Tribute to
NMC
Lịch sử bị
gián đoạn: sự sống sau cái chết thể xác trong tác phẩm hư cấu của miền
Nam Việt
Nam và các cộng đồng diasporic Việt (1)
Thú thực GCC
đọc bài này mà buồn cười quá.
Giá mà nó được
đăng ở một chỗ khác, thì chắc cũng đỡ buồn cười, nhưng lại được Sến Cô
Nương trịnh
trọng post trên "ừ hay không ừ" [contre & pro mà chẳng có nghĩa
là “ừ hay không ử” ư? Nên nhớ, một em mà "ừ", là vứt đi!] của Sến,
nên mới bõ công liếc mắt ngó.
Ngó rồi mới
hỡi ơi.
Cũng đầy ra rồi, và GCC
thì cũng đã từng lèm bèm đòi phen, và khi phải “giải mã”,
bèn bệ câu chuyện ngụ ngôn về một anh chàng nhà quê thấy mấy ông già vô
tiệm, cầm
lên cặp kiếng, và bèn đọc… sách, thế là anh nhà quê cũng bắt chước, vô
tiệm mua
kiếng và… đọc sách!
Tiếng Ăng Lê, của nguyên tác của bài viết này, thì có khác gì cặp
kiếng, dành cho mấy thứ đếch biết viết văn?
Hà, hà!
Đây là thứ văn
bản phải viết bằng tiếng mũi lõ, vì chỉ có cách đó, nó mới trở thành
văn chương!
Từ từ GCC sẽ
nêu ra những nhận định cà chớn của tác giả!
Hà, hà!
Nhà Văn
Nguyễn
Mạnh Côn, người tù bị bọn Cai Tù Việt Cộng bắt Chết vì Khát và Ðói
trong Trại
Tù Khổ Sai Xuyên Mộc.
CHOÉ vẽ. (2)
Trong ABC’s, entry “Sự độc ác”, Cruelty,
Milosz cho rằng, cái khuynh hướng khoái những
chuyện khôi hài độc địa, “ma-cạp” [macabre jokes], khôi hài đen, là
“đặc sản”,
characteristic, của giới trí thức Ba Lan, trong thế kỷ này.
Và ông giải thích, điều
này có thể là do những tai nạn lịch sử được ban cho phần đất này, của
Âu Châu,
Ui chao, ông
này cũng hơi bị méo mó, cứ cái gì xấu xa nhất là ban cho xứ của ông,
người của ông.
GCC sợ rằng,
những dòng trên có thể áp dụng cho đám tinh anh Bắc Kít.
Bạn không
tin, thử đọc, nào NHT, nào Sến, nào pro-Sến, anti-Sến của đám đàn em đệ
tử
& thù nghịch…
Bạn thử kiếm
cho GCC, chỉ 1 dòng thôi, được coi là “nhân hậu và cảm động” ở trong
cõi văn xứ
Bắc Kít?
Trong bài viết, Milosz nhớ
lại
một trong những cuốn phim của Sacha Guitry, mở ra bằng cảnh một chuỗi
quan
tài diễn hành, sau chót là một thằng cu tí, độc nhất sống sót trong gia
đình, và ông giải thích lý do:
Anh Cu Gấu,
thoát chết, là do quậy quá, bị phạt, bắt nhịn đói, trong khi “cả miền
đất”, bữa
cơm chiều hôm đó, [cái gì gì, “hoàng hôn của một miền đất”] ăn nấm độc
có tên là Cỏ Cụ Hồ [chữ của
Phan Khôi?], thế là đi tầu suốt tất tần tận Bắc Kít!
Hà, hà!
Duyên Anh: Đời lưu vong bi
kịch
Nhân đang nói về Ác Bắc
Kít, đọc bài này về Duyên Anh.
Tay này
viết nhảm quá, về những gì anh ta đếch có biết. DA theo như GCC được
biết, bị đấm
có mỗi 1 cú, mà như chính ông viết lại sau đó, của 1 thằng phải là võ
sĩ, may mà
ông nghiêng mặt đi được một chút, thành ra thoát chết.
Viết cái gì không biết thì đừng phóng đại, tưởng tượng. DA có
quá nhiều kẻ thù, thành thử khó mà biết ai đánh ông, đừng đổ vạ cho bất
cứ ai, đảng
phái nào.
Viết như thế, là độc giả nghi ngờ những dòng chân thật của bài viết.
Cái tít bài viết cũng hỏng. Bi kịch lưu vong, dẫu sao cũng đỡ
hơn bi kịch không lưu vong. Thí dụ thì đầy ra đấy. Cớm VC muốn bắt ai
thì bắt,
cả một đất nước thê thảm, thê thảm hơn nhiều, so với bi kịch lưu vong.
