Tạp Ghi
Phần
1
1 2 3 4 5 6 7 8 9
10 11 12
Phần 2
1 2 3 4 5 6 7 8 9
10
Phần Ba
1 2 3 4 5 6 7 8 9
10
Oanh kích
vs Pháo
kích
|
"Bởi vì, ai mà tiên đoán ra
được", một thằng cu Gấu, đã từng ăn cắp khoai lang ở đồng làng Thanh
Trì, Quốc Oai, Sơn Tây, lại có ngày... trở thành... Gấu, nhà văn.
*
Bữa đó, vừa gặp, em tủm tìm cười, nhe chiếc răng khểnh thật là tuyệt
vời, nói:
-Hôm qua anh với anh V. đi lên xóm phải không?
Gấu mặt nghệt ra, không biết nói năng ra làm sao. Em nói tiếp:
-Ông cụ nói, gặp hai người, mới sáng sớm từ trên đó về!
Mãi sau này, sao bao nước chẩy qua cầu, sắp xuống lỗ, Gấu mới ngộ ra
câu của em, hồi đó:
-Thứ tình yêu chỉ gồm có chiêm ngưỡng và kính trọng, thứ 'amour
platonique' mà anh nói đó cũng làm Hương sợ.
Gấu nhà văn
*
Bác Hồ, đưa em đi Sở Thú, hậu thế có một em nhà báo, ngu ngơ dại khờ,
khui ra, thế là em mất job, may mà không đi tù.
Sao bằng thằng cu Gấu được!
*
Đúng ra, phải nói, "đào trộm" khoai lang, chỉ một củ, rồi sẵn nước
ruộng kế bên, rửa sạch bóc. Mùi vị củ khoai, lạ làm sao, phải mãi đến
sau này, khi, đầm mình trong một con kinh ta đào đã có nước chảy qua,
nơi Củ Chi Thành Đồng Cách Mạng, vớ được một chú tép, bỏ vô miệng, và
vị ngọt tươi của chú tép nhảy tanh tách giữa những cơn đói làm bật ra
vị tươi ngọt của củ khoai lang ngày nào.
Nói rộng ra một chút, chỉ đến khi được nhà nước mới cho đi học tập cải
tạo, thì Gấu mới lại được hưởng thêm một lần nữa, hoặc nhớ ra được, mùi
vị, của củ khoai lang đào trộm, của con ốc nhồi nằm dưới một cánh bèo
nơi ao làng Thanh Trì ngày xưa.
Cám ơn Cách Mạng một phát!
*
Câu chuyện Gấu, nhờ ơn Cách Mạng, được đi học tập cải tạo, được hưởng
lần thứ nhì, hương vị lần đầu, thực phẩm trần gian, Gấu được nghe ông
nhạc sĩ kiêm luật sư KDT kể, một câu chuyện tương tự.
Thú vị nhất, là, ông kể cho Gấu nghe, lần ông, tuy không phải dân trong
làng, đi cùng một hai người bạn, [trong có nữ sĩ TD, văn sĩ NĐT, đều
không phải trong làng, Gấu nhấn mạnh], ghé thăm "vòm", ở mãi tít trên
nóc một tòa nhà, tại một ngã tư khu Nancy, Gấu và ông bạn, ca sĩ SP,
thường xuyên có mặt.
Ông kể vài ba chuyện, đều giai thoại trứ danh, nhưng lạ sao, Gấu chỉ
nhớ câu chuyện, về một anh chàng, khi còn hàn vi, làm cái nghề thu gom
đồng nát, ve chai, cứ mỗi buổi chiều, đi làm về, trước khi về nhà, ghé
nhà ông phú hộ đầu ngõ, xin ông để cho vài bi. Vì chân tay lem luốc,
quần áo lôi thôi, anh cũng không dám vô nhà, dù ông chủ cho phép, và,
cứ đứng ở bên ngoài cửa sổ đưa cái miệng vô phía bên trong ngậm dọc
tẩu. Và, để cho thăng bằng, một chân anh ta cứ phải dầm vô trong một
cái bể nước tưới bông, ngay kế bên tường.
