Nén
nhang muộn
cho Nguyễn Khải
“Mọi phê bình
phải được đi trước bằng một phê bình tôn giáo”, “Toute critique doit
être précédée
d’une critique de la religion”. Marx phán [trong Crit. de la Phil. Du
Droit de
Hegel, Henri Lefebvre trích dẫn trong Duy vật biện chứng. Le
Matérialisme dialectique, tr. 53].
Câu trên có
thể áp dụng vào trường hợp Nguyễn Khải.
Ðọc NK là phải đọc trong
cái tinh thần đó,
đúng như ý của ông, trong 1 bài viết có tính tự kiểm, (1) không có
Ðảng là
tôi đã
trở thành 1 vị linh mục, khi ông nhớ lại một lần tà tà đi mua thuốc lá
tại một
cái quầy chắc là gần Nhà Chung Hà Nội, và vị chủ quán đã lầm ông với 1
vị linh
mục.
Hai cú đánh khủng khiếp trong đời NK, là đánh vào mật khu Ky Tô ở đất
Bắc
là Phát Diệm, và những tác phẩm viết về nó, khi ông được Ðảng tin cậy
vì đã chọn
Ðảng, thay vì Nhà Thờ, những ngày sau 1954, sau khi một nửa đất nước
thuộc VC.
Cú thứ nhì là sau 30 Tháng Tư, đánh vào mật khu Cao Ðài, Tây Ninh.
Nên nhớ, lại
nên nhớ, gốc gác của NK, là con quan, thuộc dòng thứ, và suốt đời ông
bị mặc cảm
bị bố bỏ rơi, nên đành chọn Ðảng. Ðó là cái thế 3 ngôi trong đời ông:
Bố Bắc Kít,
Ðảng VC, và Chúa Ky Tô [theo trật tự đại khái!]
(1)
Tôi cô độc bẩm
sinh. Nếu không có cách mạng, chắc tôi là tu sĩ. Một lần tôi đến tìm
ông cha
tìm hiểu về Vatican 2 để viết sách tôn giáo. Trong lúc chờ, tôi ra mua
thuốc
lá. Người bán thuốc nhìn tôi hỏi: "Cha mua loại nào? Con biếu cha bao
diêm". Chắc mặt tôi giống linh mục.
[NK trả lời
phỏng vấn, NGUYỄN THỊ NGỌC HẢI thực hiện, Tuổi
Trẻ online]
Bây giờ chúng
ta có thể hình dung ra được, đi tìm cái tôi đã mất của NK, là đi tìm
một "cái tôi
thần học", qua hình dáng nhập thế của 1 vì linh mục. Hai cú đánh vô tôn
giáo của
NK, là hai cú thất bại, có thể cuối đời ông ngộ ra điều này. Ông bị ông
Bố Bắc
Kít bỏ vô Nam, Chúa bỏ vô Nam, và đành chọn Ðảng. Nhưng Ðảng cũng chỉ
coi ông
là 1 thứ
con rơi, con hoang, không thuộc giai cấp bần cố nông [đọc những gì ông
cà khịa với đám nhà văn được Ðảng tin cậy,
thuộc loại
nồng cốt, chúng viết như kít, có đứa nào bằng tôi đâu!]. Ðó là bi kịch
của nhà
văn NK.
Ông chưa từng
viết về con người, mà là về “một thứ con người” nào đó, “một thứ nhân
danh con
người” nào đó.
NK làm Gấu
nhớ tới Graham Greene, nhất là, câu phán nổi tiếng của ông, nhớ đại
khái: Suốt
đời tôi đi tìm một đấng Thượng Ðế để cho Con Quỉ ở trong tôi uýnh lộn
với ông
ta!
Ðây cũng là
bi kịch của NK, nhưng ở tầm mức thấp hơn, một phần có thể là do mặc cảm
bị bỏ
rơi của NK mà ra. Greene thanh thản hơn, theo nghĩa, bi kịch của ông là
của
chung con người.
Văn của NK độc. Và rất
giống văn VP. Ðiều này do NMG nhận ra, không
phải Gấu.
Ông còn cho biết, hai đấng rất quí tài, và độc, của nhau. Ðiều này thì
NMG,
trong 1 lần đi tour văn học ở trong nước, có tuyên bố.
Nhân vật của
NK hình như không có 1 tay nào lâm vào đường tự tìm cái chết như của
Greene.
Cũng không
phải tự nhiên mà NK viết về PXA, qua nhân vật Quân, trong Thời gian của người.
Tuy nhiên
cái chết ngắc ngoải, không làm sao đi được của PXA ở ngoài đời, NK
không làm sao
tiên tri ra được!
Gấu đã từng
có vinh dự được “nhìn thấy” nhà văn Nguyễn Khải, thời gian lui tới nhà
xb Văn Học,
bộ phận phía Nam, khi nhà này tính tái bản cuốn Mặt Trời Vẫn Mọc bản
dịch của NQT
trước 1975.
Tạ Duy Anh, người dám “bước qua
lời nguyền” viết về Nguyễn Khải:
Nguyễn Khải, một người được
theo nghiệp đèn sách từ bé, không thể
không biết thực tế đó. Bài học về Cải cách ruộng đất, về nhóm Nhân Văn
Giai
Phẩm… buộc ông phải nhớ lại lịch sử. Và vì thế, giống như số đông những
người
được coi là trí thức cùng thời ông ở đất nước này (chỉ tính riêng miền
Bắc, vì
trí thức miền Nam có một số phận riêng), ông đã tìm thấy lý do vô cùng
chính
đáng để vờ quên bản thân mình, đó là lý tưởng vì tổ quốc, vì chủ nghĩa
xã hội.
