Cái ngày
tôi gặp
Jean-Paul Sartre
Christine
Bravo - Paris Match số 2793 – 05-12-2002
Đó là
quán cà-phê
ở Villeparisis,
cái quán
nằm gần
đường rầy
xe lửa với những con tàu khổng lồ đưa đón hàng ngàn người đi làm mỗi ngày.
Vào
thời đó,
năm 1973, tôi
còn ở
trong Nhà
Văn Hóa
Tuổi Trẻ
của thành
phố Seine-et-Marne. Tôi
17 tuổi và lòng đầy nhiệt huyết.
Một buổi xế trưa, có người đẩy cánh cửa nhà Văn Hóa và hét lên: “Có một văn sĩ ở ngoài nhà ga!” Từ năm lên
bốn, tôi
đã muốn
gặp một
văn sĩ.
Tôi đã
từng nói:
“Khi lớn lên tôi sẽ là nhà văn.” Tôi sống theo kiểu “hàn lâm pháp.” Như
thế thì
không có
chuyện tôi
bỏ qua cơ
hội này.
Tôi
vắt giò
lên cổ
chạy. Tóc
màu tím
xõa, váy
hoa dài,
cứ thế
tôi chạy
như bay ra
nhà ga.
Vào cái
quán cà-phê
tồi tàn
tôi thấy
Jean-Paul Sartre ngồi đó.
Tôi đã biết
ông, rất
già, rất
xấu với
con mắt lộn ngược. Tôi đã đọc tất cả truyện, tất cả kịch bản của ông. Nhất là quyển “Bức Tường.” Quyển này đánh động tôi rất nhiều vì tôi ở trong một gia đình tị nạn chính trị Tây ban nha.
Trong quán cà-phê
tồi tàn
này, chẳng
ai biết
ông, chẳng
ai đọc
sách ông.
Mọi người ngồi
ở quán,
quán chẳng
có gì
ngoài vẻ
nghèo nàn
cố hữu.
Tiếng động
cơ xe
lửa nhả
khói đen
chạy ầm
ầm, tiếng rè rè của bình lọc cà-phê. Mùi
thuốc lá
ẩm, mùi
thịt nướng
quyện vào
nhau. Ở giữa môi
trường đó
là hào
quang Jean-Paul Sartre. Dù
vậy bối
cảnh này
lại hoàn
toàn phù
hợp với
ông. Không lịch lãm
cũng không
cao quý.
Ông mặc cái
áo parka cũ
kỷ, tôi
có cảm
tưởng như
ông vừa
đi câu
cá chép
ở Marne về.
Simone de Beauvoir và ký giả Philippe Gavi ngồi cùng bàn với ông. Sau này tôi biết họ ở đó để gặp các thanh niên “bướng bỉnh, khó bảo” để cùng với những người này thành lập một tờ báo. Tờ
báo đó,
họ sẽ
đặt tên
là “Giải
Phóng-Libération.”
Giữa những người
đó, Simone de Beauvoir nổi bật hẳn lên. Đó là một nhà quý tộc thanh lịch, quý phái. Còn tôi, con gái ông thợ nề, tôi thấy cách biệt này rất rõ. Vì
thế tôi
ngừng không
nói chuyện.
Sartre nghe tôi, ông nhìn tôi không nhếch mép cười. Không khí có vẻ nghiêm trang! Tôi
có cảm
tưởng như
mình đang
ở trong
giáo đường.
Thật là kỳ
diệu khi
ông bắt
đầu nói.
Lời của ông
quý giá
đến mức
từng chữ
của ông
nói ra
tôi chỉ
muốn đem
cất vào
túi.
Cuối cùng ký giả Philippe Gavi quay về Sartre
và nói:
“Cô bé này đã đọc tất cả tác phẩm của ông, cô muốn sau này thành văn sĩ.” Sartre trả lời: “Bài của cô sẽ được đăng nếu cô viết cho chúng tôi ba trang giấy.”
Tuần lễ sau đó, tôi gởi cho ông hai bài: một nói về tự tử, một nói về băng đảng tuổi trẻ.
Bài
của tôi
được đăng
vào số...
của tờ
“Giải Phóng.”
Sau khi đăng các bài này, Philippe Gavi tiếp xúc với cha mẹ tôi: “Jean-Paul
Sartre nói con gái
ông bà
sẽ là
một văn
sĩ lớn
sau này.”
Khi thấy Sartre và Maurice Clavel, là những người ở cánh tả, có tên trong ban biên tập tờ “Giải Phóng,” cha mẹ tôi trả lời với Sartre là tôi còn nhỏ và không có chuyện tôi tiếp tục làm việc cho tờ báo. Kinh nghiệm của tôi với tờ “Giải Phóng” ngừng ở đây.
Dù
vậy, tôi
không quên
Sartre. Tác phẩm
của ông
dạy cho
tôi một
bài học
trong suốt
tuyệt đối:
“địa ngục là nơi người khác...” Tôi
phải để
bao nhiêu
thời gian
để hiểu
câu này.
Người khác
là bên
kia,
là khác
nhau. “Vì sao người khác lại không hiểu như tôi hiểu!” Điều này không thể chấp nhận được! Cái cách biệt này là địa ngục! Nhưng cuộc đời
là như
vậy. Phải chấp nhận nếu không thì bắn một phát vào đầu cho rồi! Như thế, Sartre đã đi theo
tôi suốt
đời.
Ngày ông chết ở bệnh viện Broussais, tôi hấp tấp đến đường Didot: con đường đông nghẹt. Tôi
len vào
bệnh viện
bằng ngõ
cấp cứu,
tôi ôm
bụng kêu
đau, tôi
hét lên
như sắp
chết, tôi
làm như
một con mụ
sắp chết
ngoài đường.
Các y tá đến
khiêng tôi
đi. Được nằm trên cáng, tôi vội trốn khỏi phòng cấp cứu để đến nhà xác. Ở đó tôi đã thấy xe hòm và trước mặt tôi là bà Simone de Beauvoir.
Bà không đi
nổi, hai
y tá mỗi người một bên dìu bà, bà như con chim không còn cánh. Còn có cả Juliette Gréco, các nhân viên mai táng và tôi, Christine Bravo.
Tôi
vật vã
khóc. Và lúc đó cửa bệnh viện mở ra để xe
tang đưa thi thể ông đến Montparnasse
cho dân
chúng chào
tiễn biệt.
Tôi ở
cách đó
chỉ 3 mét
nhưng đám
đông đè
bẹp tôi:
lúc đó
là lúc
Sartre ở ngoài
tầm với
của tôi.
Christine
Bravo, sinh 13-05-1956,
là con gái
của những
người tị
nạn Tây
Ban Nha. Là cô giáo ở
Paris, từ năm
1981, bà giữ mục “Cô giáo ở Belleville” trong tờ báo “Giải Phóng.” Năm 1988, bà bắt đầu làm việc cho đài truyền hình bên cạnh Frédéric Mitterand, Christophe
Dechavanne và
Bernard Rapp. Từ năm
1990, bà có tiết mục riêng “Froufrou”, “Union libre”
và từ
tháng 9 năm
2002 là tiết mục “Douce France.”
|