37 năm sau
30 Tháng Tư 1975, VC vẫn ngang nhiên bắt người, vẫn cho côn đồ giả danh
nhân dân,
bức xức đánh đập, làm nhục, bất cứ ai dám nói ngược lại VC; không chỉ
bất cứ
ai, mà bất cứ tập thể nào, kể cả tập thể những “VC hơn cả VC” - những
ông tướng
VC về hưu, thí dụ, vậy mà anh này vờ hết, chỉ nhắc tới vài trường hợp
lẻ tẻ,
khi đám kiêu binh VNCH còn đương thời.
Viết như thế, thì đúng là tự
mình làm nhục
ngòi viết của mình.
Trên TV hình
như có nhắc tới cú DA bị đánh, nhưng họa biến thành phúc, ông trở nên
khác hẳn,
sau đó. Nhân quả khó lường. Hình như ông còn cám ơn kẻ đánh ông nữa.
Ông đâu cần
anh nhóc VC viết báo Cớm VC giả đò“vinh danh” ông.
Hồi mới vô Sài
Gòn, GCC ở Khu Chợ Vườn Chuối, cũng đã từng đi vài đường cảm khái, khi
nhớ về bạn quí!
Nhưng
sau đó, ở
hẻm thì
nhiều.
Hẻm Đội Có, Hẻm Mả Đỏ, khu Phú Nhuận, hay Hẻm Xóm Gà, khu nhà
Bạn Chất…
và trong giấc mơ của GCC khi về già, chúng vẫn lâu lâu trở lại, với
dáng vẻ lầy
lội của chúng, những ngày mưa, và cùng với chúng, là hình ảnh những cô
gái, cầm
dép guốc trên tay, xắn cao quần, vượt hẻm, ra đến ngoài đường lớn, kiếm
1
cái vòi
nước công cộng, rửa sạch chân, và rồi thắng giày, dép, guốc cao gót.
Thế rồi
chiến tranh xẩy ra, những con hẻm ngày một lột xác, cùng với 1 số khuôn
mặt
thanh
niên biến mất: Hẻm càng canh tân bao nhiêu, chiến tranh càng leo thang
bấy nhiêu. Người chết tăng theo, và sự sa đọa tăng theo. Những cô gái
trong
xóm, GCC
gặp lại, ở snack bars, hoặc ở nghĩa địa, khi họ vô thăm viếng mộ
chồng,
con…
Nhìn Sài Gòn
xa hoa, lộng lẫy bây giờ, qua hình ảnh trên net, GCC nghĩ thầm,
không còn
chiến tranh, đâu còn người chết, thì cái gì đã mất?
Lòng tự hào
là 1 tên Mít của chúng ta.
Không phải
thứ tự hào đỉnh cao, đánh thắng hai thằng đầu sỏ… mà là tự hào bình
thường, như
mọi giống dân, được sinh ra ở trên đời này.
Lòng tự hào bình thường đó, chúng ta không còn.
GCC
không
tin là bây giờ còn có nhiều người tự hào mình là Mít.
Lũ khốn kiếp
VC lấy của dân Mít lòng tự hào.
Cái tên VC nằm
vùng viết bài này, hắn ta biết rất rõ, cả hai chế độ. Vậy mà vẫn trâng
tráo viết
như trên.
Bi kịch lưu vong.
1958. Học
xong Trung học tôi thi vô Trường Quốc Gia Bưu Điện vừa mới được thành
lập sau một
năm lân la làm quen cái không khí đầy nao nức của tương lai như đang
giục giã ở
ngay đầu ngã tư của cuộc đời, ở đại giảng đường Đại Học Khoa Học. Bạn
thử tưởng
tượng một học sinh nghèo, sống chui rúc ở cuối con hẻm Đội Có, Phú
Nhuận, nơi
đám người nghèo khổ bám quanh thành phố, khi chiến tranh chưa dồn dập
đem những
tiện nghi đến tận giường ngủ, xó bếp, rồi lấy đi một số người thân,
quanh năm
chỉ biết xài đèn dầu, uống nước giếng. Đám thanh niên, ngoài những lúc
tự an ủi
lẫn nhau bằng những mối tình tưởng tượng, bằng những tiếng hát nhái
theo giọng
Út Trà Ôn, Trần Văn Trạch quanh cây đàn ghi ta bên cạnh giếng nước, vào
những
lúc con xóm sau một ngày mệt lả, mặc tình cho bóng đêm và muỗi đói hành
hạ; buổi
sáng chỉ còn cách kéo nhau ra mấy dẫy nhà lụp xụp, mặc tình ngắm nghía
mấy cô
gái họ vẫn thường trầm trồ, mỗi lần thoáng thấy bóng. Các cô lúc này
xắn quần
cao, thoăn thoắt giữa đám rau muống xanh um phủ kín mấy vũng nước đen
ngòm, nguồn
lợi thứ nhì sau mấy ao cá, một nơi chốn hẹn hò khác nữa của các cô cậu
choai
choai, và của đám con nít; bỗng một ngày đẹp trời, thấy như Alice lạc
vào xứ thần
tiên, lạc vào trường Đại Học Khoa Học.