Lý tưởng đó không hề xấu và không hề ít tính chất thiêng liêng, nếu
người tin
theo nó thật lòng. Nó chỉ đáng trách với những kẻ vờ vịt. Mà những kẻ
đó phần
lớn lại rơi vào thành phần trí thức. Bi kịch mang màu sắc hài kịch của
trí thức
Việt (tất nhiên không tính bọn giả danh trí thức), từ cổ chí kim, chính
là luôn
phải vờ vịt. Vờ vịt, tức là biết rõ nó không phải vậy, nhưng lại cứ
phải làm ra
rằng mình hiểu nó như vậy. Vờ trung thành, vờ kính trọng, vờ cúc cung
tận tụy,
vờ khép mình, vờ lắng nghe, vờ chăm chỉ, vờ ngoan ngoãn, vờ ca ngợi, vờ
thán
phục, vờ yêu… và những thứ vờ vĩnh ấy có thể làm bất cứ lúc nào, bất cứ
chỗ
nào, làm bao nhiêu cũng không sao ngoại trừ chỉ có lợi. Riêng một thứ
không hề
vờ, ấy là sự khinh ghét, thì phải nén lại, giấu thật kỹ kẻo hé ra có kẻ
biết là
tàn đời (mà kẻ rình rập để tố cáo, tâng công thì nhiều như ruồi, ngay
trong
giới trí thức); phải luôn tìm cách nhồi nó xuống, nuốt thật sâu, quên
đi được
thì càng phúc. Còn sống là còn phải quên. Chờ đến ngày sắp lìa đời, nếu
còn
lòng tự trọng, còn thấy hổ thẹn thì viết nó ra để thanh minh và sám hối.
TDA
Ðọc như thế
là chưa nhìn ra thế 3 ngôi [Bố Bắc Kít, Ðảng VC, Chúa Ky Tô], ở Nguyễn
Khải,
và, “có một liên hệ tam giác giữa nhà văn
Nga, độc giả
của người đó, và sự hiện diện đâu đâu cũng có của nhà nước, cả ba quyện
vào
nhau, trong một sự đồng lõa quyết định”, như Steiner viết, trong
UNDER EASTERN EYES:
Lịch
sử Nga là một lịch sử của đau khổ và nhục nhã gần như không làm sao
hiểu được,
hay, chấp nhận được. Nhưng cả hai - quằn quại vì đau khổ, và ô nhục vì
hèn hạ -
nuôi dưỡng những cội rễ một viễn ảnh thiên sứ, một cảm quan về một cái
gì độc
nhất vô nhị, hay là sự phán quyết sáng ngời. Cảm quan này có thể chuyển
dịch
vào một thành ngữ “the Orthodox Slavophile”, với niềm tin của nó, là,
Nga là một
xứ sở thiêng liêng theo một nghĩa thật là cụ thể, chỉ có nó, không thể
có 1 xứ
nào khác, sẽ nhận được những bước chân đầu tiên của Chúa Ky Tô, khi
Người trở lại
với trần gian. Hay, nó cũng có thể được hoá thân vào trong chủ nghĩa
thế tục
thiên sứ [chúng ông đều là Phù Ðổng Thiên Vương cả đấy nhé, như anh VC
Trần Bạch
Ðằng đã từng thổi mấy đấng Bộ Ðội Cụ Hồ], với niềm tin, đòi hỏi sắt đá
của CS về
một xã hội tuyệt hảo, về một rạng đông thiên niên kỷ của một công lý
tuyệt đối
cho con người, và tất nhiên, tất cả đều bình đẳng, hết còn giai cấp.
Một cảm
quan chọn lựa thông qua khổ đau, vì khổ đau, là nét chung của cảm tính
Nga, với
thiên hình vạn trạng dạng thức của nó. Và điều đó còn có nghĩa, có một
liên hệ
tam giác giữa nhà văn Nga, độc giả của người đó, và sự hiện diện đâu
đâu cũng
có của nhà nước, cả ba quyện vào nhau, trong một sự đồng lõa quyết
định. Lần đầu
tiên tôi mơ hồ nhận ra mùi đồng lõa bộ ba này, lần viếng thăm Liên Xô,
đâu đó
sau khi Stalin chết. Những người mà tôi, hay một ai đó gặp, nói về cái
sự sống
sót của họ, với một sự ngỡ ngàng chết lặng, không một khách tham quan
nào thực
sự có thể chia sẻ, nhưng cũng cùng lúc đó, cùng trong giọng ngỡ ngàng
câm nín
đó, lại ló ra một hoài niệm, tiếc nuối rất ư là kỳ quái, rất ư là tế
vi. Dùng
cái từ “hoài niệm” này thì quả là quá lầm lẫn! Nhưng quả là như thế,
tếu thế! Họ
không quên những điều ghê rợn mà họ đã từng trải qua, nhưng họ lại xuýt
xoa, ui
chao, may quá, những điều ghê rợn đó, chúng tôi được Ðại Ác Nhân ban
cho, được
một Hùm Xám thứ thiệt ban cho, chứ không phải đồ gà chết! Và họ gợi ý
rằng, chỉ
cái sự kiện sống sót tại Nga dưới thời Xì Ta Lin, hay dưới thời Ivan
Bạo Chúa
là một bằng chứng hiển nhiên về nguy nga tận thế hay về lạ kỳ sáng tạo
của số mệnh,
Cuộc bàn luận giữa chính họ với sự ghê rợn thì mang tính nội tại, riêng
tư, cá
nhân. Người ngoài, nghe lén được thì chỉ biểu lộ sự rẻ rúng, hay đáp
ứng bằng 1
thái độ sẵn sàng, dễ dãi.
Những đại văn hào Nga là như thế đó. Sự kêu gào tự do của họ, sự rất ư
bực mình
của họ trước cái lương tâm ù lì của Tây Phương, thì rất ư là rền rĩ và
rất ư là
chân thực. Nhưng họ không chờ đợi được lắng nghe hay được đáp ứng bằng
một thái
độ thẳng thừng, ngay bong. Những giải pháp thì chỉ có thể có được, từ
phía bên
trong, theo kiểu nội ứng với những chiều hướng thuần sắc tộc và tiên
tri. Nhà
thơ Nga sẽ thù ghét tên kiểm duyệt, khinh miệt lũ chó săn, đám côn đồ
cảnh sát
truy nã anh ta. Nhưng anh ta sẽ chọn thế đứng với chúng, trong 1 liên
hệ có
tính cần thiết nhức nhối, cho dù đó là do giận dữ, hay là do thông cảm.
Cái sự
kiêu ngạo nguy hiểm, rằng có một mối giao hảo theo kiểu nam châm hút
lẫn nhau
giữa kẻ tra tấn và nạn nhân, một quan niệm như thế thì quá tổng quát,
để mà xác
định tính chất của bàu khí linh văn Nga. Nhưng nó gần gụi hơn, so với
sự ngây
thơ tự do. Và nó giúp chúng ta giải thích, tại sao cái số mệnh tệ hại
nhất
giáng xuống đầu một nhà văn Nga, thì không phải là cầm tù, hay, ngay cả
cái chết,
nhưng mà là lưu vong qua Tây Phương, một chốn u u minh minh rất dễ tiêu
trầm,
may lắm thì mới có được sự sống sót.