Thế rồi, cuộc đời thay đổi, anh có ngày trở thành giầu có, nhưng, lạ
làm sao, dư dả thuốc rồi, mỗi lần ngậm dọc, không làm sao hưởng được,
cái hương vị những ngày hàn vi ngậm dọc nơi cửa sổ nhà ông phú hộ.
Đành phải đi vấn kế một ông đệ tử của Freud. Ông này còn là nhà văn,
rất ư chú ý đến cái gọi là "chi tiết là Thượng Đế", bèn ra lệnh, mi hãy
kể thực là chi ly, cái cảnh mi, từ bên ngoài cửa sổ ghé miệng vô bên
trong cho ta nghe coi.
Nghe xong, ông phán, mi về nhà, mỗi lần ngậm tẩu, dúng một chân vô chậu
nước lạnh, thì sẽ được toại nguyện.
Nhờ ơn Cách Mạng, Gấu được sống trở lại, những ngày hàn vi nơi quê nhà,
và lại được hưởng, cái hương vị lần đầu của một con ốc, của một củ
khoai, sự thể là như vậy.
Giai thoại trên, hình như Gấu đã hơn một lần lèm bèm, và coi đây như là
đề tài, cho một luận án, Cái Khổ, Cái Đói sẽ cứu chuộc thế giới, chứ
không phải Cái Đẹp. (1)
Sau khi bội thực vì thực phẩm Miền Nam, những "chiến lợi phẩm", Miền
Bắc đã quên hẳn cái hương vị tuyệt vời, đầu đời của thực phẩm trần gian
rồi chăng?
Có thể, đó là lý do, cứ mỗi khi ngồi vô bàn, trước khi cầm đũa, là dân
Ky Tô giáo cầu nguyện, cảm ơn Chúa.
Xin Cám ơn Chúa, đã cho con có bữa ăn đầu đời, và không bao giờ quên
được cái hương vị của nó.
(1) Cá Rô Cây
Khi chiến tranh xẩy ra, Graham Greene [1904-1991] làm Bộ Ngoại Giao,
rồi làm mật vụ, phục vụ Nữ Hoàng, nhân viên MI.6, bí số 59200. Đệ tử
Kim Philby. Tay này sau phản bội nước Anh, và chạy qua Liên Xô.
Trò gặp lại thầy ở Moscow, mãi sau đó.
Thầy biểu trò: "Graham, cấm lời bàn Mao Tôn Cương [pas de commentaire]."
-Em chỉ hỏi thầy một câu thôi: "Thầy bi giờ nói thạo tiếng Nga chưa?"
(1)
Ôi chao, đọc tới đây, Hai Lúa bất giác lại nhớ đến câu, một em út Bắc
Kỳ chưởi cái thằng Bắc Kỳ di cư 1954 là Hai Lúa, hơn nửa thế kỷ sau, về
lại Hà Nội:
-Anh là người Nam, sao bầy đặt nói giọng Bắc? Hay ho gì cái giọng Bắc?
Lạ một điều, cô gái rất là bực vì chuyện này!
Chính thái độ bực tức của cô gái làm khổ Hai Lúa, mỗi khi nhớ lại.
(1) Oliver Barrot/Bernard Rapp: Lettres Anglaises. Une Promenade
littéraire de Shakespeare à Le Carré. Nhà xb Gallimard, tủ sách Folio.
[Văn Học Anh: Dạo chơi từ Shakespeare tới Le Carré.]
Nước Mắm Lá Chuối
*
Nụ hôn đầu ôm mái tóc
lang thang, [thơ TTT], là cũng theo nghĩa này, chăng?
*
Ui chao, câu này mà áp dụng cho nhà văn Miền Nam, nhưng phải trừ mấy
ông như Sơn Nam, Vũ Hạnh... ra, thì thật là tuyệt vời:
Về phần chất liệu, những gì chàng thâu lượm được, trong những năm học Oxford,
hay rong chơi nơi quê hương tôi đất mặn... Cà Mâu,
[Mississipi], hóa ra lại quá đủ, nếu không muốn nói, thừa mứa: Một sử
thi, kể đi kể lại không bao giờ hết, về Miền Nam, một câu chuyện về độc
ác, về bất công, về hy vọng, về thất vọng, về nông nỗi hoá thành nạn
nhân, về đề kháng.
