ĐỌC THƠ
NGUYỄN LƯƠNG VỴ
Trần Trung
Thuần
Nguyễn
Lương Vỵ mới “tái định cư” tại Mỹ khoảng chừng bốn năm nay, là một nhà
thơ rất “kén chọn” báo khi gửi bài để đăng do đó trong làng Thơ, tên
Nguyễn Lương Vỵ chưa “sôi nổi” lắm. Các báo có đăng thơ của
Nguyễn Lương Vỵ là Văn, Thơ, Quán Văn, Hồn Việt, Khởi Hành. Đúng
ra thì khi chưa có mặt trên đất Mỹ, các báo trên thỉnh thoảng cũng thấy
có thơ Nguyễn Lương Vỵ.
Nguyễn
Lương Vỵ quê quán Quảng Nam (Quán Rường, Tam Kỳ). Sinh năm
1952, tính đến nay, ngày cho in cuốn thơ Hòa Âm Âm Âm Âm (tháng 7 năm
2007) thì đã có năm mươi lăm năm làm ngươì. Trong số năm đó,
Nguyễn Lương Vỵ có ba mươi tám năm làm thơ! Kể ra Nguyễn Lương Vỵ
cũng “tầm cỡ” lắm đấy chứ! Anh cho biết rất sơ lược về mình:
NGUYỄN
LƯƠNG VỴ sinh năm Nhâm Thìn – 1952. Quê quán: Quán Rường,
Tam Kỳ, Quảng Nam. Mần thơ và đã có thơ đăng báo (Văn, Khởi Hành,
Thời Tập, Văn Chương) từ 1969 tại Sài Gòn, Việt Nam.
Đã in:
Âm vang và
Sắc Màu (NXB Trẻ, Sài Gòn 1990)
Phương Ý
(NXB Thanh Niên, Sài Gòn 2000)
Hòa Âm Âm
Âm Âm...(Thư Ấn Quán – USA 2007)
Sẽ in:
Phương Ý
(tái bản, có bổ sung)
100 Bài
Thơ Không Đề
Ngao Du
Bụi Bặm (tạp ghi)
Thân thế
và sự nghiệp của tác giả cuốn Hòa Âm Âm Âm Âm thấy ghi như thế trên bìa
sau của cuốn Hòa Âm Âm Âm Âm dày 310 trang, in bằng giấy loại rất
tốt. Hòa Âm Âm Âm Âm gồm ba phần: HÒA ÂM ÂM ÂM ÂM có 61 bài
thơ mới sáng tác ở Mỹ – PHỤ LỤC ÂM VANG VÀ SẮC MÀU (tuyển thơ 1969 –
1991) có 37 bài thơ mần lâu rồi và DÀNH RIÊNG CHO NGUYỄN QUẾ PHƯƠNG
(phần Anh ngữ, dịch vài bài thơ Nguyễn Lương Vỵ và cảm nghĩ về thơ
Nguyễn Lương Vỵ do Trần Ngọc đảm trách).
Hòa Âm Âm
Âm Âm, Nguyễn Lương Vỵ giao cho nhà văn Trần Hoài Thư thực hiện bằng
phương pháp thủ công, hoàn toàn bằng tay. Trần Hoài Thư lo cả phần
trình bày trang trong, riêng bìa thì nhà văn Vương Trùng Dương
lo. Phải nói mà không sợ phải đính chính, về hình thức thì cuốn
Hòa Âm Âm Âm Âm rất tuyệt vời, không chê vào đâu được, nó hẳn thuộc vào
loại sách quý – quý vì công phu, quý vì tình bạn trân trọng tình bạn,
hết lòng giúp đỡ bạn.
Điều “nặng
cân” của Hòa Âm Âm Âm Âm dĩ nhiên là phần nội dung – cái nội dung này
bảo đảm “chất lượng” tài năng của Nguyễn Lương Vỵ. Nguyễn Lương Vỵ làm
thơ, thật sự làm thơ. Nguyễn Lương Vỵ làm thơ bằng sức làm của
mình cộng với trái tim của một người thơ do Trời ban cho để làm nên bài
thơ nào cũng trọn vẹn, tròn đầy – ý nghĩa và đạo đức – sáng trưng dưới
mặt trời sáng tạo. Mỗi bài thơ của Nguyễn Lương Vỵ là một tác
phẩm nghệ thuật, tác giả không làm vì muốn khoe khoang mà làm vì muốn
thể hiện. Có thể thơ Nguyễn Lương Vỵ không (hay chưa) được giới
thưởng ngoạn gật gù, vỗ đùi, xoa trán trong nhiều năm qua và nhiều năm
tới, không phải vì tôi nói quá lời mà vì “người ta” bận nhiều công
chuyện gì đó trong đời nên gác thơ qua một bên, hẹn một dịp khác. Nghĩ
thế lại càng vui, lại càng thấy thơ của Nguyễn Lương Vỵ là thơ “đặc
thù” (thù là hình thù, đặc là đặc biệt).
