Tạp Ghi
Phần
1
1 2 3 4 5 6 7 8 9
10 11 12
Phần 2
1 2 3 4 5 6 7 8 9
10
Phần Ba
1 2 3 4 5 6 7 8 9
10
Oanh kích
vs Pháo
kích
|
Gấu,
nhà văn
"Je serai ta femme".
LH 16.8.1967
... sự sống sót của chàng là một
điều xúc phạm tới tình yêu thiêng liêng: Chàng vẫn sống và nàng đã
chẳng tới được nhà thương đêm đó. Thời gian
Hình chụp tại Đài Liên Lạc VTĐ số 5 Phan Đình Phùng Sài Gòn.
Bàn giấy ông trưởng đài, có cái bảng tên của ông: TBT.
*
Cuộc Tình Bỏ Đi kết thúc
không đến
nỗi bi thảm như Một Chủ Nhật Khác.
Cô Thùy, tức Nicole của Scott, sau tái giá.
Nàng nói với ông chồng sau:
-Tôi yêu Kiệt và chẳng bao giờ quên anh ấy.
Ông chồng sau trả lời:
-Lẽ dĩ nhiên là như vậy. Làm sao em quên anh ấy? Mà tại làm sao mà em
phải quên anh ấy?
Đà lạt
*
Không ai kèn cựa với người
đã chết.
Mà em muốn nhắc để cám ơn anh.
Đã rèn luyện em trong cay đắng của đời.
Và đã thương yêu em như một Bà Trời.
Văn Tế
"C'est l'âge où tout le
monde avait vingt-six ans," ["Đó là thời mà đứa nào cũng 26 tuổi"],
Gertrude Stein diễn tả những năm tháng
tuyệt vời băng đảng Mẽo của bà, những Fitzgerald, Hemingway, Pound... ở
Paris.
Gấu cũng thể nói như vậy, về thưở mới lớn của mình, thập
niên 1960, và của băng đảng 'tiểu thuyết mới' ở Sài Gòn.
Thời của Stein là
'thế hệ bỏ đi', bị cuộc chiến chê, còn của Gấu, sắp bị cuộc
chiến làm thịt.
*
Thế hệ bỏ đi, cuộc tình bỏ đi.
Thế hệ bỏ đi, như Hemingway kể lại, trong Paris là một ngày hội, gốc
gác của nó, là của một tay chủ gara, nơi Stein thường sửa xe. Một lần,
"em" mang xế tới, thằng thợ trẻ tỏ ra không sốt sắng lắm trong vụ phục
vụ người đẹp. Thế là em méc tay chủ. Tay này mắng thằng nhóc.
Stein sử
dụng đúng từ này để đập Hemingway, đám viết lách cà chớn như mấy ông là
một thế hệ vứt đi, vì đã được thải ra từ cuộc chiến, theo nghĩa:
-Tụi mày cứt quá, nên cuộc chiến đếch thèm giết.
-Tụi mày tuy sống sót cuộc chiến, nhưng thế nào cũng có bộ phận bị
thương tổn, không còn hoạt động được nữa.
*
Ui chao, xém một tí, là súng của Gấu cũng bay vào hư vô, trong vụ ăn
hai trái mìn claymore ở bờ sông Sài Gòn!
*
Hình như là Fitzgerald, nói về mình và về Hemingway: Ông nổi tiếng vì
thành công, còn tôi, vì thất bại.
Hề Charlot cũng đã từng nói tương tự, về ông và Einstein: Ông nổi tiếng
vì chẳng ai hiểu ông, còn tôi, ai cũng hiểu.
Happy Birthday. Chúc đại ca
viết càng ngày càng bảnh. NLV
Tks. Tiện đây, xin thông báo: Tất cả bài vở trên Tin Văn, ngoại trừ
những bài
có tính giới thiệu, đều chỉ để sử dụng với tính cách cá nhân, [for
personal use] và đều "free", xài vô tư, thoải mái.
