Vũ
Thư Hiên vs Koestler
*
Vòng
tròn ma thuật
Cái tít
"VTH vs
Koestler" này, chỉ liên can đến cái vụ ông Yankee mũi tẹt VTH cầm nhầm
cái
tít cuốn sách của Koestler.
Có thể ông không thực tình có
cái ý đó. Nhưng khi viết xong cuốn của ông, thì chợt bật ra (1) cái tít
và
cùng với
nó, những ngày đầu vô Nam săn lùng chiến lợi phẩm, nhanh tay lẹ chân
tóm được cuốn Đêm
giữa ban
ngày, nội dung cuốn sách sao giống trường hợp của ta thế. Cũng
một đời
cung
cúc, tận tụy, hy sinh cho Đảng, mà cuối cùng lại đi tù vì tội chống
Đảng!
Quái một cái, là không lẽ một
dịch giả như Phạm Minh Ngọc không lẽ không biết đến vụ việc này, mà lại
"vừa đánh trống vừa ăn cướp", khi phán:
Người dịch cho rằng sẽ rất
hợp lý nếu chuyển ngữ tên tác phẩm này thành Đêm giữa ban ngày nếu như
trước đó
chưa có một tác phẩm đã rất nổi tiếng cùng tên của nhà văn Vũ Thư Hiên.
Đấy là ông viết. Còn trong
bụng, ông nghĩ: Tay mũi lõ này ăn cắp
cái tít
của "bạn ta", là VTH!
(1)
Chuyện đã từng xẩy ra với Faulkner. Ông viết xong cuốn Âm thanh và Cuồng nộ, nhưng không
làm sao kiếm được một cái tít cho nó, thế rồi, một ngày bất thần, từ
trong tiềm thức, cái tít bật ra, và cùng với nó, là nội dung cuốn sách:
Đây là một câu chuyện
được kể bởi một tên khùng, đầy âm thanh và cuồng
nộ, và chẳng có nghĩa gì cả.
Shakespeare.
Ông Yankee mũi lõ thì đi một đường ghi chú. Ông Yankee mũi tẹt, vờ
luôn, khiến ông bạn của ông, là dịch giả PMN, mắc lỡm!
*
Đã từng xẩy ra một vụ việc,
một ông Mít chôm tên tác phẩm của một người khác, khi đem cuốn sách
tặng một
anh bạn thân hồi còn nghèo khổ sau 1975, cùng nhau đi bán sách cũ, thâu
gom
đồng nát... Anh này nói, cái tít này của người đó, người đó.
Anh kia bèn buồn rầu than:
Vậy mà tao tưởng không còn ai
nhớ chuyện xưa tích cũ đó chứ!
Theo cái đà suy nghĩ như vậy,
Gấu này sợ rằng, tất cả tác phẩm của Miền Nam ngày nào, đều sẽ tái
sinh, và đều
được cắt nghĩa, như là PMN cắt nghĩa: Tao tưởng mọi người đều quên,
ngày nào có
một Miền Nam khác hẳn Miền Bắc chứ!
Đây là điều thực sự xẩy ra, ở
những thế hệ Miền Nam sinh sau 1975, chẳng biết gì về một Miền Nam
trước 1975,
vậy mà cũng cứ mơ mơ hồ hồ, về một thiên đàng đã mất.
Re: Câu
hỏi về bài thơ của
thi sĩ Thanh Tâm Tuyền. Vâng, đã đọc. Chuyện văn thơ của các ngài thi
sĩ đó có
thể nói hoài chẳng dứt nhưng cũng có thể chung qui được một điều: 19
năm văn
chương Miền Nam là
một điểm
son trong văn chương (toàn cõi) Việt Nam thời cận đại mà ảnh
hưởng của
nó vẫn còn đến ngày nay. Cháu chỉ sống trong thời đó chừng vài ba năm
do sinh
sau đẻ muộn. Chỉ biết được những dòng thơ lời hát đó qua người nhà và
khi đi
khỏi Việt Nam
(cũng hơn ½ đời người). Nhưng vẫn ấp ủ nó trong lòng như một hoài niệm
về thời
hoàng kim nào đó. Điều thú vị là sau nầy về Việt Nam
gặp những đứa em bà con, những
người bạn mới đều sinh sau 75 và đều có chung một hoài niệm đó.
