|
Kỷ niệm với
nhà thơ.
« II existe une
nostalgie sans rapport avec l'Histoire, que
nous ressentons tous, la mémoire émotionnelle d'un temps où nous étions
innocents. »
Kazuo Ishiguro: L'âge de la nostalgie.
Có một thứ
hoài nhớ chẳng mắc mớ gì tới Lịch Sử, mà tất cả chúng ta đều
cảm thấy.
Nó là chút bồi
hồi về một thời chúng ta đều ngốc ngếch, những chàng gà trống 'e đến
trăm năm vưỡn trẻ thơ'!
Câu trên của nhà văn gốc
Nhật Bản, viết văn bằng tiếng Anh, tác giả cuốn tiểu thuyết nổi tiếng
Tàn Ngày, áp dụng cho Thất Hiền và những năm tháng thời mới lớn
của đám chúng tôi, quả thật sướng!
Vào cái thời ngốc nghếch đó, Sài Gòn còn có xe thổ mộ, xe buýt vàng,
nhưng thường thường, Gấu sử dụng xe lô ca chân, đi từ hẻm Đội Có lên
Ngã Tư Phú Nhuận, rồi theo con đường bi giờ kêu là Phan Đăng Lưu [Chi
Lăng, hay Võ
Tánh, ngày xưa?] qua tới hẻm Đỗ Thành Nhân, Xóm Gà, phía sau Tòa Bố Gia
Định. Gặp bạn, lẽ tất nhiên! Và được bạn dẫn đi ăn phở, lẽ tất nhiên!
"Phở hồi đó ba
đồng một tô. Tiền ông Diệm, như sau này người dân Sài-gòn vẫn thường
xuýt xoa, tiếc nhớ một hoàng kim thời đại khi chưa nếm mùi Giải Phóng,
và tệ hơn, mùi Cộng Sản, thảm hơn nữa, Cộng Sản Bắc Việt. Những buổi
sáng hiếm hoi trong túi có mấy đồng bạc cắc bà Trẻ thương tình giấu
giếm cho, nhân bữa trước bán hết mấy món đồ xi cho mấy cô gái, mỗi lần
đi chợ Phú Nhuận, sau khi mua mớ rau, con cá, vẫn thường xúm quanh cái
mẹt của bà già Bắc Kỳ, mân mê chiếc vòng mã não, chiếc cà rá hình trái
tim, cây lược lưỡi liềm, tấm gương bầu dục phía sau có hình mấy nghệ sĩ
cải lương... tôi có cảm tưởng cả con hẻm, khu phố cũng xôn xao cùng tôi
qua những hương vị buổi sáng của nó: Tô phở nơi đình làng Phú Nhuận,
trong hơi phở có chút hiền từ của khói nhang, của những lời cầu khấn,
mấy bà mấy cô đi chợ tiện thể ghé đình lạy Phật và dùng điểm tâm. Dĩa
bánh ướt của cô gái trong xóm với đôi quang gánh lúc nào cũng lao về
phía trước, chỉ chậm lại nơi đầu con hẻm mươi, lăm phút rồi lại tất tả
chạy quanh xóm. Có bữa dù đã chạy vội từ nhà, khi ra tới nơi chỉ còn
kịp nhìn thấy một nửa bóng dáng cùng cử chỉ quen thuộc của cô còn nán
lại phía sau lưng đòn gánh. Khi đã đi làm, có lương tháng, có nhà ở, do
cơ quan cấp, bị dòng đời xô đẩy không cho ngoái cổ nhìn lại con hẻm
xưa, có những buổi sáng chạy xe vòng vòng đuổi theo dư âm ngày tháng
cũ, biết đâu còn sót lại qua dĩa bánh cuốn Thanh Trì, nơi con hẻm đường
Trần Khắc Chân, khu Tân Định. Thứ bánh cuốn mỏng tanh, không nhân, chấm
nước mắm nhĩ màu mật, cay xè vị ớt bột, kèm miếng đậu phụ nóng hổi, dòn
tan, miếng chả quế, giò lụa. Chủ nhật đổi món bún thang dậy mùi mắm
tôm, khi đã no nê vẫn còn thèm thuồng chút thơm tho của đôi ba giọt cà
cuống đầu tăm. Nhìn bước đi của thời gian, của thành phố trong cơn
tuyệt vọng chạy đua với chiến tranh, trong nỗi hối hả đi tìm ông chủ
đích thực, sau những ông chủ thuộc địa, thực dân cũ, thực dân mới...
cuối cùng khám phá ra đó chính là kẻ thù... "
Lần
Cuối Sài Gòn
Có lần ông
anh nói với ông
em, giá có thêm một bà chị hay một cô em, thì dzui biết mấy!
Theo nghĩa
đó, trong ba đứa
con trai, Thằng Gấu, thằng con nuôi, hóa ra lại.... sướng nhất!
Hai ông kia,
được hưởng sự thương yêu của bà mẹ - củ cà rốt - nhưng kèm
theo cây roi, cái gậy - sự răn đe, nghiêm trị, cứng rắn - của một bà mẹ
cộng thêm một ông bố đã khuất mặt.
Gấu bỗng nhớ
đến một câu than của đám con của một bà mẹ trong Đập Ngăn
Thái Bình Dương, khi bà mẹ mất. Ôi chao, quả núi khổng lồ che mặt trời
cho tụi mình vừa mất đi, đám tụi mình bây giờ mới hiểu, nắng cháy da
cháy thịt, là như thế nào!
Có thể bà cụ
Chất cũng là một mẫu bà mẹ như thế. Cụ nghiêm quá.
