo tin mừng, có người nhà lên thăm, đem theo đồ tiếp tế, tất
nhiên!
Người đi thăm là nữ văn sĩ Thảo Trần, tức Gấu Cái.
*
Ba nhạc sĩ của một thời, thời
của chúng ta, mỗi ông là một số mệnh dị thường.
Dị thường theo nghĩa của Manea, khi ông nói về "an authentic testimony
to true patriotism", "một chứng thực về lòng ái quốc không thể giả mạo".
*
Văn Cao với bản chúc thư liên quan tới trường hợp ra đời của bản quốc
ca.
Phạm Duy, với những đi và về cùng một nghĩa như nhau.
Còn Trịnh Công Sơn?
Có thể ông sẽ văng tục, bởi vì cả đời chưa hề một lần văng tục, khác
hẳn thằng Gấu.
Tao đếch thèm đi đâu cả, nhà của tao ở đây, thành phố của tao ở đây,
quê hương của tao ở đây, cho dù thằng khốn nạn nào làm chủ thì cũng vậy!
*
Gấu thực sự chỉ muốn văng tục như ông, chỉ muốn làm được như ông, nhưng
không thể, và cuối cùng đành phải bỏ chạy quê hương, không chỉ một, mà
tới hai lần!
*
Những sự mất mát trong
đời sống đã mở mắt cho Trịnh Công Sơn thấy được
cái vô thường của đời này. Nỗi ám ảnh về cái chết, về sự mất mát, về
tính vô thường của đời sống, luôn luôn là một ám ảnh theo sát Trịnh
Công Sơn từ những ngày anh còn khá trẻ. Có lẽ vì là một người sống ngay
trong một thành phố mà lúc nào bom đạn cũng bủa vây tứ phía, được nhìn
tận mặt chiến tranh, nghe và thấy cái chết một cách quá rõ nét trong
cuộc đời, Trịnh Công Sơn đã có những cảm nhận sâu xa về những cái mất
còn của đời sống. Cuộc chiến đã dựng lên những cận ảnh tang tóc và kinh
hoàng ngay trong những thành phố mà anh đã từng sống với. Cái còn hay
mất của tất cả mọi thứ, kể cả tình yêu, trong chiến tranh, cũng là một
điều mà con người phải kinh nghiệm và chấp nhận. Hạnh Phúc hay Bất
Hạnh. Nỗi Buồn hay Niềm Vui. Khổ Ðau hay Hoan Lạc. Tất cả chỉ là hai
mặt sấp ngửa của Cuộc Ðời. Từ đó, người nhạc sĩ nhận ra rằng:
BVP
Những
câu văn
theo kiểu huề vốn, áp dụng cho bất cứ một ai cũng đặng, vậy mà cũng có
kẻ bắt chước, để bị nghi là đạo văn. Chính những câu văn như vậy, có
thể đã là lý do khiến Ngài Roland Barthes phán, hỡi mấy ông mấy
bà tác giả huề vốn kia ơi, hãy chết hết đi cho
rồi, để cho cái tên độc giả xuất hiện!
Cái nỗi vô
thường làm cho TCS mở mắt ra, là "một" cái chết, của chính ông, nếu
'được' gọi lính.
Ai đã từng sống thời gian đó tại Sài Gòn thì hiểu rất rành điều này.
Gấu nhớ là, khu nhà Gấu, do gần các cơ sở Đài Phát Thanh, Đài Truyền
Hình, Cục Tâm Lý Chiến, thằng Gấu, đêm nào khi đi ngủ cũng nhủ thầm, có
thể đêm
nay là đêm cuối cùng
[sợ lắm em ơi].
Gấu cũng đã tả tâm trạng của, không chỉ riêng một mình TCS, mà tất cả
Sài Gòn, được nỗi vô thường làm cho mở mắt ra:
Đó những ngày trên khuôn mặt người dân Sài-gòn khi
ra đường còn nguyên vẻ hốc hác mất ngủ, xen đôi nét mừng rỡ vì đêm qua
Việt Cộng tha không pháo kích vô thành phố. Hằng đêm, họ không còn được
nghe lời ân cần chúc đồng bào ngủ ngon, xin đồng bào vặn nhỏ chiếc
la-dô để khỏi làm phiền bà con lối xóm. Thay vào đó là một giọng nói đã
được gột bỏ mọi rào đón: Tên những người phải trình diện theo lệnh Tổng
Động Viên, nghe như đã thuộc tài nguyên của một thế giới khác, những
con số kèm theo tên mỗi người ít ra còn chút ý nghĩa vì chúng cho biết
sắp tới lượt ai được Thần Chết coi giò coi cẳng...
Cõi
khác
*
Gấu đã từng ngồi với mấy ông quân cảnh, và những ông
này đã thách đố nhau, bằng mọi cách phải tóm cho được cái thằng
trốn lính đó!
Và người cứu TCS là LKC, người chở TCS đi rong chơi, qua
mặt đám QC là Đại Tá [?], ký giả, nhà văn, nhà tâm lý chiến Văn Quang,
hình như ông có viết về cái vụ này?
Chính
cái nỗi sợ chết đó, mà ông không thể nào trốn chạy, dù muốn, hoặc
không, làm cho ông nhận ra cái vô thường, như một nhân vật của Malraux
đã từng được mở mắt ra: Làm đếch gì có cái chết, la mort, mà chỉ có tao
đang chết.
Nếu ông bố không bị tai nạn, mất, thì có thể ông cũng theo cái
đám tinh anh Miền Nam chạy một mạch mất tiêu rồi. Đó là rủi hay may cho
ông,
chưa biết, nhưng rõ ràng là, vì không thể chạy trốn, ông đành ở lại, và
trốn lính, và phát giác ra, âm nhạc, và còn phát giác ra, theo tôi, cái
điều mà nhà thơ Nga phát giác,
khi viết:
Blessed is he who visited this
world
In its fatal
moments
Akhmatova:
Third Elegy [1945]
Hạt
bụi nào
hoá kiếp thân tôi,
Vào đúng lúc
thê thảm như thế này.
|