*

Tạp Ghi


Phần 1
1 2 3 4 5 6 7 8 9
10 11 12

Phần 2
1 2 3 4 5 6 7 8 9
10


Phần Ba
1 3 4 5 6 7 8 9
10

Oanh kích vs Pháo kích



















Có thể nói, Gấu này cũng có, cùng hai ông thầy, Faulkner và Sartre, như Llosa, [ông hơn Gấu một tuổi, sinh 1936, cùng tuổi TTT], khi tập tành viết lách. Nhưng sự vỡ mộng của ông, đối với Sartre, theo Gấu, là do, ông đọc Sartre khác Gấu. Trong bài viết The Mandarin, ông  không hề nhắc đến cuốn bảnh nhất của Sartre, Buồn Nôn. La Nausée. (1)
*
"Tôi không nghĩ đến thân phận giai cấp mình, tôi muốn nghĩ đến thân phận giai cấp khác, thân phận ngay chính giai cấp vô sản"
TTT: Bếp Lửa
Llosa giải thích, thời của ông, cũng là thời của TTT:
Hoàn cảnh bi thương của đám trí thức tiến bộ những năm 1950 và 60, có thể tóm tắt bằng câu của Sartre, trong một tiểu luận, viết năm 1960:
"Hợp tác với Đảng Cộng Sản, thì, cùng một lúc, liền tù tì, vừa cần thiết, vừa bất khả."
*
Đó không phải là cách đọc Sartre của đám Gấu, và đồng bọn, thường được coi là nhóm 'tiểu thuyết mới" ở Miền Nam.
Một cách nào đó, đám Gấu đọc Sartre từ La Nausée, và cũng bắt đầu viết, từ đó, từ những phát giác văn chương, của Sartre, nhưng do quá mê chính trị, ông đã bỏ qua.
Gấu đã từng kể kinh nghiệm đọc La Nausée của Gấu, và của ông bạn HPA. Có những xen, hai đứa đọc, trong những tình huống, thời điểm khác nhau, nhưng, phản ứng, có thể nói, y hệt nhau.
 hpa
HPA tại nhà ở Sài Gòn
cc 2001
Tôi "biết" Sài-gòn, phần lớn là qua "ông thầy" Huỳnh Phan Anh. "Thằng chả" dậy tôi chơi banh bàn, bi da. Quán bi da nổi tiếng mà lâu ngày tôi quên mất tên, ở khu Ngô Tùng Châu, gần trường Nguyễn Bá Tòng, là nơi hai đứa nhiều ngày đứng suốt buổi, khi ra khỏi quán hai chân rã rời, kéo nhau băng qua đường, leo lên gác xép ngủ. Nhà Huỳnh Phan Anh là nơi lần đầu tiên tôi nhìn thấy cái bàn ăn "dã chiến", khi ăn mở ra, ăn xong xếp lại. Đứa em trai nói ngọng. Mấy chị em là nguồn kinh tế của hai đứa chúng tôi. Rồi thằng chả dậy tôi "xóm" nghĩa là gì.
Sau này học trò vượt ông thầy. Tôi sa xuống mãi đáy Sài-gòn, những nơi chốn mà bạn tôi đã từng căn dặn chớ mò tới. Cái trò đọc sách trong một quán chệt, chỉ cần một ly cà phê túi, hoặc ly hồng xà (hồng trà), rồi cứ thế ngồi suốt buổi, là cũng do anh truyền cho tôi. Và hai đứa chia nhau kinh nghiệm đọc, nhờ nó. Có lần anh kể cho tôi nghe, bữa trước đọc Buồn Nôn, La Nausée, tới đoạn Roquentin đi trong thành phố Bouville, "một mình mà như cả một đoàn quân đang xuống phố"; "đọc tới đây, thú quá tao cũng bỏ ra ngoài đường lang thang một hồi...", và có lần cũng cảm thấy, như Roquentin, "tương lai đang chờ đợi ở một ngã tư đầu đường". Tôi cũng có những kinh nghiệm y hệt như vậy.