Vì Gấu cũng trên bẩy bó rồi, nếu tính tuổi ta, thành thử cứ coi đây như
là, "cho chắc ăn", sau những cú báo động hoảng như vừa rồi. NQT
*
Gấu dùng chữ "những", là vì bạn bè Gấu bị "hơn một cú" như cú vừa rồi.
Cú trước khủng khiếp hơn nhiều, xẩy ra ngay sau khi Bông Hồng Đen ra
đi. Một ông bạn, trong nhóm bạn ở Cali, thương tình, bèn mail cho Gấu
biết tin. Tin Văn bèn đi một đường ai tín, khiến Gấu Cái càng thêm bực
mình. Và bèn mail trả lời ông bạn, cho biết, ngay sau khi Gấu được ai
tín, bèn
xỉu, sẵn bịnh tim chơi bồi thêm, bèn phải chở đi nhà thương cấp cứu!
Anh bạn hoảng quá, và cũng ân hận, lỗi ở mình, nhưng bán tin bán nghi,
bèn phôn cho một anh khác nữa, rất rành về mối tình của Bông Hồng Đen
và Gấu.
Anh này gật gù, chắc đúng như thế đấy. Tao biết, thằng cha Gấu hồi đó
mê BHĐ khủng khiếp lắm.
[Chính em LH cũng xác nhận chuyện này, bởi vì có lần Gấu hỏi, tại sao
"iêu" Gấu, em trả lời, tại vì anh thương em nhiều quá, thành thử... tội
nghiệp!]
Để tăng thêm trọng lượng cho lời tiên đoán của mình, anh kể chuyện, một
lần Gấu nhờ anh trao giùm thư cho BHĐ, thời gian Gấu bị ông bô của em
cấm cửa. Gấu dặn, vô, trao thư xong xuôi, rồi ra liền, báo cho tao
biết, rồi có muốn ở lại tới giờ nào thì ở.
Anh ta vô, trao thư xong, gặp ông anh của LH, mải trò chuyện, rồi quên
luôn thằng cha Gấu ở bên ngoài, khủng khiếp chờ đợi, cứ như chờ án tử
hình!
Anh ta, lúc nhớ ra, thì đã ba, bốn giờ chiều, tức là lúc sửa soạn ra về.
Anh kể lại, tao ra ngoài đường, thấy mày ngồi trên chiếc xe đạp, tóc
tai dựng đứng, trông thê lương không thể nào tưởng tượng được.
*
Nghe anh kể, Gấu nhớ ra liền. Hai thằng ăn sáng xong, là đi. Tới ngã tư
gần nhà em, phía vườn Tao Đàn đi xuống gặp Gia Long, Gấu ngồi trên xe
đạp chờ tới... chiều.
Bữa đó, không chỉ mình Gấu lo, mà luôn cả anh bạn. Anh nói, tao đưa thư
cho nó, nó không thèm cất đi, mà lại để ngay trên bàn, rồi ra lệnh, đó
là lúc đang dọn nhà, từ Phan Đình Phùng lên, anh V. phụ em một tay,
khiêng cái giường. Tao vừa sợ, vừa bực. Sợ ông via của nó bất chợt vô,
vồ liền cái thư. Bực, vì em của mày coi tao như thằng hầu. Phụ một tay,
khiêng cái
giường cho em! Láo thế!
Sao không trao cái bực đó cho tao? Gấu thèm thuồng, hỏi lại!
*
Tao thèm được như mày! Anh
kết luận.
Thèm cái cảnh, râu tóc rựng ngược, mặt mày méo xệch?
Sướng chưa!
Cô bé đã đi xa, xa lắm.
Nhưng có những đêm thành phố sống lại, những hồn ma ngày xưa trở về,
tấp nập bên kia bùng binh [Khu Ngã Sáu Sài Gòn], quanh mấy xe hủ tíu,
bò viên, sâm bửu lượng... Vào những đêm mưa, mấy đứa trẻ đánh giầy, ế
khách, xúm lại đánh bài ngay bên ngoài tiệm [cà phê đầu con đường Gia
Long], tôi chạy xe vòng vòng rồi trở về chỗ cũ, nhìn đám trẻ chia nhau
từng hơi thuốc, đợi tới giờ hẹn, không phải với cô bé, mà với bóng dáng
của cô, cũng không phải hình bóng bây giờ mà là hồn ma ngày cũ, vẫn y
hẹn trở về...
