*

Tạp Ghi


















Nhắc tới Nhất Linh, nhà thơ Tú Mỡ nói rằng đó là người vừa đáng yêu vừa đáng tiếc. Ông viết “Điều đáng tiếc là sau kháng chiến, anh đã theo bè lũ Ngô Đình Diệm vào Nam để rồi bị bè lũ ấy chèn ép, cắt mất nguồn sống đến nỗi uất ức phải tự tử”.
Nguồn
Ui chao, đúng ra phải nói ngược lại, bè lũ NDD bị ông NL rủ rê, vào Nam
*
Tại sao thằng cha Gấu này dám nói như vậy?
Thì ngay câu mở ra bài viết cho biết:
Nhất Linh còn là đại biểu Quốc hội khóa I, là Bộ trưởng ngoại giao trong Chính phủ Liên hiệp kháng chiến,... thế nhưng ông từ chức và lưu vong.
Đúng là đáng yêu, đáng tiếc thật.
Nhà nước ta chiều đến như thế mà bỏ đi lưu vong!
Đáng ngu nữa chứ!
*
Hồi ở Hà Nội, Gấu ở kế bên hồ Halais. Vào Nam, nhớ Hà Nội quá. Nhớ cả cái hồ ở ngay trước nhà nữa chứ!
Làm sao mà không nhớ cho được. Gấu khi đó còn nhỏ, nhưng có một cái thú, là sáng sớm, dậy thật sớm, rồi ra đằng trước nhà, dí mặt vào cái cổng sắt để hưởng cái lạnh của nó, và nhìn ra mặt hồ đầy sương mù.
Thế rồi Gấu được đọc những tài liệu về các đồng chí Vẹm, bị VNQDD giết, chôn tại trụ sở Đảng của chúng, ở đường Nguyễn Thượng Hiền [?], không đủ chỗ chôn, bèn ném xác xuống hồ Halais.
Thế là đêm nào thằng bé ở Sài Gòn, ngủ tại khu Chợ Vườn Chuối, mà cứ thấy như mình đang nhìn ra mặt hồ Halais, tức hồ Thuyền Quang, rồi thấy các đồng chí Vẹm lừng lững từ dưới mặt hồ nhô lên!
*
Thế là từ nay, Gấu hết còn bị ám ảnh bởi các xác chết "ma" nữa.
*
Ông vua kinh dị Hít Cốc, khi Kút Xếp rút giầy đập lên mặt bàn tại trụ sở LHQ, bèn nhìn ra liền, thằng cha này đi tất thủng lỗ!
Đúng là chi tiết là Thượng Đế trong văn chương!
Bắt chước Hít Cốc, Gấu cũng nhìn ra liền chi tiết tất thủng ở trong câu nói của nhà thơ Tú Mỡ:
“…. anh đã theo bè lũ Ngô Đình Diệm vào Nam để rồi bị bè lũ ấy chèn ép, cắt mất nguồn sống đến nỗi uất ức phải tự tử”.
Cái chi tiết tất thủng, chính là cụm từ…”cắt mất nguồn sống đến nỗi uất ức phải tự tử”!
Ui chao ông Tú Mỡ này, cứ nghĩ là bè lũ NDD đối phó với NL như Đảng ta đối phó với bè lũ Nhân Văn Giai Phẩm!
*
Chuyện nọ xọ chuyện kia, nói đến tất, Gấu lại nhớ đến đôi tất của nhà văn Lê Lựu mà thần đồng TDK đã từng nức nở khen là thơm, thơm lừng cả nước Mẽo.
Thú vị nhất, chuyện tất Lê Lựu không biết phịa hay không phịa, nhưng Gấu này đã từng trải qua đúng tình trạng như ông ta, khi mới tới xứ lạnh!

