Tạp Ghi
1
2
3
4
|
Vũ
Thư Hiên vs Koestler
*
Vòng
tròn ma thuật
"Out of my quarrels
with the human condition I made my novels; the other books are attempts
to analyse that same condition in scientific terms. In my more
optimistic moments it seems to me that the two add up to a whole. At
any rate, without both media I would feel only half alive".
A. Koestler
Trong khi lầu bầu về phận người mà tôi đẻ ra những cuốn tiểu thuyết,
những
cuốn khác là toan tính phân tích cũng phận người, bằng thuật ngữ khoa
học. Những lúc thú quá, tôi nghĩ cả hai cộng lại thành trọn một. Nói gì
thì nói, thiếu một "nửa linh hồn", là Koestler tui thành nửa đời nửa
đoạn.
PROLOGUE:
THE NEW CALENDAR
I
If I were asked to name the
most important date in the history and prehistory of the human race, I
would
answer without hesitation, 6 August 1945. The reason is simple. From
the dawn
of consciousness until 6 August 1945, man had to live with the prospect
of his
death as an individual; since the day when the first atomic bomb
outshone the
sun over Hiroshima,
mankind as a whole has had to live with the prospect of its extinction
as a
species.
We have
been taught to accept
the transitory-ness of personal existence, while taking the potential
immortality of the human race for granted. This belief has ceased to be
valid.
We have to revise our axioms.
Ngày 6 Tháng Tám 1945
là quan trọng nhất của giống người. Trước đó, nó chết, như là một cá
nhân. Kể từ ngày đó, cả nhân loại có nguy cơ bị huỷ diệt, tuyệt chủng.
Koestler
Mô phỏng K., có thể nói, với mỗi một giống dân, cũng có một ngày
quan trọng như thế.
Milosz cho rằng, với Ba Lan của ông, đó là năm 1942.
Năm đó, nước ông trở thành anus
mundi. [The cloaca of the world] (1)
Với Việt Nam, theo Gấu, đó là 1975.
Năm
Thế Giới
Trong
lúc Gấu đi giang hồ vặt, thì đọc tin nhà thơ Milosz mất, ngày 14 tháng
Tám, 2004. Tới ngày 16 tháng Tám, sinh nhật Gấu, đến lượt hai người
quen Gấu, là Ngô Mạnh Thu, và thầy Thanh Tuệ, mất.
Ngô
Mạnh Thu có biết Gấu nhưng rất thân với bạn của Gấu, là đám NKL, NTV...
hiện đang ở quận Cam. Gấu gặp ông lần đầu tại tòa báo Người Việt. Lần
đó, ông lắc đầu, trách trí nhớ tồi tệ của Gấu, vì theo ông, cả hai đã
từng gặp nhau ở Sài Gòn, từ những thuở nào.
Tuy nghe tiếng từ Sài Gòn, trước 1975, nhưng Gấu cũng gặp thầy Thanh
Tuệ lần đầu ở đây.
Cái chết của Milosz làm Gấu nhớ tới từ Anus Mundi của ông.
Anus Mundi có nghĩa là hậu môn của thế giới. Theo Milosz, một người Đức
đã viết ra định nghĩa này, để chỉ xứ Ba Lan, vào thời điểm 1942.
Nhưng Anus Mundi lại làm cho người đọc liên tưởng tới từ Anno Mundi,
tiếng La Tinh, có nghĩa là "vào năm của thế giới" [in the year of the
world], tức khi thế giới bắt đầu.
Milosz định nghĩa Anus Mundi: The cloaca of the world.
Như chúng ta đã biết, chỉ có loài vật thượng đẳng mới có cơ quan sinh
dục riêng, hậu môn, nơi để bài tiết, riêng. Với loài hạ đẳng, chỉ có
cloaca, tức hậu môn, dùng cho cả hai việc, làm cơ quan sinh dục và làm
nơi bài tiết.
Xứ sở Balan vào năm 1942, là anus mundi, là theo nghĩa đó.
Khi Gấu mượn từ này của Milosz, trong bài viết về Nếu Đi Hết Biển của
Trần Văn Thuỷ, là theo nghĩa của từ Anno Mundi, năm bắt đầu thế giới,
và còn theo nghĩa năm Thượng Đế từ bỏ chúng ta, của triết gia người Do
Thái, Emmanuel Levinas.