Qua anh tôi có được quá nhiều bạn: Dương Văn Ba, Nguyễn Xuân Hoàng, Nguyễn Đồng, Hoàng Ngọc Biên, Đặng Phùng Quân, Nguyễn Nhật Duật... Có thời gian tôi "cộng tác" với báo Điện Tín, là do anh. Thân nhất, có lẽ là lúc anh đang học Sư Phạm Đà Lạt. Tuần nào tôi cũng nhận được thư. Anh vốn là một con người rất cứng rắn, "dur", ít khi bộc lộ tình cảm. Những lá thư là một Huỳnh Phan Anh "đích thực", đối với tôi.
Lần đầu tiên tôi biết Đà Lạt là lần lên thăm anh. Đúng vào dịp Giáng Sinh, với một người bạn. Cả ba đi lang thang ngoài đường đến gần sáng, say, hát, la, rống dọc theo những con dốc. Lần đó, tôi có cảm tưởng sống lại Hà-nội, và mơ hồ hiểu được tâm trạng của những người lính lê dương nhớ nhà, say sưa giữa thành phố, giữa cuộc chiến "không phải của họ".
Với Huỳnh Phan Anh, tôi chỉ ân hận một điều, anh dậy tôi nhiều quá, còn tôi, chỉ có một bài học, đúng ra là một kinh nghiệm, mà không làm sao nói lại cho anh hiểu: tại sao bỏ vào Nam.
Nhưng câu hỏi đó, cho đến nay tôi cũng vẫn chưa trả lời được, cho chính tôi.
Chợ Đũi, Huỳnh Phan Anh, và tôi
*
Milosz không ưa Sartre, lẽ dĩ nhiên, vì Sartre mê Cộng Sản, mà ông từ  phía đó bỏ chạy qua Paris. Ông  hợp với Camus, và cả hai rất thông cảm nhau, về cái tai ương của nhân loại:  Cái Ác Mầu Đỏ đó.
Sau đây là "đầu vào" [input, entry], về Camus của ông trong ABC.
Camus, Albert. Tôi theo dõi chuyện xẩy ra cho ông, sau khi xuất bản Con Người Nổi Loạn, L'homme révolté. Ông viết như một con người tự do [like a free man], nhưng hoá ra là điều này không được phép, bởi vì đụng vô lằn ranh "chống-đế quốc" [có nghĩa, chống Mỹ, và ủng hộ Xô Viết]. Chiến dịch thô bỉ nhằm phạng Camus của Sartre, và Francis Jeanson, trên tờ Thời Đại Mới, được a dua [joined] bởi Simone de Beauvoir, cú này trùng hợp với thời điểm tôi đoạn tuyệt [break] với Varsaw vào năm 1951. Đây cũng là thời điểm mà Sartre viết về Camus:
"Nếu bạn không ưa cả Cộng Sản lẫn Tư Bản, thì chỉ còn có một chỗ cho bạn dung thân là Quần Đảo Galapagos".
Camus thò tay ra, bắt tay tôi, vào thời điểm đó, thật quan trọng, thật chí tình.
Milosz viết về bạn tình, bạn đường, của Sartre.
Beauvoir, Simone de. Tôi chẳng hề gặp, nhưng chuyện không ưa nổi bà ta thì không hề giảm, sau khi bà mất, và ngay cả cho tới bi giờ, khi bà chỉ còn là một cái tiểu chú về thời của bà...  Thì cứ thú nhận, thẳng ra ở đây, một thằng nhà quê miệt vườn, làm sao mà ưa cho nổi một bà lớn [grande dame]...  Tôi không thể tha thứ cho bà ta về những trò hạ cấp, cùng Sartre, nhắm bề hội đồng Camus.
Nói tới Camus, Gấu tôi nhớ, có lần ngồi Pagode, nhà thơ TTT chê Kẻ Xa Lạ, khi so sánh đoạn tử tội Meursault gặp ông thầy tu, với cũng một xen như vậy, trong Đỏ và Đen, thì Camus không đáng là học trò của Stendhal.
