Tạp Ghi
|
Nhân
đọc bài Nhân Cách...
Từ 54
đến 75, miền Bắc có
thật sự thiếu thốn trầm trọng đến mức phải dùng chế độ tem phiếu hay
cộng sản
cố tình duy trì tình trạng thiếu đói này để giữ dân, nếu cố tình thì
đúng thật
là chỉ có bậc siêu thầy mới nghĩ ra diệu kế này: con người thành con
vật và
không biết đến lúc nào con người mới tiến hóa được vì nó đi giật lùi
quá xa...
(Nói
đến cái tham của cải của
người miền Bắc, có một câu của Boris Vian thật hay : Để có một say sưa
như thế
thì phải hội hai điều kiện : một bên thèm quá độ thiếu thốn lâu ngày và
bên kia
có quá nhiều... miền Bắc thèm dỏ dãi, miền Nam có dư thừa... dịch thoát
- Pour qu'il y ait passion, il faut que
l'union
soit brutale, que l'un des corps soit très avide de ce dont il est
privé et que
l'autre possède en très grande quantité...Boris Vian)
Độc giả Tin Văn
Nhân Cách
*
Phúc
đáp:
Gấu
này, vì cũng là một tên
Yankee mũi tẹt, cho nên quá rành: Chính chế độ tem phiếu và cùng với
nó, tư tưởng cá mè một lứa, thực sự là thời đại hoàng kim của Miền Bắc!
Chế độ
tem phiếu nó liên
can mật thiết đến đồng bằng sông Hồng, đến các trận lũ lụt hàng năm
từ thuở
mở nước, đến con đê chống lũ, và, sau mỗi lần lụt như thế, là có vụ
chia
lại "An
Nam nhất thốn thổ", và từ đó, là miếng đất giữa làng, miếng thịt giữa
đình
làng…
Khi
Nguyễn Hoàng bỏ chạy Đất Bắc, người ở đó [bà con ruột thịt của
ông] chỉ muốn làm thịt ông, và chiếm đất, chiếm biển, mở
ra Đàng Trong, thì lập tức, bất cứ một Yankee mũi tẹt nào,
cũng nhìn về phía nam như là Miền Đất Hứa của nó.
Và giấc đại mộng "thống nhất đất nước" cứ đời nọ tiếp nối đời kia, trở
thành một "truyền thống", một ám ảnh, một di chúc, một lời nguyền... và
sau cùng, đến ngày 30 Tháng Tư 1975, biến thành hiện thực!
Thành
thử cú Exodus thời hiện đại đầu
tiên, sau cú Nguyễn Hoàng kéo bầu đoàn thê tử bỏ chạy Thăng Long, là cú
Mẽo đưa người vô Nam.
Chính cái cú này, khiến Yankee mũi tẹt nhìn ra cơ may chiếm đoạt Thiên
Đàng!
Không có người Mẽo, và sức mạnh, của cải, phương tiện khủng khiếp của
họ là không thể nào xẩy ra cuộc chiến Nam Bắc lần thứ nhì sau
cuộc chiến Trịnh Nguyễn phân tranh lần thứ nhất! [Xin bàn thêm ra ngoài
lề: Cuộc đổ bộ Normandie và sau đó, chấm dứt
giấc đại mộng của Hitler cũng tương tự, nhưng ngược chiều, so với cuộc
di cư 1954 tại Miền Bắc. Nếu không có tiền của, sức
mạnh, võ
khí, phương tiện khủng khiếp là không thể nào đổ bộ xuống bãi
biển được. Gấu đã từng dịch cuốn Le
Débarquement [Cuộc đổ bộ,
nhưng do vấn đề thương mại, nhà xb đổi thành Ngày Dài Nhất, vì đúng thời gian
đó, màn ảnh Sài Gòn chiếu phim này. NQT], nên khá rành vụ này.