Lịch sử [Lịch sử tức là Đảng] công bằng với Nhân Văn, xong. Với TLVD, xong.
Tuy nhiên, nhà nước có dám cho in Giòng Sông Thanh Thuỷ của Nhất Linh không?
Trong "Chi Bộ Ba Người", có cảnh tụi phản động VNQDD làm thịt một đồng chí Cách Mạng, không biết có gây "phản cảm" không, nếu cho in?
Nhưng thôi, in làm gì, đọc talawas cũng được!
*
"Mai tôi phải đi Khai Viễn rồi đi Văn Sơn, Ma-Lì-Pố và một mình tôi phải đảm nhiệm giết hai tay Việt cộng. Họ có thể nghi ngờ mà thủ tiêu tôi trước khi tôi ra tay. Đấy cô xem, việc nguy hiểm như vậy. Cô đi thế nào được với tôi. Cô cứ ở đây làm ăn buôn bán. Nếu độ nửa tháng nữa tôi trở về thì tức là tôi còn sống, nếu quá hạn đó cô không thấy tôi trở lại Mông Tự thì cô mất hẳn một người khách biết thưởng thức cà-phê ngon và ngắm cây lựu của cô nở hoa. Thôi bây giờ tôi đi đây, chào cô và có khi vĩnh biệt cô."
Giòng Sông Thanh Thuỷ
*
Từ chìa khoá, chi tiết là Thượng Đế, ở đây, là từ “Việt Cộng”.

Nên nhớ từ VC này là của mấy anh GI phịa ra, [Mẽo đọc là Vi-Xi], để gọi mấy anh VC miệt vườn, miệt dưới, còn VC Miền Bắc thì gọi Cộng Sản Miền Bắc, hoặc Cộng Sản Bắc Việt.

Nếu bản trên talawas là nguyên bản, chưa được mấy ông Hội Luận ngâm tôm một tháng để edit (1), thì kể như Nhất Linh là người đầu tiên sử dụng từ này, chung cho cả hai, tuy hai là một, vì cũng mắm sốt cứt như nhau!

(1) Việc đăng bài của Lý Đợi chậm hơn so với một số bài khác gởi đến sau vì hai lý do. Một là bài viết cần được biên tập lại. (Ai cũng đều biết rằng có những bài viết phải biên tập công phu, có khi mất cả tháng, mới có thể đăng được).

Đúng là hách thật.
Hỗn và hách như Gấu, mà cũng giơ tay đầu hàng!
Bởi vì “hơn nửa thế kỷ cầm bút” [chữ của Hồ Nam tặng Gấu], đã từng, thí dụ, một mình một chợ, phụ trách trang VHNT của nhật báoTiền Tuyến, vậy mà Gấu này chưa từng dám “edit” bài của ai, trừ khi có yêu cầu của tác giả. Hay một người nào có thẩm quyền, thay mặt tác giả.

"Edit hay không edit", "To be or not to be", sẽ lèm bèm thêm sau, nhưng tởm nhất, ở đây, là mấy anh “trên răng dưới dế”, theo nghĩa, chưa hề có, dù chỉ một bài văn, bài thơ cho ra hồn, hoặc tên tuổi thì cũng mơ hồ thất lạc ở đáy một thùng rác văn học nào đó, vậy mà, hễ có dịp, hoặc ở trong BBT, hoặc chủ trang net, thế là bèn edit, bèn hiệu đính… bài của những người có tên tuổi, rồi khép nép đi một đường ở dưới, "dạ có em, em là người edit, biên tập bài này!"