Re: comments về Nguyễn Ngọc
Tư và vài bài nhận định khác: Cháu nghĩ chú đem suy nghĩ và hy vọng của
chú vào
NNT. Theo cháu nhà văn nầy không có nghĩ đến mức đó đâu.
Lan N
Blog Tin Văn
*
Nhân nói chuyện chôm chĩa, Gấu cũng đã từng lâm trường hợp y chang VTH:
Chôm mà không biết mình chôm!
Đó là câu "Thắng trận nhục nhã lắm". Gấu cứ nghĩ, mình là tác giả của
câu phán oanh liệt như vậy. Chỉ mãi đến khi, một tờ báo Tây ra số đặc
biệt, về Malaparte, Gấu mới ngớ ra, là mình chôm, trong khi dịch ông
này!
Có hai
cuốn khác của Koestler cũng được dịch là Nội chiến bi thảm và Tội không
thành, Thượng đế đã chết trong thành phố, Nguyễn Quốc Trụ dịch. Đây là
những tác giả bị người Cộng Sản xếp vào loại sách phản động chống Cộng.
Nguyễn
Văn Lục, trong đoạn trích trên, từ bài viết của ông trên Hợp Lưu, về
văn dịch trước 1975 tại miền nam, đã lầm cuốn tôi dịch, Thượng Đế Đã
Chết Trong Thành Phố, là của Koestler.
Nội Chiến Bi Thảm, chắc là cuốn
Di Chúc Tây Ban Nha. Tội Công Thành [công, như trong công và tội], chắc
là một bản dịch khác của Bóng Đêm Giữa Ban Ngày. Cả hai đều của
Koestler. Nhưng Thượng Đế Đã Ngỏm Củ Tỉ, tôi dịch cuốn La Peau, [Làn
Da], bản dịch tiếng Pháp, của một tác giả Ý, Curzio Malaparte
[1898-1957]. Ông còn là tác giả Kỹ Thuật Đảo Chánh, hình như Bửu Ý cũng
đã dịch ra tiếng Việt, lẽ dĩ nhiên, trước 1975.
Thượng Đế Đã Ngỏm Củ Tỉ, mới đây thôi [1998] lại được mấy ông Tây tái
bản, và hít hà, nhân kỷ niệm lần thứ 100 năm sinh của Malaparte.
Viết về thời kỳ 1943-1945, khi Mẽo giải phóng Ý. Câu chót của cuốn
sách, bây giờ đọc lại, trên tờ Lire, Đọc, số Tháng Mười 1998, Gấu tôi
mới biết là mình thuổng của ông: “Thắng trận nhục lắm”. [C’est une
honte de gagner une guerre].
Nạn nhân đầu tiên sau 1975 của VC
*
Cái cuốn La Peau này, nói
chuyện lính Mẽo giải phóng Ý, miêu tả những chuyện giống y chang những
ngày Mẽo vô Miền Nam trước 1975. Cảnh Mẽo mua hàng PX phục vụ cả một
đại gia đình bên vợ. Cảnh, xe Mẽo chở hàng container, phom phom chạy
trên đường Hai Bà Trưng, có xe MP dẫn đường, trong khi phía sau xe, Mít
đã mở container, cứ thế thẩy hàng xuống cho đồng bọn.
Mấy anh lái sách mang ra hải ngoại, nhờ vậy mà còn
*
Nhân nói chuyện GI mua hàng
Hợp Tác xã Mẽo phục vụ gia đình em Ca Ve, Xờ Nách Ba, Gấu có một kỷ
niệm thật là tuyệt vời, liên quan tới em Mai [Mai, Mai, để anh kể cho
em nghe về một thành phố mà anh vừa mê tít thò lò thì đã phải bỏ
chạy...]
*
Mai, Mai, để
anh kể cho em nghe về một thành phố mà anh vừa biết yêu nó thì phải rời
bỏ, một quãng đời của anh, bây giờ nhớ lại thấy đâu đó trong quá khứ
những trái sấu vàng vương vãi, tiếng lá vàng xào xạc, tiếng còi mười
giờ chạy dọc theo con phố Tràng Tiền. Mùa Thu, màu thu Hà Nội, những lá
cây vàng úa, hàng cây hai bên đường hình như cao thêm, thành phố trang
nghiêm và buồn rầu như đang trầm ngâm suy nghĩ, buổi sáng trong suốt
không vẩn một hạt bụi, tiết trời lành lạnh người ta quên đi, rồi đột
nhiên nhớ lại, và chút giá lạnh đã len vào tâm hồn; buổi chiều sẽ bất
chợt trở về, những con đường sẽ im lìm và trầm lặng hơn như giấu giếm
một tiếng thở dài; chúng như bị bỏ quên, trừ một hai cặp tình nhân đi
lại, hoặc một hai đứa nhỏ tha thẩn… Để anh kể cho em nghe về một thành
phố mùa thu có những hạt mưa nhỏ như những hạt bụi bay trong gió, mùa
hè vàng nắng đã qua đi từ lâu cùng những buổi tắm sông, nằm trên cát
nóng bỏng, nhìn thẳng vào mặt trời.
