Trang Thiếu Nhi
|
Héraclite, lại
cũng ông, vào khoảng năm 480 trước công nguyên, trong vùng Éphèse...
Tránh khí hậu ẩm ướt
Héraclite ra đi. Ông đi lên hướng núi. Ông không còn muốn thấy ai nữa.
Lên núi, ông sẽ ăn rau, ăn cỏ mọc bên đường. «Không có ai can thiệp vào
thế giới này của tôi. Ăn rau cỏ không dính dáng gì đến người thành
phố.» Ông nói « người thành phố » với thái độ không màng đếm xỉa tỏ cho
thấy ông giận họ thâm căn cố đế và cay đắng khi ăn rau cỏ.
Vì chế độ ăn uống này mà sức khỏe ông yếu dần. Ban đêm, tay chân ông
nhức mỏi sưng phù. Râu ria mọc rậm rạp che lấp khuôn mặt bị sưng phồng.
Thớ thịt mọng nước. Ông bị chứng phù thủng. Với khí hậu ẩm ướt như thế
này nếu không tìm được thuốc chữa trị thì tâm hồn ông cũng bị ướt theo,
sẽ không còn nét khô ráo đặc biệt của nó.
Đầu tóc bù xù, nhà hiền triết đi xuống núi tìm thầy thuốc. Nếu tâm hồn
toát ra Ngọn Lửa nguyên khai, Ngọn Lửa vĩnh cửu mà mỗi người đều mang
trong lòng thì ông phải duy trì ngọn lửa này, vì thế ông nghĩ nếu trong
thân thể có nước, đó là chuyện không tốt. Ông hỏi những người săn sóc
ông: « Có thể nào biến lũ lụt thành khô hạn không? » Ông lo lắng nhìn
họ « Giúp tôi loại bớt nước trong người, được hay không, nói đi! » Họ
chỉ khuyên ông nghỉ ngơi.
Héraclite đi ra khỏi thành phố, vì tứ chi quá nặng nề nên ông không thể
đi nhanh. Ông nhờ các người giúp việc đỡ ông, ông lê từng bước, ông
toát mồ hôi, ông lả người vì sức nóng mặt trời. Cuối cùng ông dừng lại
ở một cái chuồng. Ở đây, tất cả mọi sự đều thinh lắng. Mấy con bò im
lặng nằm nhai cỏ. Ông ra lệnh cho người giúp việc trét phân bò lên
người ông khi nào họ thấy ông nằm phơi nắng. Chưa ai ra lệnh như vậy.
Mệt mỏi vì đi bộ, vì nóng nảy, vì bệnh tật, ông nằm dài ra. Ông năm
phơi nắng như để nước trong người bốc hơi và để cho tâm hồn được thảnh
thơi. Thân hình khô rồi, ông ra lệnh « Bây giờ thi hành lệnh của tôi. »
Thế là mọi người ra tay, người thì đem phân ủ gần triết gia, người thì
cẩn thận thoa phân lên người ông. Thoa xong xuôi chỉ chừa hai con mắt,
ông nói « Tốt lắm. » Nằm trong lò phân này, ông chờ Ngọn Lửa đến đốt
cháy. Bởi vì lúc nào thì Lửa cũng chiến thắng. Đứng trước vực thẳm,
triết gia còn khăng khăng suy nghĩ về triết thuyết của mình.
Chiều đến, người giúp việc về nhà ngủ. Đến khuya, lớp phân bò trét còn
nóng hổi trên người ông. Sáng sớm hôm sau, triết gia chết.
Mặt trời lên, mọi người ra đồng. Họ thấy triết gia còn nằm trong lớp vỏ
phân bò. Họ gọi ông nhưng không nghe ông trả lời. Ông ngộp chăng? Họ
thử gỡ lớp phân bò ra nhưng dưới sức nóng mặt trời, lớp này lớp kia
dính chằng chịt với nhau không tài nào gỡ được. Làm thế nào bây giờ? Họ
gọi ông. Họ gỏ gỏ vào lớp phân. « Thức dậy đi ông! » Không có dấu hiệu
nào cho thấy triết gia đang ngủ. Họ lui ra. Họ để mặc ông trong nấm mộ
của ông. Không lâu sau, một mùi hôi khủng khiếp xông lên làm cho mấy
con chó sủa vang. Ngọn Lửa đã chiến thắng sao?
Jean-Philippe
de Tonnac
Cái gì người ta nghĩ là đúng có nhất thiết phải thành công không?
Nguồn gốc câu chuyện :
Để đi đến cái chết, ông lên núi sống, ăn rau ăn cỏ, ông thù hận loài
người.
Nhưng vì bị phù thũng do chế độ ăn uống này, ông về thành phố và hỏi
các thầy thuốc làm sao từ một cơn mưa lũ làm thành cơn nắng hạn, họ
không hiểu ý ông muốn nói gì, ông vào chuồng bò, tự chôn mình trong đó
hy vọng hơi nóng từ phân bò làm cho người ông bốc hơi. Dù làm vậy nhưng
cũng không có kết quả, ông chết, sau khi đã sống được sáu mươi năm.
Diogène Laerce, chương IX, 3
Tiểu sử Héraclite :
Sinh ở Éphèse vào khoảng năm 545 trước công nguyên, chết vào khoảng năm
480. Héraclite, Parménide và Empédocle là một trong những triết gia
quan trọng nhất thời « tiền Socrate. » Tư tưởng của ông để lại chỉ vào
khoảng sáu mươi trích đoạn dài ngắn không đồng đều nhưng khó để bình
giải và thường gây tranh luận. Có bốn điểm chính : sự quan trọng của
lửa, đó là yếu tố đầu tiên và nguyên tắc vận hành mọi sự; sự biến dịch
vô cùng của thế giới, « mọi sự đều trôi đi », thuyết vũ trụ biến dịch
này ngược với thuyết của Parménide và Zénon; sự kết hợp của những điều
trái ngược nhau (đi lên đi xuống cùng một con đường); sự hiện diện của
lý trí nơi tất cả mọi con người.
|
|