Với
đám cầm bút Bắc Kít, vấn nạn nghiêm trọng hơn nhiều.
Hơn cả “Dưới cái nhìn Ðông Phương” của Steiner!
Ðằng sau tất cả những cay đắng nhục nhã như thế, là giấc mộng
thống nhất đất
nước.
Giấc mơ đẹp nhất của giống Mít.
Nén nhang muộn
cho Nguyễn Khải
Sunday, July
17, 2011
Tạ Duy Anh
Cho đến khi
Nguyễn Khải từ giã cõi đời, tôi chỉ nhìn thấy ông một lần và gặp ông
một lần
nhưng chưa bao giờ quen ông. Lần nhìn thấy ông là khi tôi còn ở Trường
Viết văn
Nguyễn Du. Tôi nhớ trong đám quan khách đến dự cuộc hội thảo gì đó do
nhà trường
tổ chức, có một người từ đầu đến cuối hầu như không muốn nói, đến dự vì
nể
nang, bất đắc dĩ, không tiện từ chối. Ở chỗ nào ông cũng như muốn lẩn
mình vào
trong đám đông nhưng thỉnh thoảng cứ phải gượng gạo cười, gật đầu đáp
lại lời
chào, gượng gạo chìa tay với ai đó. Đến bữa trưa, mọi người tự phục vụ.
Nhà văn
Nguyễn Trí Huân bất ngờ vỗ vào vai tôi và chỉ về phía người mà tôi vừa
kể, đang
kẹp chiếc cặp trên nách nên phải nghiêng người xuống hứng cốc bia hơi
cũng do
ông tự vặn vòi, bảo: “Chú nên ra chào bác Nguyễn Khải một câu và lấy
cho bác ấy
cốc bia”. Đáp lại Nguyễn Trí Huân, tôi chỉ đứng im nhìn để tự nhủ lòng
mình rằng,
vậy ra đó chính là Nguyễn Khải. Tôi bỗng muốn bật cười, mặc dù nếu làm
thế thì
là bất nhã. Nhưng đúng là tôi không kìm được và không sao hiểu nổi phản
ứng đó
của mình. Tại sao tôi lại buồn cười khi nhìn thấy ông nhà văn nổi tiếng
suốt mấy
chục năm – từ khi tôi chưa đẻ, mà không lon ton chạy ra đỡ cốc xin được
lấy bia
rồi bưng cho ông ta bằng vẻ xuýt xoa cầu thân, bằng bộ mặt rạng rỡ hạnh
phúc vì
được làm quen với bậc trưởng lão trong làng văn, như đa số người cầm
bút thế hệ
tôi lúc bấy giờ sẽ làm thế? Đó chả là một vinh hạnh lớn lắm ư?
Biết đâu ông
ấy hạ cố ban cho lời khen rơi khen vãi, bằng độ bao diêm thôi trên báo
Văn nghệ,
là có thể thành danh như khối trường hợp đã xảy ra? Chính mắt tôi từng
chứng kiến
một ông nhà thơ, bất chấp mưa bão khiến toàn thân ướt như chuột lột,
khom người
móc từ trong bụng ra tập thơ bọc mấy lần ni lông run run dâng lên một
nhà phê
bình ngồi như con Linh Miêu trong bức tranh “Đám cưới chuột”, giọng
nịnh bợ thảm
hại: “Biếu anh và xin anh cho vài nhời”. Nhà phê bình kia so với Nguyễn
Khải,
chỉ là gã tiểu tốt vô danh, mà còn được trọng vọng đến vậy huống hồ
Nguyễn Khải?
Vài nhời của bậc “trưởng lão” đôi khi đủ là vốn liếng bằng vàng với
người mới
vào nghề để anh ta có cơ hội được ai đó nhắc tới ngay cả khi sau đó anh
ta chết
ngóm. Trong nghề viết lách, chưa có tí danh, dù là danh bèo danh bọt
thì còn hận
lắm. Lại có ông nhà thơ khác bỏ ra cả chục triệu đồng, móc của vợ, của
bạn bè
và của Nhà nước để thuê người mông má, quyết “hữu danh” bằng được. Đằng
này chả
mất gì cả, nếu có khom người tí chút, thì chỉ riêng chênh lệch về tuổi
tác cũng
không sợ bị ai đó xét nét. Mà cơ hội để được tiếp cận với các “đại bút”
đâu phải
lúc nào cũng sẵn! Vậy mà tôi nhớ lại lúc đó, sau khi nghe nhà văn
Nguyễn Trí
Huân nói vậy và sau khi biết đó là Nguyễn Khải, tôi đã nghĩ như thế
này: “Việc
quái gì mình phải làm quen với một kẻ cả đời xu nịnh, cả đời uốn lưng,
uốn ngòi
bút để đổi lấy chút danh vọng hão huyền và sự yên thân trong khi ông ta
biết thừa
điều đó là hèn mạt”. Tôi đã nghĩ như vậy, mọi người có thể cho tôi là
ngạo mạn,
thậm chí xấc láo nữa. Tôi không chối cãi. Nhưng thái độ đó của tôi là
phản ứng
giận dữ đối với một người tôi phải học ra rả suốt cả thời trẻ những
điều ông ta
viết, đã làm tổn thương niềm tin của tôi. Tôi càng không chấp nhận một
người
như ông mà luôn đem cái nhát, cái sợ của mình ra thanh minh cho việc
phải viết
những trang văn tô hồng hiện thực, minh họa chính sách một cách sống
sượng. Khi
ông tin vào điều mình viết thì thôi có thể bỏ qua. Nhưng khi ông cặm
cụi nặn ra
những lời ca ngợi cái thứ chính ông cũng ớn đến mang tai, thì không thể
chấp nhận
được. Rất nhiều lần ông nói xa xôi là ông phải viết vì sinh nhai, có ý
thanh
minh cho mình như vậy. Ai có thể tin và thông cảm, riêng tôi thì không
tin lý
do đó và cũng không chấp nhận lời thanh minh. Nếu không thích thì có ai
bắt ông
phải viết đâu. Không in được tác phẩm thì với lương bổng của ông đâu đã
đến mức
chết đói như nhiều nhà văn không may khác. Đã thế, bằng việc làm, ông
lại chứng
tỏ ngược lại, tức là ông cho mọi người thấy ông viết như chắt ra từ tim
óc.