Một trang bản thảo, những ngày ở trại tị nạn, sau thành Lần
Cuối Sài Gòn, làm nhớ Mùa Hè Miền Nam:
. ...như những
lần lang thang nơi khu phố nàng ở, (gần một ngã sáu, khu trung tâm
thành phố,
sinh hoạt đông đảo, một cửa tiệm bán sách vở, dụng cụ văn phòng, nàng
thường
ngồi sau một chiếc bàn lớn ở gần phía bên ngoài, gần cửa ra vào, phóng
xe qua
thật nhanh, hơi nhìn ngang, có thể thoáng thấy nàng ngồi chăm chú,
viết, hoặc
lơ đãng nhìn ra bên ngoài, làm sao nàng có thể nhận ra...), hoặc ghé xe
bên lề
đường, mua tờ báo, bao thuốc, hoặc ngồi uống cà phê ở quán Tầu phía bên
kia
đường, ngó những đứa trẻ đánh giầy chia nhau tiền bạc, giành giật
khách, hay
mẩu thuốc, khi ra về thường quá khuya, vòng xe qua con đường phía sau
nhà nàng,
ngó nhìn lên, có thể bóng dáng nàng sẽ hiện ra nơi khung cửa sổ trên
lầu cao,
che bớt ánh đèn lạnh toát, thỉnh thoảng bị mưa, ướt sũng, run lập cập,
cần nhất
là không bao giờ kể lể than khóc với nàng về ba chuyện đó, và nàng cũng
chẳng
bao giờ biết, hoặc hiểu được...
*
Và làm nhớ đến Orphan Pamuk, và thành phố buồn Istanbul của
ông. Cái xe
điện của ông làm Gấu nhớ tới cái của Gấu, trong Hà Nội, cũng của Gấu,
ngày nào.
Le Magazine Littérarire,
số Tháng Bẩy
& Tám, 2007
Nhà tôi ở
Bạch Mai, gần ngay bên đường xe điện. Tôi thường
tinh nghịch để những viên sỏi nhỏ lên trên đường sắt, rồi hồi hộp chờ
chuyến xe
chạy qua. Suốt thời thơ ấu, tôi bị chiếc xe điện mê hoặc. Một lần trốn
vé xe…
Những
con dã tràng
"Je serai ta femme".
L H "giao hẹn", ["Em cứ hẹn
nhưng em đừng nhớ nhé"],
như trên, đúng vào ngày 16.8.1967, khi đến Đài VTĐ thoại quốc tế thăm
Gấu, mang theo một cuốn tiểu thuyết của Durrell, quà sinh nhật. Khi đó,
tay trái
Gấu còn bị băng bột, luôn cả nửa người, cho vai trái khỏi nhúc nhích.
Bức hình trên,
chụp sau đó ít lâu, khi đã tháo băng. Cũng phải trước ngày định mệnh
28.3. Năm sau,1968. Tức Mậu Thân
Cú Mậu Thân của VC, gồm hai đợt.
Như thế, Gấu chịu tới ba cú Mậu Thân!
... sự sống sót của chàng là
một
điều xúc phạm tới tình yêu thiêng liêng: Chàng vẫn sống và nàng đã
chẳng tới được nhà thương đêm đó.
Ngày 28 tháng 3, tôi gặp lại
H. lần cuối cùng. Trời bữa đó mưa. Trận mưa mở đầu mùa. Thời tiết thay
đổi, khí hậu ẩm ướt làm cánh tay trái của tôi trở nên đau nhức, khó
chịu. Tôi ra Sài Gòn, tìm một quán nước, vừa uống cà phê vừa ngó mưa.