Chỉ bớt
nghiêm khi đối xử với thằng con nuôi.
Đây cũng là
phần thiệt thòi
của Gấu.
Theo nghĩa,
giả như cụ muốn nghiêm với Gấu, cũng không thể được!
Cuốn Đêm Hay
Ngày cũng là cuốn bà cụ Chất cùng đọc với thằng
Gấu, cùng một lúc với những cuốn như Bác Sĩ Zhivago, bản do Mặt Trận
Bảo Vệ Văn Hóa ấn hành. Những cuốn sách dịch của nhà xb Zhiên Hồng.
Đói như thế
đấy, than như thế đấy, [Cái nhà này, cứ ba tháng hè, là
lượng gạo tiêu thụ gấp hai gấp ba tháng thường, bà cụ Chất có lần than
thở, một cái rất ư là hài lòng, như vậy], nhưng Cụ không quên giáo dục
hai thằng con thứ, một con ruột, một con nuôi, dẫn chúng đi coi một
phim vừa mới chiếu, cho chúng tiền đi nghe hòa nhạc Jazz, [vé đâu có
rẻ!], và khi mấy thằng thi rớt Tú Tài 2, kỳ thứ nhất, Cụ nói với bà Th.
cho đi tắm biển Nha Trang, trước khi học thi kỳ 2.
Gấu còn nhớ,
lần đó, cụ phải trả giá vé xe lửa của Gấu bằng với giá
bình thường, vì Gấu làm mất thẻ học sinh!
Gấu không thể
nào quên, Cụ 'mắng:
Trước khi từ
biệt biển Nha
Trang, thì mày cũng phải tới lí nhí nói vài câu cám ơn Bà Th, má của Hà
Cóc
Khụ chứ, thằng cù lần Gấu kia!
Subject: Re: Chuc Mung Nam Moi
Date: Sun, 21
Jan 2001 16:24:20
From: "tam dzu"
To: nguyen.quoc
Chuc vo chong
Tru mot nam moi nhu y.
Tam
Bức email sau
cùng. NQT
Người gọi điện
thoại báo tin cho Gấu biết, là Minh Ngọc. "Anh biết tin
anh TTTmất chưa? Em mới đọc Gió O, vội gọi điện cho anh. Anh có số
điện thoại gia đình anh Thanh Tâm Tuyền không?". "Không, nhưng tôi
có của em anh Tâm..."
Gọi, mấy đứa
nhỏ cho biết bố mẹ đã qua bên đó. Gọi, gặp Chất, Gấu còn
cố gặng hỏi, ở bên này, 'cái chết được báo trước', tại sao... Chất trả
lời, anh Tâm thì cậu biết đấy, có bao giờ chịu đi gặp bác sĩ, đi bệnh
viện check up bao giờ đâu....
Kỳ cục làm
sao, buông chiếc điện thoại, tôi bỗng nhớ tới cái chết của
thằng em trai. Khi nó đi, tôi cũng vẫn không tin, vô lý, vô lý... Nó
chưa gọi điện về nhà mà....
Bài viết về cuốn Bếp Lửa,
đăng trên Tập San Văn Chương, sau đăng lại trên Văn, có lẽ là bài viết
phê bình sau cùng của Gấu, và đúng như nhà thơ Joseph Huỳnh Văn đã từng
'tâm đắc', mi viết bài này không phải vì TTT, mà vì ta, bạn mi, Tổng
Thư Ký tờ TSVC!
Giả như ta
không lo tờ báo, chắc gì mi đã viết?
Đúng như thế.
Lúc đó, HV biết, Gấu quá chán văn chương, lại càng chán
phê bình!
Đó là lúc Gấu
đang 'tu thiền' cùng Cô Ba!
Thời gian tu
thiền quá kéo dài. Không chỉ chẳng màng viết, mà còn chẳng
màng đọc. Chẳng màng nghe.
Bởi vậy, chỉ
tới khi đi tù VC, Gấu mới được nghe những bài, thí dụ như
Ngày Mai Đi Nhận Xác Chồng của PD, phổ thơ của bà chị, hay em gái nhà
thơ Vương
Đức Lệ. [Lê Đức Vượng?], hình như vậy.
Bài Tự Trào
của TTT, cho đến bây giờ, Gấu mới được đọc, trên tờ Thế Kỷ
21, số tưởng niệm ông. Và nhân đó, mới biết nhà thơ đã từng được bà con
ngoài Bắc dặn dò, nhớ để râu!
Gấu cũng đã
từng được dặn dò như vậy, qua bà Trẻ của Gấu. Tuy hơi khác:
Nhà mày, đàn ông con trai có số chết trẻ. Không chỉ chết trẻ, mà còn là
chết bất đắc kỳ tử. Và cũng chính Bà Trẻ Gấu đã bắt Gấu phải xé bỏ cái
đơn xin làm biên tập viên cảnh sát, vì nhà mày không có mả đánh người!
Chi tiết này
Gấu đã từng viết ra.
Khi biết tin
nha cảnh sát Gia Định cần
biên tập viên, tôi tới xin tờ đơn, điền ngay tại chỗ, đưa lại cho nhân
viên
trực, kèm bản sao mảnh bằng tú tài II, chắc như bắp sẽ được tuyển dụng.
Buổi chiều về khoe với Bà Trẻ, khi đó lo việc nuôi tôi. Bà trợn mắt,
mắng:
-Mai đến lấy
ngay lại cái đơn, xé bỏ! Đói thêm ít lâu chưa có chết. Nhà
mày không có mả đánh người!
Liệu liệu
mà viết
|