Với
lần gặp gỡ Ngu-Yên bất chợt vào mùa Hè năm nay đã khiến
tôi tìm đọc cuốn “Thi sĩ và tôi” của ông.
LTT
Bất chợt gặp, nhờ chút duyên đó, Ngài LTT hạ cố tìm đọc nhà thơ.
Mở ra bài viết đã hách, kết còn hách
hơn nhiều !
Mặc
dù nhìn thi ca và cuộc đời mình qua những trang “tùy ký
và vở nháp”, một loại bút lục không thành bút lục, chẳng khác nào lời
ông tự
nhủ “tôi muốn quên chính tôi” nhưng Ngu-Yên đã là một nghệ sĩ và là thi sĩ
thứ thiệt mà trước đây tôi chưa hề nghĩ và tin như thế!
Gấu bỗng nhớ đến nhà văn Nobel Đức, Elias Canetti. Ông
này huênh hoang,
phách lối, hách xì xằng, "xém một tí" bằng Ngài LTT !
Ông ta phán: "Khi tôi chết, những trang viết bí ẩn của tôi phải cần
nhiều năm mới giải ra được"
[When I'm dead, my secret writing will take years to decipher].
Và thiên hạ, cứ mỗi lần giải ra được
một trang, là bèn mừng rú lên: Một tân Canetti ra đời !
Tình trạng trên cũng y chang. Nếu
không có lần tình cờ gặp gỡ, thì làm sao chúng ta có được một nhà
thơ Ngu Yên ? Đúng ra phải nói, một tân Ngu Yên ! Một nghệ sĩ thứ thiệt
mà trước đây, tôi
[LTT] chưa hề nghĩ và tin như thế !
LTT mà chưa hề nghĩ và tin như thế thì cái lũ ngu kia, trong có thằng
Gấu, làm sao
nghĩ và tin như thế ?
Nhưng thà là ngu! Biết đến nhiều khổ nhiều!
*
Lại nói chuyện "xém một tí". Câu chuyện tiếu lâm này, Gấu nghe hồi ở tù
VC.
Một anh Liên Xô nói phét, nước tớ sáng chế hỏa tiễn bắn tới Mặt Trăng.
Mấy đàn em Đông Âu thấy đàn anh nổ quá, lắc đầu; đàn anh sửa sai, chưa
tới, nhưng xém một tí, thì tới.
Cứ đà đó, thi nhau nổ. Tới đàn em Việt Nam, nhỏ nhẻ, ở nước "chúng em",
"gái" bi giờ (1), nhờ ơn Đảng, đẻ bằng lỗ đít!
Mấy anh kia trợn mắt, trợn mũi, anh VC nhẹ nhàng buông câu, thì cũng
xém một tí !
(1) Thay vì nói, người đẹp, mấy anh này nói, gái đẹp.
Ngài LTT này, Gấu đã từng được đọc, rất nhiều, thời gian cùng cộng tác
với trang VHNT trên lưới của PCL. Giọng văn Ngài hồi đó, ra cái vẻ
khiêm tốn, ra cái vẻ một anh nông dân đồng bằng Nam Bộ, viết chuyện cà
kê dễ ngỗng về Miền Nam. Ngay hồi đó, Gấu đã bực, vì, cứ đà này, thì
người đọc sẽ lầm tưởng, văn chương Miền Nam, xém một tí, thì mới tới
được văn
chương !
Những câu chuyện như ông Hai Trầu [hình như ông dùng bút hiệu này] kể
đó, giá mà thành thực hơn, bớt cà kê đi một chút, đừng làm bộ làm tịch,
thì đúng là của quí, của hiếm, nhất là ở hải ngoại, khi viết về một
miền đất thiên đường chúng ta đã không còn.
Bởi vì nhà văn, tới một tuổi nào đó, biến thành nhà nhân chủng, nhà
khảo cổ.
Đọc những tác phẩm cuối đời của Faulkner là thấy rõ chân lý này.
Tôi tin rằng, sau này, Võ Phiến chỉ còn lại những truyện ngắn viết hồi
mới trốn VC về thành, và những bài viết có tính khảo cổ, do một nhà văn
viết, thí dụ, đi tìm những dấu vết đầu tiên của một bài chòi.
Bởi vì, nói một cách nào đó, nhà văn nào, cũng làm công việc đó, đi tìm
một thời gian đã mất.
NQT
Với
lần gặp gỡ Ngu-Yên bất chợt vào mùa Hè năm nay đã khiến
tôi tìm đọc cuốn “Thi sĩ và tôi” của ông.
LTT
Bất chợt gặp, nhờ chút duyên đó, Ngài LTT hạ cố tìm đọc nhà thơ.
Sự thực, cũng một câu văn đó, cũng một ý đó, nhưng với "một nhà văn",
vấn đề sẽ nhẹ nhàng hơn nhiều, như các cụ thường nói, "Liệu lời mà nói
cho vừa lòng nhau".
Điều này chứng tỏ, Ngài LTT, và đa số những Ngài như Ngài LTT, không
chịu học viết, tập viết.
Câu trên, mạn phép Ngài LTT, Gấu tôi viết lại, nó sẽ tàm tạm được như
vầy:
Lần bất chợt gặp gỡ Ngu Yên, vào mùa Hè năm nay, đã cho tôi cơ
may đọc cuốn "Thi sĩ và tôi" của ông.
Viết thư thế, người đọc sẽ tưởng tượng ra, lần gặp gỡ giống như một
cú của "định mệnh", hai tri âm tri kỷ sẽ chén anh ly tôi, sẽ cùng tiếc
với nhau hùi hụi, sao hai
ta không gặp nhau sớm hơn !
Và nhân đó, nhà thơ bèn giúi cuốn thơ vào
tay bạn...
