jen
Trang Thiếu Nhi















 



 

Antisthènes và Diogène, vào khoảng năm 370 trước công nguyên, ở Athènes.

Muốn chết, đôi khi cũng phải cần đến một người bạn    


Trong căn chòi nằm khuất bên lề đường, không xa hội trường Cynosarges, thành phố nơi ông ở trọn đời, Antisthène nằm đau đớn trên cái chỏng, chẳng có ai thân thuộc. Gọi ai khi chẳng có ai thân thuộc? Nhờ ai giúp đỡ khi bình thường chẳng ai thấy mặt ông? Vào lúc mặt trời khuất bóng sau rặng Cithéron và Parnès, có ai biết giờ này một nhà hiền triết đã vượt lên bao thử thách của cuộc sống và đang nằm chờ chết không?

Vào cái thời xa xưa khi mấy người trẻ muốn đi theo con đường xi-níc của ông, họ đến tìm ông.

“Chúng tôi có phải để tóc tai râu ria rậm rạp như ông không, ông Antisthènes? Chúng tôi có phải mặc cái măng-tô cũ rích như ông không? Chúng tôi có phải ở dơ như ông không?

-    Thà để xác cho quạ ăn thịt còn hơn rơi vào móng vuốt của giả dối: quạ ăn xác người chết, giả dối xé xác người sống.”

Sau đó ông giơ gậy lên và mấy người trẻ cuốn gói đi. Không bao giờ thấy họ trở lại. Khi người ta hỏi vì sao ông đối xử nghiêm khắc với bọn học trò như thế, ông trả lời thầy thuốc cũng đối xử với bệnh nhân như thế.

Chỉ có Diogène là đứng vững được với các trận đòn. Vừa cập bến Sinope, Diogène tìm cho mình một chỗ đứng ở Athènes trước khi nghe nói về con người đáng ghét này. Trong hội trường này có một người mà không ai muốn đến gần! “Đó là ơn phước của thần thánh! Đó là một vị thầy của tôi! Diogène kêu lên.” Và thế là ông đi tìm thầy. Diogène quan sát ông mấy ngày trước khi xin nhận làm thầy. Và ngay lập tức con người đáng ghét này giơ gậy lên đánh ông.

“ Cứ nện đi, Diogène nói. Thầy không tìm cái dùi cui nào cứng hơn để đuổi tôi đâu. Tôi chịu đòn cho tới khi nào thầy nói cái gì nghe cho hợp lý thì thôi.”

Antisthène không thoát được.

Từ ngày đó, mọi người không còn thấy vị hiền triết lão thành đi một mình. Antisthènes đã tìm được tên đồ đệ! Một người lạ lùng với cái đầu cứng hơn đá! Theo như người ta kể, ông ta làm những chuyện trái khoáy mà thầy cấm. Với Diogène, những lời nói xấc xược xy-níc bắt đầu đi quá đà. Không những ông học hỏi lời thầy mà ông còn thổi phồng lời thầy, một ông thầy đang nằm trên giường chờ chết mà hồi đó dân thành Athènes không đón tiếp nồng hậu gì cho lắm. Người ta trấn an nhau bằng cách cho rằng cái hung tợn của ông là do mình cảm nhận. Không ai hiểu vì sao họ xem Diogène là con người xy-níc tiêu biểu nhất.

Hôm nay, Antisthène nằm một mình. Năm tháng đã trôi qua. Diogène đã ra đi. Antisthène tưởng mình đã bị bỏ quên. Ông có thể chết bẹp trên cái giường chuột rúc này. Sẽ chẳng có ai đến. Quan trọng gì cái người đau đớn này? Cái con người tàn nhẫn với nỗi đau của người khác thì cũng nên tàn nhẫn với nỗi đau của mình. Cái chết sắp kề? Đúng rồi, chết lè lẹ lên! Bởi vì đau quá sức rồi! Nhưng chưa chết được, Antisthène chịu đựng giây phút hấp hối đau đớn.

Đêm xuống. Antisthène nghe có người đi gần đến chòi. Cầm đèn trong tay, Diogène thò đầu vào cánh phên chào thầy. “Người ta nói thầy... và tôi tới đây.” Ông đi vào, quỳ xuống bên cạnh thầy, để cái kiếm bên cạnh chỏng:
“Đôi khi thầy cũng nên cần có một người bạn.”

Diogène ra đi cũng như khi đến. Và cuối cùng Antisthène thanh thản chết.

        Jean-Philippe de Tonnac
        Giúp bạn mình chết, dấu hiệu thương mến là dấu hiệu gì?

Nguồn gốc câu chuyện kể:

Khi Antisthène đau nặng và bệnh không thể lành được. Người ta kể lại, Diogène đem đến cho ông cái kiếm và nói: “Để phòng hờ khi thầy cần sự giúp đỡ của một người bạn.”
                Julien, Viè Discours, 181b


Tiểu sử Antisthènes:

Sinh và chết ở Athènes vào khoảng 445-360 trước công nguyên. Antisthènes vứt bỏ các nền tảng của tư tưởng xy-níc. Ở hội trường nơi ông đến sinh hoạt người ta gọi ông là  “con chó”. Nhiều người nói lối sống của những người theo phái xy-níc giống lối sống của con chó.  Antisthènes tập trung các diễn giải của ông vào việc thực tập các đức hạnh mà ông cho rằng có hiệu quả trong hành động chứ không qua bài viết hoặc diễn văn. Theo ông, nhà hiền triết không sống theo luật lệ của xã hội mà sống theo luân lý. Và để cắt đứt với ảo tưởng do luật lệ và giáo dục gieo lên, chỉ có điều duy nhất đáng kể là đời sống gương mẫu của bậc thầy.


Tiểu sử Diogène:

Diogène sinh vào khoảng năm 413 trước công nguyên, chết ở Athènes khoảng năm 323. Diogène là hình ảnh tiêu biểu nhất của lối sống xy-níc. Học trò của Antisthènes, ông vứt bỏ lý thuyết để sống đời sống luân lý bằng con đường trực tiếp và hành động cụ thể. Theo ông, muốn sống đời sống cao nhất vẫn là đi trở về sống theo tự nhiên, vượt ra ngoài các ước muốn và sợ hãi giả tạo. Nổi tiếng về những lời nói khiêu khích, Diogène viết rất nhiều tác phẩm nhưng chỉ còn lưu lại một số rất ít.