Nguyễn Quốc Trụ
phụ trách
TƯỞNG NIỆM
|
Tưởng
niệm nhà văn Phi Châu đã từng là lính viễn chinh Pháp tại Việt Nam:
Ahmadou
Kourouma [1927-2003], giải thưởng văn chương Renaudot của Pháp.
Nhà
văn Phi Châu đã dám thách đố ngôn ngữ thuộc địa của Pháp.
Ahmadou
Kourouma, mất ở tuổi 76, có lẽ là
tiểu thuyết gia đáng kể nhất của Phi
châu, viết văn bằng tiếng Pháp. Ông rà lại mớ tư tưởng làm nền tảng cho
những chính
sách của Pháp trong khu vực sử dụng ngôn ngữ này. Chúng biện minh cho
chủ nghĩa
thực dân thuộc địa, toan biến người Phi Châu và những người tại những
nơi khác,
thành những người phát ngôn, những nhà văn đáng kính của tiếng Pháp;
coi đây là
một tiến trình văn minh hóa tách ra khỏi tính thực dân bóc lột. Thay vì
vậy,
Kourouma sử dụng ngôn ngữ như ông thấy nó thích hợp với ông, và nói
điều ông muốn,
không coi trọng mẹo luật và những kiềm tỏa khác của nó.
Cuốn
tiểu thuyết đầu tay của ông, Mặt Trời của những Độc Lập (Le Soleil des
Indépendances, 1968), dịch sang tiếng Anh, Những Mặt Trời của Sự Độc
Lập, The
Suns Of Independence (1981), bối cảnh hai xứ Phi Châu, thật dễ nhận ra
đó là
Ivory Coast và Guinea. Được độc lập, xứ sở ông hoàng Malinké rốt cục
biến thành
đất nước của một tên ăn mày, dưới quyền cai trị của chính quyền độc
đảng của
Felix Houphouet, và sau đó, của Sekou Touré. Trước khi có những vĩ nhân
của nền
độc lập thì đây là những tên cai trị lót đường thời kỳ tiền-độc lập.
Cuốn
sách được chú ý do văn phong và những mặt hài của nó, và nó bầy ra lịch
sử Phi
Châu. Kourouma cho biết, ông không biết gì về văn chương cổ điển Pháp,
mà chỉ
trộn lẫn, một bên là ngôn ngữ Malinké và một bên là tiếng Pháp thông
thường;
tuy nhiên, ông thú nhận, đã từng biết tới cuốn tiểu thuyết Chuyến Đi
Tới Tận
Cùng Của Đêm, Voyage Au Bout De La Nuit (Journey To The End Of The
Night,
1932), của nhà văn Pháp Louis Ferdinand Céline, và văn phong uyên
nguyên, mạnh
bạo, và có tính thuyết phục của nhà văn này.
Kourouma
sinh gần Boundiali, phía bắc Ivory Coast, và được một ông chú người
Guinea nuôi
nấng, ông này là một nhân viên dân sự. Học tại Mali, ông gia nhập quân
đội Pháp,
phục vụ tại Đông Dương từ 1950 tới 1954, trong thời gian này, ông nhận
ra là
rất nhiều người Pháp chống lại chủ nghĩa thực dân thuộc địa. Sau đó,
ông tới Paris và Lyon,
ỏ đây, ông học toán và những môn khác có
thể giúp
ông sau này có được việc làm, như là một nhà quản lý. Ông kết hôn với
một phụ
nữ Pháp, và gia nhập Đảng Cộng Sản Pháp.
Khi
Ivory Coast được độc lập, vào năm 1960, Kourouma trở lại quê hương, chỉ
để khám
phá ra một điều là chính quyền Houphouet Boigny coi ông như kẻ thù, và
bỏ tù
ông. Ông dời đi Algeria, trở về lại vào năm 1969 khi Houphouet Boigny
bổ nhiệm
ông vào những chức vụ hành chánh tại Cameroon hay tại Togo, thật cách
xa Ivory
Coast. Kourouma tính thực hiện một vở kịch, như bị cấm, và chẳng bao
giờ được
xuất bản.
Vào
năm 1990, ông cho xuất bản cuốn tiểu thuyết thứ nhì, Monné, Lăng Nhục
Và Thách Thức
[Monné, Outrages Et Défis, được dịch sang tiếng Anh với tựa đề Monnew,
1993). Cuốn
truyện kể lại cuộc chinh phục Phi Châu của người Pháp, và chứng tỏ, bao
bịnh
hoạn của lục địa này, là từ thời kỳ này mà ra. Tuy không được thành
công, nhưng
ông được giải thưởng hàng năm, Những Quyền Hạn Mới Của Con Người. Giải
thưởng
như tiếng gáy của một con gà sống, báo hiệu 18 giải thưởng sau đó.
Năm
1998, cuốn Trong Khi Chờ Những Con Thú Hoang Bỏ Phiếu, En Attendant Le
Vote Des
Bêtes Sauvages (Waiting For The Wild Beasts To Vote, 2003) của ông được
nhiều
người biết tới tại Phi Châu. Hai năm sau, Trời Đâu Muốn Thế,
Allah
N'Est Pas Obligé, thuật câu chuyện, bằng một thứ ngôn ngữ hung bạo của
đường
phố, về những binh sĩ con nít trong những cuộc chiến tại vùng Tây Phi
Châu, và
những tàn bạo của chúng, cuốn này được giải thưởng nổi tiếng của Pháp,
là giải
Renaudot, tại Paris.
Khi
những biến động ở trong nước đưa đến cuộc nội chiến tại Ivory
Coast vào năm vừa rồi, Kourouma trở
lại Lyon. Đã là tác giả của cỡ chừng 9 cuốn
sách
viết cho trẻ con, ông hứa với
những cô con gái của ông, sẽ viết nhiều hơn, về số phận của những đứa
trẻ tại
quê hương của ông.
Ông
mất ngày 11 Tháng Chạp 2003, để lại vợ và ba con.
Jennifer
Tran chuyển ngữ bài viết của Douglas Johnson
trên
tờ The Guardian, Monday
January 5, 2004
|