*


Gấu, nhà văn
Phần Một
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Phần Hai
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Phần Ba
1 2 3 4 5 6
Oanh kích vs Pháo kích

















Gấu, nhà văn

*
Về cái tiểu sử, scan, như trên.
Chánh quán: Có lẽ nên dùng, quê gốc Sơn Tây.
Nguyễn Trãi, không phải Nguyển Trải.
Công chức Bưu Điện, nhiệm sở Sài Gòn.
Định cư. Nên dùng tái định cư, chữ của Cao Uỷ Tị Nạn.

Trên đây, là tiểu sử Gấu, trong cuốn tác giả & tác phẩm của nhà thơ Luân Hoán, tình cờ đọc được, nhân chuyến giang hồ vặt mới đây, tại nhà một người bạn.
Viết tiểu sử tác giả không dễ. Nhà thơ LH chắc chưa từng đọc, ít ra cũng mấy chục mẩu tiểu sử, của chính Walter Benjamin, viết về ông. Mỗi một mẩu như thế, là để sử dụng, trong chỉ mỗi trường hợp thích đáng với nó.
Bây giờ, cho phép Gấu 'phê bình' mẩu tiểu sử của Gấu, do nhà thơ LH sáng chế giùm.
Nhà văn.
Nghe thì cũng được. Nhưng Gấu tự hỏi, tại sao LH lại chỉ cho phép Gấu là nhà văn, không thôi?
Bởi vì, định nghĩa này chỏi với mẩu đuôi sau đó: Chuyên viết nhận định về tác giả tác phẩm của Việt Nam và thế giới.
Một người chuyên viết ba thứ vặt vãnh như thế, thường bị "thí"cho tên khác. Giá mà được ông ban cho cái tên... nhà biên khảo, sướng biết bao!
Phần tác phẩm xuất bản, cả ba cuốn, LH đều cho chúng là tạp ghi, trong khi cuốn Những ngày ở Sài Gòn, là tập truyện ngắn, [thật dễ kiểm tra, nếu LH chịu khó ghé trang Tin Văn]. Lần Cuối Sài Gòn: Thơ, truyện ngắn, tạp luận. Ngoài ba cuốn, còn thêm một hai cuốn nữa.
"Sinh hoạt văn học nghệ thuật tại Sài Gòn trước 1975" dài dòng, nặng nề quá. Viết trước 1975, tại Sài Gòn, được chăng?
Ngoài tên cúng cơm, bắt buộc phải trưng ra, do viết mấy bài phê bình điểm sách, Gấu còn nhiều bút hiệu: Tuấn Anh, Lý Thương Ẩn, Hai Lúa...
Viết thiếu sót, liều lĩnh, cẩu thả như thế, mà chơi cả một cuốn dầy cộm, thì có khổ cho độc giả, tác giả không chứ!

Khi Nguyễn Đông Ngạc biên tập cuốn Hai Mươi Năm Văn Học Miền Nam, phần tiểu sử tác giả, ông không dám sáng tác chúng, mà phải đề nghị từng tác giả viết những dòng tiểu sử về chính mình.
Không có dễ, chuyện này, ngay cả với những ông tiên chỉ trong làng, như Võ Phiến chẳng hạn.
Ông tiên chỉ phán về NQT: giáo sư! Ôi chao, làm giáo sư thì bảnh hơn làm một thằng thợ sửa máy la-dô Bưu Điện. Nhưng thằng thợ thấy nhột quá! Không những nhột, mà còn sợ nữa. Sợ sau này 'hậu thế' khám phá ra, nó đích thực là một thằng thợ, tại sao lại 'đút lót', năn nỉ, lạy van... VP, xin ông ban cho hai chữ "giáo sư"?
Đâu phải chuyện đùa! Đã xẩy ra trường hợp, một tác giả ưu ái ban cho NQT, là một trong những đứa con hoang của Sartre. Một ông khác sửng cồ, thằng đó thằng thợ, chẳng hề học triết, chưa có bằng cử nhân, sao làm... con hoang Sartre được?
Ông tiên chỉ còn phán về Nguyễn Đức Quỳnh, nhà văn tiền chiến, sau 1954, hết xí oát, chẳng còn sáng tác chi được nữa. Hậu thế sau này có thể đặt nghi vấn, thằng cha này theo Vẹm, phản Vẹm, 54 chạy vào Nam vì sợ tội, hối hận đã bỏ chiến khu về thành, giống như PD, do đó không còn viết lách gì được nữa. Trong khi sự thực, sau 1954, tại Sài Gòn, ông này là một trong những đàn anh của thế hệ sau 1954. Mở trường dậy đàn em, viết sách ào ào. Câu phán để đời của ông vào thời gian này: Cộng sản như bát cơm gạo tám thơm ở phố Hàng Buồm, nhưng trộn thuốc độc, còn Quốc gia như chén cơm gạo hẩm, thúi, vì có trộn cứt. Mấy em muốn thứ nào?
*