Quán này, ngày trước tôi và H. thỉnh thoảng có ghé. Tôi còn nhớ, một
lần ngồi đây, cũng tại bàn này, tôi uống bia, và chợt có ý định muốn
hôn nàng. Lúc đó buổi trưa, trong quán chỉ có một hai người ngoại quốc
đang dùng bữa. Họ vừa ăn vừa cắm cúi đọc báo. Ngày hôm sau, nàng bảo
tôi, nàng biết ý định của tôi lúc đó, và phải quay đi, để che giấu nụ
cười.
Đang ngồi,
đột nhiên nhớ đến nàng, đột nhiên tôi có ý định phải gặp nàng, và chỉ
cần nhìn mặt nàng lúc này, là tôi biết rõ, nàng có còn yêu tôi hay
không. Tôi đến Đại Học Khoa Học, và ngồi ở hiên ngoài, cũng là nơi tôi
vẫn thường ngồi với bạn bè, hoặc ngồi một mình đọc sách, thay vì ngồi
bên trong giảng đường nghe giáo sư giảng bài.
Tôi ngồi chờ nàng thật lâu.
Cơn mưa vẫn tiếp tục. Cuối cùng, tôi chạy vào bên trong trường tìm
nàng. Tôi gặp nàng đứng nói chuyện cùng mấy người bạn học. Nàng rời đám
bạn, và hai đứa chúng tôi vừa đứng đợi ngớt mưa, vừa nói chuyện, những
câu nói nhạt thếch. Khi mưa ngớt, chúng tôi thản nhiên chào nhau ra về,
mỗi người đi một ngả đường. Khi nàng đi được một quãng khá xa, đột
nhiên tôi quay lại, và chạy theo, chạy thật nhanh. Tôi bắt kịp nàng, và
hỏi, nàng còn yêu tôi hay là không. Nàng lắc đầu. Tôi bảo nàng nói.
Nàng nói. Nàng nói thêm, nàng chưa hiểu tình yêu là gì. Tôi mệt và
giận, muốn đánh nàng, bất chợt, tôi nhìn thấy tôi, trong tấm kiếng
chiếc xe hơi đậu kế bên đường: đầu tóc rũ rượi, thở hổn hển, cánh tay
trái lòng khòng, nước mưa rỏ trên khuôn mặt hốc hác, tôi đột nhiên nhận
ra khuôn mặt thảm hại của tình yêu, tôi đột nhiên có cảm tưởng đã sống
hết đời tôi, đã sống hết mối tình. Tôi bảo nàng đi về, tôi bảo tôi đi
về. Tôi hiểu rằng tình yêu của tôi đối với nàng đã hết.
Tứ Tấu Khúc về Lan Hương và Sài Gòn: Khu Rừng Trong Đêm
*
Tôi đọc ông
[Sartre] lần
đầu, vào mùa hè năm 1952,
khi làm phụ biên tập, a copy editor, cho một tờ nhật báo, Đó là thời
gian độc
nhất, tôi đóng vai nhà văn nhà báo, theo cái kiểu mà nhiều người vẫn
còn nghĩ về họ: một
cuộc đời lãng du. Khi công việc tòa báo xong xuôi, thường là muộn, trời
đã khuya, tay ký giả là tôi bèn chạy vội đến những quán, những ba, ánh
đèn mờ, hay
những ổ nhện, những xóm đêm, và, với một đứa trẻ 15 tuổi, thì đúng là
một cuộc
phiêu lưu lớn.
Và tôi đã gặp cuộc phiêu lưu thực sự, vào một buổi sáng, khi
anh bạn, Carlos Ney Barrionuevo, giúi vào tay tôi cuốn Bức Tường. Những truyện
ngắn ở trong đó, cùng với Buồn Nôn,
và những vở kịch - Những con ruồi,
Huis
Clos, Một bướm đáng kính trọng, Những bàn tay bẩn - những tập
đầu của bộ Những
Con đường của sự tự do, và những tiểu luận của Satre đã làm cho
rất nhiều người
trong đám chúng tôi khám phá ra văn chương hiện đại của đầu thập niên
1950.