Đó là khi
tôi đọc được ở đâu đó bài bút ký ông kể rằng, chuyến đi Hưng Yên lần
ấy, thắng
lợi lớn nhất là ông tìm lại được cuốn truyện vừa có tên là Chủ tịch
huyện trong
một thư viện xã, cuốn truyện in cách nay đã mấy chục năm. Giá kể tôi
chưa phải
đọc cuốn truyện đó. Giá mà suốt thời học sinh tôi không phải ra rả học
Hãy đi
xa hơn nữa (ngay từ cái tên đã đầy tính xu thời chính trị) thì tôi quá
lắm là
thở dài theo nỗi buồn của người viết về thời thế. Nhưng trời ạ, đáng lẽ
ông phải
xé tan cái cuốn sách ấy đi mới phải chứ, coi nó như đứa con bị cưỡng
hiếp mà có
nên dị dạng cả về thân xác lần tinh thần, ông phải cảm thấy xấu hổ vì
mình đã từng
viết như vậy chứ. Ừ thì thời thế đôi khi cũng khó cưỡng. Nhưng ông thừa
biết cuốn
sách đó vô giá trị toàn diện, nói dối toàn diện chỉ để kiếm cơm và
chứng tỏ lập
trường thôi. Nó là bản minh họa khá thô thiển một chính sách hoang
tưởng và bất
nhân làm nông thôn bị bần cùng hóa. Nó tô son trát phấn cho những bộ
mặt lem luốc,
những nhân cách lem luốc, những cuộc đời lem luốc. Nó biến đen thành
trắng,
đánh lộn sòng giữa cái muôn đời và cái chốc lát… Ông thừa biết rằng,
chỉ có thể
chiêu tuyết những oan ức của người nông dân bằng cách treo cổ những
điều sằng bậy
do mình viết, những điều mà vì thế họ không ngóc đầu dậy được. Vậy mà
ông lại vẫn
lấy làm sung sướng, hãnh diện khi tìm lại được nó, cái thứ của tội nợ
đó. Phản ứng
thái quá của tôi còn do cả việc ông thay đổi quan điểm – một điều không
thể hiểu
nổi đối với một nhà văn như ông – trong một số sự kiện liên quan đến
văn học,
mà lý do chỉ vì ông là Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn. Không biết
với một
người như ông thì cái chức Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn quan trọng
ở chỗ
nào. Có thể với ai đó, thậm chí là đa số trường hợp, cần cái chức vụ
bèo bọt đó
để tiến thân và hữu danh, kiếm bổng lộc, chứ ông đâu có cần. Ông không
cần phải
là Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn mới được biết đến. Tạng như ông
cũng chả
kiếm chác được gì ở cái chức đó. Đành rằng tôi từng thấy cái chức đó
ghê gớm với
ngay cả một nhà văn đinh ninh rằng mình là cây đa, cây đề. Trước đại
hội lần thứ
V Hội Nhà văn Việt Nam, ông ta muốn được tiếp tục làm Ủy viên Ban chấp
hành Hội
thêm khóa nữa và vì thế ông viết một bài thống thiết kêu gọi Đảng ở đâu
hãy nắm
ngay lấy chúng tôi, đừng để các thế lực khác họ nhanh tay hơn. Ông muốn
chứng tỏ,
nếu có ông trong Ban chấp hành Hội Nhà văn thì Đảng cứ việc kê cao đầu
mà ngủ kỹ,
không phải bận tâm đến cái lũ văn nghệ sỹ nữa. Hạ mình đến thế cơ mà.
Tự biến
mình thành một thứ công cụ rẻ mạt, một kẻ gác cổng, hẳn cái mà ông ta
muốn được
bù trì phải hấp dẫn lắm. Sự thật thì khối kẻ, từ một hòn đất, chỉ cần
là Ủy
viên Ban chấp hành, lập tức thành bức tượng, có thể lăng xăng đi lại ở
những hội
nghị lớn, về các địa phương với tư cách người của Trung ương, lên tiếng
dạy bảo
người này người khác, là nơi cầu cạnh, xin xỏ của biết bao người thập
thò muốn
vào Hội, muốn được giải này giải nọ để làm vốn kiếm ăn với địa phương,
tức là có
thể ban cho người này người kia những thứ làm đổi đời họ... và dù thế
nào, dù
có là cục đất, thì Ủy viên Ban chấp hành cũng mặc nhiên thành người nổi
tiếng
trong giới, ít nhất cũng vài ba năm. Tôi cam đoan Nguyễn Khải biết điều
đó,
nhưng tuyệt không phải vì những thứ đó mà ông cứ phải là Ủy viên Ban
chấp hành
Hội Nhà văn. Vậy thì ông hành động không như ông nghĩ vì cái gì? Tôi
thật sự
không thể hiểu nổi và không chấp nhận.
Bây giờ tôi
xin kể về lần thứ hai gặp ông. Đó là vào khoảng năm 2003, ông ra Hà Nội
và ghé
vào nhà xuất bản chơi với Nguyễn Khắc Trường. Khi đó cả ông và tôi đều
đang là
nạn nhân của một vụ cấm đoán miệng, khiến Thượng đế thì cười đắp chăn
gần một
năm và chỉ được phát hành sau khi nhà xuất bản xé đi đoạn ông kể về quá
trình
ông làm “nghị gật”, còn Đi tìm nhân vật trót phát hành rồi thì không
được tái bản,
không được bất cứ báo nào có lời giới thiệu, bất kể là khen hay chê… và
tất cả
đều do truyền đạt miệng, không chính thức! Chính nhờ đọc Thượng đế thì
cười mà
tôi đã bớt cay nghiệt hơn khi nghĩ về ông. Nói thật ra, nếu cuốn sách
không bị
cấm thì nó cũng sẽ bị quên lãng ngay. Bởi người đọc nó là những người
hiếu kỳ,
muốn thoả mãn nỗi ấm ức bị bưng bít thông tin hơn là nhu cầu thưởng
thức nghệ
thuật. Nhưng cái được lớn nhất là lần đầu tiên ông dám sòng phẳng với
chính
mình. Ông đã dám nói ra một số sự thật liên quan đến việc viết lách,
đến những
trang văn nhem nhuốc viết theo đơn đặt hàng, đến cái danh hão mình đang
mang.