"Sinh hoạt văn học nghệ thuật tại Sài Gòn trước 1975".
LH
Nhà thơ viết như vậy, là oan cho Gấu này quá.

Trước 1975, Gấu tuy viết lách lăng nhăng, nhưng chẳng dám sinh hoạt văn học nghệ thuật với một ai. Chưa từng đóng vai nhà văn. Chưa từng đăng đàn diễn thuyết. Cũng [rất] ưa đàn đúm, nhưng quanh quẩn thì cũng chỉ giữa mấy thằng bị mấy anh Vẹm nằm vùng, như Lữ Phương chửi cho, là đám 'viễn mơ", rất ưa ngồi Quán Chùa, một phần vì gần nơi làm, 19 Ngô Đức Kế, văn phòng hãng tin UPI, Gấu là nhân viên gửi vô tuyến viễn ảnh của hãng. Cứ sáng sáng, từ nhà ghé sở, không có việc là chạy ra Quán Chùa, nhâm nhi ly cà phê, chờ bạn, và nhớ... cô bạn.

... Trường hợp không có Radiophoto, thường ngồi trơ cu lơ một mình trong lúc chờ bạn bè tại một bàn tại góc quán Cái Chùa, mơ màng tự hỏi không biết sáng nay cô bạn có giờ học tại Văn Khoa hay không, mơ màng tưởng tượng chiến tranh rồi sẽ qua đi, cô bạn rồi sẽ gặp một người chắc chắn hơn hẳn mi: Một người hoặc không nợ nần gì cuộc chiến nên không bị nó hành hạ đến trở thành khật khùng, hoặc thừa thông minh, thừa khôn ngoan để cùng cô thoát ra khỏi, cho dù người đó có yêu thương cô hay không thì mọi chuyện cũng chẳng liên can chi tới mi.
Cõi Khác

Trước 1975, Gấu tuy viết lách lăng nhăng, nhưng chẳng dám sinh hoạt văn học nghệ thuật với một ai.

Sự thực, có một lần Gấu sinh hoạt văn học nghệ thuật, với một bạn văn. Một nữ tác giả có tiếng là ngổ ngáo, nhưng sau này, ra hải ngoại, khi đã đứng tuổi, một bậc mẫu nghi thiên hạ, thế mới lạ.
Một lần, Gấu hỏi bà, sao bảnh thế, bà trả lời, mấy anh đi còn mất tiền, tôi, đã "enjoy", lại còn không phải trả tiền, có khi lại còn có quà mang về!
Gấu hỏi thêm, về lần vừa mới sinh hoạt văn học nghệ thuật, ngay bữa hôm trước, với một anh bạn cũng khá thân của cả hai. Cũng... nhà văn. Bà lắc đầu, thằng chả khóc ngoài quan ải! Làm bực [...] mình thêm!
Gấu được thể, mời đi ăn cơm tám giò chả ở quán "Việt Hương" [?] ở đường Gia Long, gần chợ Bến Thành.
Còn nhớ đến tận giờ, bữa đó, bà mặc một bộ đồ kaki trắng, ngất một góc trời chiều Sài Gòn!
Vô, cả quán ngó cặp Gấu. Bất ngờ hơn nữa, bữa đó, trong quán có một người quen cả gia đình Gấu, từ thời còn ở Hà Nội. Ông ta nhìn sững, không thể tưởng tượng được, Gấu có đào đẹp như thế!
Sau mời đi ciné. Trong rạp, Gấu đánh bạo, mon ma mon men, tính gỡ gạc, bà hất ra, mắng, đừng làm ta ngứa ngáy, đâm ra lại bực mình như với thằng chả hôm qua!