Ấy là mấy chục năm sau, thằng em diễn lại câu phán của ông anh, qua... tưởng tượng.
Quả thế thực, nhưng theo Gấu tôi, phải tính tới cái tuổi của người đọc, khi đọc bất cứ một tác giả.
Stendhal là phải già già một chút mới đọc được. Còn me-xừ Meursault không kịp có tuổi già. Những nhân vật như thế, là phải "chết non", mượn lại từ của ông anh.
Và có những tác phẩm, bạn không nên đọc sớm quá, và nên để dành! Lời khuyên của ông bà chúng ta, chớ đọc Phan Trần, chớ đọc Thuý Vân Thuý Kiều, là có thiện ý chứ không liên quan tới đạo đức. Cái cảnh, "Rõ ràng trong ngọc trắng ngà, Rành rành trước mắt một tòa thiên nhiên", chỉ 'trở thành hiện thực', khi bạn vừa đọc xong câu đó, là bèn thực hành liền!
Theo nghĩa đó, một độc giả của tờ TLS [số tháng Hai, 2004, mục Sổ Tay] sung sướng la lên rằng, may quá, tới hơn nửa đời người, mới đọc Hamlet. Đúng là một món quà quí báu dành để đọc vào lúc xế bóng về chiều, mái tóc muối tiêu [a mid-life gift to himself].
Sự nổi tiếng của một số tác giả ở trong nước, sau 1975 thí dụ như NHT, DTH, BN, có dư luận hải ngoại cho rằng, họ ảnh hưởng văn chương miền nam trước 1975. Tôi nghĩ, có. Chiến thắng miền nam, và thực thế phũ phàng sau đó, làm sao không ảnh hưởng lên bất cứ một người viết?  Đoạn cuối Nỗi Buồn Chiến Tranh, đọc, thấy phảng phất Tiếng Động của Thanh Tâm Tuyền. Tướng Về Hưu có không khí hiện sinh của một thời hậu chiến ở bên...  Tây. Thiếu, là thiếu một tiếng hát, của Gréco, và một điệu Jazz, thí dụ, some of these days... Một ngày nào, anh sẽ nhớ em...  của La Nausée.
Thiệp có thể "mơ hồ" cảm nhận ra sự thiếu sót đó, và thay bằng tiếng hát... nữ thuỷ thần.
Kinh nghiệm đọc Buồn Nôn
Có thể nói, Gấu này cũng có, cùng hai ông thầy, Faulkner và Sartre, như Llosa, [ông hơn Gấu một tuổi, sinh 1936, cùng tuổi TTT], khi tập tành viết lách. Nhưng sự vỡ mộng của ông, đối với Sartre, theo Gấu, là do, ông đọc Sartre khác Gấu. Trong bài viết The Mandarin, ông  không hề nhắc đến cuốn bảnh nhất của Sartre, Buồn Nôn. La Nausée. (1)
Kinh nghiệm đọc Buồn Nôn
*
"Je serai ta femme". LH 16.8.1967
... sự sống sót của chàng là một điều xúc phạm tới tình yêu thiêng liêng: Chàng vẫn sống và nàng đã chẳng tới được nhà thương đêm đó. Thời gian
 Hình chụp tại Đài Liên Lạc VTĐ số 5 Phan Đình Phùng Sài Gòn.
Bàn giấy ông trưởng đài, có cái bảng tên của ông: TBT.

Gấu làm quen với tờ Văn bằng truyện ngắnThời gian. Truyện thứ nhì, sau truyện đầu tay trên Nghệ Thuật. Những Ngày ở Sài Gòn.
NĐT order, ngay lần đầu gặp, tại phở 44, Phan Đình Phùng.
*
Gấu sống, là nhờ được thay máu. Đêm đầu tiên, nằm phòng hậu-giải phẫu, đau quá, Gấu lăn lộn, vết thương nứt, máu chảy thành vũng dưới sàn giường. Sáng sớm, vừa cho phép thân nhân vô phòng, bà cụ lao vội vô, thấy thằng cu Gấu nằm ngay đơ, sợ quá la lên, y tá tới, tiếp máu liền tù tì, may thoát.