Thành
quả của Cái Ác, qua sức
mạnh và trí tưởng tượng của những Đại Ác Nhân của Shakespeare cùng lắm
thì cũng
chỉ đếm được trên chục xác chết. Bởi vì đám khốn kiếp này không có ý
thức hệ,
như là một "nghĩa cả" để mà phục vụ... Nhờ có "ý thức hệ",
thế kỷ 20 đã có được cái số phận khốn nạn của nó: kinh qua Cái Ác ở mức
độ hàng
triệu triệu tử thi."
("The imagination and
inner strength of Shakespeare’s vilains stopped short at a dozen
cadavers.
Because they had no idology... Thanks to "ideology" the 20th century
was fated to experience evil calculated on a scale of millions.").
Solzhenitsyn.
Koestler, trong Gót chân
Achilles, cho rằng, chính cái nhu cầu tự huỷ diệt, the Urge to
Self-Destruction,
qua những hành động, thí dụ, trích máu ngón tay viết huyết thư tình
nguyện vô
Nam chiến đấu, mới đích danh thủ phạm!
*
Vòng tròn ma thuật? Không biết có liên can tới cái gọi là sự chúc dữ,
sự nguyền rủa, trù ẻo, của cái vòng tròn, la malédiction du cercle, là đề tài
trọng tâm của cuốn Những Kẻ Mộng Du?
Koestler cho rằng, những nhà khoa học, bác học... đều là những kẻ mộng
du, và trong khi mộng du như thế, họ vớ được chân lý! Cuốn sách của ông
chứng minh điều này, và có thể coi, là câu chuyện của mấy nhà thiên văn
học, trong có Kepler. Điều mà Kepler khám phá ra, là quĩ đạo của mặt
trăng, và cũng là nhờ khi đó nhân loại làm ra được viễn vọng kính. Khi
quan sát quĩ đạo của mặt trăng, và nhận ra, nó là hình bầu dục, ông
hoảng hồn, là vì điều này đã được Pythagore khám phá ra trước đó hai
ngàn năm rồi!
Khám phá ra, bị gạt bỏ, ấy là vì thời đó mê cái vòng tròn: Hình đẹp
nhất, tròn trịa nhất.
Y chang chân lý Mác Xít!
*
"Những Kẻ Mộng Du" của Koestler, như tiểu
đề của nó cho thấy, là một câu chuyện về cái nhìn thay đổi của con
người về vũ trụ, A History of Man's Changing Vision of the Universe,
thuật cuộc đời mấy nhà thiên văn học như Copernicus, Tycho Brahe, Kepler, Galileo và những nghiên cứu của họ. Tác giả
cho thấy, vào thời đại Pythagore, nhân loại đã muờng tượng ra quĩ đạo
các hành tinh là hình bầu dục, nhưng sau đó, do quá mê cái vòng tròn -
hoàn hảo hơn, đẹp hơn, so với bầu dục - cho nên vứt bỏ cái nhìn này.
Kepler, khi khám phá ra quĩ đạo
hình bầu dục, ông vẫn không tin! (1).
Theo Koestler, con đường văn minh của nhân loại không
phải là một cái dốc dựng đứng, mà là một con đường zic- zac. Có khi
nhân loại lên đến đỉnh cao, rồi lại tụt xuống hố thẳm. Bị
"lời nguyền của cái vòng tròn" [la malédiction du cercle], nhân loại
mất tiêu hai ngàn năm! (2)
Cái sự say mê chủ nghĩa Cộng Sản của nhân loại, xem ra có vẻ tương tự
say mê cái vòng tròn.
Phải nói là, sự thờ phụng, the cult.
Cái vòng tròn của con bọ, là đồng đô la.