Thời Độc Nhất
Vô Nhị
Và cái thời độc nhất vô nhị,
phải chăng là thập niên 1960, thời của... Gấu?
Cái ấy gọi là, hãy sống cho tới tận đáy, thời của mình, đừng... bỏ chạy
nó, dù có sợ nó đến thế nào!
*
Cuốn của Faulkner mà Gấu mê nhất, là cuốn đầu tiên đọc, và "trúng tủ": Absalom, Absalom!
Cái đoạn mở ra nó, mới thật là tuyệt vời. Như thể cả Miền Nam, "mãi mãi
về sau này", mở ra trước mắt Gấu.
Bài đọc Hình Bóng Cũ của Sơn
Nam, là viết dưới ánh sáng của Absalom,
Absalom!
"Bởi vì, ai mà tiên đoán ra
được", một thằng cu Gấu, đã từng ăn cắp khoai lang ở đồng làng Thanh
Trì, Quốc Oai, Sơn Tây, lại có ngày... trở thành... Gấu, nhà văn.
Nhưng tôi còn những lời hứa
phải giữ
Và nhiều dặm
đường phải đi
Trước khi lăn
ra ngủ
Lăn ra ngủ
Dừng ngựa bên
rừng, chiều tuyết phủ
Lấy mấy dòng trên làm logo cho Tin Văn thì thật tuyệt!
Đám tinh anh Miền Nam đi du
học, sở dĩ bợ đít VC, một trong những lý do 'tiềm ẩn' của sự chọn lựa
mang tính cứu rỗi này, là, họ đã bị mặc cảm.
Sẵn tư
chất thông minh, họ cố học giỏi, đậu cao để được đi du học. Làm như
thế, trước tiên, là để trốn lính. Và do trốn lính, nên có mặc cảm.
Thành thử chọn đứng về phiá nhân loại tiến bộ, còn giải tỏa cho họ mặc
cảm trên. Theo cái kiểu suy nghĩ, tụi tao đâu có hèn nhát, tụi tao tởm
cuộc chiến đó, tởm cái đám tôi mọi, nô lệ ngoại bang, hết bồi Tây lại
bồi Mẽo đó, tụi tao kết án chiến tranh, tụi tao 'êu' hòa bình!
Ngoài
ra, biết VC thể nào cũng thắng, chọn VC là còn hy vọng sau này, thành
tài, về xây dựng đất nước, xây dựng cái nhà Việt Nam, trong có cái nhà
của mình, tất nhiên, to lớn đàng hoàng hơn mười lần trước.
Có ông còn
mong hoà bình kịp đến, ngay trong đời mình, để còn kịp về, mà hưởng hòa
bình, thế là bèn làm chó săn cho VC!
Gấu
cũng đã từng được một ông Thầy, dậy Pháp văn, những năm học Trung Học,
để ý, thương tình, và khuyên bảo, cố đậu cao, Thầy lo cho đi du học.
Ông khi đó làm ở Bộ Quốc Gia Giáo Dục.
Nói ra thì có
vẻ "hơi bị quá phách lối", nhưng sự kiện, Gấu học, chỉ cần đậu, không
cần đậu cao, một phần do không muốn giống mấy tay chạy làng kia!
Đúng
ra, chọn lựa ở lại của Gấu cũng có lý do 'tiềm ẩn' của nó: Gấu quá thù
ghét, quá tởm lợm cuộc chiến, đến không thể bỏ chạy!
Phách lối chưa!
Nhưng, đó là
do cái chết của ông bố mà ra.
Và của thằng em.
Mày làm thịt ông bố của tao, thằng em của tao, mày có giỏi, có bảnh,
thì làm thịt luôn cả tao nữa đi !