*
Đêm thứ nhì sau vụ mìn nổ, khi chàng tỉnh táo, nhận ra những khuôn mặt thân thương trong gia đình, chàng cố gắng cất tiếng nói nhưng không thể, và chàng cảm thấy thật rõ ràng một điều, chàng sẽ chết trong đêm, và trước khi chết, chàng sẽ được gặp nàng lần cuối cùng. Trước khi chết, chàng sẽ còn đủ thì giờ để nói với nàng, rằng chàng yêu nàng vô cùng, và tình yêu đó chẳng liên can gì đến đời sống hoặc cái chết, rằng nó phải như vậy, nếu không đã chẳng thể nào có nàng và chàng ở trên đời, và điều chàng ân hận, là chàng đã yêu nàng nhiều quá, như một lần chàng đã viết, "Chúng ta không sợ chúng ta không yêu thương nhau mà chỉ sợ chúng ta yêu thương nhau nhiều quá." Chàng cảm thấy đời chàng sẽ kết thúc như vậy, và chẳng thể nào khác.
Sáng sớm hôm sau, khi chàng nhận thấy đã chống cự nổi, và thắng cả thần chết, đã lừa dối được định mệnh, đồng thời chàng cũng nhận ra một sự thật thảm thương, là sự sống sót của chàng như có một điều chi bất thường, giống như một nốt nhạc sai, dư, thừa, bất toàn, một giọng hát lạc giữa một bài ca, sự sống sót của chàng là một điều xúc phạm tới tình yêu thiêng liêng: Chàng vẫn sống và nàng đã chẳng tới được nhà thương đêm đó.
Trong khi lần hồi sống lại, trong những lần nàng vào nhà thương Grall thăm chàng, nghe nàng kể chuyện, khi được tin, nàng đã khóc và không dám giụi mắt, vì sợ mắt sẽ đỏ, và người trong nhà sẽ biết. Chàng nghe kể lại, vừa cảm động vừa hổ thẹn...
Thời gian
*
Bây giờ, sắp xuống lỗ, Gấu nhận ra, không phải đêm thứ nhì sau vụ mìn nổ, mà là đêm đầu tiên, nằm phòng hậu giải phẫu trên.
Thời gian Gấu nằm nhà thương Đô Thành, LH không tới thăm.
Tức là cái đêm tí nữa thì đi, đúng như định mệnh phán bảo, nhưng do LH không làm sao kiếm cớ ra khỏi nhà, nên định mệnh lại phán tiếp, thôi tha cho nó!
*
Gấu ăn tới hai trái claymore của mấy ông biệt động thành. Cú thứ nhất, gẫy cánh tay trái, giống như một nhánh cây bị bẻ, gập đôi lại. Cú thứ nhì, thủng bụng. Khi được đưa vô nhà thương Đô Thành, bác sĩ băng bó tạm cánh tay, lo giải phẫu vết thương bụng. Tay, cùng lắm thì cưa bỏ, bụng để lâu là đi. Một tay bác sĩ người Đức mổ.
Trong khi chờ vết thương bụng lành dần, cánh tay bốc mùi, kiến bu đen kịt mớ băng dính đầy máu. Đúng lúc đó, tổng giám đốc Bưu Điện, cũng là thầy của Gấu, ông Nguyễn Văn Điều, vô thăm, ông lắc đầu, ra lệnh, cho nó vô Grall liền. Tao trả tiền. Grall là nhà thương tư của Pháp. Cỡ Gấu không làm sao vô đó nổi.
Tao trả tiền, có  nghĩa, nhà nước trả tiền, trừ dần vào lương Gấu sau đó. Chỉ có ông mới quyết định được chuyện này.
Thành ra, "tha cho nó", còn sướng như vậy nữa!
Khi nằm nhà thương Đô Thành, tay Dirck Halstead, sếp UPI của Gấu vô thăm, hỏi nhà thương, hết bao nhiêu. Và anh xỉa tiền cho Gấu. Gấu bỏ túi. Đúng là "tha cho nó"!
