Cái ngày mà tôi gặp Marilyn
Monroe
Gina
Lollobrigida – số Paris Match 2779 – 29-08-2002
Lúc
đó là vào những năm 1950, tôi đang thành công tuyệt đỉnh
ở Ý. Cuốn phim “Bánh mì, tình yêu và trí tưởng tượng ngông cuồng” vừa
chiếu
trên các rạp ở Ý, tôi là đứa con cưng của khán giá nhiệt thành người Ý.
Khi báo
chí Ý bầu tôi là “Nữ minh tinh Gina Lollobrigida giống Mỹ” thì tôi bắt
đầu để ý
đến Marilyn Monroe. Sự so sánh này làm tôi rất vui dù tôi tóc nâu, nàng
tóc
vàng. Tôi thấy nàng rất hấp dẫn, không thể nào có chuyện ai hấp dẫn hơn
ai,
ngay lập tức, tôi có cảm tình với nàng. Tôi có cảm tưởng như tôi đã
thấy cái
mong manh của nàng đàng sau hình ảnh huy hoàng, bóng bẩy kia.
Năm
1954, nhà sản xuất Mỹ đề nghị chiếu phim của Luigi
Comencini với điều kiện là tôi phải bay qua Đại tây dương để cổ động
phim. Tôi
chấp nhận đến Nữu Ước dự hết tiếp tân này đến tiếp tân khác, trả lời
hết phỏng
vấn này đến phỏng vấn khác. Người ta nhờ ông Rupert Allan làm tùy viên
báo chí
cho tôi, ông cũng là tùy viên báo chí của Marilyn Monroe và Grace Kelly.
Đó
là cuối mùa hè 1954. Đang ngồi ở một khách sạn lớn ở
Manhattan, tôi được tin Marilyn đang quay các cảnh ngoài trời cho cuốn
phim
“Bảy năm suy nghĩ” dưới quyền điều khiển của đạo diễn Billy Winder,
cách khách
sạn tôi ngồi chỉ vài con đường. Lúc đó, báo chí đăng tràn ngập tin tức
về cuốn
phim Marilyn đang quay và về chuyến đi Mỹ của tôi. Vì chúng tôi có cùng
một tùy
viên báo chí nên ông này có sáng kiến để chúng tôi gặp nhau. Ông cho
tôi hay,
cho đến nay rất nhiều nữ diễn viên từ chối không muốn chạm trán với
Marilyn vì
quá hoảng sợ với ý tưởng phải đối diện với một ngôi sao như vậy. Tôi
thì không
thấy sợ. Trước hết vì tôi tự tin, sau là tôi cảm thấy tôi có một tình
thương
thầm kín với Marilyn. Tôi thấy nàng quá đẹp và
tài năng vượt bực, đứng trước mặt trời hào quang như
thế làm sao tôi
ghen được. Tôi đồng ý gặp nàng ngay lập tức.
Đến
ngày hẹn, chúng tôi đi xe li-mu-sin đến góc Lexington Avenue và
đường số 52 nơi nàng đang đóng phim. Rất nhiều cảnh sát làm việc để
ngăn đám
đông tràn ngập. Tôi được đưa đến ngay hàng đầu, sau hàng rào chắn và
như thế
tôi được thấy tận mắt cảnh quay phim nổi tiếng: cảnh quay chiếc áo đầm
bị thổi
tung vì luồng gió nóng mạnh thổi từ hệ thống sưởi thổi lên của bến xe
điện
ngầm. Marilyn tươi sáng và có vẻ như thích thú khi quay cảnh này trước
hàng
ngàn cặp mắt ngưỡng mộ.
Khi
ông Wilder ngừng quay, Ruper Allan đưa tôi đến gặp
Marilyn, lúc đó nàng đang còn mặc chiếc áo đầm gấp nếp màu trắng nổi
tiếng. Và
một tình cờ kỳ lạ, tôi cũng mặc một chiếc áo đầm trắng gần giống y hệt
chiếc áo
của nàng. Vừa bắt tay tôi, nàng vừa cười với tôi, một nụ cười từ đáy
lòng nàng
và tôi cũng vậy. Chúng tôi đứng đối diện với nhau một lúc. Tôi nhớ là
chúng tôi
nói chuyện với nhau về các phim về Hollywood
và về chiếc áo của chúng tôi. Ngay lập tức, chúng tôi có cảm tưởng
chúng tôi là
những người đàn bà bình thường nói chuyện với nhau chứ không phải hai
minh tinh
đang cạnh tranh với nhau. Nàng làm cho tôi hoàn toàn kinh ngạc vì nàng
chẳng có
gì là nhân vật thắng trận và kiêu căng như nhiều người tưởng tượng. Đối
với
tôi, nàng quá sức rụt rè và giọng nói nhỏ hết sức làm cho tôi cố gắng
lắm mới
nghe được. Nàng rất thủ thế và chẳng buồn tìm cách làm tôi choáng ngợp
hay đè
bẹp tôi. Tôi rất xúc động về cách nàng đối xử với tôi. Khi nhiếp ảnh
gia hãng
Fox muốn chụp hình hai chúng tôi, nàng ra dấu đồng ý nhưng yêu cầu ông
hỏi ý kiến
tôi. Chúng tôi hôn từ giã nhau và hẹn sớm gặp lại nhau.
Ngay
chiều hôm đó, nàng đến buổi tiếp tân nhỏ do đại diện
của tôi tổ chức ở rạp Trans-Lux. Chiều hôm đó, không có nhiếp ảnh viên
và tôi
rất xúc động khi thấy nàng đến là vì tôi, nàng không thắc mắc gì đến
chuyện
quảng cáo. Tôi hoàn toàn bị chinh phục và sau đó tôi rất vui được gọi
là “Monroe
của nước Ý.”
Sau
này, khi làm việc ở Hollywood,
tôi gặp lại nàng. Lúc đó là lúc
kết thúc cuộc phiêu lưu của nàng với Yves Montand. Nàng rất yêu Montand
và nàøng
đau khổ khi báo cho tôi biết Montand đã bỏ nàng. Tôi còn nhớ, một buổi
chiều
nàng đến dự buổi tiếp tân ở nhà tôi, trong khi tất cả các đàn ông hiện
diện tối
hôm đó mơ ước được đến gần nàng thì nàng vẫn ngồi một mình. Sau đó nàng
lướt đi
như một cánh chim cô độc.
Vài
năm sau đó, vẫn còn xúc động về người đàn bà tế nhị và
sáng rực này, tôi khắc hình ảnh nàng để làm kỷ niệm. Tôi tưởng tượng
cái đêm
nàng ra đi, nàng nằm dài trên giường, tóc xõa trên gối, tay víu chặt
ống điện
thoại. Tôi muốn dựng lại hình ảnh nàng để hình ảnh này ở lại trong ký
ức tôi,
hình ảnh của một tạo vật mong manh và xa xôi.
Gina Lollobrigida: Đóng trong
rất nhiều phim “Fanfan la
Tulipe” “La Loi” “Notre-Dame de Paris” “Plus fort que
le diable” “Pain, Amour et Fantaisie” Thân hình hấp dẫn, khuôn mặt kiều
diễm
Lollo có mặt khắp nơi trên thế giới. Gina Lollobrigida từ giã ngành
phim ảnh
năm 1977, sau đó bà trở thành nhiếp ảnh viên và điêu khắc gia.
Lan Nguyễn sưu
tầm, dịch thuật
|