Cứ thử tưởng tượng:
Bài Võ Phiến [tiên chỉ Làng Văn hải ngoại]
Hiệu đính: Trùm Hội Luận
[sau khi đã ngâm tôm hai tháng!]
Thì ai nhục?
*
Đúng là Gấu này chưa từng dám edit bài của ai. Lẽ dĩ nhiên, cũng đôi khi sửa một hai lỗi, về chính tả, hay văn phạm.
Gấu vẫn còn nhớ, khi truyện ngắn đầu tay Những Ngày Ở Sài Gòn đăng trên tờ Nghệ Thuật, ông anh TTT phôn, nói xuống tòa soạn lấy tiền nhuận bút, nhưng cũng để cho biết, ông có sửa một chữ trong truyện ngắn.
Gấu đã nói chuyện này rồi, nay nhắc lại, để cho thấy, chuyện sửa bài của người khác, là "không phải chuyện đùa", mấy anh "trên răng dưới dế" nên cẩn trọng chuyện này.
Trong truyện ngắn, đầu tay, Gấu đã lôi ông Thầy Faulkner để khoe, nhưng hỡi ơi, lại hiểu sai ông Thầy, do dốt tiếng Tây quá, lầm chữ "climatique" [có tính thời tiết, climat] với "climatériques" [khổ đau].
*
Đi tìm câu trả lời, cho câu hỏi, tại sao toàn là những anh trên răng dưới dế ưa trò biên tập hiệu đính, Gấu phát giác ra là, do mặc cảm dốt nát, đố kỵ, háo danh…  mà ra!
Ở Tây phương, biên tập liên quan tới thương mại. Những nhà xb, khi biên tập tác phẩm, cốt sao bán được nhiều, và nhà văn, chịu để cho nhà xb biên tập, cũng vì tiền. Bởi thế, khi Faulkner đỡ bị đồng tiền làm khổ, là ông nghỉ chơi với giới xuất bản.
Nhưng vào thời net, những ông chủ, bà chủ trang net, biên tập bài viết, là vì sao?
Mở trang net, có mất bao nhiêu tiền, có bạn văn thí cho một bài, còn bầy đặt biên tập, sao khó ngửi quá!
*
Bởi vậy, Gấu này thật quí bà chủ trang net VHNT trên lưới ngày nào. Suốt mấy năm trời cộng tác, Gấu này chưa hề có được cái hân hạnh được tòa soạn biên tập công phu, dù chỉ một chữ!
Có một lần, thấy một từ không đúng như trong bản gốc, còn trong PC, mail, cà khịa, bà chủ nói, đó là do trục trặc kỹ thuật, khi đổi font chữ, tôi chưa hề có thói quen sửa bài của những người viết trước tôi. Họ viết sao, họ trách nhiệm!
Một ông Lý Đợi, dù sao cũng đã có tác phẩm, đâu phải thứ trên răng dưới dế như mấy anh Hội Nuận?
*
Gấu có hai kỷ niệm liên quan tới từ edit này, cả hai đều tuyệt vời, và cùng liên quan tới, chỉ một người. Kỷ niệm đầu, dễ ai quên, đã từng lèm bèm một hai lần rồi.
*

Tuy nhiên, như để đền bù, với một người khác, một lần, tôi xin phép "đưa" [insert] một vài cái mail riêng, vào trong một bài viết, sau khi bảo đảm, sẽ "biên tập" [edit] những gì quá riêng tư, đã nhận được trả lời:
Ô Kê.
Và, ở phần tái bút:
Còn cái body của tui đây này, anh có muốn edit gì thì edit!
Tự Kiểm

Kỷ niệm thứ nhì, là lần gửi một số bài viết về trong nước, cho một tuyển tập, theo kiểu quê nhà/quê người, (1) do “nhân vật trên đây’ chủ biên. Ít lâu sau, hỏi, sao không thấy bài của Thảo Trần.
-Vậy mà tui lại nghĩ Thảo Trần là một nick khác, của Gấu, giống như Jennifer Tran.
Nếu vậy để tui edit, "tách" hai người ra nhé?
(1) Tuyển tập này, sau, không thực hiện được.
*
V/v Nhất Linh, xin post lại từ talawas mẩu quan trọng:

5.6.2008
Nguyễn Tường Thiết

Trong bài “Xung quanh cái chết của nhà văn Nhất Linh, 45 năm trước” đăng trên báo Tiền Phong Online ngày 4-6-2008 (talawas giới thiệu trên mục Spectrum ngày 4-6-2008), tác giả Khúc Hà Linh có viết như sau:

“Nhất Linh đã ra đi ở tuổi 58 để lại di chúc: Ðời tôi để lịch sử xử. Tôi không chịu để ai xử tôi cả. Sự bắt bớ và xử tội tất cả các phần tử đối lập quốc gia là một tội nặng... Tôi chống đối sự đó và tự hủy mình cũng như Hòa thượng Thích Quảng Ðức tự thiêu để cảnh cáo những người chà đạp mọi thứ tự do. 7/7/63 Nhất Linh Nguyễn Tường Tam”.

Ông Khúc Hà Linh đã bỏ sót một câu quan trọng trong tờ di chúc này, tờ di chúc mà tôi hiện giữ trong tay, viết: “Sự bắt bớ và xử tội tất cả các phần tử đối lập quốc gia là một tội nặng sẽ làm cho nước mất về tay cộng sản”.

Tôi xin được nói rõ để sự thật được trả về với sự thật.

