*






NGUYỄN LƯƠNG VỴ


HOÀI ÂM HOÀI 

Gửi nhà điêu khắc Dương Văn Hùng

Hoài âm hoài dưới thấp trên cao
Lá khô cỏ mục nhớ ngàn sao
Dế giun nhấp giọng theo bèo bọt
Cát bụi bâng quơ nhớ giọng chào

Harmonica

Nhịp hai tay harmonica
Nhịp hai chân harmonica
Đất lạ trời quen hú với gió
Gió bềnh bồng harmonica…

Anh NQT,
Đúng là hồi này cực thật... Sức khoẻ của anh ra sao? Dạo này thấy trang web hơi 'nghèo', chắc anh mệt lắm?
Thân. NLV
Phúc đáp:
Quả có thế. Mệt lắm. Hơn 7 bó rồi.
Tin Văn vào những ngày chót đời của nó, sẽ chỉ lèm bèm về thơ.
Nhịp hai tay thơ
Nhịp ba chân thơ

Thân. NQT
*

Vĩnh Biệt Lửa Thiêng

Note: Bài này, và một số bài, một số tác giả, do trục trặc kỹ thuật, mất "link". Nay đã chỉnh lại.

Tán nhảm về Vĩnh Biệt Lửa Thiêng

Tolstaya, vĩnh biệt Brodsky, mất năm 1996: Chỉ cần ông sống thêm bốn năm nữa thôi, thế kỷ chúng ta sẽ có được một kết thúc thật là tuyệt vời. Bây giờ ông mất, căn nhà Nga mới thực sự trống rỗng.
Theo ý đó, Vĩnh Biệt Lửa Thiêng là một bài thơ muộn. NQT
Phỏng vấn Huy Cận
Trần Anh Thái: Trở lại với tập thơ "Lửa thiêng". Trên bìa sách tập thơ này có vẽ hình ngọn lửa và người đàn bà khỏa thân, điều này có ý nghĩa gì?  
Huy Cận: Hồi ấy tôi nhờ Tô Ngọc Vân vẽ bìa. Lúc đầu Tô Ngọc Vân vẽ người phụ nữ nằm, mặc váy dài. Tôi nói: Tên tập thơ là "Lửa thiêng" - ngang; Xuân Diệu viết lời tựa - ngang; bây giờ đến người đàn bà nằm thì có tới ba ngang. Tôi nghĩ đã có mấy cái ngang thì phải có một cái đứng. Hơn nữa người đàn bà tượng trưng cho sự sáng tạo phải là người đàn bà đứng. Vả lại, tôi thích chiêm ngưỡng người phụ nữ ở tư thế đứng, nó đẹp, lung linh hơn!
*
Bài phỏng vấn này, đăng trên Tin Văn cũng đã lâu lắm, khi mới đăng, Gấu có đọc sơ qua, nhưng không chú tâm, một phần hồ nghi tài thơ và tài phỏng vấn của hai ông Trần Anh Thái và thi sĩ thần đồng Trần Đăng Khoa. Vào lúc chót đời, về với thơ, đọc lại, đọc kỹ hơn, quả đúng như hồ nghi. Ông thi sĩ thần đồng không đọc nổi thơ Xuân Thu Nhã Tập, và suy rộng ra, không thể đọc được thứ thơ trí tuệ.

Đọc thơ NLV

NGUYỄN LƯƠNG VỴ
TÔI KHÔNG CÒN CÔ ĐỘC
Tưởng nhớ Thanh Tâm Tuyền
[13.3.1936 - 22.3.2006]

Bếp lửa reo đời quá vãng
Mãi nhớ em dẫu ngày chưa kịp tới

Hai hình ảnh trên, đảo ngược hình ảnh trong thơ văn TTT. Theo Gấu, vẫn nằm trong 'định lý' Lukacs: "Con đường tận cùng, cuộc hành trình bắt đầu" (Le chemin est fini, le voyage est commencé).
Khi ông nhạc sĩ  Tuấn Khanh phàn nàn, mấy em ca sĩ cứ i ỉ, "Đêm chưa qua mà trời sao vội sáng", trong khi ông viết, 'qua chưa', là do không nắm được định lý trên: Qua chưa hay chưa qua đều có nghĩa cả.
*
Gấu sợ 'chưa qua' bảnh hơn 'qua chưa', theo nghĩa, đêm chẳng bao giờ qua.
"Đêm chưa qua" không có nghĩa một câu hỏi, mà là một "ước muốn kéo dài". Đó chính là ý nghĩa của cuốn Nỗi Buồn Chiến Tranh, của Bảo Ninh: "Chẳng còn đêm nào như đêm nay đâu. Anh muốn hiến đời anh cho một sự nghiệp gì đó, còn em quyết định sẽ phung phí đời mình, sẽ huỷ diệt nó trong cuộc chiến này". Gấu đọc War Sadness
*
Borges coi đây là sự đối xứng. Ông còn đẩy tới tận cùng, khi chiêm nghiệm câu chuyện Tần Thuỷ Hoàng xây Vạn Lý Trường Thành, đồng thời đốt hết sách, trong bài "The Wall and the Books", và đi đến kết luận, hài lòng và bực mình, satisfaction và disturbance, chỉ là một cảm nghĩ, "one" feeling.
*
Mãi nhớ em dù ngày chưa kịp tới, là cũng trong ý đêm chưa qua, chẳng bao giờ qua, ngày chẳng bao giờ tới, đêm dài vô tận, đêm cuối cùng buồn lắm anh ơi, chẳng còn đêm nào nữa đâu...
Lưu vong và Tiểu thuyết
*
Một trong những lý do khiến TTT không có truyền nhân, đó là chất nam tính, virilité, của thơ ông.
Đây cũng là điều khiến các nhà thơ cùng thời với ông không chịu nổi, cả ông lẫn thơ của ông. Chẳng lẽ "Áo nàng vàng anh về yêu hoa cúc" mà lại có thể sóng đôi với:
Ném mẩu thuốc cuối cùng xuống dòng sông
Mà lòng mình phơi trên kè đá
Chiều không xanh không tím không hồng
Những ống khói tầu mệt lả!


Gấu đã từng tính viết về điều này, khi phát giác ra nó, khi Văn ra số đặc biệt về ông, và khi thi sĩ nghe thằng em phán một câu xanh rờn, sẽ viết về thơ TTT, ngạc nhiên đến sững người, xong, bật cười, gật gù, "Ừ, thì viết đi".

Đó cái mẩu đầu ở bài "Bếp Lửa trong văn chương", khúc sau là bài đã đăng trong Tập San Văn Chương.
Tưởng, chẳng ai thèm đọc, hoặc để ý tới, không ngờ, khi TTT mất, Đặng Tiến đã mang chính cái bài đó ra để mà gật gù!

"Chiều không xanh không tím không hồng", là cũng muốn văng tục với cái sự vãi linh hồn, trong thơ.
Này thì tím này, này thì hồng này.... 

Chính vì thế mới nẩy ra hình ảnh những ống khói tầu mệt lả.
Hùng hục như thế thì làm sao mà không mệt lả!
Ở đây có đến mấy thứ mệt lả.
Mệt lả của một ngày.
Mệt lả của những con tầu sau một ngày ra khơi về bến.
Mệt lả của anh chàng thi sĩ phơi lòng mình ra trên kè đá,
Nhìn thấy những ống khói tầu mệt lả...