Phải ở một tầm nào đó mới có đủ khả năng tự giễu cợt mình, giễu luôn cả
cái thứ
gọi là văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa chết đồng loạt trên toàn hệ
thống;
ông đã dám công khai xin lỗi nhà văn Vũ Bão - một việc tưởng đơn giản
nhưng
không phải ai cũng làm được như ông đã làm. Tuy vậy cái không được là
ông vẫn
ra sức thanh minh cho mình. Vì ông có tài nên cái sự thanh minh nhiều
khi cũng
rất tinh vi. Một cuốn hồi ký, tự truyện mà nhân vật xưng tôi chỉ tìm
cách thanh
minh thì chứng tỏ tầm cỡ của người viết chưa thật lớn, chưa thật sự bị
thúc
bách bởi lương tri mà ngồi xuống bàn viết, chẳng qua sám hối chỉ là
miễn cưỡng
hoặc làm phép. Mà điều đó thì tôi cũng không chấp nhận. Vì thế, khi ông
sang
phòng văn học trong nước, tôi vẫn cắm cúi làm việc mà không ngẩng lên.
Không biết
vô tình hay cố ý, ông ngồi đúng vào chiếc ghế đối diện với bàn làm việc
của
tôi. Trước đó tôi biết ông khen tôi trên tờ báo nào đó. Nhưng điều đó
không thể
khiến tôi động lòng. Vì thế tôi chỉ miễn cưỡng gật đầu chào ông như
chào bất cứ
ai bước vào phòng. Tuy vậy trong câu chuyện với một chị bạn đồng
nghiệp, nhân
chuyện gì đó, ông lại nhắc đến tên tôi. Tôi còn ghi dấu nụ cười của ông
cùng với
cái nhìn nhanh về phía tôi. Đó là một nụ cười đầy thiện tâm, nụ cười
của người
đã ngộ ra nhiều thứ, muốn dàn hoà với cả thế giới, nụ cười cầu mong sự
tha thứ
của người đời và mình cũng muốn tha thứ hết cho những gì người đời gây
đau khổ
cho mình. Tôi còn kịp quan sát đến thế đủ hiểu tôi đã đối diện với ông
không chỉ
trong chốc lát. Tôi biết rằng, chỉ cần tôi cất lời: “Cháu chào chú
Nguyễn Khải”
là ông sẽ quay hẳn sang nói chuyện với tôi. Nhưng vì tôi đã cố chấp, vì
tôi còn
thiếu từng trải, thiếu tài năng, tức là còn nhỏ bé… nên đáng lẽ làm vậy
thì tôi
lại lấy cớ có việc gì đó để đi ra ngoài. Ông là người nhạy cảm nên hiểu
rõ hành
động ấy của tôi là gì. Nhưng ông vẫn thản nhiên ngồi lại, như một người
già
không chấp thằng trẻ ranh trái tính thành ra hỗn. Tôi chả có việc gì cả
nên đứng
đọc báo ở bàn tiếp khách ngoài hành lang cho đến khi biết Nguyễn Khải
đã ra khỏi
phòng mới trở vào. Khi nghe Nguyễn Khải qua đời, quả thật có lúc tôi tự
lấy làm
tiếc cho mình đã thực sự bỏ lỡ một dịp quan trọng. Có thể không quan
trọng với
tôi nhưng quan trọng cho đời văn của tôi. Nhưng ý nghĩ đó cùng với sự
hối tiếc
chỉ thực sự khiến tôi day dứt khi đọc những dòng ông viết vào giây phút
cuối đời.
Mặc dù không định thanh minh cho Nguyễn Khải – vì tôi không có tư cách
gì để
làm điều đó và ông cũng không khiến – nhưng đã có ít nhất một đêm tôi
mất ngủ,
lòng tự trách mình cay nghiệt và để thương tiếc ông, cũng là thương cho
kiếp
trí thức ở cái đất nước này. Với đám trí thức nói chung thì vừa thương,
vừa giận,
vừa khinh. Thương vì suốt cả một lịch sử thăm thẳm kẻ sỹ luôn lép vế,
khiêm nhường
đứng ở một góc khuất, chờ được đem tâm và tài ra thi thố, nhưng đa số
muốn mở mặt
mở mày đều phải cúi rạp xuống đến mức thành kẻ vô lại. Có công thì bị
kẻ kém cỏi
hơn mình tranh mất, nhưng sự không thành thì tội giáng lên đầu mình đầu
tiên. Ở
một đất nước mà lũ chân yếu tay mềm, đầu chỉ có chữ từng là đối tượng
đầu tiên
phải tiêu diệt, thì biết nhiều đồng nghĩa với tai họa nhiều. Vì thế cứ
mũ ni
che tai, tự nhận mình dốt là cách an thân tốt nhất. Bởi vì có mấy
người, mấy thời
gặp được minh quân để dốc lòng phụng sự quốc gia đâu? Phần lớn là u
vương, tự đồng
nhất mình với đất nước, coi thiên hạ là giường chiếu để mình hành lạc.
Gặp phải
kẻ như vậy thì thay vì nói thật, phải uốn lưỡi nói những điều dối trá
để giữ mạng
sống và vinh thân phì gia. Thương vì nhiều tai họa giáng xuống đầu họ
đôi khi
chỉ vì họ hiểu biết hơn người, cả nghĩ hơn người, thương nòi giống và
yêu tổ quốc
hơn người. Họ luôn là đối tượng của nghi kỵ, đố kỵ, gièm pha. Kinh sợ
nhất là bọn
đố kỵ. Bất cứ ai có chút ít kiến thức về lịch sử cũng dễ dàng nhận ra
bi kịch
truyền kiếp của thân phận trí thức Việt luôn gắn với đám xu phụ quyền
lực, bọn
thầy dùi chính trị mà phần lớn số đó đều bất tài, vô hạnh, đểu cáng
không có giới
hạn. Không có gì đáng sợ hơn bọn này. Đáng sợ vì họ lại được (và thường
được)
giới cầm quyền trọng dụng. Nó, một mặt phải tìm cách tiêu diệt kẻ có
tài do bản
năng tồn tại, do đố kỵ, mặt khác, nó thèm khát được chứng tỏ mình, thèm
khát được
thấy một sự khiếp sợ nào đó từ người khác. Nhưng tự bản thân nó thì
không thể
làm những việc đó được. Vì vậy nó buộc phải dựa vào quyền lực. Muốn thế
nó phải
muối mặt nói những lời nịnh hót thường rất vừa tai kẻ cầm quyền. Một
điều lạ là
không phải kẻ có quyền lực nào cũng dốt đến mức không biết kẻ khác đang
tâng bốc
mình. Nhưng đáng lẽ phải cảm thấy xấu hổ - như bất cứ người có văn hóa
nào -
thì đa số họ, những kẻ sở hữu quyền lực, lại luôn vừa lòng về điều đó.