Vân vân và vân vân....
*
Ôi chao, Gấu này lại nhớ đến lần đầu gặp Trúc Chi, gặp Tạ Chí Đại
Trường, Sao mà nó sướng đến như thế!
Trong
chuyến "hành phương Nam", tới Tiểu Sài-gòn,
tôi gặp hai người bạn văn mà có thể chúng tôi đã từng gặp nhau mà chẳng
hay.
Trúc Chi, và Tạ Chí Đại Trường. Ông sử gia này học cùng năm với tôi,
cùng ban
B, chỉ khác lớp, tại trường Chu Văn An, khi đó còn ăn nhờ ở đậu bên
cạnh trường
Pétrus Ký; miếng đất sau trở thành Trung Tâm Học Liệu. Dân toán mà mê
sử; còn
tôi, văn chương. Hay là người ta cứ phải mê toán đã, rồi muốn mê gì thì
mê: con
số tuyệt đối, bài thơ tuyệt đối, trang sử tuyệt đối, là một?
Ôi
về già, mà làm sao còn hăng say, và hết lòng với nhau như
vậy: Tôi sẽ chẳng bao giờ quên được, ông vội vàng bỏ ra về, ngay khi
vừa gặp,
để lục lọi cho được một cuốn sách cho tôi. Cuốn này là cuối cùng còn
lại trong
nhà; không phải để tặng, mà chỉ ký tên trang đầu: cuốn sách do lỗi kỹ
thuật,
thiếu một trang.
Một
chuyến
đi
*
Liệu cái giọng văn cà kê dê ngỗng của ông... Hai Trầu, [xin lỗi ông Hai
Trầu], là đặc sản của văn chương miệt vườn?
Nhà văn gốc Bulgarie,
Julia Kristeva, viết tiếng Tây đúng
văn phạm quá, thế là dân Tây biết liền, bà này không phải dân Tây!
Nếu thật sự chú ý, người nghe có thể có một chút xíu hoài nghi, qua
giọng nói thánh thót, nhưng chính sự làm chủ tiếng Pháp cho thấy: đây
là một người đến từ đâu đó; Julia Kristeva nói tiếng Pháp như trong
những cuốn sách.
"Tôi thì ôm đồm" (Je suis polyvalente), bà nói. Đúng
như vậy, chính trị, phân tâm học, văn chương, món nào bà cũng quan tâm.
Nhưng vượt lên tất cả, tư tưởng mới là đam mê lớn của bà. Đây là một
người đàn bà yêu suy nghĩ, và biết chia sẻ tình yêu này với người khác.
Nữ thiên tài
-Bà có nghĩ rằng, tư tưởng có mùi, đực hoặc cái (que la
pensée soit sexuée)?
Liệu cái giọng văn cà kê dê ngỗng của ông... Hai Trầu, [xin lỗi ông Hai
Trầu], là đặc sản của văn chương miệt vườn ?
Vào năm 1958, phụ trang văn học của tờ Thời Báo Anh [TLS, May 18, 1-2]
viết một bài, trang nhất, dài, đặt tít là "Anh Quốc thì ở Hải Ngoại"
[England Is Abroad], điểm ba cuốn tiểu thuyết, tiếng Anh, do người nước
ngoài viết, mở ra bằng những nhận xét về văn chương miệt vườn, tức tiểu
thuyết Anh, do người Anh viết:
Miệt vườn, provincialism, giống như bịnh phong thấp, là tên một thứ
bệnh có rất nhiều cách trị, nhiều như là nguyên nhân gây ra bịnh....
Miệt vườn là một kiểu bệnh phong thấp văn hóa, mấy mối nối cứ ỳ ra, tê
liệt dần, và tới một lúc nào đó, làm biến dạng cấu trúc ngôn ngữ, khiến
câu văn nào cũng biến thành lải nhải, tự lập lại chính nó.
Tuy nhiên, theo Christine Brooke-Rose, tác giả bài viết Exul, (1) có sự
khác biệt, phong thấp là một thứ bịnh mà đau đớn nó gây ra ý thức được,
cảm nhận được, trong khi [mấy ông viết văn] miệt vườn thì vô thức,
unconscious, và tự hài lòng về chính họ.
Ba mươi lăm năm cho trò
chơi thơ đã đủ
để Ngu-Yên có được
những kinh nghiệm làm thế nào tách bạch giữa thơ hay và thơ dở, giữa
thơ mới và
thơ cũ, giữa sáng tác và sáng tạo, giữa ý thơ và tứ thơ, giữa thơ ngâm
và thơ
diễn, giữa làm đẹp nghệ thuật và làm xấu thơ ca và giữa nhiều thứ khác
mà người
đam mê tìm hiểu về giá trị của một nền văn học nghệ thuật muốn đi tìm.
*
Từ vô thức, tự hài lòng, những ngày
nào, đến trở thành tự cao tự đại, như hiện nay, là chuyện dễ hiểu.
Với
lần gặp gỡ Ngu-Yên bất chợt vào mùa Hè năm nay đã khiến
tôi tìm đọc cuốn “Thi sĩ và tôi” của ông.
Mặc
dù nhìn thi ca và cuộc đời mình qua những trang “tùy ký
và vở nháp”, một loại bút lục không thành bút lục, chẳng khác nào lời
ông tự
nhủ “tôi muốn quên chính tôi” nhưng Ngu-Yên đã là một nghệ sĩ và là thi
sĩ
thứ thiệt mà trước đây tôi chưa hề nghĩ và tin như thế!
LTT
(1) Trong
Lưu Vong và Sáng Tạo, Exile
and Creativity, Susan Rubin Suleiman biên tập, nhà xb Duke
University Press Durham and London, 1998.