Người Mẽo làm một cái bãi đổ bộ sẵn ở Anh, rồi sau đó chở đến bãi biển
của Pháp, rồi cứ thế tà tà lên bãi biển, vậy mà chết cũng khẳm]. Chúng
ta thử hỏi: Trong số gần một triệu người Bắc di cư, mong bỏ miền đất
chôn rau
cắt rốn,
có bao nhiêu tên ăn cướp, chỉ mong lợi dụng lòng tốt của miền đất cưu
mang họ, như
sau này, lợi dụng đất nước thứ ba, đã cho họ tái định cư?
Chính cái tinh thần cá mè một lứa, ai cũng như ai, mi là cái thá gì mà
được chia phần ruộng ngon như thế, sau cơn lũ lụt phải chia lại ruộng
đất, đã đẻ ra cái tâm lý, cứ có thằng nào có vẻ như muốn hơn, hoặc ngửi
ra, nó có tài, là phải thịt.
Chứng cớ hiển nhiên là đám Nhân Văn Giai Phẩm, bị đánh tơi bời, ấy là
vì họ sự thực có tài, họ được Thượng Đế ban cho họ một cái gì hơn hẳn
đám khốn kiếp kia, mà Tố Hữu là kẻ đại diện. Thế là thi nhau giáng tai
họa xuống đám này.
Chứng cớ hiển nhiên, ngay trước mắt, là lá thư trả lời bài viết của
HSP, của một tay nào đó, trên talawas: Thằng khốn HSP này lại muốn tỏ
ra là nó có nhân cách. Để coi coi, mày có khốn nạn hơn tụi tao không,
khi công an tới hỏi thăm...
Có thể tay này biết một cái gì đó về HSP, nhưng đọc một bài viết như
thế, mà toan tính chuyện khốn nạn như thế, thì tởm quá!
Ngay một em có học hành đàng hoàng, viết phê bình bằng tiếng Tây, vậy
mà khi bị phạng, cũng giở cái đòn khốn nạn y chang, thì nói gì?
NQT
*
Khúc trên, Gấu khiêm nhường thú nhận, là một cao thủ cờ tướng. Người
thầy đầu tiên của Gấu, là ông chú tên Trực, ở làng Thanh Trì, Thanh
Lạng, Quốc Oai, Sơn Tây, Bắc Việt, tức làng quê của Gấu.
Ông chú này,
sau làm mật thám cho Tây, Gấu đã từng kể chuyện này.
Ngoài cờ, ông còn giỏi nhiều thứ, như đàn hát. Ông dậy Gấu chơi đàn
măng đô lin.
Hồi ở nhà bà cô ở Hà Nội, có lần Gấu chơi đàn măng đô lin,
không hề biết Ông Tây, chồng bà cô đi làm về, mải mê đứng nghe đến cả
giờ đồng hồ, hôm sau bà cô kể cho nghe, Gấu cứ bồi hồi mãi, không phải
tự hào về nghề chơi của mình, nhưng mà là tự hỏi, hay là trong tiếng
đàn
của Gấu, đã có cái gì lộ ra sau này là... Gấu nhà văn?
*
Tình cờ đọc lại số báo cũ, The Paris Review, Winter, 1995, thấy
bài viết về Samuel Beckett: Cũng một
cao thủ về cờ [chess].
Bài
ngắn, nhưng tuyệt, tuyệt. Để Gấu scan rồi dịch, hầu quí vị. Một bài
viết của một người bạn của ông, theo kiểu hồi tưởng. Có những câu sau,
chẳng bảnh sao?:
Rosset:
....Beckett là một vì quân tử, a gentle man. Tôi nghĩ, từ này
được người đời phịa ra, ấy là bởi vì có ông. [I think they may have
invented the word for him].... Ông là một người lắng nghe, a listener.
Ông ta lắng nghe đến độ bạn cứ nghĩ mình là con người độc
nhất trên cõi đời...