Xém tí nữa, nó làm thật !
Đúng hơn, nó tha thằng anh, bắt thằng em !
*
Tôi không nhận bất cứ một công tác nào. Tại sao lại
chọn tôi?
-Bắc Kỳ yêu nước thứ thiệt. Đã ổn định nhiều năm tại Miền Nam. Ký giả
nổi tiếng của tờ Time. Đã từng du học Mẽo. Ngoài anh ra, ai xứng đáng
hơn để làm cái công tác "Người của Bắc Bộ Phủ ở Sài Gòn". Phải có người
của chúng ta ở đó chứ?
-Je n'accepte aucune mission. Pourquoi m'avez-vous choisi?
-Anglais patriote. Établi ici depuis des années. Membre respecté de
l'Association des commercants européens. Il nous faut notre agent à La
Havane, n'est-ce pas?
Graham Greene: Notre agent à La
Havane, 1958.
Còn "ông kia", cũng Bắc Kỳ 54 như Hai Lúa, thì làm "Người của chúng ta"
ở Paris!
Phải có người của chúng ta ở đó chứ.
Gấu nhà văn
Phỏng vấn Nguyễn Quốc Trụ
Lên mạng lúc 15:22:43 ngày
02.08.2001
Nhà văn Việt kiều Nguyễn Quốc Trụ:
From:
Date: Thursday, August 23, 2001 7:04:48 PM
To:
Subject: Re: NQT
Hi anh T.
Lan nghĩ, với cách trả lời nhã nhặn của anh như thế là tốt lắm, hy vọng
ông ta sẽ không question nữa. Thật là….
----- Original Message -----
From:
To:
Sent: Thursday, August 23, 2001 4:51 PM
Subject: Re: NQT
Cám ơn bạn đã quan tâm đến chuyến đi VN của tôi. Như bạn đã đọc bài
phỏng vấn, tôi rời đất Bắc từ năm 1954, không biết đích xác ông thân
sinh mất ngày nào, và xa cách một người chị và một người em trai từ năm
1946, sau khi ông cụ mất gia đình mỗi người một nơi, chuyến về là để
thắp hương cho ông cụ, và gặp chị và em, ngoài ra, nếu chuyến đi gây
một ảnh hưởng nào khác là ngoài ý nghĩ của tôi. Kính. NQT
----- Original Message -----
From: PCL
To:
Cc:
Sent: Thursday, August 23, 2001 5:30 PM
Subject: Fw: NQT
Chào anh Trụ,
Thêm một độc giả ‘sensitive’ về chuyến về VN.
Anh có muốn viết trả lời?
PCL
----- Original Message -----
From:
To: vhnt@saomai.org
Sent: Thursday, August 23, 2001 2:07 PM
Subject: NQT
Xin cha`o ca'c ba.n,
Ma^'y tua^`n na`y ddo.c ba'o chi' ha?i ngoa.i cu~ng nhu+ trong nu+o+'c
tha^'y dda(ng ba`i pho?ng va^'n Nguye^~n Quo^'c Tru.- mo^.t ngu+o+`i
co^ng ta'c vo+'i qui' ba'o- ve^` chuye^'n vie^'ng tha(m Vn cu?a o^ng ta.
Xin qui' ba'o cho bie^'t y' kie^'n ve^` chuye^.n na`y. DDa^y co' pha?i
la` ha`nh ddo^ng tro+? ma(.t ba('t tay vo+'i Cs cu?a NQT hay kho^ng?
To^i i't khi le^n tie^'ng ve^` chuye^.n chi'nh tri. nhu+ng vi` to^i la`
ddo^.c gi?a thu+o+`ng xuye^ng cu?a VHNT online va` ra^'t ye^u me^'n
ta.p chi' na`y ne^n to^i mo+'i le^n tie^'ng.
Xin tha`nh tha^.t ca'm o+n.
*
Thảm thật.
Gấu là người đầu tiên xé rào về đầu thú, vậy mà cho
đến nay, vẫn chưa có tác phẩm nào được VC cho phép in ở trong nước.