Những kẻ
xu thời dù chắc chắn là bất tài, thì họ cũng còn một sự tinh tường ấy
là nhận
ra rằng, loại người mà đám quyền lực tăm tối ghét nhất là bọn trí thức
có chính
kiến riêng. Xét đến cùng thì chỉ một người có học vấn, có chính kiến
riêng, mới
được coi là trí thức. Một dân tộc mà thiếu vắng những nhà phản biện, là
một dân
tộc vô phúc. Một chính thể luôn tuyệt đối hóa mình, đồng nghĩa mình với
lẽ phải
để từ đó coi mọi ý kiến không giống mình là sai trái, là một chính thể
không có
tương lai. (Chính thể Xô-viết và các chính thể Đông Âu trước năm 1990
là ví dụ
hiển nhiên. Thực ra ở những chính thể ấy không thiếu những nhà phản
biện lớn,
như trường hợp nước Nga. Nhưng năm 1922 Lenin đã ký lệnh trục xuất hơn
200 trí
thức hàng đầu của nước Nga (chứ không giết). Những trí thức này nói như
Doxtoiepxki là hàng ngàn năm nước Nga tồn tại chỉ để có nhiệm vụ sinh
ra họ. Lệnh
trục xuất này thực chất là lệnh khai tử nhà nước Liên Bang gần 70 năm
sau). Nó
chỉ quan tâm đến cái trước mắt, tức là rất vô trách nhiệm với dân tộc.
Và thế
là, thay vì cần trí thức, cần những nhà phản biện với vai trò làm thức
tỉnh
chính nó, nó chỉ cần những kẻ học thuộc lòng. Mà chỉ học thuộc lòng,
cho dù là
thuộc những điều cao xa nhất, được coi là kinh điển và không phải ai
cũng làm
được, thì cũng vẫn chả hơn gì là một thứ nô bộc. Bởi vì kẻ học thuộc
lòng, răm
rắp làm theo, dù nhân danh bất cứ điều gì, kể cả tình yêu tổ quốc, cũng
là kẻ
trục lợi vì bản thân trước hết. Nó giống hệt với kẻ ngậm miệng ăn tiền
về bản
chất. Nhưng bất hạnh hay là nực cười thay, những kẻ như vậy, những kẻ
học thuộc
ăn tiền, nói theo ăn tiền… lại luôn là những kẻ có quyền định đoạt số
phận
không chỉ cho giới trí thức, mà đôi khi là số phận của cả một dân tộc.
Bằng chứng
cho điều này là thứ dễ tìm nhất, cả trong lịch sử nước nhà lẫn lịch sử
thế giới.
Còn nếu cần đơn cử một vài nạn nhân của cái thủ đoạn quen thuộc từ ngàn
năm nay
mà những kẻ xu thời áp dụng để hãm hại những trí thức hàng đầu là vu
cáo chính
trị, thì cũng không mất quá một phút để liệt kê ra, nào là Lê Văn
Thịnh, Trần
Trung Tá, Chu Văn An, rồi Trần Nguyên Hãn, Nguyễn Trãi… cho đến sau này
là Cao
Bá Quát và gần đây hơn chính là nhóm Nhân Văn Giai Phẩm. Tuy chỉ cần
chưa đầy một
phút để nhắc đến ngần ấy cái tên, nhưng điều đáng buồn lại cũng ở đó.
Cái bảng
danh sách những kẻ sỹ dám từ bỏ lợi lộc, dám nói thật, dám bất chấp
nguy hiểm để
được sống như một kẻ sỹ hóa ra cũng vô cùng ngắn ngủi.
Nguyễn Khải,
một người được theo nghiệp đèn sách từ bé, không thể không biết thực tế
đó. Bài
học về Cải cách ruộng đất, về nhóm Nhân Văn Giai Phẩm… buộc ông phải
nhớ lại lịch
sử. Và vì thế, giống như số đông những người được coi là trí thức cùng
thời ông
ở đất nước này (chỉ tính riêng miền Bắc, vì trí thức miền Nam có một số
phận
riêng), ông đã tìm thấy lý do vô cùng chính đáng để vờ quên bản thân
mình, đó
là lý tưởng vì tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Lý tưởng đó không hề xấu
và không
hề ít tính chất thiêng liêng, nếu người tin theo nó thật lòng. Nó chỉ
đáng
trách với những kẻ vờ vịt. Mà những kẻ đó phần lớn lại rơi vào thành
phần trí
thức. Bi kịch mang màu sắc hài kịch của trí thức Việt (tất nhiên không
tính bọn
giả danh trí thức), từ cổ chí kim, chính là luôn phải vờ vịt. Vờ vịt,
tức là biết
rõ nó không phải vậy, nhưng lại cứ phải làm ra rằng mình hiểu nó như
vậy. Vờ
trung thành, vờ kính trọng, vờ cúc cung tận tụy, vờ khép mình, vờ lắng
nghe, vờ
chăm chỉ, vờ ngoan ngoãn, vờ ca ngợi, vờ thán phục, vờ yêu… và những
thứ vờ
vĩnh ấy có thể làm bất cứ lúc nào, bất cứ chỗ nào, làm bao nhiêu cũng
không sao
ngoại trừ chỉ có lợi. Riêng một thứ không hề vờ, ấy là sự khinh ghét,
thì phải
nén lại, giấu thật kỹ kẻo hé ra có kẻ biết là tàn đời (mà kẻ rình rập
để tố
cáo, tâng công thì nhiều như ruồi, ngay trong giới trí thức); phải luôn
tìm
cách nhồi nó xuống, nuốt thật sâu, quên đi được thì càng phúc. Còn sống
là còn
phải quên. Chờ đến ngày sắp lìa đời, nếu còn lòng tự trọng, còn thấy hổ
thẹn
thì viết nó ra để thanh minh và sám hối. Như những câu thơ sau đây của
Chế Lan
Viên, tất nhiên là chưa có trong tuyển tập chính thức nào:
Sau này anh
đọc thơ tôi nên nhớ
Có phải tôi
viết đâu? Một nửa
Cái cần đưa
vào thơ, tôi đã giết rồi
Giết một tiếng
đau, giết một tiếng cười
Giết một kỷ
niệm, giết một ước mơ
Tôi giết cái
cánh sắp bay… trước khi tôi viết
Tôi giết bão
táp ngoài khơi cho được yên ổn trên bờ
Và giết luôn
Mặt trời lên trên biển
Giết mưa và
giết cả cỏ mọc trong mưa luôn thể
Cho nên câu
thơ tôi gầy còm như thế
Tôi viết bằng
xương thôi, không có thịt của mình
Và thơ này
rơi đến tay anh
Anh bảo đấy
là tôi
Không phải!