Chưa bao
giờ tôi đọc liền tù tì suốt một đêm một tập thơ, bất cứ của ai.
Vậy mà tôi thấy vô cùng khoẻ khoắn sau khi xếp lại cuốn Hòa Âm Âm Âm Âm
. Trước Nguyễn Lương Vỵ, sau Nguyễn Lương Vỵ, tôi tin chắc không
ai làm thơ dồn hết sức lực và tâm trí của mình vào thơ, cho thơ.
Nhiều người yêu thơ, say đắm với thơ, nhưng ôm ấp thơ, gò gẫm thơ, nâng
niu thơ như Nguyễn Lương Vỵ... dám không có!
Chuyện Nguyễn Lương Vỵ làm thơ ra sao, thế nào thì học giả Nguyễn Tôn
Nhan viết như thế này:
Thi Ca sẽ
giúp “sau trước tỏ nguồn cơn”. Đến bây giờ ở trong nước và ngoài
nước (...), tôi chỉ nhờ thơ Vỵ giúp tôi tin ở những cuộc “viễn mộng” xa
xôi... Tôi phải cảm ơn Vỵ nhiều lắm. Hãy cho tôi đọc nhiều thơ
nữa đi, đọc suốt đời càng thích. Vì “chữ” của Vỵ đâu phải chỉ là
“chữ” không thôi, nó chính là Tính Linh của chúng ta, dù chỉ là loại
tính linh đầy những máu.
(trích thư
Nguyễn Tôn Nhan viết gửi qua Mỹ cho Nguyễn Lương Vỵ hồi tháng 6/2007 từ
Gia Định).
Nguyễn Tôn
Nhan “thấy” ở thơ Nguyễn Lương Vỵ cái Tính Linh (hiểu một cách bình
thường như tôi hiểu được là Trực Giác, tiến xa thêm vài nấc là Trực Cảm
– nhưng nói theo cách hiểu của tôi, hai chữ Tính Linh chưa phải vậy, nó
thâm sâu và cao cả vô cùng). Tôi không dám trích dẫn bức thư hồi
âm của Nguyễn Lương Vỵ gửi lại cho Nguyễn Tôn Nhan. Đời của
Nguyễn Lương Vỵ không chỉ là đời của một con người. Hoàn cảnh đất
nước, hoàn cảnh gia đình, hoàn cảnh vợ con...không chi phối để xé nát
lòng Nguyễn Lương Vỵ, ngược lại nó bao trùm...khiến cho Nguyễn Lương Vỵ
nhiều phen nghẹt thở. Trong phần “sơ yếu lý lịch”, bạn thấy đó,
Nguyễn Lương Vỵ có sách được in bởi hai nhà xuất bản “rất cộm” trong
nước, Trẻ và Thanh Niên, nhưng Nguyễn Lương Vỵ vẫn cứ là Nguyễn Lương
Vỵ một người làm thơ đứng trên tất cả mặc cảm... bởi Nguyễn Lương Vỵ đã
được Chúa rước hết tội lỗi từ hơn hai ngàn năm trước, và hơn hai ngàn
năm trăm năm trước ông Khổng Tử cũng vì Nguyễn Lương Vỵ mà phát ngôn
hai chữ Trượng Phu; chưa hết đâu: Phật cũng từng nói Ta Là Phật
Đã Thành, Ngươi Là Phật Sẽ Thành, nếu Nguyễn Lương Vỵ chưa được ai gắn
cho danh hiệu Lạt Ma chỉ vì anh đã độc quyền hai chữ ...Lạt Quỷ!
Tính Linh ở chỗ đó, đó! Thơ của Nguyễn Lương Vỵ là thơ “mọc” lên
từ địa ngục và nở “toè loe” từng khung cửa sổ thiên đường.
Cây gỗ quý, cây lúa, cây cỏ, cây gì đi nữa cũng thảy đều cho hoa.