Và Gấu coi đó là năm 1975, đối với Việt Nam.
Hậu môn của thế giới.
Năm Thế Giới.
Năm "Chúa đã bỏ loài người, Phật đã bỏ loài người". [TCS].
Năm chân lý "nước Việt Nam là một", bị lường gạt.
Bị làm nhục.
Nếu đi hết biển
*
Koestler đã từng viết về trận đấu giữa Bobby Fischer
với Boris Spassky tại Reykjavik, Iceland, vào mùa hè 1972, theo "order"
của tờ Sunday Times.
Steiner cũng đi cả một cuốn sách về
trận Hoa Sơn Luận Kiếm này.
Koestler viết hai bài, một trước, và một sau trận đấu, được in lại
trong Gót chân Achilles.
Ông phán về Bobby, cũng thú:
Tội nghiệp Bobby. Anh không rượu, không đọc, không quan tâm đến gái,
hay âm nhạc, hay thiên nhiên. Anh sống ở khách sạn, với hai cà tạp lớn
bằng plastic. Một phóng viên có lần hỏi anh, cờ, chess, nghĩa chi đối
với ông.
Câu trả lời là:
Tất cả.
Chỉ một nhà văn có thể phịa ra anh: Franz Kafka.
Ai điếu Bobby
Fischer
Giao lưu hội luận như kỳ vương này mới bảnh chứ!
Bobby Fischer, an unsettling chess-player, died on January 17th
aged 64
Người hùng Chiến Tranh Lạnh, kẻ đã từng cho kỳ vương Nga đo ván, đã mất.
Người đã từng yêu nước Mẽo, và bị Xịa và FBI săn đuổi!
*
Tiện thể, mời bạn đọc Tin Văn đọc lại
Nước cờ Hư Trúc
*
Gấu, khiêm nhường mà
nói, là một tay cờ tướng có hạng. Lần qua Cali luận cờ, hạ cả một băng
Văn Học, nào TC, nào PN...
Có một tay ngang ngửa với Gấu, ở Cali, là DDT, chủ tiệm sách VK.
Sau bao lần đụng độ, anh đi một đường tổng kết:
Ông nhỉnh hơn tôi một tí!
*
Có thể nói, Koestler là người đẻ ra cái gọi là
chủ nghĩa Chống Cộng.
*
Một nhà văn 76 tuổi, chỉ còn chờ hai điều:
Được quên trước khi chết, hay chết trước khi được quên.
A writer aged seventy-six has only two prospects before him:
to be forgotten before he dies, or to die before he is forgotten
Ở đâu ra cái tít Đêm
giữa Ngọ, của Koestler?
Từ Milton, nhưng không phải do tác giả chọn, như những dòng sau đây,
trong Kẻ Lạ Ở Quảng Trường cho
biết:
Chính là khi ở Pentonville mà tôi nhận được bản in thử của Darkness at Noon, và lần đầu tiên
biết được cái tít tiếng Anh của cuốn sách - dựa trên một trích dẫn từ
Milton, mà Daphne đề nghị, và tôi rất thích. Đúng là một sự trớ trêu, ở
trong tình trạng tù đọc bản in thử của một cuốn tiểu thuyết về một
người đàn ông ở trong tình trạng tù. Nhưng tôi may mắn hơn, vì ở tù ở
Pentonville thì chắc chắn hơn hẳn ở Lubianka [nhà tù nổi tiếng của Liên
Xô].
Đêm giữa Ngọ, cái tít đúng là như vậy.
Ngọ, Noon ở đây, là chỉ hiện tượng nhật thực, giữa trưa mà trời đất đen
thui.
*
"...O dark, dark, dark, amid the blaze of noon,
Irrecoverably dark, total eclipse
Without all hope of day!"
Nguồn
Những dữ kiện như trên, cho thấy, không dễ gì mà có được cái
tít Đêm giữa ban ngày.
Từ đó suy ra, không dễ gì, mà không tin, Ngài VTH cầm nhầm cái tít của
Koestler!
*
Khi cuốn sách của VTH xb ở hải ngoại, và nó nổi lên như cồn, Gấu đã
nghi rồi, nhưng thấy cũng chẳng đáng khui ra, nhưng bi giờ, hàng nhái
lại trở nên bảnh hơn đồ zin, đồ xịn, thì đành phải lên tiếng. Chán
thật! NQT
The Urge to Self-Destruction
Homicide
committed for
personal reasons is a statistical rarity in all cultures, including our
own.