Nhưng cứ nghĩ đến cái cảnh mấy ông VC, nằm trong bộ phận kiểm duyệt, sờ
mó, mân mê, cắt xén chỗ này chỗ kia, lại nghĩ đến câu mụ Tú mắng Kiều,
"mầu hồ đã mất...", thì lại thương cho nàng Kiều: Chữ trinh còn
một chút này.
Chữ trinh chỉ còn một tí đó, khiến Sebald mơ mòng, ông đang ở
Paris, bị lột mặt nạ, trơ ra là một tên phản bội tổ quốc [một tên Chống
Cộng điên cuồng...]
*
Vậy mà bạn ta khen VC, chẳng bỏ một chữ nào, của cuốn Sông Côn Mùa Lũ.
Thế cái tội sờ mó [của quí của] Sông Côn thì sao?
Sông Côn đã từng được xb ở hải ngoại, có thằng mũi lõ mũi tẹt nào dám
sờ?
Ui chao, sách trong nước thì xin được tự thu hồi, sách hải ngoại thì
khoe không bỏ một chữ, đúng chuyện khôi hài đen.
Bởi vì, như một người nào nói, xứ sở của một nhà văn, là ngôn ngữ của
người đó. (1)
(1) "A writer's patria or country, as someone said, is his language.
That sounds pretty demagogic, but I completely agree with him..."
Roberto Bolano.
Francisco Goldman trích dẫn, trong bài điểm sách của nhà văn này, trên
NYRB July 19, 2007. Nguyên trong bài cảm tạ khi nhận giải thưởng văn
học 1999 Romulo Gallegos Prize. Đoạn văn như sau:
(1) "A writer's patria or country, as someone said, is his language.
That sounds pretty demagogic, but I completely agree with him....
that it's true that a writer's country isn't his language or isn't only
his language.... There can be many countries, it occurs to me
now, but only one passport, and obviously that passport is the quality
of the writing. Which doesn't mean just to write well, because
anybody can do that, but to write marvelously well, though not even
that, because anybody can do that too. Then what is writing of quality?
Well, what it's always been: to know how to thrust your head into the
darkness, know how to leap into the void, and to understand that
literature is basically a dangerous calling."
Gấu tôi tin rằng, cái ông, sách xin được tự thu hồi, đã hiểu rõ câu văn
trên, dù chưa từng đọc: Phẩm chất của cái việc viết là đâm đầu vào bóng
đen, là lao vào chỗ trống không, là hiểu ra rằng, văn chương là một
tiếng gọi nguy hiểm.
*
Obituary Ai Điếu
Roberto
Bolaño
Mi giống như một con Gấu: Tất cả sự êm ái dịu dàng được bọc bằng một
cái vỏ cứng cỏi, cùng với sự sần sùi tuyệt vời của nó, khiến ta chảy
tan ra. Ta thật là buồn vì nhà ngươi chẳng bao giờ chịu khó hiểu ta
thêm một chút. Tại sao mi không cố hiểu thêm về ta, mà cứ thế ngưng
lại, dậm chân tại chỗ?
Chiều hôm qua, ta tự hỏi, làm thế nào, để ta có thể chứng tỏ cho mi
thấy, là ta yêu thương mi biết là chừng nào. Làm sao chứng tỏ cho mi
biết, bằng một phương tiện cho dù mắc mỏ cỡ nào đối với ta, rằng ta
thương mi?
Và ta chỉ tìm ra được một phương tiện, đó là gửi tiền cho mi, để mi đi
chơi với con mụ đàn bà nào đó.
Gấu Cái.
Thư của Anais Nin, bồ của Henry Miller, có sửa đổi chút đỉnh, cho hợp
với tình cảnh vợ chồng Gấu!
[Tu es comme l'ours, Henry: tout de douceur dans une enveloppe de
dureté, avec une délicieuse rugosité suave qui me fait fondre...]
*
You only live twice
Or so it seems.
One life for yourself
One for your dream
Bạn chỉ sống hai phùa
Một phùa sống
Một phùa mơ
|