[Note: Gửi bạn mới quen, qua dòng thơ của VND: Đậu bằng qua giá vũ như
ti. NQT]
*
Người thầy thứ nhì, đưa Gấu lên hàng cao thủ cờ tướng, là một anh bộ
đội Bắc Kỳ, quen trong trại tù Thái Lan.
*
Cái phòng Gấu ở, khi ở nhà bà cô, là thuộc lớp nhà nhỏ, tách ra khỏi
villa, bên phải, là bếp, bên trái, là cầu tiêu. Phòng nhỏ, dành cho
người làm. Trong phòng có một cái bàn, trên phủ, theo kiểu đóng dính vô
mặt bàn, một lớp nệm, để ủi quần áo. Gấu nhớ rõ, vì, do có mỗi một bộ
đồ để mặc đi học, khi nào dơ quá, thì giặt, và chưa kịp khô đã mang ra
ủi, cho kịp hôm sau đi học, và một lần, do quần quá ướt, Gấu để cái bàn
ủi lên, rồi ra ngoài làm chuyện gì đó, quên luôn, chỉ khi nghe
mùi khét, chạy vô, cả quần lẫn miếng đệm thủng một lỗ lớn bằng
đúng cái bàn ủi. Mặt gỗ cũng đen thui, bốc khói.
Lần đó, bà cô biết, chẳng mắng gì cả, mà còn dẫn đi mua quần áo. Thấy
thằng cháu không mừng mà vẫn còn sợ, bà mắng, tại sao không nói cho tao
biết.
Ý là bà nói, tại sao mày có một bộ quần áo, mà không nói?
Thấy thằng cháu vẫn còn sợ, bà như hiểu ra, giải thích: Tao đâu có keo
kiệt với mày, nhưng mà là với mẹ mày. Với cả làng. Thấy tao làm me Tây,
ai cũng muốn bám váy, nhưng quay lưng đi là chửi!
*
Cái số báo The Paris Review, Winter
1995 [Gấu ra ngoài này, 1994. NQT] thật tuyệt. Có hai bài phỏng
vấn, một, Steiner [Nghệ thuật phê bình], một, Sontag [Nghệ thuật
giả tưởng]. Chân Dung Nga, Russian
Portraits, gồm toàn những bức hình
hiếm, thí dụ, Daniil Kharms, Tin Văn đã từng giới thiệu.
*
Bài phỏng vấn Sontag cũng thật tuyệt. Thí dụ:
Liệu văn chương sản xuất
ra được cái cực khoái?
Sure, nhưng không cực khoái so với âm nhạc, khiêu vũ: văn chương dính
tới cái đầu, và cái đầu thì dính tới những cuốn sách. Tôi chỉ muốn đọc
những gì mà tôi muốn đọc lại.
Bà có bao giờ đọc lại,
sách của bà?
Không, trừ khi phải kiểm tra bản dịch.Tôi không tò mò. Tôi không dính
với sách tôi đã viết ra.... Có thể, tôi không muốn mất ảo tưởng, về mỗi
lần viết là một khởi đầu mới tinh. Đó là cái phần Mẽo nhất ở tôi.
Nhưng tác phẩm bà thì
thật đa dạng?
Nó giả dụ phải như vậy. Nhưng vẫn có nhất quán của nó, về tính khí, về
sự lo toan, bận bịu. Một vài cảm xúc trở đi trở lại: xăng xái và buồn
bã. Và một quan tâm nhức nhối về sự độc ác của con người, hoặc cá nhân,
hoặc chiến tranh.
Bà có nghĩ đến độc giả
của những cuốn sách của bà?
Đừng dám. Đừng muốn. Nhưng, dù sao chăng nữa, tôi không viết bởi vì có
độc giả. Tôi viết vì có văn chương.
Don't dare. Don't want to. But, anyway, I don't write because there's
an audience. I write because there is literature.
|
|