logo

Thiếu Nhi


Chân phước Jeanne Jugan

sinh năm 1792 chết năm 1879, thọ 87 tuổi. sinh ra trong một gia đình nghèo. làm việc trong bệnh viện bên cạnh người bệnh.
 Làm sao chịu đựng những chuyện bực mình
Một ngày nọ, một tập sinh đến hỏi :
-         Thưa , con phải ứng xử như thế nào khi người nói những chuyện không tốt?

-         Con phải như cái túi xách bằng len, cục đá ném vào nhưng không nghe tiếng dội.

Paroles des saints – Éd Brepolsédition 1999


Ngôi nhà được chúc phúc
      Một ngày nọ, giáo Taphong nói với giáo Akiva:
-  Đây anh bạn, cầm sáu trăm tiền vàng, mua giùm tôi một ngôi nhà được Chúa chúc phúc.

Giáo Akiva cầm tất cả số tiền, ông đến gặp những người nghèo nhất của các nhà hiền triết cho họ tất cả số tiền. Các người nghèo nói:
-  Chúng ta sẽ yên tâm không lo cái ăn cái mặc trong vòng vài năm để dùng thì giờ vào việc học kinh thánh.

Một vài tháng sau, giáo Taphong muốn biết tiền của ông đã mua được rồi. Ông hỏi giáo Akiva:
-  Ngôi nhà tôi nhờ bạn mua như thế nào rồi, đẹp không?
- Ngôi nhà đó đã được Chúa chúc phúc, ông sẽ không thấy một ngôi nhà nào giống như nhà đó đây.
            -  Ông bằng khoán không?
-  chứ, tôi đây.

Giáo Akiva lấy quyển Thánh Vịnh ra, chỉ cho giáo Ta-phong đoạn sau nói:
            -  Bằng khoán đây, đọc đi.

Giáo Taphong đọc:
"Cho kẻ nghèo, người rộng tay bố thí,
Đức công chính của người sẽ bền mãi mãi." (Tv 112:9)
Đọc xong, ông nói với giáo Akiva:
-  Trong tất cả các nhà cửa tôi , cái nhà này cái đẹp nhất. Đây, tiền đây, mua cho tôi thêm một cái khác.

Trọng nghĩa khinh tài
Phạm Trọng Yêm người nước Tống làm quan đến Tể Tướng vẫn nghèo suốt đời. Tính ông trọng nghĩa, khinh  tài, thích làm việc thiện, nhất đối với người trong họ.
Ông để dành lương bổng, mua được một thửa ruộng để làm việc nghĩa, lấy hoa lợi cứu giúp người nghèo. Phàm việc tang tóc cưới xin trong họ, ông điều lo liệu giúp đỡ.
Con ông Thuần Nhân cũng những đức tính như ông.

Lúc làm quan Khai Phong, ông để dành được năm trăm thùng thóc, ông sai con lấy thuyền chở thóc đem về quê. Thuần Nhân đi đến Đan Dương gặp bạn của cha Thạch Man Khanh, nhà đã cùng quẫn lại chẳng may gặp ba cái tang cùng một lúc. Thuần Nhất giúp cho cả năm trăm thùng thóc. Hai con gái Man Khanh lớn tuổi chưa gây dựng gia đình, không nơi nương tựa, ông cho nốt chiếc thuyền. Đến lúc về nhà, cha hỏi:
- Con đi gặp ai không? Thuần Nhân thưa:
- Con đến Đan Dương gặp Thạch Man Khanh nhà nghèo khổ, lại gặp một lúc ba cái tang liền, hai con gái lớn không để gầy dựng gia đình, con tự ý cho cả năm trăm thùng thóc còn chưa đủ.

Ông bảo:
- Thế sao con không cho nốt cả cái thuyền? Thuần Nhân thưa:
- Con cũng đã cho cả cái thuyền rồi.

Ông khen phải, rồi nói: như thế mới đáng con ta.            
         
Phạm Trọng Yêm chuyện
 

Mua nghĩa

Mạnh Thường Quân nhà giàu cho vay mượn nhiều. Một hôm ông sai Phùng Huyên sang đất Tiết đòi nợ. Lúc sắp đi, Phùng Huyên hỏi:

-  Tiền thu được, ông định mua về không?

-  Người xem trong nhà ta còn thiếu thì mua.

Khi đến đất Tiết, Phùng Huyên cho gọi dân lại bảo rằng :

-  Các ngươi công nợ bao nhiêu, Thường Quân đều cho cả.

Rồi ông đem văn tự ra đốt sạch.

Lúc về, Phùng Huyên thưa với Mạnh Thường Quân :

- Nhà tướng công châu báu đầy kho, chó ngựa đầy chuồng, người đẹp đầy nhà, không còn thiếu nữa. Chỉ còn thiếu một cái « nghĩa », tôi trộm phép tướng công đã mua về.

Mạnh Thường Quân nghe nói thế, cũng không hỏi đến tiền nữa. Sau Mạnh Thường Quân phải bãi quan về đất Tiết, dân đất Tiết nhớ đến ơn xưa, ra đón rước đầy đường. Mạnh Thường Quân bấy giờ ngoảnh lại bảo Phùng Huyên : 

-  Trước tiên sinh tôi mua « nghĩa », nghĩa ấy ngày nay tôi mới thấy.

Quốc Sách

 

chí 

Viện mồ côi từ thuở nhỏ, tình cảnh rất nghèo khổ thật người đại chí. Ông thường hay nói chuyện :

-         Làm tài trai lúc cùng khổ chí càng phải bền; khi tuổi tác, khí càng phải hăng. 

Viện ra công sức cày cấy chăn nuôi, không bao lâu giàu hàng ức triệu hình như chưa được phỉ chí, thường hay nói: 

-         Phàm làm nên giàu biết đem của cải thí chẩn cho người khốn cùng thì mới quý. Bằng không thì chỉ làm tôi tớ cho đồng tiền, suốt đời canh giữ đồng tiền chứ ích !
Sau Viện đem hết tiền của chẩn cấp cho người nghèo. Rồi ra làm quan giúp vua Quang nhà Hán.

                                   Cổ học tinh hoa.

 

 Lời con can cha 

Điền Văn con của Điền Anh, ít tuổi cực kỳ khôn ngoan, thấy cha làm quan hay vụ lợi riêng, một hôm thư thả, hỏi cha rằng:

-         Con của đứa con gọi ?

-         cháu.

-         Cháu của đứa cháu gọi ?

-         chút.

-         Chút của đứa chút gọi ?

-         Ai biết gọi được?
 

Cha làm tướng nước Tề đã ba đời vua, giàu ức vạn môn hạ không ai người hiền tài. Con nghe nhà quan tướng giỏi, tất quan tướng giỏi; nhà quan văn, tất quan văn giỏi. Nay cha mặc áo gấm người trong nước vẫn đói khát. Cha quên hết việc công ích hiện thời của dân, của nước, chỉ chăm chú để dành của cải cho những kẻ sau này cha không biết gọi ! Con trộm nghĩ như thế quái dị lắm..              

                             Mạnh Thường Quân truyện