Nguyễn Quốc Trụ
phụ trách
TƯỞNG NIỆM
|
Riefenstahl,
nhà làm phim nổi tiếng, được vinh danh cũng dữ
và bị phỉ nhổ cũng chẳng thua, người được Hitler mê nhất, và có thể còn
là
người tình của ông trùm Phát Xít, sau một cuộc đời trải dài cả một thế
kỷ, đã
ra đi trong giấc ngủ, đêm Thứ Hai 8 tháng 9, tại một thành phố nhỏ ở
Bavaria,
thọ 101 tuổi. Sau chiến tranh, bà bị Đồng Minh nhốt vào nhà thương điên
gần bốn
năm."Tôi là một trong hàng triệu con người nghĩ rằng, Hitler có tất cả
những câu trả lời"... "Chúng tôi đã nhìn thấy những điều tốt. Chúng
tôi không hề biết, những điều xấu sẽ tới tiếp theo sau." Một vài phim
của
bà hiện vẫn còn bị cấm chiếu tại Đức, sợ khêu dậy phong trào Tân Phát
Xít, và
tro cốt của bà, tại Munich, hiện được rất nhiều cảnh sát canh giữ.
Tôi
sống những lên voi xuống chó, đủ cho ba kiếp người.
Năm
ngoái, 2002, một trong những cách Leni Riefenstahl ăn
mừng 100 tuổi của bà, là làm một cử chỉ đẹp, chưa ai làm được, vào tuổi
trăm
năm trong cõi người ta: cho trình chiếu cuốn phim tài liệu 45 phút, Ấn Tượng Dưới Nước [Underwater Impressions],
tuyển lựa những thước phim bà đã quay trong 30 năm trước đó.
Một
người đàn bà của những “độc nhất”: Người đàn bà độc nhất
hoàn tất một việc làm vĩ đại nhất trong đời mình, do mình chọn lựa, với
tất cả
sự hài lòng của mình. Và vì cái việc làm độc nhất mà bà hài lòng làm
đó, bà đã
được miêu tả như là nữ quỉ vương, kẻ lừa đảo, phân biệt chủng tộc
(racist), nạn
nhân của xã hội do người đàn ông làm chủ, một biểu tượng chiến thắng
của quan
niệm “nghệ thuật vị nghệ thuật”… Có lẽ không ai diễn tả hay nhất về bà,
như nhà
sử học về phim ảnh, Liam O’Leary, người đã “tổng hợp” những nghịch lý
trên đây,
qua câu nói: “Về mặt nghệ thuật, bà là một thiên tài, và về mặt chính
trị, một
con ngốc”.
Chính
trị, là những phim của bà về Đức Quốc Xã…
Trong
những cuốn phim của Leni Riefenstahl cũng như trong
những phim thời sự, được trình diễn trong mọi rạp hát nội địa, quần
chúng Đức
được dâng hiến những hình ảnh của chính họ, như những nhà lãnh đạo kêu
gọi: hãy
là như vậy. Chủ nghĩa phát xít sử dụng quyền năng nghệ thuật của quá
khứ – điều
mà Benjamin gọi là nghệ thuật hào quang, cộng thêm quyền năng được nhân
lên
nhiều lần của phương tiện truyền thông đại chúng mới mẻ thời kỳ hậu-hào
quang,
trên tất cả là phim ảnh, để tạo ra những công dân phát xít mới của nó.
Với
những người dân Đức bình thường, căn cước độc nhất đem trình diễn, cái
căn cước
từ trên màn ảnh chiếu xuống họ, là căn cước phát xít trong bộ đồ phát
xít, và
những dáng đứng phát xít, hoặc chế ngự hoặc tuân phục.
J.
M. Coetzee The Marvels of Walter Benjamin
Những kỳ tích về Walter
Benjamin.
|