Chúng già đi, lão hoá, một cách thật là khủng khiếp. Ngày nay,
chúng
ta tìm thấy, chỉ một tí ti, cái gọi là hàng nguyên, hàng xịn, the
originality, ở
trong những tác phẩm đó. Sự không thể bắt nối, incommunication, sự phi
lý, the
absurd, được diễn tả bởi Kafka, bằng một đường hướng dữ dằn hơn, nhức
nhối hơn, kỹ thuật viết từng mảng, the
technique of fragmentation, thuổng của John Dos Passos, và Malraux viết
những đề
tài chính trị sống động như bao giờ sống động đến như thế. Ngay cả thứ
bảnh
nhất của Sartre, là Tuổi thơ của một
ông Sếp, cũng không bén gót.
Llosa: The Mandarin
*
Như vậy, Llosa biết Sartre qua truyện ngắn Bức Tường. Gấu nhớ là, tay giáo sư
triết gia khoa bảng, ĐPQ, bạn của giáo sư khoa bảng ĐTĐ, có một truyện
ngắn mang hơi hướng Bức Tường.
Câu chuyện một tay làm cách mạng, bây giờ, có thể gọi, một tay khủng
bố, bị bắt, bị tra tấn tới chỉ, bắt phun ra đồng bọn. Anh lắc đầu, tới
một bữa, bực quá, phụt đại một địa chỉ.
Đúng cái địa chỉ cả đám đang ẩn náu!
*
Tay Llosa, hơn Gấu 1 tuổi, ông bằng tuổi TTT, đọc một
số tác giả, giống Gấu. Ông cũng mê Steiner, hồi đầu, và sau này,
có vẻ bực, khi Steiner muốn nổi cộm, muốn là một thứ "enfant terrible"
[chữ của Llosa], của thế kỷ.
Llosa cũng quan tâm tới phong trào tiểu
thuyết mới, và không cưỡng lại, ý muốn, đưa ra ý
kiến của riêng ông, về một căn cước Tẩy [French Identity], khi tờ La
Nouvelle Revue Francaise đưa ra câu hỏi thăm dò dư luận:
-Ngoại trừ ba biểu tượng "rượu vang, ăn mặc đúng mốt, hight fashion, và
nước hoa", liệu còn những biểu tượng khác về nước Tây?
-Bạn có đồng ý, là văn chương Tây bắt đầu thất thế, ở hải ngoại, kể từ
khi xuất hiện trường phái Tiểu Thuyết
Mới?
-Bạn còn hy vọng gì ở nước Tây?
Riêng câu đầu, Ian Jack có câu trả lời: Còn ba biểu tượng khác
nữa, Tự Do, Bình Đẳng, Thân Ái.
Mấy ông VC áp dụng, thông minh và thiên
tài, thành "logo", của nước VC:
Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa
Độc Lập Tự Do, Hạnh Phúc.
Cũng là noi gương Bác, thuổng Mẽo, khi viết Tuyên Ngôn Độc Lập.
*
Không ai nghi ngờ, tính đặc thù. Nước Pháp - nếu không đông dân nhất
thì cũng rộng nhất, đã có thời là một cường quốc - lại càng tự hào về
nó. Cái nôi, nơi chốn ra đời của tư tưởng chính trị hiện đại. Bản tuyên
ngôn nhân quyền của Mỹ hay thật, nhưng họ làm sao phát minh ra nổi một
câu thần chú (Hạt vừng, mở ra!), như là "Tự do, Bình đẳng, Thân ái".
Người Việt, dù muốn dù không, đều liên tưởng tới "Độc lập, Tự do, Hạnh
phúc", và có thể đây là lý do hội nghị Pháp ngữ đánh dấu cuối thế kỷ
được tổ chức tại Việt Nam. "Người Pháp ra đi, nhưng nước Pháp ở lại."
Malraux, Phản-Hồi ký. Ngay cả thuật ngữ "Tả, Hữu" là cũng do sắp xếp
ghế ngồi tại Quốc Hội Pháp, vào năm 1789.
Nghịch lý ở đây là, theo Ian Jack, trong khi nước Pháp nghĩ về nó, như
là ông thầy của thế giới, nó chẳng hề tin, bất cứ một quốc gia nào bắt
chước nổi nó.
Nghệ Thuật Làm Dáng
|