Nhưng qua tới nhà thương Grall, UPI Nữu Ước lắc đầu, mày là nhân viên part time của chúng tao, không phải staff. Ít thì tao cho, nhiều quá, để VNCH, tức Bưu Điện của mày lo!
Không có thầy Điều, thì cũng thành độc thủ đại hiệp. Độc thủ, độc nhãn, thành Lưỡng Độc Đại Hiệp!
Ông TBT, trưởng đài, sếp của Gấu, may được một anh MP Mẽo, thường lên Đài nói chuyện với gia đình ở Mẽo, nhận ra, gọi xe cứu thương đưa liền vô bệnh viện của Mẽo. Sau đó, anh cũng qua Grall, nhưng chỉ để nằm chờ cho vết thương lành lặn. Anh kể lại, tao thấy tay bác sĩ Danney [hay Daney], vô phòng mổ ngay sáng sớm, tới đâu 4, hay 5 giờ chiều mới ra, đi không nổi, bước loạng choạng!
Phòng của anh nằm ngay phiá bên ngoài phòng mổ.
*
Vào thời kỳ Gấu ăn mìn claymore, nhân loại chưa phát minh ra chất inox. Để thay cho khúc xương bị mìn claymore thổi bay biến vào hư vô, bác sĩ sử dụng một thanh kim loại, không biết chất gì, nhưng được mạ bằng platine, tức vàng trắng. Gấu sau đó phải trả mấy năm mới hết nợ nhà nước.
Gấu lần đầu làm quen morphine, là do những ngày nằm nhà thương, sau vụ mìn nổ.
*

Thú thực, Gấu này chưa từng thấy, một quốc gia nào làm nhục người dân của nó, như đám VC trong nước.
Những người cầm viết, nếu có một chút lương tri, là cảm thấy nhục nhã, hơn lên, không biết bao nhiêu ngàn lần.
Không phải người cầm bút thì khác người dân thường. Nhưng, vì đã chọn cái nghề cầm bút như là nghiệp của mình, thì thường là, nhạy bén hơn, trong cái việc cảm thấy nhục nhã.
Và thường hay bị con bọ lương tâm cắn rứt hơn!
Lấy trường hợp Gấu, làm trang Tin Văn, một mình một chợ, muốn viết gì thì viết, và khi viết, chỉ phải đối diện với lương tâm của mình. Lỡ viết câu nào không đặng, đọc lại, nghe lương tâm phán, câu này không được, là delete.
Bịt miệng người dân, cho cả thế giới nhìn thấy, rồi sau đó bào chữa, làm vậy không đúng, vậy mà còn có kẻ thổi ống đu đủ, Ngài Chủ Tịch nước thật là "bản lãnh", mới dám 'nhận lỗi' như vậy!
*
Tin Văn xuất hiện như vậy là cũng được vài niên, từ 17, Tháng Năm 2003, không kể thời gian ăn nhờ ở đậu bên VHNT của PCL trước đó. Vậy mà, duy nhất chỉ có một lần, cơ quan quản lý tên miền gửi email, nhắc nhở, này, có gì thay đổi không đấy, nếu vũ như cẩn, thì OK, khỏi phải trả lời.
Sắp tới sinh nhật Gấu, nên đi vài đường cảm khái, mong bạn đọc, và VC, thông cảm! NQT
*
Réfugiés
« Le malheur ? Ils s'en accommodaient. L'environnement hostile ? Ils l'acceptaient. Comme la tempête, le froid, la sécheresse. La haine, la cruauté, la mort: on s'y habituait. Tout cela faisait partie de l'exil. Puisqu'il fallait vivre, autant se familiariser avec ses obstacles. »
Elie Wiesel
*
Bernard Kouchner - đại ân nhân của người Việt tị nạn, nhờ có ông mà có con thuyền cứu người vượt biển Đảo Ánh Sáng, ông còn là người sáng lập cơ quan "Y sĩ không biên giới", bất cứ người tị nạn nào đều biết tới, hoặc đã từng chịu ơn - mở ra chương Tị nạn, Réfugiés, trong cuốn Bất hạnh của những kẻ khác, Le malheur des autres, bằng câu trên, của Elie Wiesel, Nobel hòa bình, sống sót Lò Thiêu.
