Trang Thiếu Nhi
|
Diogène thành
Sinope, khoảng năm 350 trước công nguyên, ở Athènes
Để tập cho quen với thất bại
Ông già ngửa tay xin tiền nhưng người dân thành Athènes dửng dưng đi
qua. Không ai để ý đến Diogène đang ngồi khất thực. Từ cả mấy tiếng
đồng hồ rồi, không ai ném cho ông một đồng xu cũng không ai thèm nhìn
ông. Không dễ gì cứ vừa xin vừa chưởi người ta. Suốt ngày, ông vừa xin
bố thí, vừa xổ một tràng tháo mạ. Chưởi luật lệ, chưởi phong tục, chưởi
tham vọng mù quáng, chưởi mấy cuộc đời vứt đi, chưởi cả lủ hèn nhát.
Chưởi những người không trả tiền nghe ông chưởi. Nếu họ là người bố thí
cho ông thì họ phải nghe ông làu bàu!
« Này, ông ơi, nhà xi-níc nói. Cho đi nào, ông thấy đó, tôi đang ăn mày
đây. Nào cho đi, thay vì nhìn tôi thì cho tôi cái gì bỏ bụng đi! »
Một ông già chết lặng nhìn Diogène. Tính khí kỳ cục và cái tự do tối
thượng của Diogène làm ông ngạc nhiên. Làm sao có thể như thế được? Khi
trấn tỉnh lại được, ông bỏ đi. Ông không dám đến gần Diogène, như thử
Diogène quá nguy hiểm, quá đe dọa.
Thời gian trôi đi hàng giờ, Diogène vẫn bất động. Không biến chất,
không lay chuyển. Có mặt giữa chợ, nơi mà mọi người ồn ào náo động một
cách vô ích. Ngồi đó, nhưng chỗ của nhà hiền triết ở nơi khác, chỗ của
ông không ở nơi mấy người không ra người ngợm không ra ngợm này, mấy
con ma mà ông nghĩ onhieệ vụ đem sự sống về lại cho họ.
Vì sao ông phải xả thân như vậy? Từ bỏ tất cả, mất tất cả mà cũng được
tất cả, mất và được đối với ông có phải là chuyện duy nhất và cũng là
một chuyện mà thôi không? Buông bỏ tất cả chuyện phù phiếm ở đô hội để
tìm lại những giá trị chân thật, những giá trị duy nhất, những giá trị
tự nhiên. Luyện tập để chịu đựng cái tệ hại nhất, chịu cái lạnh cắt da,
chịu cái nóng cháy da, chịu đói chịu khát, chịu nghèo khổ. Liên tục tôi
luyện, nhẫn nhục chịu đựng để tiến đến tình trạng vô cảm mà trong hoàn
cảnh này người bình thường phải đau khổ. Ai có thể chọn con đường này?
Ai đủ điên để làm những chuyện này? Dám khinh những gì thuộc về thần
thánh, dám ăn của lễ dọn cho thần thánh, dám ngủ trong đền thờ. Thủ dâm
trước đám đông, lại còn khuyến khích loạn luân. Tự tách rời ra khỏi mọi
luật lệ của loài người. Dám thân mật với Hadès, người coi thường cả
loài người lẫn thần thánh.
Diogène nửa ngồi nửa nằm suốt cả buổi sáng. Ông thoá mạ đám đông có mắt
không ngươi. Thỉnh thoảng, ông nói thẳng vào mặt một người qua đường.
Có người ném đá vào ông, ông còn mắng vốn : ‘Này con ơi, coi chừng con
ném trúng cha con! » Với một người sói tóc chửi ông, ông nói : « Mấy
sợi tóc của ông cũng thông minh ra phết, chúng không chịu mọc trên một
cái đầu dơ dáy! » Với người nắm tay lại có ý đe dọa ông, ông nói : «
Đừng, đừng, sai rồi. Bạn bè với nhau, đưa bàn tay ra cho nhau thì mấy
ngón tay phải mở ra. » Có người hỏi nơi con người cái gì mau già nhất,
ông trả lời : «Lòng nhân hậu.»
Cuối cùng thì ông cũng đứng dậy. Tay chân bị tê, ông đi chầm chậm đến
một bức tượng ở căn nhà góc đường. Ông đứng yên trước bức tượng và chìa
tay ra. Tâm lý người thường khi thấy ai đang chấp tay cầu khẩn để xin
miếng ăn thì người ta thường tránh đi chỗ khác. Mặt hướng về bức tượng,
ông thành tâm nhìn bức tượng. Một giờ trôi qua. Diogène đứng như trời
trồng, lòng bàn tay mở ra. Một đám đông tụ lại. Rốt cuộc có một người
đến hỏi ông :
‘Vì sao vậy? »
Không quay đầu lại, tiếp tục mở lòng bàn tay ra xin, xin liên tục, ông
khô khan trả lời :
« Để tập cho quen bị từ chối.»
Jean-Philippe de Tonnac
Có thể nào người ta quen với bất
hạnh?
Nguồn gốc câu chuyện :
Một ngày nọ, ông đứng ăn xin trước mặt một bức tượng. Người ta hỏi vì
sao ông làm vậy, ông trả lời : « Để tập cho quen với thất bại. »
Diogène Laerce, VI, 49
Tiểu sử Diogène:
Diogène sinh vào khoảng năm 413 trước công nguyên, chết ở Athènes
khoảng năm 323. Diogène là hình ảnh tiêu biểu nhất của lối sống xy-níc.
Học trò của Antisthènes, ông vứt bỏ lý thuyết để thực hành đời sống
luân lý bằng con đường trực tiếp và hành động cụ thể. Theo ông, muốn
sống đời sống cao nhất vẫn là đi trở về sống theo tự nhiên, vượt ra
ngoài các ước muốn và sợ hãi giả tạo. Nổi tiếng về những lời nói khiêu
khích, Diogène viết rất nhiều tác phẩm nhưng chỉ còn lưu lại một số rất
ít.
|