Lần thứ nhì, sinh hoạt văn học nghệ thuật, là lần hân hạnh được tướng Lưu Kim Cương, lúc đó là tá, mời ăn ở nhà hàng nổi tiếng ở Chợ Cũ, Sài Gòn, cùng cả một băng văn nghệ.
Khách danh dự bữa đó, hình như là Nguyễn Mạnh Côn. Gấu ăn theo một anh bạn, thời gian đó, hai thằng thân lắm, thắm thiết lắm nhưng sau này, thảm lắm, nhưng là chuyện sau này, xin xem hồi sau sẽ rõ.
Lần sau chót, hụt, mới xẩy ra, cũng thảm lắm.
*

**

Trên đây, là hình trang bìa TLS, April, 21, 2006, và tiểu sử mini của Beckett, nhân dịp kỷ niệm 100 năm năm sinh của ông.
Chưa ngắn bằng của một ông vua. Ông này order toàn những tinh anh viết, ròng rã nhiều năm. Trình, ông nói, dài quá, rút ngắn lại. Rút bao nhiêu, vưỡn dài, tới khi vua hấp hối, mấy ông kia bèn ghé vào tai thì thầm, ông vua cười, rồi đi!
Tiểu sử của ông vua, hoá ra là chỉ có bốn chữ: ăn, ngủ, đụ, ị.
Theo nghĩa đó, tiểu sử ông Hồ có hai chữ: hoả thiêu.
Nguyện vọng khiêm tốn nhất của Bác cũng bị tụi nó vờ.
Thảm [nhảm] thiệt.
*
Tiểu sử Beckett, vừa tiết kiệm vừa nhỏ xíu, chính nhà văn cũng phải hài lòng. Người viết nó, đã sáng tạo ra một cách kể rất OK, về đời và thời của Beckett.
Chúng ta hãy đọc thử.
1939. Tháng Chín
1. [Thứ Sáu]. Đức xâm lăng Ba Lan. Điểm Finnegans Wake trên Revue de Paris.
3. Tây tuyên chiến với Đức.
4. Beckett rời Dublin đi Tây.
...
Thú vị nhất, theo Gấu, là cái dòng này:
18. Beckett viết chỉ hai dòng Watt.
Đúng là một chi tiết thần sầu!
[Có thể, có người 'sửng cồ', thần sầu ở chỗ nào, xin thưa, xin đọc dòng trước đó:
[Ngày] 11, [Thứ Tư] [1943, Nov.]: Đức chiếm đóng nước Tây của ngài Vichy.

Gấu tôi tin rằng, 'hậu thế', khi viết tiểu sử nhà thơ vừa mới ra đi, sẽ không thể bỏ qua chi tiết, vừa được VC thả, trên đường về với vợ con, nhà thơ gập đôi người, chép, những bài thơ chất chứa trong đầu, suốt thời gian tù đầy!

Còn DTH?
Làm sao bỏ qua chi tiết, người nữ văn công ngồi bệt xuống đường phố miền Nam, khóc đời mình, và thời của mình, đúng vào ngày 30 Tháng Tư 1975!

PTH?
Chi tiết cắm cờ trên đỉnh... Nam Cực!

Ấy đấy, có những chi tiết, bạn không quên, mà hậu thế lại càng không quên!
Chi tiết là Thượng Đế ở trong văn chương là vậy!

Về cái tiểu sử, hình scan, như trên. Tí sai sót về văn phạm, chính tả.