Câu hỏi: Xin ông cho biết ông nghĩ sao về chế độ của VN bây giờ, và có phải ông có ý định cộng tác với cộng sản VN để thực hiện nghị quyết 36?. Xin ông vì lương tâm và phẩm giá người cầm bút thì nên trả lời rõ ràng, còn ngược lại nếu ông có ý định bán rẻ thì khỏi cần phải trả lời, tôi chỉ là đứa trẻ đáng con cháu của ông chỉ mong ông cho vài lời bổ ích, xin cúi đầu kính chào. (Nam Phan - Cần Thơ)
Trả lời: Thưa người bạn trẻ, nếu bạn không phải là người sinh sau năm 1975 thì tôi sẽ không trả lời câu hỏi này. Tôi vẫn nghĩ, tôi không có bổn phận phải chứng minh với bất cứ ai rằng, tôi thế này hay tôi thế kia. Từ lâu, tôi đã có ý nghĩ, đi ra từ di chúc của cố văn hào Nhất Linh, rằng: 'Chỉ có lịch sử văn học sau này mới đủ thẩm quyền để xét định đời tôi.' Nhưng tôi là người rất trân trọng những người trẻ quan tâm tới văn học, dù trong hay ngoài nước. Đó là lý do bạn sẽ đọc phần trả lời sau đây của tôi. Tôi tin bạn sẽ không dành cho tôi câu hỏi này, nếu bạn biết rằng:
Tôi từng bị đài phát thanh mặt trận giải phóng kêu án từ hình khiếm diện, trong buổi phát thanh ngày 17 tháng 4 năm 1975.
Cho đến bây giờ tất cả tác phẩm của tôi đều chưa được nhà nước chính thức giải tỏa lệnh cấm lưu trữ và cấm lưu hành.
Tôi từng về thăm gia đình tôi ở Việt Nam. Và bạn có biết rằng tôi đã từng bị công an hỏi cung.
Tôi mong những trả lời chân thật vì lòng quý tuổi trẻ nơi tôi giúp bạn tạm hài lòng.
Du Tử Lê [trả lời trực tuyến trên báo Người Việt online]

Bạn ta vừa thoát chết, bèn làm một chuyến giang hồ, một tour văn học, từ Nam ra Bắc, gặp gỡ bạn thơ trong nước, bàn chuyện giao lưu hòa giải, liệu do đó mà nhận được câu hỏi này chăng?

Về Nhất Linh, có thể bạn ta không hiểu rõ tại ra làm sao mà ông lại di chúc như vậy.
Nhất Linh đã từng chống VC, phải chạy sang Tầu, rồi chống Ngô Đình Diệm, cùng với Phật Giáo.
Vụ Nhất Linh chống VC, thì có vẻ như lịch sử đã đồng ý với ông, sau khi lịch sử chứng kiến vụ ăn cướp Miền Nam. Nhưng, "như một nhà văn", nhà chính trị Nguyễn Tường Tam có thể linh cảm thấy, cái vụ chống Diệm có vấn đề, đây là Gấu bói mu rùa; nhưng cũng có thể ông coi đám họ Ngô không có quyền xét xử ông.

Còn những nhà văn nhà thơ chỉ có Thượng Đế xét xử mà thôi, như bất cứ một con người nào khác.
Và như thế, một nhà thơ "lang chạ" như bạn, hãy coi chừng!
Gặp Thượng Đế, là ông ta có đủ hồ sơ, về bao nhiêu cái lang chạ!
[Chữ "lang chạ" này, không phải của Gấu, mà của bạn thi sĩ, tác giả "Thư Gủi Bạn Ta" lừng danh hải ngoại].
*
Một thi sĩ, suốt đời than đời ta thảm quá, làm thơ ăn mày, ăn xin tình yêu, vậy mà phán thật hách, đời ta để cho lịch sử xử, thì thật xứng đáng với tên Lê Cự Phách. Ông cụ thân sinh quả đã tiên tri ra được lời phán cự phách của ông con!
*
Lịch sử văn học không xét xử ai cả.
Vấn đề là, liệu thơ của bạn có "sống sót" hay không. Và như vậy, phán "Chỉ có lịch sử văn học mới đủ thẩm quyền xét xử thơ tôi", nghe còn được.
Còn đời bạn, thì để cho mấy “thánh nữ” xét xử. Bao nhiêu thánh nữ tất cả, chắc bạn ta cũng khó mà nhớ cho được.
OK?

Nhật ký Tin Văn

*
Nghe tụi nó nói mày phạng tao nặng lắm, tao đếch có đọc!
*
Ngồi với em thú hơn đứng với bạn!