Nhưng cũng
chính là tôi – người có lỗi
Đã giết đi
bao nhiêu cái
Có khi không
có tội như mình.
Rồi như
trường
hợp Nguyễn Khải.
Sau này anh
đọc thơ tôi nên nhớ
Có phải tôi
viết đâu? Một nửa
Cái cần đưa
vào thơ, tôi đã giết rồi
Giết một tiếng
đau, giết một tiếng cười
Giết một kỷ
niệm, giết một ước mơ
Tôi giết cái
cánh sắp bay… trước khi tôi viết
Tôi giết bão
táp ngoài khơi cho được yên ổn trên bờ
Và giết luôn
Mặt trời lên trên biển
Giết mưa và
giết cả cỏ mọc trong mưa luôn thể
Cho nên câu
thơ tôi gầy còm như thế
Tôi viết bằng
xương thôi, không có thịt của mình
Và thơ này
rơi đến tay anh
Anh bảo đấy
là tôi
Không phải!
Nhưng cũng
chính là tôi – người có lỗi
Đã giết đi
bao nhiêu cái
Có khi không
có tội như mình.
Chế
Lan Viên
Bài
thơ trên, nếu biểu là thơ, thì không hẳn đúng, vì nó là 1 thứ sám hối,
mà cũng
nhảm. Nó làm Gấu nhớ đến Milosz, và bài thơ ông trích dẫn Szymborska,
chửi bố cái
thứ thơ “sám hối 1 nửa” này:
The chasm
doesn’t split us.
A chasm
surrounds us
Lỗ nẻ không
phân đôi chúng ta
Một cái lỗ nẻ
bao quanh chúng ta.
Nhà
thơ TDT khi trả lời độc giả trên DTL.com [đọc mục “thơ mỗi ngày”], đã
vinh danh
"thơ muộn" của Chế Lan Viên, hẳn là ông nghĩ tới những bài thơ như
trên.
Milosz,
trong cuốn Chứng từ Thơ, khi
viện tới bài thơ của Szymborska, là cũng nhắm tới
những cas như thế này.
Chỉ là trò
giả đò mà thôi.
Nên
nhớ, những nhà thơ như Szymborska, Milosz có chung những kinh nghiệm
như Chế,
như Khải.
Autonomy
In danger
the holothurian splits itself in two:
it offers
one self to be devoured by the world
and in its
second self escapes.
Violently it
divides itself into a doom and a salvation,
into a
penalty and a recompense, into what was and what will be.
In the
middle of the holothurian’s body a chasm opens
and its
edges immediately become alien to each other.
On the one
edge, death, on the other, life.
Here
despair, there, hope.
If there is
a balance, the scales do not move.
If there is
justice, here it is.
To die as
much as necessary, without overstepping the bounds.
To grow
again from a salvaged remnant.
We, too,
know how to split ourselves
but only
into the flesh and a broken whisper.
Into the
flesh and poetry.
On one side
the throat, on the other, laughter,
slight,
quickly calming down.
Here a heavy
heart, there non omnis moriar,
three little
words only, like three little plumes ascending.
The chasm
doesn’t split us.
A chasm
surrounds us.
To
the memory of Halina Poswiatowska
Tự Trị
Gặp nguy hiểm dưa biển tự phân
đôi,
Thí một nửa cho thế giới xâu xé,
Nửa kia, chuồn,
Thật hung bạo, nó xé đôi nó ra, một nửa là tận thế, một nửa là cứu chuộc
một nửa là trừng phạt, một nửa là ban thưởng
một nửa là hôm qua, một nửa là ngày mai
Ở giữa dưa biển, một lỗ nẻ nẻ ra
Và hai rìa lập tức trở thành xa lạ với nhau.
Một rìa, cái chết, một rìa, đời sống.
Ðây, chán chường; kia, hy vọng
Nếu có 1 sự thăng bằng, thì OK.
Nếu có công lý, thì là như vậy đó.
Chết như là có thể, trong hạn vi, không vượt quá lằn ranh.
Sống trở lại, từ chút cứu chuộc còn lại.
Chúng ta, cũng biết cách phân thân
Nhưng chỉ để trở thành, một bên là thịt, một bên là lời thì thầm bị bẻ
gãy.
Một bên là thịt, và một bên là thơ ca.
Một bên là cổ họng, một bên là tiếng cười,
yếu ớt, tắt ngấm liền tức thì.
Ðây, trái tim nặng nề, kia, non omnis moriar,
chỉ ba từ nho nhỏ, như ba cái lông chim bay lên.
Lỗ nẻ không chia chúng ta
Một lỗ nẻ bao quanh chúng ta.
Auden phán,
thật hách, Thơ làm cho chẳng cái gì xẩy ra, “Poetry makes nothing
happen”.
Với Kundera, qua bài viết của Alain Schaffer,
khi đọc cuốn “Ðời ở đâu đó” của K, thì thơ là 1 trò đại ma đầu, siêu
lừa, siêu
gian trá, « La poésie, toute poésie, toute
pensée
poétique est supercherie. Ou plutôt: un piège, et l'un des plus
redoutables qui
soit", [thơ, mọi thơ, mọi tư duy về thơ là 1 siêu lừa, siêu gian trá.
Hay 1 cái bẫy, 1 trong những bẫy đáng sợ nhất], và
đây đúng là cái thứ thơ Bắc Kít nhờ nó mà ăn cướp được Miền Nam, « ce n'était pas seulement le temps de
l'horreur, c'était
aussi le temps du lyrisme! Le poète régnait avec le bourreau" [đâu phải
chỉ
là thời của ghê rợn, mà còn là thời của trữ tình, nhà thơ trị vì cùng
với đao
phủ”], « La révolution et la jeunesse forment un couple”, [cách mạng và tuổi trẻ tạo thành một cặp].
Công thức
của
cái tít, la formule du titre, "Ðời ở đâu
đó", theo Alain Schaffner, tác
giả bài viết đã dẫn, thì ‘mượn’ của Rimbaud - Ðời thực thì vắng mặt.