Tôi chưa thấy ai không từng nói “ối trời, hoa gì mà đẹp ghê nơi”.
Hoa cỏ may nằm trong biết bao nhiêu bài thơ kim cổ! Hoa sim, hoa
bằng lăng, hoa soan...đẹp lắm mà! Nhưng hoa nở nở toè loe, vì sao
mà toè loe toét loét? Vì sao? Vì sao? Bao giờ Nguyễn
Lương Vỵ thành Phật, chắc không có đâu, bây giờ ta cứ tin rằng Nguyễn
Lương Vỵ xứng đáng là một con người – một con người làm thơ có hồn, vừa
có Tâm Hồn vừa có Âm Hồn! Thơ của Nguyễn Lương Vỵ làm tôi rợn tóc
gáy. Thật sự như vậy, tôi không nói ngoa, không nói láo, và cả không
nói để “hù” bạn! Hãy đọc bài Hòa Âm Âm Âm Âm...
HÒA ÂM ÂM
ÂM ÂM ÂM
A A A
U U U
Vô tận A
Vô tận U
Ảo âm chôn
bóng đò mù
Tinh âm
sấp ngửa sặc sừ
Hòa âm ấm
lạnh A U
UUU
AAA
Gió bạt tai
Âm rền máu
Mẹ đẻ đỏ
loe tiếng khóc
Càn khôn
tìm về ngay chóc
Vũ trụ đùn
ngay một bọc
Âm âm âm
AAA
UUU
câm câm câm
Chỉ biết
tri âm là đây
Ngáp dài
một cái tròn đây
Xương tàn
cốt lụi òa bay
A A A
U U U
Hú mù A
Hú mù U
Chỉ biết
tri tình ấm lạnh
Hòa âm
suốt kiếp chưa tạnh
Lù đù suốt
kiếp chơi mạnh...
Bạn thở
dài...Thơ vậy mà thơ ư? Hết thở, câu đáp, đúng, đúng nhất:
Nó là thơ đấy! Hàn Mạc Tử chỉ vì cơn bệnh trầm kha mà hú mà
hí...trong vần trong điệu, Nguyễn Lương Vỵ không vì cơn bệnh nào do vi
trùng móc tỉa ruột gan mà vì cái gọi là “hoàn cảnh”, lung tung beng
hoàn cảnh, chúng “đùn” cho anh cái bọc làm con người...Hỡi ơi con người
Việt Nam, lại là con người sinh ra tại Quảng Nam, nơi chứng kiến không
chỉ một lần những chia lìa ly tan nát bét! Đừng đòi hỏi thơ
Nguyễn Lương Vỵ phải nằm trong cái khung nào đó, cái luật nào đó.
Chúng ta hãy quả quyết với nhau: Tự Do!
Nguyễn
Lương Vỵ và tôi, nhiều lần có đứng bên nhau. Anh ấy đứng ngang
vai tôi. Nghĩa là tôi cao, anh ấy thấp. Nhưng đọc thơ
Nguyễn Lương Vỵ, thấm thơ Nguyễn Lương Vỵ rồi tôi thấy mình lùn tịt còn
anh ấy thì...cao, cao như cây lau cây sậy! Ngộ ghê! Pascal
từng nói: “Con người là một loài vật mềm yếu lắm, như cây lau,
nhưng là một cây lau có Tư Tuởng!”. Nguyễn Lương Vỵ thuộc loại
cây lau ấy...
*
Khi trời
không chớp biển, khi trời không mưa nguồn, đọc thơ Nguyễn Lương Vỵ lòng
tôi vẫn nghe nao nao. Thơ Nguyễn Lương Vỵ mở ra nhiêu thế giới,
hỡi ơi! Khép lại là đôi mắt sầu bi! Tội nghiệp nước non
mình, tội nghiệp dân tộc mình, loáng thoáng như những vệt roi quất lên
thân thể kiếp người, đời đời còn để lại...
Ngàn năm
sầu dựng trường thành, ta xin cúi lậy âm thanh sắc màu. Điệp
trùng thế kỷ trôi mau, thương câu lục bát mà đau lục bình...Thơ Nguyễn
Lương Vỵ hiền mơ rứa rứa. Anh không đụng chạm ai. Nhất định
là anh không có kẻ thù. Ước chi ở đời ai cũng thân thiết với nhau
và...thân thiết với anh!
Trần Trung
Thuần