Homicide for unselfish reasons, at the risk of one's own life, is the
dominant
phenomenon in history. Even the members of the Mafia feel compelled to
rationalize
their motives into an ideology, the Cosa Nostra, 'our cause'.
Làm thịt người khác vì những lý do cá nhân thì hơi bị ít, trong mọi văn
hóa. Làm thịt người khác do những lý do không có tính vị kỷ, thì nói mẹ
ra, vì nghĩa cả, vì đường ra trận mùa này đẹp lắm, vì đốt sạchTrường
Sơn cũng phải đốt, thì cái mạng nhỏ này nhằm nhò gì, cái đó mới bỏ mẹ!
Ngay cả những thành viên của Mafia cũng có nghĩa cả của chúng, nữa là
Bắc Bộ Phủ!
*
Several inspirations have been suggested for Rubashov.
According to George
Orwell, "Rubashov
might be called Trotsky, Bukharin, Rakovsky or
some other relatively
civilised figure among the Old Bolsheviks".[1]
Koestler arguably drew on his own experience of being
imprisoned by Francisco
Franco during the Spanish Civil War.
Like Rubashov,
he was in solitary confinement, expected to be executed, paced his cell
constantly, was permitted to walk in the courtyard in the company of
other prisoners, was not beaten himself but knew that others were
beaten.
Wikipedia
Rubashov,
nhân vật chính trong Đêm giữa ban ngày, Kẻ Tử Đạo: Đạo Cộng Sản, là
tổng hợp của rất nhiều nhân vật có thực ở ngoài đời. Cái xen ông bị
bắt, mở ra truyện, Koestler dựa vào kinh nghiệm của chính mình, khi bị
bắt trong Cuộc Nội Chiến Tây Ban Nha. Tuy nhiên, ít ai ngờ, nhân vật nữ
đồng chí trong truyện, người tình của R., có thực ở ngoài đời, và là do
nhà nước Liên Xô cung cấp cho ông, trong những ngày ông tham quan cái
nôi của Cách Mạng vô sản. Ông làm xong công tác, trả lại cho KBG thủ
tiêu.
Điều trên, Gấu đọc trong một thư độc giả, trên tờ Người Nữu Ước, vào lúc cuốn tiểu sử
của ông vừa ra lò, trong đó có những chi tiết về sức mạnh giống đực của
ông, gặp gái là làm thịt, bất kể là gái nào! Độc giả nói trên, cho biết
tên cô gái, và trường hợp bị thủ tiêu. Milosz cũng nói sơ sơ về tài
năng của K:
Tôi gặp Koestler tại Paris cỡ năm 1951
thì phải. Thể lực của ông giải thích thật nhiều. Rất là cân đối, đẹp
trai, nhưng nhỏ người, týp người lùn, còi, và điều này góp phần giải
thích những tham vọng "Nã Phá Luân" của ông, cùng thói ham đánh lộn,
gây khó khi làm việc trong bất cứ một nhóm. Nói cho cùng, ông là loại
người với ý tưởng, ta sẽ làm việc với các ngươi, tức những nhóm người
thuộc tầng lớp trí thức Đông Âu, để chữa trị cho các người khỏi cái độc
hại của chủ nghĩa Marx. Và Hội nghị vì Tự do Văn hóa tại Berlin vào năm
1950 là một tác phẩm của ông. Rồi tiếp theo, Hội nghị về Tự do Văn hóa
tại Paris, lần này là do bàn tay lông lá của Mẽo đạo diễn, và ông bị
anh Mẽo nhẹ nhàng cho ra dìa, cho ngồi chơi xơi nước. Sau đó, sống ở
Anh, ông hạn chế sự quan tâm của mình vào chủ nghĩa toàn trị ở Đông Âu
dành thời giờ lo tạo dựng một quỹ cứu trợ những nhà văn di dân, và đóng
góp một số tài sản cho quỹ này.
Lạ một
điều, ông được gái rất mê, và có những cuộc tình thật lãng mạn.
Khi ông bị bệnh, và quyết định tự kết liễu đời mình, bà vợ của ông đã
tự nguyện chết theo ông. Kẻ lạ ở
Quảng trường, Stranger on the Square kể cuộc tình, và cuộc chết
của họ.
*
|
|