"Bất hạnh ư? Họ làm quen. Môi trường thù nghịch ư? Chấp luôn. Chấp luôn, nào bão tố, nào lạnh lẽo, nào khô cằn. Thù hận, độc ác, cái chết, làm quen luôn. Tất cả những thứ đó, thuộc về lưu vong, làm nên lưu vong. Và, bởi vì phải sống, thì phải làm quen với đủ thứ trở ngại."
*
Ông lập luận, nếu nhân loại tranh đấu, để loài vật, thí dụ loài voi, không bị tận diệt, thì cũng vậy, tị nạn cần được bảo vệ.
Ông vinh danh Sartre, sau khi hết còn bị Cộng Sản bỏ bùa mê, đã cùng với ông tranh đấu cho con thuyền Đảo Ánh Sáng, với câu nói tuyệt vời:
"Trước tiên hãy lo cứu những xác người!" ["D'abord sauver les corps"].
Quả là tuyệt vời, bởi vì đây là câu Sartre mượn Camus.
Một người bạn, và cũng là, kẻ thù, của ông.
*
Năm di cư thứ hai mươi [1974], khi viết bài Tử Địa, nghĩ đến những đứa con tư sinh của đất Bắc ở cả hai miền lúc ấy, tôi đã mở bài bằng câu trích đề của Anh, tuyên xưng nó là câu văn bất hủ. [Người ta có thể nghĩ tôi quá lời, sử dụng "ngoa ngôn". Nabokov còn "ngoa" hơn nhiều khi ông bảo: "Cả sự nghiệp của triều đại Sa Hoàng Đại Đế sánh không bằng nửa vần thơ của Pushkin."]
TTT: Trong đất trời
Liệu Gấu này có ngoa ngôn, khi dõng dạc phán: Cả một sự nghiệp 'đường ra trận...', 'mãi mãi tuổi hai mươi', cả một 'nhật ký họ Đặng'... sánh không bằng 'nửa' lời ca của Trần Thiện Thanh: Trong khói súng xây thành, mắt quầng thâm mất ngủ... Sao không hát cho những bà mẹ già, những người còn mải mê, những người vừa nằm xuống chiều qua? (1)
Nếu phải nhìn lại cuộc chiến, thì, một điều hiển nhiên, giải thích thái độ chống đối nhà nước VC, của cộng đồng hải ngoại, là do những gì xẩy ra sau đó, và tiếp tục xẩy ra cho đến ngày nay, đối với dân chúng ở cả hai miền.
Từ đó, suy ra: tất cả những ai dung thứ cho chế độ đó, đều là VC hoặc những kẻ cùng hưởng lợi với họ.
(1) Trong cuốn DVD tưởng niệm Trần Thiện Thanh, người ta được biết, bản nhạc Rừng Lá Thấp, có những lời ca như trên, được Trần Thiện Thanh sáng tác trong vụ Mậu Thân, nhân cái chết của một bạn thân, sĩ quan VNCH.
Nhật Ký
*
Chống Cộng điên cuồng?
Nhưng Cộng nào, mới là vấn đề.
Trước 1975, gần như không có chống Cộng, đừng nói Chống Cộng điên cuồng, trừ một thiểu số, có thân nhân bị họ giết hại, hay một đấng tiên tri, hiểu hơn hết cả mọi người, nếu Cộng thắng, là sẽ khủng khiếp lắm, là sẽ xẩy ra hiện tượng Chúa Sẩy Thai.
Sau 1975, Chống Cộng điên cuồng như thế, vẫn chưa đủ.
Phải làm sao y hệt như trước 1975, nhưng ngược lại, nghĩa là, cả nước, cả trong lẫn ngoài, cả ở trên trời lẫn dưới đất, cả ở thiên đường, lẫn địa ngục, đều Chống Cộng điên cuồng!