Chúng ta
không có trên đời, Một mùa địa ngục – và
của André Breton: Sự hiện hữu thì ở đâu đó, Tuyên
ngôn của chủ nghĩa siêu thực. Tuy nhiên, cũng trong viết, tác giả
đi một cái note, theo Bernard
Pingaud, hiểu như thế là hiểu ngược nghĩa. Ðúng ra phải hiểu
là: “Ðời thực” vắng mặt không phải là đời khác, một cuộc đời mà chúng
ta hoài
mong, nhưng chính là cuộc đời vừa lỡ. [La ‘vraie vie’ absente n’est pas
une autre vie, à laquelle nous aspirerions, c’est cette même vie qui
vient à manquer
[ui chao, lại nhớ thơ của… Gấu: Không
phải tiếc cuộc đời đã sống/Mà một đời bỏ lỡ/Nhớ hoài]!
Bức ảnh này
cũng sẽ đi vào lịch sử … chống ngoại xâm của Nhân dân Việt Nam
Tôi đang ở
xa, rất tiếc không thể có mặt hôm nay ở Hà Nội hay Thành phố Hồ Chí
Minh để
tham gia biểu tình chống Trung Quốc cùng các bạn tôi và đồng bào. Nhưng
tôi vẫn
theo rõi sát tình hình và biết cuộc biểu tình sáng nay ở cả hai nơi đều
bị đàn
áp nặng nề. Tôi xin đặt câu hỏi: Giữa việc Thứ trưởng Hồ Xuân Sơn đi
gặp phía
Trung Quốc, thỏa thuận bí mật những gì để đi đến chỗ phía Trung Quốc
đưa ra bản
“Thông tin báo chí chung” rất xấu và Bộ Ngoại giao Việt Nam sau đó hoàn
toàn im
hơi lặng tiếng cho đến nay; việc Bộ Ngoại giao tìm mọi các tránh gặp và
trả lời
18 nhân sĩ, trí thức kiến nghị yêu cầu Bộ cung cấp thông tin minh bạch
về cuộc
gặp Việt Nam-Trung Quốc và Thông tin báo chí chung nói trên; với hành
động đàn
áp, bắt bớ, giải tán những người biểu tình yêu nước chống Trung Quốc
hôm nay có
phải là một chuỗi tất yếu không? Có phải thỏa thuận bí mật của ông Hồ
Xuân Sơn
trong chuyến đi Trung Quốc vừa rồi (bí mật vì đến nay vẫn không hề được
công
khai giải thích mặc dầu được ráo riết yêu cầu) là nguyên nhân trực tiếp
đưa đến
đàn áp biểu tình yêu nước của nhân dân hôm nay không? Có sự ám muội
được che dấu
nào ở đây?
Tôi nghĩ mọi
người dân Việt Nam đều có quyền nghi ngờ chính đáng và đặt những câu
hỏi đó, vì
đây là chuyện liên quan đến vận mệnh đất nước.
Nguyên Ngọc
Mẽo, phải đợi
mấy chục năm sau, mới khui hồ sơ mật, cho biết cú Maddox là ngụy tạo.
Nhưng dân Mít
chẳng bao giờ biết được bí mật cái cú đầu độc tù Phú Lợi, từ đó đưa đến
việc
thành lập
MTGP, ra ý đây là vấn đề nội bộ Miền Nam, không có Miền Bắc.
Liệu có bao
giờ người dân Việt Nam “có quyền nghi ngờ” chuyện Diễm Xưa đó không?
Giả như NN
có đi biểu tình, thì [nếu bị cảnh sát Ngụy tó], có rút điện thoại gọi
HU như
DMT không?
Dưới chế độ
toàn trị, làm sao có chuyện minh bạch? Ðến thằng Mẽo mà nó cũng không
minh bạch
liền tức thì nữa là.
Toàn trò hề! NQT
Tôi
nghĩ mọi người dân Việt Nam đều có quyền nghi ngờ chính đáng và đặt
những câu hỏi
đó, vì đây là chuyện liên quan đến vận mệnh đất nước.
NN
Như
vậy, Bắc Kít có “nghi ngờ chính đáng” gì không, khi anh Tẫu trang bị
cho
anh “bộ đọi” cụ Hồ, đến cái lông chim cũng “made in China”?
Rồi
trước đó, khi Bác H. nương náu ở Tầu, Bác Mao cung cấp cả gái cho Bác
H, để đỡ
nhớ nhà?
Nếu
không có bác Mao làm sao thắng Ðiện Biên, làm sao Võ tướng quân trở
thành vị
anh hùng dân tộc?
Khi
PVD ký "sơ ước" "bán" đảo, có xin ý kiến của… NN không?
"J'ai
perdu mes certitudes, j'ai gardé mes illusions." (1)
Entretien avec Jorge
Semprun
Tôi mất những
xác tín, tôi giữ lại những ảo tưởng.
Ông cựu CS,
cựu tù Nazi phán.
Quá tuyệt!
Những ông như
NN, có lẽ chẳng bao giờ hiểu được chính cái chủ nghĩa mà suốt đời họ
cúc cung
phục vụ nó.
Ðể hiểu nó, thì cũng dễ thôi, vì có câu của Arendt, để hiểu
chủ nghĩa
toàn trị, bạn chỉ cần nhớ có 1 câu này, nó không thí cho bạn bất cứ 1
cái gì.
Vậy mà còn đòi
hỏi minh bạch lịch sử.
GNV này thực
sự quá chán đám VC rồi. Chẳng bao giờ chúng dám nhận cái lỗi tày trời
của chúng,
như đám tinh anh thế giới đã từng vướng vào. Thí dụ như tay J.S. trên.
Ðấy là
chưa kể cái phần tạo ác của họ, với những anh hùng diệt Mỹ Ngụy như anh
hùng Núp
chẳng hạn. Truyện ngắn Tướng Về Hưu của
NHT, nghe nói, là do NN khui ra.
NN cũng
là 1 thứ tướng về hưu, vậy mà đọc không ra.
(1)
Câu
này, Gấu
đã từng nghe 1 tay cầu thủ bóng đá, Brazil thì phải, than, khi thua
trận chung
kết: Ôi giấc mộng đã tan, sao ảo tưởng vẫn còn!
GNV đã chôm
để viết về BHD. Ôi em đã đi ra khỏi đời Gấu từ đời nảo đời nào, và bây
giờ, em
có lẽ cũng đã đầu thai kiếp khác, vậy mà cả giấc mộng lẫn ảo tưởng vẫn
còn
nguyên!