Của Bọ và Người
*
Gấu này sợ rằng,
một ngàn năm nô lệ thằng Tầu,
một trăm năm nô lệ thằng Tây,
không thê thảm bằng
mấy chục năm nô lệ anh Yankee mũi tẹt!
Nhưng liệu mấy chục năm này, [1975-2008, đối với Miền Nam], và sự chúc
dữ của chủ nghĩa Mác, có ngang
tầm thời đại với hai ngàn năm nhân loại bị cái vòng tròn trù ẻo?
*
Bi kịch của chúng ta
Tiêu Dao Bảo Cự [talawas]
Đọc TDBC và thư độc giả talawas, Bảo Trâm, về thư TDBC, Gấu này có nhận
xét:
Nhìn theo kiểu này, về cuộc chiến Việt Nam, là chỉ thấy mặt nổi [sự
thực biểu kiến] (1) của nó. Gấu cũng nhìn như vậy, cho đến khi đọc
Steiner, và sau đó, đọc thêm về Lò Thiêu, về Cái Đại Ác. Và suy bụng ta
ra bụng người, bụng ta là bụng một tên Yankee mũi tẹt là Gấu, Gấu suy
ra, Cái Đại Ác Bắc Kít, nó chính là con quỉ
chuồng heo trong truyện ngắn Y Sĩ Đồng Quê của Kafka. Thành ra, cái khế
ước trong truyện của Kafka, cũng là cái khế ước của cuộc chiến, mà TDBC
gọi là bi kịch của chúng ta:
Tao biếu mày cặp ngựa, thì mày phải cho tao con bé Rose.
Con Quỉ nói với ông y sĩ đồng quê như vậy!
(1)
Sự thực biểu kiến: Chắc mọi người đều đã từng để ý đến trường hợp,
một chiếc quạt máy để bàn, nó quay nhanh cỡ nào, vậy mà nhìn, nó quay
thật chậm, có khi còn quay giật lùi, có khi đứng im!
Ai đã từng học quang học, thì biết liền, đây là hiện tượng "phách".
Hiện tượng "phách" được sử dụng trong vô tuyến truyền thông. Nhờ nó, mà
tiếng nói đi theo sóng VTD, đến cái ladô, qua phần lọc phách, lấy lại
tiếng nói, âm nhạc, cho vô cái loa, cho tai chúng ta nghe!
*
Gấu thực sự tin rằng cú nhà tù Phú Lợi y hệt cú Maddox. Anh
Yankee mũi lõ phịa ra vụ Maddox để dội bom Bắc Việt, dội bom Hà Nội,
mấy đồng chí trung ương Đảng rét quá, điệu này có khi mình "chết oan",
bom đạn vô tình mà, trước giờ mình xuất cảng chiến tranh cho Miền
Nam, bi giờ nguy quá, thế là bèn ngồi vào bàn hội nghị, ký đánh rẹt một
cái, sau khi được ông "vua đi đêm" Kissinger nói nhỏ, với Thầy của VC,
là Trung Quốc, để tao [Yankee mũi lõ] ra rồi kêu tụi nó [Yankee mũi
tẹt] vô!
Cái cú Phú Lợi cũng xêm xêm, do cú đó mà phịa ra Mặt Trận Giải Phóng
Miền Nam!
Chekhov và Kafka
*
Vụ Diệm ra lệnh "thuốc" tù VC tại trại Phú Lợi, có một
nhân chứng, là Sơn Nam, nhưng ông
này là nhà văn của nhiều thời, [đây là chữ của báo trong nước tôn vinh
ông], nên độ khả
tín cũng hơi bị ít! NQT
Nên
nhớ, khi xẩy ra vụ Chí Lợi, chỉ có mấy anh cố vấn Mẽo quèn hiện
diện ở Miền Nam. Như thế, phịa ra vụ Chí Lợi, để nhân đó thành
lập MTGP, đâu phải để oánh Mẽo, mà là để nhử tụi Yanke mũi lõ, do quá
lo
sợ mất Miền
Nam, mất thêm luôn Thái Lan, thí dụ vậy, [hiệu ứng domino], phải nhẩy
vô, khác vụ Maddox, là để chạy làng trong danh
dự!
Phải nhử cho Mẽo vô, từ đó, biến Miền Nam vào thế thù nghịch, rồi sau
này mới ăn cướp được, mới có lý do mở ra Lò Cải Tạo, một thứ 'giải pháp
chót' dành cho đám Ngụy.
Bi kịch nào của chúng ta ở đây?