Phở hồi đó
ba đồng một tô. Tiền ông Diệm, như sau này người dân Sài-gòn vẫn thường
xuýt
xoa, tiếc nhớ một hoàng kim thời đại khi chưa nếm mùi Giải Phóng, và tệ
hơn,
mùi Cộng Sản, thảm hơn nữa, Cộng Sản Bắc Việt. Những buổi sáng hiếm hoi
trong
túi có mấy đồng bạc cắc bà Trẻ thương tình giấu giếm cho, nhân bữa
trước bán hết
mấy món đồ xi cho mấy cô gái, mỗi lần đi chợ Phú Nhuận, sau khi mua mớ
rau, con
cá, vẫn thường xúm quanh cái mẹt của bà già Bắc Kỳ, mân mê chiếc vòng
mã não,
chiếc cà rá hình trái tim, cây lược lưỡi liềm, tấm gương bầu dục phía
sau có
hình mấy nghệ sĩ cải lương... tôi có cảm tưởng cả con hẻm, khu phố cũng
xôn xao
cùng tôi qua những hương vị buổi sáng của nó: Tô phở nơi đình làng Phú
Nhuận,
trong hơi phở có chút hiền từ của khói nhang, của những lời cầu khấn,
mấy bà mấy
cô đi chợ tiện thể ghé đình lạy Phật và dùng điểm tâm. Dĩa bánh ướt của
cô gái
trong xóm với đôi quang gánh lúc nào cũng lao về phía trước, chỉ chậm
lại nơi đầu
con hẻm mươi, lăm phút rồi lại tất tả chạy quanh xóm. Có bữa dù đã chạy
vội từ
nhà, khi ra tới nơi chỉ còn kịp nhìn thấy một nửa bóng dáng cùng cử chỉ
quen
thuộc của cô còn nán lại phía sau lưng đòn gánh. Khi đã đi làm, có
lương tháng,
có nhà ở, do cơ quan cấp, bị dòng đời xô đẩy không cho ngoái cổ nhìn
lại con hẻm
xưa, có những buổi sáng chạy xe vòng vòng đuổi theo dư âm ngày tháng
cũ, biết
đâu còn sót lại qua dĩa bánh cuốn Thanh Trì, nơi con hẻm đường Trần
Khắc Chân,
khu Tân Định. Thứ bánh cuốn mỏng tanh, không nhân, chấm nước mắm nhĩ
màu mật,
cay xè vị ớt bột, kèm miếng đậu phụ nóng hổi, dòn tan, miếng chả quế,
giò lụa.
Chủ nhật đổi món bún thang dậy mùi mắm tôm, khi đã no nê vẫn còn thèm
thuồng
chút thơm tho của đôi ba giọt cà cuống đầu tăm. Nhìn bước đi của thời
gian, của
thành phố trong cơn tuyệt vọng chạy đua với chiến tranh, trong nỗi hối
hả đi
tìm ông chủ đích thực, sau những ông chủ thuộc địa, thực dân cũ, thực
dân mới...
cuối cùng khám phá ra đó chính là kẻ thù... Nhìn bước đi thời gian trên
khuôn mặt
xinh tươi của mấy cô con gái bà chủ tiệm, mới ngày nào còn tranh giành
đồ chơi,
còn tị nạnh đùn đẩy nhau trong việc phục vụ khách, bây giờ đã biết đỏ
mặt trước
mấy cậu thanh niên. Tự nhủ thầm hay là tới 79 đợi một tô phở đặc biệt
sau khi
len lỏi qua các dẫy bàn chật cứng thực khách, cố tìm một cái ghế trống.
Hay tới
quán bà Ba Bủng để rồi lưỡng lự, giữa một tô bún ốc; cố tìm lại hình
bóng con ốc
nhồi ngày xưa, tại một vùng quê của xứ Bắc Kỳ xa lơ xa lắc, chỉ muốn
quên đi,
chỉ muốn chối từ nhưng cuối cùng khám phá ra, trong đáy sâu âm u của
tâm hồn, của
tiềm thức, của quá khứ, hiện tại, tương lai, của hy vọng, thất vọng,
của hạnh
phúc, khổ đau... vẫn có một con ốc nhồi ẩn náu dưới mớ bèo trên mặt ao
đầy
váng; giữa một tô bún riêu, hay một tô bún chả thơm phức vẫn còn chút
dư vị chợ
Đồng Xuân, mới ngày nào được về Hà-nội ăn học. Ôi tất cả, chỉ vì thèm
nghe cho
được cái âm thanh ấm áp của mấy đồng bạc cắc reo vui suốt con hẻm Đội
Có, Bà Trẻ
cho, ngày nào, ngày nào...
Note:
Đoạn
văn trên, GCC viết khi ở Trại Tị Nạn Thái Lan, gửi đăng ở 1 tờ báo ở
Canada,
làm “tài liệu khi đi thanh lọc”.